Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi?

19/04/2015 05:48 AM
572

Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi? Đau lưng gây khó khăn trong việc đi lại và làm việc, ảnh huởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày…Vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn hoặc giảm bớt đau lưng.






CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG NHƯ THẾ NÀO?

Bạn bị đau lưng? Tiêm và phẫu thuật là điều trị bên ngoài còn tập luyện và làm theo lời khuyên là điều trị từ bên trong. Nhưng chúng có tốt cho bạn?



Chỉ một số người suốt đời không bao giờ phải chịu tình trạng đau thắc lưng. Mỗi năm cứ 3 người thì có 1 người gặp phải tình trạng rắc rối này và khoảng 5 triệu ngày công lao động không được tính là do chứng đau lưng.

Nhiều người bị chứng đau lưng dai dẳng kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Với những người này, họ thường không thể đi làm, tan vỡ hôn nhân, trở nên trầm cảm và lãnh đạm.

Vấn đề là tất cả các bác sĩ đều nhận thấy là khó có thể chỉ ra đích xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nó được cho là do tình trạng căng cơ và dây chằng liên quan với cột sống. Tư thế sinh hoạt sai, thiếu luyện tập và phải mang vác nhiều vật nặng cũng có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Vậy phải làm gì? Tháng trước, Viện NICE Vương quốc Anh (National Institute for Clinical Excellence) đã công bố hướng dẫn mới trong việc điều trị đau lưnng mãn. Những khuyến nghị này xuất phát từ các phương pháp đang lưu hành. Ví như với những trường hợp đau lưng mãn không rõ lý do thì sẽ áp dụng các phương pháp thay thế chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt và liệu pháp tâm lý chứ không phải là tiêm steriod, một trong những cách điều trị đau lưng phổ biến.

Và chỉ trong trường hợp bệnh đặc biệt nghiêm trọng mới chỉ định phẫu thuật cột sống.

Bất kỳ ai bị đau lưng cũng đều chỉ có một câu hỏi: cách điều trị nào hiệu quả nhất, liệu họ có nên điều trị theo hướng dẫn hay theo kinh nghiệm?

Dưới đây là ý kiến và quan điểm của họ về vấn đề này:

LUYỆN TẬP

Trong nhiều năm, nghỉ ngơi trên giường được coi là cách tốt nhất để giảm đau lưng nhưng ngày nay, người ta nhận thấy càng vận động nhiều, các cơ bắp và dây chằng liên quan với cột sống sẽ càng khỏe mạnh.

Trong một cuộc khảo sát lớn tại Anh, nghiên cứu về Lưng và sự tập luyện cho thấy những người thường xuyên tập luyện (tập luyện hằng ngày từ 1 tháng trở lên) sẽ giảm đau lưng hơn những người chỉ nghỉ ngơi.

“Đối với những người bị đau lưng không rõ nguyên nhân, luyện tập là việc tốt nhất họ có thể làm lúc này”, TS Dries hettinga, trưởng nhóm nghiên cứu và công tác tại tổ chức Back Care (chăm sóc lưng) cho biết.

Đại diện của Hiệp hội Vật lý trị liệu cũng đồng ý với quan điểm trên: “Luyện tập làm tăng sự dẻo dai của các múi cơ, có tác dụng nâng phần trên của cơ thể và thường bị suy yếu do lối sống tĩnh tại. Cơ bắp dẻo dai sẽ nâng đỡ được cột sống, giảm đau. Điều quan trọng nhất là cần vận động càng nhiều càng tốt, từ đi bộ, đi bơi đến tập Pilate”.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các môn tập có thể gây tổn thương thêm như aerobic.

Theo khuyến nghị của NICE, luyện tập là một trong những liệu pháp điều trị đầu tiên nhưng cần tập luyện đúng để đảm bảo hiệu quả đề ra.

CHỈNH TƯ THẾ

Việc hiệu chỉnh lại các tư thế ngồi, đứng, mang vác… chưa đúng sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả

XOA BÓP, BẤM HUYỆT

Liệu pháp dùng tay để nắn bóp và điều chỉnh các vị trí trên cột sống sẽ giúp giảm đau và mềm lưng. Bấm huyệt được xem là một trong những liệu pháp cơ bản giúp giảm đau lưng.

Biện pháp này chỉ hiệu quả khi người thực hiện bấm huyệt hiểu rõ về các huyệt đạo và có kỹ thuật bấm huyệt bài bàn.

 Ngoài ra, cần kết hợp thêm với luyện tập (treo người thẳng lưng - tập xà).

CHÂM CỨU

Đây là một liệu pháp y học cổ truyền phương Đông dùng các cây kim để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể mà được cho là tác động tới các dây thần kinh và làm giảm đau.

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 60% những người châm cứu (liên tục trong vòng 2 - 3 tuần và rồi giảm xuống 1 lần/tuần trong 1 tháng) đã giảm đau và phục hồi chức năng so với 39% những người được chăm sóc y tế theo Tây y.

MÁT XA

Được cho là một trong những liệu pháp thư giãn tinh thần và trí tuệ (phần tác động chủ yếu là da, mỡ dưới da và các cơ).

Một số nghiên cứu cho thấy mát xa giúp giảm đau và các nhà khoa học trường ĐH Miami đã phát hiện ra rằng mát xa còn giúp cải thiện giấc ngủ và nhiều vận động khác của cơ thể.

Mát xa được cho là làm tăng tiết endorphin, một chất giảm đau tự nhiên và có tác dụng “đánh lạc hướng” sự truyền các tín hiệu của các dây thần kinh lên não.

13 cuộc khảo sát cho thấy mát xa mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn không gây tác dụng phụ và tác động của nó kéo dài tới 3 tháng sau điều trị.


CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG

 Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần



NHỮNG MÓN ĂN CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ

gaac









Đau lưng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, người cao tuổi mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: đau do sang chấn, do thoái hóa, vôi hóa đốt sống.

Các bài thuốc nam cổ truyền điều trị có hiệu quả nhất:

benh thoai hoa dot song co

thoát vị đĩa đệm


Y học cổ truyền gọi đau lưng là “yêu thống”, căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng mà chia thành 4 thể bệnh:

Thể lao tổn: đau lưng như bị đánh, bị đâm vào, chỗ đau cố định không di chuyển, cúi vặn càng đau. Nhiều người từ trước có bị ngã, bị thương: lưỡi tím đậm, hoặc có nốt ban, mạch yếu, không rõ.

Thể thận hư: lưng đau và mỏi, thích đấm bóp, xoa, kèm theo lưng ngực không có sức, làm việc nhiều thì nặng lên, đêm đi tiểu nhiều. Người mà lệch về dương hư, dạ dày lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh băng, mặt trắng nhợt, lưỡi lạt, mạch trầm nhỏ. Người mà lệch về âm hư thì miệng, họng khô khan, tâm phiền khó ngủ, sắc mặt đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít bọt, mạch nhỏ chậm.

Thể thấp nhiệt: lưng đau nhức, bốc nhiệt, đau đến tận chân, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện kết vón, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch trượt.

Nguyên nhân: Do thân thể dương khí quá thịnh, bên trong tồn nhiệt; hoặc thức ăn nóng, quá nhiều năng lượng, nên tích nhiệt ở trong.

Hàn thấp: lưng đau, lạnh, ngày nhẹ đêm nặng, những ngày u ám, mưa nặng lên, sắc mặt tái nhợt, lưỡi lạt, mốc trắng, mạch trầm, chậm.

Nguyên nhân: Do cảm thụ phong hàn, hoặc vì nằm đất ẩm lâu ngày, dầm mưa ngấm nước. Hoặc ở trong nhà lạnh ẩm lâu ngày, khiến hệ kinh lạc bị trở ngại, khí huyết khó lưu thông; gây ra đau nhức khớp xương.

Dưới đây là những món ăn giúp điều trị đau lưng ở từng thể bệnh:

Đau lưng do lao tổn:

- Gà hầm tam thất: gà trống đen 1 con 500g, tam thất 5g, làm thịt gà, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tam thất thái lát, nhồi vào trong bụng gà, trộn một chút rượu, muối rồi hầm cách thủy, cho thịt gà nhừ là được. Thích hợp với chứng đau do bị ngoại thương mà thành đau lưng mạn tính.

gahamtamthat

Gà hầm tam thất

- Sâm hấp cá trê: cá trê 300g, đảng sâm 15g, đương quy 10g, thịt lợn đùi 50g, rượu 30g, hạt tiêu bột 2g, muối 5g, nước luộc gà vừa đủ.

Cá trê mổ, bỏ ruột, rửa sạch, bỏ đầu đuôi, cắt khúc. Chân giò nướng, chặt khúc, cho vào nồi ướp một nửa lượng hành gừng, rượu rồi đổ nước đun sôi. Đem cá đã làm xong, chần qua nước sôi, cho vào tô trên để thịt đùi, với đảng sâm, đương quy và lượng gừng hành tiêu, rượu còn lại, cùng với nước gà luộc, chút muối, rồi đậy, bịt kín lại, hấp cách thủy khoảng một giờ. Trước khi ăn cho mì chính.

Đau lưng do thận suy:

- Thịt dê hầm đỗ trọng: thịt dê 500g, đỗ trọng 30g, gừng vừa đủ. Đem thịt dê luộc với một củ cải trắng để khử mùi, sau đó cho đỗ trọng, gừng vào hầm nhừ, muối vừa ăn. Chia làm vài lần ăn.

deham

Dê hầm đỗ trọng

- Canh thận dê, đậu đen, đỗ trọng: thận dê 1 đôi, đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiêu, hồi hương 3g, gừng tươi 9g. Thận dê cắt bỏ màng sợi trắng, rửa sạch, thái nhỏ, luộc đậu đen, đỗ trọng, hồi thơm trước rồi cho thận vào. Đợi thận chín, nêm vừa gia vị ăn nóng.

Đau lưng do thấp nhiệt:

- Cháo phòng kỷ: phòng kỷ 12g, ý dĩ 60g, đậu đỏ nhỏ 60g, tất cả các thứ trên rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2 – 3 giờ thành cháo, ăn lượng tùy ý.

- Gà ác xào nấm hương: gà ác 1 con 250g, nấm hương 10g, mộc nhĩ 5g, hành, muối, hạt tiêu… đủ dùng. Gà ác vặt lông, rửa sạch bỏ phủ tạng chặt miếng. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm rửa sạch, cắt miếng. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt gà vào đảo cho se rồi cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng, khi chín cho gia vị, hành đảo cùng, bắc ra ăn nóng.

Đau lưng do hàn thấp:

Thịt dê xào kỷ tử, đương quy: thịt dê nạc 150g, kỷ tử 12g, đương quy 12g, muối, gia vị đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, chặt miếng, đảo qua dầu cho chín se. Đổ ra bát cho kỷ tử, đương quy, gia vị… vào đậy nắp đun cách thuy 1-2 giờ, bắc ra ăn nóng.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU LƯNG


TheoTrong quá trình khám bệnh tại khoa nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM, tôi nhận thấy số lượng bệnh nhân bị đau lưng do thoái hóa cột sống ngày càng nhiều và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hơn. Câu hỏi được đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này và có bí quyết nào để tự phòng tránh đau lưng không ?

phong dau lung Làm sao phòng tránh đau lưng: Bí quyết

Bệnh này có nguyên nhân từ sự tích lũy các vi chấn thương hoặc chấn thương mạnh, đột ngột lên trên cột sống, đĩa đệm làm tổn thương đĩa đệm ,sụn khớp và dây chằng. Do đó bí quyết để phòng ngừa bệnh này là cần tránh  “Sự phá hủy” của vi chấn thương lên đĩa đệm, đốt sống; mặt khác phải “xây dựng” dây chằng bảo vệ đĩa đệm và sụn khớp vững chắc.

Để ngăn ngừa sự phá hủy đó, chúng ta cần tuân thủ những điều sau :

- Về sinh họat: Khi làm việc tránh tư thế với lấy vật dụng, hạn chế khiêng vác nặng, không đi bộ quá nhiều, đứng lâu, ngồi lâu liên tục quá 45 phút vì đó cũng là nguyên nhân tạo ra những vi chấn thương khi các cơ đã mỏi. Tránh thói quen tắm tối, ở phòng máy lạnh lâu dài vì có thể gây đau lưng do hiện tượng co các cơ cạnh sống .

Ở trẻ em cần tránh ngồi học sai tư  thế, mang cặp quá nặng, sử dụng bàn ghế không phù hợp với cơ thể của trẻ vì dễ dẫn đến cong vẹo cột sống gây đau lưng. Mọi người cần tránh hút thuốc vì đối với người hút thuốc đau lưng sẽ dữ dội hơn và thời gian đau cũng kéo dài hơn so với người không hút thuốc( nghiên cứu của đại học Pittsburgh-Mỹ ).

Trong khi ngủ không nên nằm trên nệm, võng , ghế bố hoặc nằm sấp, vì cột sống không được cố định tốt hoặc không đúng tư thế sinh lí của cột sống sẽ tạo nên những vi chấn thương làm xé rộng tổn thương. 

- Vấn đề ăn uống rất quan trọng  vì đau lưng sẽ tăng khi ăn các món như măng, cà tím , cà pháo, khổ qua, củ cải trắng, rau muống, bò, gà, vịt, uống nước đá. Đặc biệt tránh ăn uống quá độ dẫn đến thừa cân không chỉ gây đau lưng mà còn là thủ phạm chính gây thoái hóa khớp gối, yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

-Đừng nên tập luyện một động tác nào đó một cách thái quá, tránh chơi các môn thể thao có lực chấn động liên tục lên cột sống.

Đó là những gì chúng ta cần làm để tránh các tác nhân gây phá hủy.

Bên cạnh đó chúng ta phải “ xây dựng” tốt hệ thống sụn khớp, dây chằng bằng chính phương tiện giản đơn được lấy từ trong cuộc sống:

-Bữa ăn nên thường xuyên bổ sung các món ăn giàu glucosamin, vitamin C, canxi, vitaminD..là các chất rất cần thiết để cấu thành sụn khớp. Thực phẩm có nhiều glucosamin tự nhiên là các lọai cá da trơn như cá hú, bông lau, tra, cá mập, vỏ mai cua biển. Món ăn chứa nhiều sinh tố C như cam, chanh , quít, sơri, bưởi, bông cải xanh, cà chua…

Canxi hiện diện nhiều trong quả dứa và các loại cá sông, cá biển, tôm, cua , ốc, nghêu, sò, đậu hủ, sữa…, còn vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan gà, dầu cá thu…Đó là các hoạt chất tự nhiên có tác dụng sinh học cụ thể nên chúng ta cần sử dụng chúng điều độ trong các bữa ăn vừa tạo cảm giác ngon miệng vừa mang lại hiệu quả phòng chữa bệnh đôi khi còn tốt hơn cả việc uống các loại thuốc và thực phẩm chức năng.

-Trong sinh họat : Đối với những người có nghề nghiệp dễ tạo ra vi chấn thương cột sống thắt lưng (nhân viên bốc xếp phải mang vác nặng., làm việc phải ngồi nhiều: nhân viên văn phòng, nghệ sĩ piano, nghệ sĩ đánh trống; diễn viên xiếc, nhào lộn, cử tạ, đánh golf, lái xe có độ rung lớn) rất cần đeo đai thắt lưng để giảm tải cho cột sống, ngăn chặn vi chấn thương, do đó hạn chế được đau lưng do thoái hóa cột sốngthoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Trong lao động khi cần mang vác thì phải đặt vật dụng giữa hai lòng bàn chân và ôm sát vào cơ thể để lực tác dụng được chia đều trên các đốt sống sẽ hạn chế sự chịu lực quá lớn của một đốt sống nào đó.

- Cách thức tập luyện: Nên bơi lội vừa sức và tập động tác tam giác điều độ mỗi ngày . Đây là hai bài tập được xem là có hiệu quả nhất để chữa đau lưng có nguyên nhân từ cột sống.

Như một quy luật tất yếu của cuộc sống : “Phá thì dễ, xây mới khó” trong phòng ngừa đau lưng nếu bệnh nhân chỉ cần tiếp xúc với một trong các tác nhân gây ra “Sự phá hủy” cũng đủ  gây ra đau. Trái lại, để ‘”xây dựng” cột sống vững chắc chúng ta phải điều tiết ăn uống, hết sức cẩn thận trong sinh hoạt, tập luyện siêng năng nhưng chớ thái quá thì mới mong tránh khỏi bệnh này.

Động tác tam giác:

dau lung Làm sao phòng tránh đau lưng: Bí quyết

Động tác tam giác phòng tránh đau lưng

Chuẩn bị: Nằm ngửa, hai bàn tay úp dưới thắt lưng, hai chân co lên, gót bàn chân chống gần chạm mông.

Thực hiện: Hít vô tối đa, giữ hơi dao động, ngã hai chân cùng hướng lần lượt sang hai bên, đồng thời nghiêng cổ tối đa ngược hướng hai chân, thở ra co chân ép bụng sau đó duỗi chân ra.

Tác dụng: Luyện để cột sống dẻo dai tạo điều kiện cho nhóm cơ  cạnh sống và  dây chằng chắc hơn, vận động tất cả các tạng phủ trong bụng, khí huyết được đẩy tới những nơi hiểm hóc nhất của vùng thắt lưng để trị chứng đau lưng và tiểu đêm.

Phương pháp phòng bệnh đau lưng

Hàng ngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng… Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.

Khi ngủ giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.

Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.

Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.

Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi. Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.






Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Món ăn trị bệnh đau lưng
Công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
Đau lưng bên trái -
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Đau lưng khi ngồi lâu
Trị đau lưng khi có kinh nguyệt
Đau lưng khi bị hành kinh
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý