Chữa bệnh đường ruột bằng thuốc nam đơn giản an toàn

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh đường ruột bằng thuốc nam đơn giản an toàn

19/04/2015 05:49 AM
3,841

Chữa bệnh đường ruột bằng thuốc nam đơn giản an toàn. Cách chữa bằng chuối tiêu , lá mơ lông, súp lơ...rất tốt cho bệnh đường ruột. Hãy cùng tham khảo bạn nhé!





 


CHỮA BẸNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG THUỐC NAM



Tìm hiểu về bệnh đường ruột

Nói đến đường ruột là nói đến ruột non và ruột già, tiểu tràng và đại tràng. Tiểu tràng liên quan đến tâm (tâm tiểu tràng tương quan biểu lý). Đại tràng liên quan đến phế (phế đại tràng tương quan biểu lý).

Nói đến quan hệ biểu lý là nói mối quan hệ giữa một tạng và một phủ, quan hệ giữa âm và dương. Muốn phòng hay chữa bệnh cho tiểu tràng có hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh tại đó.

Về mặt triệu chứng, bệnh thường gặp là đầy bụng, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy. Nếu táo kéo dài, phân có thể có máu, mũi. Như vậy triệu chứng lại là bệnh ở tỳ vị. Nói đến tùy vị là nói chức năng tiêu hóa, nghĩa là có tiêu và có hóa. Tiêu là nói vai trò nhào trộn (ruột co bóp) đều liên tục từ trên xuống dưới theo quy luật, co, giãn.

Co, giãn để chuyển hóa thức ăn hay bã từ trên xuống và cuối cùnglà đẩy bã ra ngoài hậu môn. Hóa là nói vai trò của các men, biến từ thức ăn vào cơ thể. Như thịt, cá thành các axit amin, mỡ thành lipid, bột thành đường. Các chất khoáng và vitamin được hấp thu qua màng ruột vào máu còn chất bã tống ra ngoài.

Về mặt triệu chứng, bệnh thường gặp là đầy bụng, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy (Ảnh minh họa)

Vậy nói đến đường ruột là nói hai khả năng rối loạn về co bóp làm ruột co nhanh quá hay chậm quá, hoặc yếu quá hoặc do không đủ men, nên thức ăn không tiêu hết thành dở dang. Kết quả tống ra ngoài không chỉ là bã mà là phân sống (trong phân có cả rau, thịt, cá...). Trong phạm vi bài này xin giới hạn nói về bệnh đại tràng.

Nguyên nhân mắc bệnh đại tràng có 3 khả năng như sau:

Một là bố hay mẹ yếu, sinh con yếu. Con yếu là nói các tạng phủ đều yếu, gây ăn kém, ăn chậm, dễ đầy chướng khó tiêu, là bệnh tại tỳ vị.

Hai là do có bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản. Các sản phẩm tiết ra không sạch được nuốt vào sẽ gây bệnh trong đường ruột.

Thứ ba là đại tràng bị nhiễm nấm (candidase), nhiễm trùng do ăn phải thực phẩm không sạch hoặc do ăn quá thừa kéo dài, quá thiếu kéo dài.

Bệnh có thể phân thành 2 loại tùy triệu chứng: Bệnh thuộc hàn là bệnh nhân hay đầy bụng, sôi bụng, lạnh chân, lạnh tay, ăn lạnh, chất tanh lạnh dễ bị bệnh, phân nát hay toàn nước. Đại tiện nhiều lần trong ngày, mệt, miệng khô khát.

Nếu ăn sau, uống thức gì đó nửa giờ hay 1 giờ mà sôi bụng, buồn nôn, nôn thức ăn kèm đau bụng tiêu chảy đó là ngộ độc thức ăn, cần để tống ra hết. Không dùng nôn hay cầm tiêu chảy. Sau đó, nếu thiếu nước sẽ bù nước và muối sau.

Bệnh thuộc nhiệt, người bệnh có triệu chứng đau quặn, mót rặn, phân thường táo khó đi. Đôi khi rặn nhiều phân có thể có máu, da tay chân ấm. Nếu kèm ho, khạc đờm vàng, đợt cấp có thể sốt hoặc sốt không thành cơn, sốt nóng hoặc rét, mệt mỏi chán ăn, chữa lâu khỏi.

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh đại tràng:

Nếu tiêu chảy

- Dùng búp chè tươi đun uống.

- Dùng gừng nướng cháy vỏ, cạo bỏ chỗ cháy rồi đun uống.

- Dùng vỏ quả măng cụt đun uống.

Tùy địa phương còn rất nhiều loại thuốc khác nữa.

Nếu táo bón

- Hàng ngày ăn lá diếp cá (ngư tinh thảo).

- Lá hoàn ngoạc (tu lình, con khỉ).

- Lá lược vàng...

Bài thuốc chữa bệnh đại tràng thể hàn: Bạch truật 20g, nhục đậu 10g, cam thảo 6g, bạch linh 12g, thương truật10g, can khương 10g, thần khúc 12g, hậu phác 12g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh đại tràng thể nhiệt: Hoàng liên 12g, tô mộc 20g, cát căn 20g, hoàng bá 12g, cát cánh 10g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Phòng bệnh đường ruột nói chung và bệnh đại tràng nói riêng xin lưu ý:

- Vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng thực phẩm ôi thiu, rau úa giập nát hay quá già.

- Phối hợp trong chế biến thực phẩm cần đúng cách (chẳng hạn như rán trứng phi hành mỡ, không dùng tỏi, ăn cua, ốc cần có tía tô; không hòa bột sắn dây với mật ong...).

- Bữa ăn cần có chất xơ để giúp đại tràng co bóp tốt. Chất xơ (cellulose) có trong ngô, khoai, sắn, các loại rau xanh.

- Luôn giữ ấm vùng bụng và thắt lưng.

- Khi bị bệnh đường hô hấp cần chữa sớm, chữa dứt điểm. Tránh bụi và mùi khét, không khí lạnh.

- Súc miệng nước ấm sau khi ăn, uống nước ngọt.

Tóm lại, khi bị bệnh phải kiêng nhiều, đi công tác xa rất ngại. Do đó, nên cố gắng phòng tránh để giảm bị bệnh là sung sướng hơn.



CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG THUỐC NAM

Ăn súp lơ, chuối tiêu lợi cho đường ruột


Báo cáo cho biết, các loại bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh Crohn thường xuất hiện do các vi khuẩn như vi khuẩn E.coli bám vào tế bào thành ruột và phá vỡ lớp bảo vệ thành ruột.

Các nhà khoa học đã phân tích đối với một số người thường xuyên ăn thức ăn là các loài thực vật và phát hiện, chất xơ được chiết xuất từ súp lơ và chuối tiêu có khả năng làm giảm rõ rệt số lượng vi khuẩn bám vào thành ruột. Tuy nhiên, chất xơ ở táo lại không có tác dụng như vậy.

Ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện, Polysorbate-80 (một chất sử dụng trong công nghiệp thực phẩm) lại có tác dụng ngược lại tức là làm gia tăng khả năng vi khuẩn bám vào thành ruột và gây bệnh.

Giáo sư Luodesi - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, các bệnh đường ruột như bệnh Crohn thường thấy ở các nước phát triển, điều này nhiều khả năng có quan hệ tới chế độ ăn ít chất xơ thực vật của những người ở các nước phát triển cũng như tỷ lệ cao các thực phẩm gia công. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải chú ý cân bằng chế độ ăn uống, nên ăn nhiều rau và hoa quả có nhiều chất xơ như súp lơ và chuối tiêu.

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm đường ruột, người mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và chảy máu đường ruột. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhiều khả năng có yếu tố di truyền. Ngoài ra, cũng có yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống.

Lá mơ lông chữa bệnh đường ruột


La mo long chua benh duong ruot

Để chữa bệnh lỵ trực tràng dùng lá mơ lông trộn trứng gà rán. Ngoài ra, có thể dùng lá mơ sắc cùng cỏ sữa, rau sam, ngân hoa, búp sim sắc lấp nước uống cũng có công hiệu tương tự.

Mơ lông tam thể còn có tên khác là mơ lông, dây mơ tròn... Tên khoa học Paed tomentosa.

Thành phần hóa học:

Cây có tinh dầu rất hăng có mùi bisunfua cacbon có hai chất ancaloit paderin α và β một tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.

Công dụng và liều dùng:

Chữa lỵ trực tràng shiga.

Lá mơ tam thể 30-50g.

Trứng gà 1 quả.

Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần, thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

Hoặc các bài thuốc nam phối hợp như:

Rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g, lá mơ lông 100g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.

Phèn đen 20g, võ rút 10g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.

Cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá mơ lông 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.

Cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.

Lá mơ tam thể còn có tác dụng tốt trong hội chứng lỵ amib cấp, trị được khuẩn ghiga, shigella thuộc họ enterobacteriacae (vi khuẩn đường ruột) trực khuẩn gram âm, hoặc trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do samonella.

Do vậy, trong các thức ăn đặc sản như thịt heo rừng, thịt chó (cầy) trong các nhà hàng không thể thiếu lá mơ lông tam thể, có thể lấy lá mơ lông tam thể loại to cuốn với thịt, ăn rất ngon.

Ăn hạt bí để điều trị bệnh đường ruột

Khi mua bí rợ ngoài chợ, người bán thường cạy lấy phần hạt bỏ đi theo thói quen. Nhưng nếu biết đây là một nguồn dinh dưỡng thì có lẽ bạn hơi tiếc.
Khoảng 10.000 năm trước, người ta đã sử dụng hạt bí rợ như một loại thuốc lợi niệu. Dân di cư Bắc Mỹ thì nghiền hạt, trộn với mật ong, sữa để trị giun sán và thổ dân thì dùng để trị chứng đái dầm ở trẻ em. Cho đến năm 1936 thì ngành dược của Mỹ bắt đầu biết đến và sử dụng hạt bí rợ trong điều trị ký sinh trùng đường ruột. Tại Đức, người ta dùng chiết xuất từ hạt bí rợ để chữa chứng rối loạn hệ tiết niệu và viêm bàng quang. Theo tạp chí Reader’s Digest thì hạt bí rợ là một “kho báu” tính về mặt dược liệu.

- Có trong plastic và nhựa, chất bisphénol A thâm nhập vào cơ thể có thể gây tăng cân, nhức đầu, mệt mỏi và giảm hứng thú tình dục. Thành phần lignan trong hạt bí sẽ cân bằng tỷ lệ oestrogen và giúp chống lại các tác động kể trên.

 

Ảnh: Thái Nguyên

- Lo lắng, nhức nửa đầu, vọp bẻ và hội chứng tiền mãn kinh có thể là kết quả của thiếu hụt magnésium. 1/4 tách hạt bí có thể cung cấp gần phân nửa nhu cầu hằng ngày về khoáng chất này. Ngoài ra, hạt bí rợ rất giàu phytosterol, chất tham gia - tùy theo trường hợp - vào việc kích thích hoặc xoa dịu hệ miễn dịch.

- Là nguồn kẽm tốt, khoáng chất cho phép tái tạo dự trữ bạch cầu và chống viêm nhiễm. 1/4 tách hạt bí cung cấp khoảng 25% nhu cầu hằng ngày về kẽm.

- Bơ hạt bí có thể thay thế bơ đậu phộng rất tốt, nó sẽ cung cấp cho trẻ em các a xít béo cần thiết để kích thích hệ miễn nhiễm và làm nhạy bén trí tuệ.

Lưu ý: Hạt bí rợ trước khi sấy nên rửa sạch và trải trên giấy thấm qua đêm cho khô ráo. Sau đó thì trải lên vỉ nướng thành lớp mỏng và để nhiệt độ 95oC trong 20 phút. Có thể xốc một ít muối và để thật nguội trước khi cho vào lọ. Do hàm lượng chất béo bão hòa đa và không bão hòa cao nên hạt bí rợ sau khi tách vỏ dễ bị hôi dầu. Để tận hưởng hết những tính năng của hạt nên ăn tươi hoặc phơi khô hơn là rang.


CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO NGƯỜI BỊ ĐƯỜNG RUỘT

Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người mắc bệnh đường ruột


Người mắc bệnh đường ruột thường sợ ăn uống khó tiêu nên dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do kiêng khem không đúng cách. Hãy ăn uống đúng cách như uống nhiều nước, giảm “thịt đỏ”, tăng “thịt trắng”…(Thịt đỏ là các loại thịt của các loại động vật là bò, trâu, lợn…Và thịt trắng là thịt của gà, vịt, cá…).

Nếu trước đây trong thời chiến, bệnh đường ruột thường gắn chặt với tình trạng ăn uống thất thường và thiếu thốn thì bệnh lý hệ tiêu hóa hiện nay rõ ràng còn trầm trọng hơn trước thể hiện qua số người bệnh chỉ tăng chứ không giảm trong khi không còn thiếu thuốc đặc hiệu.

Ăn uống vô điều độ là một trong các “thủ phạm” chính dẫn đến viêm đường ruột

Người bệnh tất nhiên cần được điều trị lâu dài, nghĩa là phải uống thuốc nhiều ngày. Cũng chính vì thế, bên cạnh chuyện đau yếu, không kém phần quan trọng là tai hại do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm, nhất là thuốc có chứa corticosteroid. Không dùng thuốc không xong nhưng càng dùng thuốc càng mệt thêm vì… thuốc.

Muốn giải tỏa áp lực của thuốc, lối thoát của nạn nhân chỉ có thể là chế độ dinh dưỡng. Khẩu phần của người bị viêm đại tràng vì thế cần được chú trọng nhằm mục tiêu nâng đỡ tổng trạng bằng cách cung cấp nước và chất điện giải, chất đạm và hoạt chất sinh học. Cụ thể:

Uống nhiều nước: Đừng ít hơn 2.5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300ml vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Nếu được nước khoáng loại có nhiều kalium và magnesium càng hay vì nước vừa nhuận trường vừa lợi tiểu.
Giảm “thịt đỏ”: Đạm động vật là một trong các nguyên nhân gây dị ứng và lên men trong khung ruột.
Ưu tiên “thịt trắng”: Chẳng hạn thịt gia cầm, tất nhiên nếu thịt, trứng không tẩm thuốc kháng sinh, không ướp bằng nội tiết tố.
Chú trọng thịt “giả”: Như đậu hủ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
Ăn định kỳ trứng luộc hoặc cá biển: Tối thiểu ba lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển để cung cấp sinh tố D – chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Sữa chua, chuối già và khoai lang: Trên bàn ăn nên thường xuyên có ba món sữa chua, chuối già và khoai lang nhằm bổ sung kalium và sinh tố B6 – hai hoạt chất rất dễ thiếu hụt khi đường ruột trục trặc.
Chuộng trái cây: Ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây để cơ thể được liên tục tiếp tế sinh tố C. Thiếu sinh tố C thì các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Đừng quên trái ổi vì ổi vừa dồi dào sinh tố C, vừa cung cấp chất chát với tác dụng trấn an đường ruột.
Rượu thuốc: Nếu thích rượu thuốc thì ly nhỏ rượu quế, hay rượu vang trắng ngâm thì là hoặc rượu sa nhân là món nên có sau mỗi bữa ăn.
Uống bổ xung Tảo mặt trời tự nhiên, đây là loại tảo chứa hàng tá dưỡng chất. Là loại thực phẩm thích hợp cho những người mắc bệnh đường ruột.

Đừng kiêng đến suy dinh dưỡng

Do thường bị đau bụng nên người bệnh rất sợ món ăn không hợp. Chính vì thế mà một trong những sai lầm thường gặp của người bị viêm đại tràng là chế độ ăn uống kiêng cữ quá khắt khe. Người bị bệnh đường ruột không nên vì quá sợ tiêu chảy rồi tự gây suy dinh dưỡng.






Ung thư đường ruột
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt
Đường ruột và dạ dày
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý