Món ăn chữa bệnh đường ruột cực tốt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn chữa bệnh đường ruột cực tốt

19/04/2015 05:49 AM
526

Món ăn chữa bệnh đường ruột cực tốtTheo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì sáu nhóm thực phẩm chính dưới đây không chỉ giúp làm sạch ruột, duy trì sức khỏe đường ruột mà còn thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe lâu dài.





MÓN ĂN CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Lá mơ lông chữa bệnh đường ruột

La mo long chua benh duong ruot

Để chữa bệnh lỵ trực tràng dùng lá mơ lông trộn trứng gà rán. Ngoài ra, có thể dùng lá mơ sắc cùng cỏ sữa, rau sam, ngân hoa, búp sim sắc lấp nước uống cũng có công hiệu tương tự.

Mơ lông tam thể còn có tên khác là mơ lông, dây mơ tròn... Tên khoa học Paed tomentosa.

Thành phần hóa học:

Cây có tinh dầu rất hăng có mùi bisunfua cacbon có hai chất ancaloit paderin α và β một tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.

Công dụng và liều dùng:

Chữa lỵ trực tràng shiga.

Lá mơ tam thể 30-50g.

Trứng gà 1 quả.

Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần, thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

Hoặc các bài thuốc nam phối hợp như:

Rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g, lá mơ lông 100g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.

Phèn đen 20g, võ rút 10g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.

Cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá mơ lông 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.

Cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.

Lá mơ tam thể còn có tác dụng tốt trong hội chứng lỵ amib cấp, trị được khuẩn ghiga, shigella thuộc họ enterobacteriacae (vi khuẩn đường ruột) trực khuẩn gram âm, hoặc trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do samonella.

Do vậy, trong các thức ăn đặc sản như thịt heo rừng, thịt chó (cầy) trong các nhà hàng không thể thiếu lá mơ lông tam thể, có thể lấy lá mơ lông tam thể loại to cuốn với thịt, ăn rất ngon.

Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon, ngoài ra củ mài sau khi chế biến còn là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y (gọi là hoài sơn hay sơn dược). Bộ phận dùng là rễ phình ra thành củ, dùng sống thường gọi là củ mài.

Thành phần: trong củ mài chủ yếu có tinh bột, protein, allatoin, các acid amin, ngoài ra có nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, củ mài vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, phế, thận và vị. Có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích tinh sáp niệu. Dùng cho các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, gày còm mỏi mệt, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, đái dắt tiểu ít, đái hạ (huyết trắng), tiểu đường... Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh đường ruột từ cháo bột củ mài.

Nước bột gạo củ mài: củ mài 100g, khiếm thực 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g, đường trắng 30g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 - 60g pha với nước sôi, đường trắng. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chán ăn, chậm tiêu do tỳ vị hư nhược.

Hồ cháo củ mài: củ mài, số lượng tuỳ ý, sao vàng tán bột để sẵn, để khuấy bột với nước cơm, nước hồ, thêm ít muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân kiết lỵ, tiêu chảy.

Cháo củ mài: sơn dược 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tuỳ ý. Ăn quanh năm, ăn phụ sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.

Cháo củ mài ý dĩ: sơn dược 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 -100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

CÁC LOẠI RAU TỐT CHO BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

1. Các loại rau

Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón vì giàu chất xơ. Chúng có tính kiềm là chủ yếu vì vậy giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình là các loại rau lá củ cải, rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ, …

Nổi bật nhất: Cần tây

1. Cần tây là một loại thực phẩm nhiều chất xơ có tác dụng chống ung thư, lignin hoặc các chất lipid đường ruột trong cần tây là một chất chống oxy hóa ở nồng độ cao có thể ức chế các vi khuẩn đường ruột được sản xuất bởi chất gây ung thư. Nó cũng có thể tăng tốc độ thời gian của phân trong ruột, làm giảm tiếp xúc của chất gây ung thư và niêm mạc đại tràng, và đạt được mục đích ngăn ngừa ung thư ruột kết.

2. Cần tây có hàm lượng sắt cao, bổ sung mất máu sau kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, các bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt ăn nhiều cần tây có thể tránh cho da nhợt nhạt, khô, đồng thời còn giúp cho đôi mắt sáng khỏe, tóc đen, bóng.

3. Cần tây là một trong những sản phẩm được lựa chọn đầu tiên bổ trợ cho điều trị tăng huyết áp và các biến chứng của nó. Ngoài ra, nó còn có vai trò điều trị bổ trợ bệnh xơ cứng động mạch.

4. Lá cần tây, thân cần tây có chứa chất dễ bay hơi, mùi thơm độc đáo, có thể tăng cường sự thèm ăn của một người. Nước ép cần tây có tác dụng hạ đường huyết. Thường xuyên ăn cần tây, có thể cải thiện acid và acid uric trong cơ thể hiệu quả, nhờ đó tốt hơn cho công tác phòng chống bệnh gút.

Lời khuyên: Uống nước ép cần tây với một vài giọt chanh, hương vị sẽ tốt hơn.

2. Các loại quả

Các loại quả như: chanh tươi, cam, bưởi, nho, nước mía, mận, táo, cà chua… có hương vị chủ yếu là chua, nhưng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể nó có thể trở thành kiềm và cho phép máu duy trì tính kiềm. Đặc biệt, chúng có thể tích tụ các tế bào của chất độc, “hòa tan” và cuối cùng bài tiết bởi hệ thống bài tiết.

Nổi bật nhất: Chuối

Chuối lạnh, vì thế một số người mắc bệnh dạ dày lạnh không nên dùng ngay mà nên hấp chuối để ăn. Dùng chuối cho bữa ăn sáng là rất tốt.

3. Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm chống ung thư hiệu quả nhất. Trong khoai lang rất phong phú ba chất: beta-carotene (tiền thân của vitamin A), vitamin C và axit folic. Một củ khoai lang nhỏ có thể đáp ứng 2 lần lượng vitamin A, vitamin C cần thiết hàng ngày của con người và khoảng 50 microgram axit folic.

Chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C có thể giúp chống lại căng thẳng oxy hoá thiệt hại vật chất di truyền deoxyribonucleic acid (DNA), vì thế đóng vai trò trong bệnh ung thư.

Điểm nổi bật: Khoai lang

Ăn khoai lang giúp duy trì mức độ folate bình thường của cơ thể, trong khi đó axit folic trong cơ thể quá thấp sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ cao thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ung thư đại trực tràng.

Khoai lang tốt cho tim, giàu kali, beta-carotene acid folic, vitamin C và vitamin B6, năm thành phần này giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Kali giúp cân bằng điện giải, duy trì huyết áp bình thường và củng cố chức năng tim.

Carotene β-và vitamin C chống oxy hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Axit folic và vitamin B6 giảm nồng độ homocysteine (có thể gây tổn hại động mạch) nên rất tốt cho bệnh tim mạch.

4. Đậu

Các loại đậu không chỉ giàu protein mà còn chứa hàm lượng tinh bột phong phú, chất xơ và nhiều hơn nữa.

Nổi bật nhất: Đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa saponin có thể kích thích đường ruột. Nó có tác dụng lợi tiểu tốt, có thể tăng cường sự tỉnh táo, giải độc, bệnh tim và bệnh thận. Đậu đỏ chứa chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, điều tiết lượng đường trong máu, giảm cân… Đậu đỏ còn là một thực phẩm rất giàu axit folic. Các bà mẹ đang mang bầu hay cho con bú ăn nhiều đậu đỏ sẽ rất tốt cho thai nhi và sức khỏe thể chất.

5. Vi khuẩn đường ruột hiệu quả và các loại tảo

Vi khuẩn, nấm, tảo, tảo bẹ, rong biển, nấm đen… có chất phytochemical, chống ung thư và loại bỏ hiệu ứng kim loại nặng.

Nổi bật nhất: Tảo bẹ và rong biển

Chúng chứa một số lượng lớn các chất nhuận tràng, thúc đẩy bài tiết các chất độc phóng xạ trong cơ thể ra ngoài cùng với phân. Ăn tảo bẹ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Chúng được coi là thực phẩm có tính kiềm, làm sạch máu. Ăn tảo bẹ và rong biển có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Nổi bật thứ hai: Nấm đen

Nấm đen có thể ức chế sự kết tập tiểu cầu, làm giảm cholesterol, có lợi cho bệnh tim mạch và mạch máu não. Nó góp phần hấp thụ và tổng hợp bụi và các tạp chất còn sót lại trong hệ thống tiêu hóa của con người và bài tiết nó ra ngoài.

6. Các loại trà

Những giá trị sức khỏe của trà đã được biết đến khá nhiều, nó thúc đẩy hệ bài tiết, thúc đầy dòng chảy nước tiểu mà đây lại chính là một trong những con đường giải độc rất tốt.

Trà xanh, có rất nhiều yếu tố giải độc. Các chất trong trà xanh dễ dàng tác động đến sự kết hợp của các chất độc hại trong máu và xả tăng tốc từ nước tiểu. Thường xuyên uống trà có thể ngăn ngừa ung thư và hạ huyết áp. Người hút thuốc uống nhiều trà xanh có thể giảm thiểu tác hại của nicotine.

Nổi bật nhất: Trà

Sáu loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất trên đây không chỉ giúp làm sạch ruột, duy trì sức khỏe đường ruột mà còn thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe lâu dài.


6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.

Chế độ ăn uống chưa đầy đủ, dị ứng thực phẩm, tổ chức vi sinh biến đổi, lo lắng và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chúng ta dễ bị mắc các loại bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hoá.

Sử dụng các tính năng của một số loại gia vị quen thuộc  thường có trong các món ăn là một phương pháp tiếp cận tự nhiên vừa cung cấp thực phẩm mà vẫn có khả năng loại bỏ và phòng tránh được bệnh. Dưới đây là 6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.

1. Nghệ:

Một trong số những  gia vị được con người biết đến nhiều nhất là nghệ. Thành phần chính của củ nghệ vàng là chất màu curcumin. Tinh chất curcumin là chất có hoạt tính chống viêm cao có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá lượng thức ăn thích hợp.

Nhờ có tính năng giúp vết thương nhanh lành, nghệ có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột và đường tiêu hoá, ngăn chặn được tình trạng ruột bị rỏ rỉ. Nó cũng có tác dụng ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, chống tổn thương viêm loét, ngăn chăn sự hình thành của loét dạ dày và tá tràng.



2. Rau mùi:

Nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hoá như: ăn không tiêu, nôn mửa kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn.

Ngoài ra rau mùi khô còn chữa được bệnh tiêu chảy và kiết lỵ cấp tính. Rau mùi có tác dụng chống co thắt ruột, làm giảm tình trạng ruột bị kích thích mà không mang lại những tác dụng phụ gây hại đến sức khoẻ con người.

3. Thì Là:

Theo y học cổ truyền Thì Là có tính  kích thích, mùi thơm hăng hắc và hơi đắng. Nó được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, làm giảm các cơn đau do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.

4. Thì Là Ai Cập

Đây là loại gia vị truyền thống của người Bắc Phi, thường được dùng trong các bữa ăn vì có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, kích thích quá trình tiêu hoá, có thể làm giảm đầy hơi và đau bụng.
Ngoài ra nó còn có thuộc tính giúp lợi tiểu, gây trung tiện, tiêu chảy, điều kinh và trị co thắt. Ở phương Đông loại gia vị này được coi là một phương thuốc từ thảo mộc, có thể làm tăng tiết sữa và giảm cảm giác buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai.

5. Gừng:

Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm...Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.

Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày. Trên thực tế, gừng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa ung thư  đại tràng và nhiều bệnh khác như ngăn ngừa tiêu chảy, loại bỏ cảm giác bồn nôn và trị chứng bệnh đau bụng kinh.

6. Ớt cay:

Vì có tính cay rất mạnh nên loại gia vị này thường được coi là không tốt cho dạ dày của chúng. ta nhưng trên thực tế là ớt không chỉ là loại gia vị có khả năng kích thích quá trình tiêu hoá mà còn giúp điều chỉnh bài tiết lượng axit tiêu hoá trong đường ruột, làm dịu các bệnh đường ruột bằng cách kích thích bao tử tiết chất nhầy.
Ớt cay còn có tác dụng làm giảm cholesterol, làm gia tăng sức khoẻ của toàn bộ hệ thống tim mạch, có tính kháng sinh cao - chuyên chở các chất dinh dưỡng cần thiết đến những vùng bị nhiễm trùng và viêm.




Ung thư đường ruột
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt
Đường ruột và dạ dày
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư





(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý