Chữa bệnh đau lưng cơ năng nhanh hết bệnh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bệnh đau lưng cơ năng nhanh hết bệnh

19/04/2015 05:48 AM
2,177

Chữa bệnh đau lưng cơ năng nhanh hết bệnh.Cột sống thắt lưng phải nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên dễ bị đau do tổn thương phần mềm hoặc xương sống. Hãy tham khảo cách chữa trị sau nhé!








CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG CƠ NĂNG



Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi  30-60. Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có  trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.  Để trị bệnh, bạn cần phải biết nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng là gì?
 
1. Nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng.
-  Gãy ép nén cột sống do loãng xương.
 - Sự co thắt cơ (co rút cơ).
 - Đĩa đệm vỡ hoặc thoát vị.
 - Hẹp ống sống (hẹp ống tủy sống).
 - Vẹo cột sống (như vẹo cột sống hay gù), có thể do di truyền và thấy ở trẻ em hoặc thiếu niên.
 - Căng hoặc rách các cơ hay dây chằng đỡ lưng.
 - Động mạch chủ bị phình bóc tách và rò rỉ.
 - Các tình trạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp, viêm khớp vảy nến, và viêm khớp dạng thấp.
 - Ung thư  liên quan đến cột sống.
 - Đau nhức Fibromyalgia (Tình trạng mạn tính gây đau, co cứng và nhạy cảm với các kích thích của cơ, dây chằng và khớp).
 - Nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, viêm đĩa giãn khớp, áp xe).
 - Nhiễm trùng thận hay sỏi thận.
 - Các vấn đề liên quan đến thai kỳ.
 - Rối loạn kinh nguyệt.
 - các bệnh về thần kinh như hội chứng yên ngựa, viêm màng nhện…
 
Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa...

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau lưng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà biểu hiện đau nặng nhẹ khác nhau và cách trị bệnh do đó cũng khác nhau. Có những bệnh chỉ cần đau 1 lúc là hết, hay uống 1 viên thuốc, bấm huyệt 1lần là khỏi. Bên cạnh đó, có những bệnh chữa nhiều lần, uống nhiều thuốc mà không khỏi. Vậy đâu là cách chữa trị hiệu quả cho mỗi loại bệnh?

Điều đầu tiên là bạn phải xác định nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng của mình là gì trước khi trị bệnh.
 Cách chuẩn đoán bệnh đau lưng:
 Bước chuẩn đoán này rất quan trọng, bởi khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây nên bệnh của mình là gì rồi, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả cho mình.
 Khi bạn cảm thấy đi mạnh đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau thì có thể bạn đang mắc phải bệnh  hẹp ống tủy.
 





















Những điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu: đau cơ mạc.
 Tăng nhạy cảm ở vùng lõm của lưng, đau tăng lên khi gấp cẳng chân vào, khi nâng và ấn vào giữa khớp gối bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đau lan xuống chân: Căng giãn xương cùng chậu do bị đứt các sợi của khớp cùng chậu gây ra.

 Hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu: Thoát vị đĩa đệm.

 Đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng: chệch đĩa đệm.

 Khi đứng thẳng và đi lại đau tăng: trượt đốt sống.
 
Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống: chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm.

 Cách điều trị đau lưng

 Khi có dấu hiệu của bệnh đau lưng bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được bệnh của mình, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị hiệu quả.

 Trừ những trường hợp bệnh đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh đau lưng: dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc; dùng các thuốc trị đau lưng; phẫu thuật.

 

















Tập thể dục:

 Nhiều bệnh nhân đau lưng khi đứng hay ngồi lâu dễ bị đau tăng nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ lưng hoạt động điều hòa nhiều khi đã khỏi bệnh.
 
Nằm nghỉ ngơi:
 Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

 Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau lưng hiệu quả.

Chườm nóng:

 Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.

Chườm lạnh:

 Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
 
Vật lý trị liệu:
 Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân chóng bình phục, khi đã bớt đau nên thực hiện tập vận động nhẹ tại nhà; Châm cứu, kỹ thuật thư giãn, kéo giãn cột sống, chạy điện kích thích thần kinh, xoa bóp bấm huyệt... cũng có nhiều hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh đau lưng.

Thuốc điều trị bệnh đau lưng:
 
Có thể dùng một trong các thuốc sau để chữa đau lưng: thuốc giảm đau chống viêm như panadol, aspirin, indomethacin, diclofenac,celebrex... Trường hợp đau nặng, khi dùng các thuốc giảm đau và chống viêm không kết quả, có thể dùng thuốc tiêm chống viêm loại steroid, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật:
 Những trường hợp cần được điều trị bằng phẫu thuật như: lệch đĩa đệm cấp tính có ảnh hưởng tới thần kinh; dây thần kinh bị chèn ép như đau thần kinh tọa, gai cột sống, gãy đốt sống…
 Trên đây là  một số phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả. Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng...

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Nghe đám nhân viên ngồi bàn tán về việc trị bệnh gai cột sống và cuối cùng là phải mổ xẻ…ông sếp lớn tuổi, dân miền quê liền tham gia:

“Không có mổ xẻ gì hết, nguy hiểm lắm, tụi bây về làm như vầy….bệnh sẽ khỏi, cứ làm đi rồi bây sẽ thấy, nó như thuốc thần thuốc tiện vậy!”
Nội dung bài thuốc và cách trị như sau:

- Nguyên liệu: Rau (hay cỏ gì đó) ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa,

mỏng, mềm bằng sợi cotton.

- Cách chế biến: * Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.

* Dấm nuôi đun thật nóng.
- Cách điều trị: Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

- Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.
Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện vì phải duy trì độ nóng cho thuốc.

Bà xã nhà tôi bị trượt đĩa đệm, đau lưng hoài, tôi cũng đè ra làm luôn…nghe chừng cũng êm. Không biết có phải do bài thuốc này hay không.

Mong được ý kiến đóng góp.

Riêng tôi, cũng hay suy luận và đưa ra lời giải thích nghe cũng có lý nhưng chắc sai bét vì biết ít thông tin, nhưng cũng xin được trình bày ở phần sau.

Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

Bài thuốc trị bệnh đau lưng\

Ðau lưng Ðông y gọi là yêu thống. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do thận hư, do hàn thấp, do đau thần kinh, do sang chấn… Ðau lưng thường kèm theo những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ăn ngủ kém, hạn chế vận động. Tư thế và dáng đi người bệnh nhiều khi bị nghiêng lệch về một bên, lưng còng xuống, bước đi chậm chạp, tê bì vùng lưng, tay chân lạnh, ngủ hay mơ, tim hồi hộp. Nếu là nam giới có thể bị xuất tinh sớm, hoạt tinh… Sau đây là một số bài thuốc Nam trị bệnh hiệu quả theo từng thể.

Đau lưng do hàn thấp:Người bệnh đột nhiên bị đau lưng. Do sống trong môi trường ẩm thấp, mưa lạnh trong thời gian dài, cơ thể bị nhiễm thấp tà làm cho khí cơ trở trệ, huyết mạch bị bế tắc, kinh lạc mất thông sướng. Người bệnh đau ở cột sống và hai bên sống lưng, cảm giác tê bì, mỗi khi vận động đau tăng lên, dáng đi nghiêng lệch hoặc còng xuống, cơ thể thiếu linh hoạt, toàn thân mệt mỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Phép trị là trừ hàn hóa thấp, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận. Dùng một trong các bài:

 Bê vật nặng sai tư thế là nguyên nhân gây đau lưng cấp.

Bài 1:

ngải diệp 16g, độc lực 16g, kê huyết đằng 16g, xuyên khung 10g, củ đợi 12g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, ngưu tất 12g, đinh lăng 16g, đan sâm 16g, đỗ trọng 10g, đương quy 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: giảm đau, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc.

Bài 2: hồng hoa 6g, tô mộc 20g, cỏ xước 16g, trinh nữ hoàng cung 16g, hà thủ ô 12g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 16g, thổ phục linh 20g, ngải diệp 16g, hy thiêm 16g, phòng sâm 16g, nam tục đoạn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, hóa thấp thông lạc, dưỡng can thận.

Có thể kết hợp dùng bài thuốc chườm:

Bài 1: vỏ cây gạo 150g, sinh khương 15g. Cho cả hai thứ vào cối giã nhỏ, trộn thêm một chút rượu, xào nóng, gói thuốc vào miếng vải rồi chườm vào chỗ đau. Công dụng: đuổi phong hàn, ôn ấm kinh lạc, giảm đau nhanh.

Bài 2: lá đơn đại hoàng, lá cúc tần mỗi thứ 1 nắm, sao nóng, gói vào miếng vải, chườm vào chỗ đau 2 - 3 lần trong ngày.

Đau lưng do thận hư: Biểu hiện người mệt mỏi đuối sức, đau lưng âm ỉ, nhiều khi bị tê cứng, hoa mắt chóng mặt ù tai, chân tay lạnh, cơ bắp yếu mềm, phù ở mặt và tứ chi, nếu nam giới thì bị di mộng tinh. Phép trị: ôn bổ can thận. Dùng một trong các bài:

Bài 1: cẩu tích 16g, nhục thung dung 10g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, ngải diệp 12g, tần giao 10g, tế tân 10g, thục địa sao khô 12g, hà thủ ô chế 12g, củ đinh lăng 16g, nhục quế 10g, khiếm thực 12g, đỗ trọng 10g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống ấm. Dùng 12 - 16 thang là một đợt, nghỉ 5 ngày rồi dùng tiếp đợt 2. Công dụng: bổ thận, bổ nguyên dương.

Bài 2: nam tục đoạn 16g, tang ký sinh 12g, ngũ gia bì 16g, sâm bố chính 16g, tần giao 12g, cẩu tích 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, liên nhục 16g, ngũ vị 12g, khiếm thực 12g, trần bì 12g, nhục quế 8g, thiên niên kiện 10g, đan sâm 16g, phá cố chỉ 10g, chích thảo 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống ấm.

Bài 3: hà thủ ô 16g, đương quy 12g, phòng sâm 16g, ngưu tất 16g, hắc táo nhân 16g, ba kích 16g, đỗ trọng 12g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 16g, thỏ ty tử 16g, tần giao 12g, tế tân 10g, sinh khương 6g, nhục quế 8g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống ấm.

Kết hợp dùng bài thuốc xoa bóp: nhục quế, thiên niên kiện, xuyên khung, hoa hồi, kê huyết đằng, nam tục đoạn, nhân hạt gấc, trần bì, bạch chỉ, phá cố chỉ mỗi vị 20g. Thái nhỏ các vị rồi cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu trắng ngâm, sau 10 ngày là dùng được. Dùng bông chấm thuốc xoa vào nơi bị đau, kết hợp dùng các thủ thuật day, xoa, bấm, lăn… để giảm đau, chống co cứng, làm nóng các tổ chức cơ, trừ hàn thấp, thông kinh hoạt lạc…

Đau lưng do lao động quá sức: Sau lao động quá sức, mang vác nặng hoặc do thay đổi tư thế đột ngột, người bệnh đau dữ dội, không cúi được, ho, thở cũng đau, không vặn mình được, rất khó cử động. Phép điều trị là bổ dưỡng cân cơ, hoạt huyết, tiêu ứ. Dùng một trong các bài:

 Thỏ ty tử là vị thuốc trị đau lưng do thận hư.

Bài 1:

khương hoạt 12g, độc hoạt 10g, độc lực 10g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, nam tục đoạn 16g, rễ cúc tần 12g, kê huyết đằng 16g, hoàng kỳ 16g, tang chi 12g, quế 6g, trần bì 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống ấm.

Bài 2: phòng phong 10g, kinh giới 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, đan sâm 16g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, đinh lăng 16g, trinh nữ hoàng cung 16g, liên nhục 16g, chích thảo 12g, thỏ ty tử 16g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống ấm.

Bài thuốc ngâm rượu: xuyên khung 20g, khởi tử  20g, đỗ trọng 16g, phòng sâm 20g, ngũ gia bì 20g, nam tục đoạn 20g, cẩu tích 20g, đan sâm 20g, hà thủ ô 16g, liên nhục 16g, thiên niên kiện 10g, quế 10g, cao xương động vật 100g, cam thảo 20g, đại táo 16g, đương quy 20g, bạch thược 16g, bạch linh 16g, khiếm thực 20g, trần bì 16g. Cho các vị vào bình sành, đổ 3 lít rượu trắng ngâm sau 15 ngày là được. Ngày uống 50ml chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Công dụng: bổ tinh tủy, bổ khí huyết, nâng đỡ cơ thể, giảm đau lưng xương khớp

CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA ĐAU LƯNG

.    Hàn thấp

Triệu chứng: Đau lưng sảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp, đau nhiều không cúi được, thường đau một bên, ấn thấy các cơ co cứng

Pháp: Khu phong tán hàn, trừ thấp  

Đau lưng hàn thấp

Can khương

8

Xương truật

8

thảo

4

Bạch linh

12

Quế chi

8

ý dĩ

12

Xuyên khung

16

T niên kiện

8

Tỳ giải

16

K huyết đằng

16

Trần Bì

6

Rượu rắn

Tang kí sinh

16

2.    Thấp nhiệt

Lưng đau buốt, có cảm giác nóng vùng thắt lưng, tiểu tiện vàng giắt, rêu vàng, mạch hoạt sác

Pháp: thanh nhiệt hóa thấp

Đau lưng thấp nhiệt

Hoàng bá

X truật

Phòng kỉ

Qui xuyên

Ngưu tất

Mật gấu

Thấp nhiệt nặng gia qui bản

Các vị có thể gia giảm: Hi thiêm, Nhân trần, Uy linh tiên, Ngũ gia bì, Trạch tả, Bạch thược

3.    huyết ứ

Triệu chứng:  Do bị ngoại thương hay do mang vác không thận trọng, thường đau một bên, hoặc có  một điểm đau cục bộ. Xưng trướng, khó cúi ngửa

Pháp:  Hành khí hoạt huyết, thư cân hoạt lạc

Thư cân chỉ thống tán

Huyền hồ

10

Đương qui

12

Đào nhân

10

Một dược

10

Nhục quế

8

Ngưu tất

12

Nhũ hương

10

 4.    Dương hư

a.    Triệu chứng: ngồi lâu đau lưng, nghỉ thì đỡ, mệt nhọc đau tăng, chân tay không ấm là do thận dương hư yếu, khí huyết bất túc, huyết lưu hành bị trở ngại

Bài Dương thị phì đại tính tích trục viêm phương

Đau lưng dương hư

Thục phụ tử

9

Hán phòng kỷ

9

Qui bản chích

12

Thục địa

12

Nhục quế

6

Ngưu tất

9

Qui đầu

9

Lộc giác xương

12

Bổ cốt chi

12

Chế Nhũ hương

6

Tang kí sinh

15

Ma hoàng chích

3

Cam thảo

6

Hoàng kỳ chích

15

5.    Can thận hư

Triệu chứng: người lớn tuổi, hoặc hư yếu không quen lao động nặng, sau khi lao động quá nhiều, hoặc ngồi lâu đứng lâu,  bị đau mỏi gân xương, làm việc uể oải, kém năng xuất
Pháp trị: tư bổ can thận mạnh gân cốt

 Đau lưng can thận hư

Thục địa

20

Qui đầu

15

Ngưu tất

10

Bổ thận tráng cân thang

Sơn thù

8

Bạch linh

10

Đỗ Trọng

10

Tục đoạn

10

Bạch thược

8

Thanh bì

8

Ngũ gia bì

 

CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chua dau lung bang y hoc co truyen

Nếu bị đau lưng do cứng cơ, có thể dùng can khương, thương truật, quế chi mỗi thứ 8 g; phục linh, ý dĩ, xuyên khung mỗi thứ 12 g; cam thảo 6 g, sắc uống ngày 1 thang. Chứng đau này thường xảy ra đột ngột sau khi bị cảm do nhiễm lạnh, với các dấu hiệu đau lưng nhiều, không cúi được, vận động đau, ấn các cơ lưng thấy co cứng.

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng. Có thể là nguyên nhân tại chỗ (tổn thương gân, cơ, xương khớp) hoặc ở nơi khác như sỏi thận, loãng xương, thận hư... Tùy vào nguyên nhân gây đau, bạn có thể áp dụng các phương thuốc sau:

* Đau do thoát vị đĩa đệm: Sau khi mang vác nặng sai tư thế hoặc thay đổi tư thế đột ngột, bệnh nhân thấy đau dữ dội ngang thắt lưng; đau cố định ở một điểm. Bệnh nhân cứ vận động là đau, thậm chí ho, thở cũng đau; không cúi được.

Bài thuốc: Xuyên khung, xuyên qui, bạch thược mỗi thứ 12 g; thục địa, tục đoạn, ngưu tất, xương truật mỗi thứ 16 g; hồng hoa, tô mộc mỗi thứ 8 g; đỗ trọng 10 g, sắc uống ngày 1 thang.

* Đau do thận hư: Triệu chứng điển hình là đau lưng âm ỉ, người gầy yếu, đi lại khó khăn.

Bài thuốc: Hoài sơn, sơn thù, tục đoạn, ngưu tất mỗi thứ 16 g; trạch tả, đan bì, bạch linh mỗi thứ 12 g; phá cố chỉ, đan sâm, đỗ trọng mỗi thứ 10 g; thục địa 32 g, sắc uống ngày 1 thang.

* Đau do sỏi đường tiết niệu: Bệnh nhân thấy đau lưng ê ẩm, đau liên miên, cảm giác đau tăng khi vận động mạnh, tiểu tiện thất thường, đái buốt, đái rắt (có khi lẫn máu).

Bài thuốc: Xa tiền tử, cù mạch, hoạt thạch, hắc chi tử mỗi thứ 10 g; biên súc, mộc thông mỗi thứ 16 g; cam thảo 4 g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.






Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi
Đau lưng khi quan hệ
Chữa bệnh đau lưng sau khi sinh đơn giản
Chữa bệnh đau lưng bằng y học cổ truyền hiệu quả
Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Đau lưng khi ngồi lâu

Đau lưng bên trái
Chữa bệnh đau lưng bằng thuốc nam hiệu quả








(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý