Chữa bệnh đường ruột cho bé an toàn, nhanh khỏi bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa bệnh đường ruột cho bé an toàn, nhanh khỏi bệnh

19/04/2015 05:49 AM
9,533

Chữa bệnh đường ruột cho bé an toàn, nhanh khỏi bệnh. Bệnh đường ruột và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở trẻ luôn làm các bậc cha mẹ thấy lúng túng do không hiểu rõ các cơ chế gây ra bệnh này.





CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM

tre tieu chay Loạn khuẩn đường ruột

Thông thường sau khi sinh, từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hoá. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại đó là loại vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại.

Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.

Khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

 

Nguyên nhân

Nhiễm trùng đường ruột.

Chế độ dinh dưỡng không đúng (cho trẻ ăn dặm quá sớm, pha sai quy cách các loại sữa công thức, sai lầm khi làm quen với thức ăn người lớn).

Rối loạn hoạt động đường ruột (trẻ có cấu trúc ruột khác thường, thiếu men tiêu hoá di truyền).

Lạm dụng kháng sinh.

Stress (thay người trông trẻ, bé mới đi nhà trẻ,…).

Ngoài ra, bất cứ việc bé ốm hay mệt cũng có khả năng ảnh hưởng tới sự cân bằng vi khuẩn lợi và hại, vì sức đề kháng của trẻ kém.

 

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột

 

Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng.
Ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.
Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.
Trẻ thường xuyên chán ăn, đau bụng, nôn ói kèm tiêu chảy

Hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa bình thường luôn cân bằng cả về thành phần lẫn số lượng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại. Hai dạng vi khuẩn trên tác động qua lại tạo nên sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn, bảo vệ cơ thể, chống lại sự phát triển của mầm bệnh.

Tuy nhiên, sự cân bằng ấy có thể bị phá vỡ trong nhiều trường hợp như rối loạn tiêu hóa do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh… sẽ làm lượng vi khuẩn có lợi sụt giảm đáng kể, do đó khả năng tiêu hóa cũng như đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ cũng giảm.

Cơ thể con người hoàn toàn có khả năng tự lấy lại sự cân bằng vốn có, nhưng trong một số trường hợp, nhất là đối với trẻ nhỏ hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, việc tự điều tiết sẽ diễn ra khó khăn, đòi hỏi thời gian dài. Ngoài ra, trẻ đang bị bệnh sức đề kháng của cơ thể càng giảm sút khiến khả năng tự cân bằng các loại vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột cũng sẽ rất  kém.

Ở trẻ nhỏ, tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột lâu ngày sẽ dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa, nguy cơ rối loạn với mức độ nguy hiểm cao hơn người lớn cùng nhiều hậu quả khác, đặc biệt là biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến chứng suy dinh dưỡng.

 

Khó khăn khi điều trị

Các loại bệnh đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ, chiếm tỷ lệ cao chỉ đứng sau bệnh đường hô hấp. Ở trẻ, do đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể chưa hoàn thiện, nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về chức năng đường ruột cũng có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu, tiêu hóa cũng như sự tăng trưởng của trẻ.

Bệnh đường ruột ở trẻ - 1

Khi ăn uống không hợp lý hoặc ăn thực phẩm không an toàn cũng dễ bị đường ruột.

Các chuyên gia nhi khoa đều cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh lý đường ruột ở trẻ em rất phức tạp, việc phân biệt và chẩn đoán khác với người lớn. Đa phần trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa, là do ăn uống không hợp lý; thực phẩm không an toàn, kèm theo chức năng miễn dịch còn hạn chế

Ngoài ra, việc trẻ chưa có khả năng hoặc hạn chế trong việc diễn đạt, miêu tả triệu chứng bệnh càng làm cho việc chẩn đoán của gia đình và bác sĩ thêm khó khăn. Trong các vấn đề về tiêu hóa hay đường ruột của trẻ, táo bón được xếp vào loại thường gặp ở trẻ.

 

Vậy nhận diện nó thế nào?

Ngoài chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu nước thì trẻ còn dễ bị táo bón vì ham chơi hoặc bệnh lý.

Táo bón theo định nghĩa trong y học là tình trạng phân quá ít, rắn và khô kèm theo số lần đại tiện ít hơn bình thường. Y học đã xác nhận có nhiều yếu tố thúc đẩy gây nên táo bón ở trẻ. Đó là chế độ dinh dưỡng không hợp lý như thiếu rau, thiếu nước, hay trẻ ăn quá ít; do bệnh lý; hoặc do yếu tố tâm lý như trẻ ham chơi, sợ cô giáo la rầy nên… nhịn, lâu dần thành ra táo bón. Chính vì thế, bên cạnh việc tích cực giúp trẻ có một thói quen đi ngoài đúng giờ, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, được tăng cường nhiều chất xơ sẽ rất tốt cho sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa.

Bệnh đường ruột ở trẻ - 2

Trẻ nên ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ.

Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây và hiện nay cũng đã được bổ sung vào một số loại sữa công thức cao cấp (Prebiotic), giúp khắc phục đáng kể tình trạng không chịu ăn rau, trái cây ở một số trẻ em,

 

Chăm sóc trẻ hợp lý hơn

Làm thế nào để đường ruột trẻ luôn khoẻ mạnh?

Khi bị suy dinh dưỡng, trẻ cần được điều chỉnh chế độ ăn uống để hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt nhất. Bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm thiết yếu trong thực đơn hằng ngày được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả để tăng cường sự ổn định giữa các loại vi khuẩn có lợi và có hại ở đường ruột cho trẻ.

Trước tiên, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, bởi thành phần của chất ngọt có thể làm thay đổi lượng acid có trong đường ruột, khiến tình trạng mất cân bằng diễn ra trầm trọng hơn. Nếu trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, mẹ cũng phải kiêng đồ ngọt. Còn nếu trẻ đang bú sữa bình, mẹ nên đổi sang loại sữa không chứa đường lactoza.

Đặc biệt, mẹ nên chú ý đến thực đơn hằng ngày dành cho trẻ. Thực đơn của trẻ phải phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, giàu lượng protein như thịt gà, thịt nạc heo, trứng, cá, tôm, cua cùng nhiều loại rau quả tốt cho hệ tiêu hóa như cà-rốt, chuối, đậu… để chế biến món ăn cho bé. Mẹ cần cần phải tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mẹ cũng có thể cho trẻ dùng nhiều sữa chua vì sữa chua có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa.

 

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ được coi là biện pháp hữu hiệu và an toàn, giúp trẻ mau chóng lập lại cân bằng hệ vi sinh. Được biết trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm giúp bổ sung vi khuẩn cơ lợi như Cốm vi sinh Bioacimin New... Ngoài việc bổ sung số lượng lớn vi khuẩn có ích, những sản phẩm này còn cung cấp thêm vitamin, acid amin, khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột kích, giảm rối loạn tiêu hoá, từ đó, trẻ sẽ ăn ngon trở lại, tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp trẻ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

Bệnh về đường ruột ở trẻ chiếm tỷ lệ cao sau bệnh về đường hô hấp.

 

Ngoài nguồn cung cấp chất xơ từ thực phẩm như rau xanh thì sữa cũng là một gợi ý tốt để bảo đảm trẻ hấp thu đủ lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết.

Trong thực tế, có một sai lầm mà các bậc cha mẹ hay gặp phải, đó là khi trẻ đi ngoài không đều đặn, phân hơi cứng một chút là các bà mẹ đã cho rằng con bị táo bón. Họ thường cho rằng sữa là nguyên nhân đầu tiên và lập tức thay đổi sữa. “Hành động này không những không giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tiêu hóa cho trẻ mà còn ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng của trẻ, vì việc thay đổi sữa đột ngột có khi lại làm mất đi cơ hội cho trẻ nhận được những giá trị dinh dưỡng tối ưu từ loại sữa bột đang dùng. Và trong trường hợp loại sữa vừa đổi không phù hợp với thể trạng của bé, hay những thói quen cho ăn của mẹ vẫn như cũ (không cung cấp đủ nước, chất xơ cho bé) sẽ làm cho sức khỏe trẻ ngày càng trở nên xấu hơn”, bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, cho biết.

Bệnh đường ruột ở trẻ - 3

Nên cho bé đi khám thường xuyên để có biện pháp phòng trừ.

Cũng theo bác sĩ Phúc, “để phòng ngừa táo bón, thì việc bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ là một điều cần thiết. Các bậc cha mẹ cần chú ý đến những tác nhân liên quan gây nên táo bón ở trẻ như những ngày đầu tiên đến môi trường lạ, trẻ chưa quen với cách ngồi bô, trẻ không thích uống nhiều nước, hay không thích ăn rau, trái cây để có cách xử lý thích hợp…Các bậc cha mẹ hãy chọn thời gian cho trẻ đại tiện một cách thoải mái, không vội vã (nên chọn sau bữa ăn), cũng như tránh tình trạng để trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu quá lâu.”

Như các chuyên gia y tế đã phân tích, có nhiều yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng lại là thủ phạm chính gây nên táo bón ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên quy kết ngay cho sữa mà nên xem xét ở nhiều khía cạnh để tránh trường hợp bệnh không hết mà sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.

 

 Hệ vi sinh đường ruột của trẻ là nơi cư trú của trên 400 loại vi khuẩn, vi khuẩn có lợi và cả vi khuẩn gây hại. Tất cả các loài vi khuẩn trên đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng thơ bé.

Đường ruột khỏe, trẻ ăn ngon 1

.

Tăng cường sức khỏe đường ruột cho bé

Những triệu chứng bất thường về sức khỏe của trẻ, nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa luôn làm các bậc cha mẹ lúng túng và lo lắng vì không biết cách xử lý sao cho phù hợp.

Biểu hiện bất thường về hệ tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và dễ bị suy dinh dưỡng.

Dùng men vi sinh

Bé Suri (3 tuổi) nhà chị Thanh An (28 tuổi, Q. 3, TP. HCM) được chuẩn đoán mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Trong toa thuốc chị thấy bác sĩ đề nghị bổ sung men vi sinh cho bé nhưng chị vẫn chưa hiểu rõ men vi sinh đóng vai trò gì cho đường ruột của trẻ.

Thật ra, trong đường ruột của con người có chứa rất nhiều loại vi khuẩn, tạo thành quần thể gọi là tạp khuẩn ruột. Trong tạp khuẩn ruột, bên cạnh vi khuẩn gây bệnh còn có nhiều loại vi khuẩn có ích. Chính những vi khuẩn có ích này sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn còn sót lại ở đại tràng. Đặc biệt, chúng tạo ra thế cân bằng với vi khuẩn có hại, làm vi khuẩn có hại không tăng trưởng để gây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số lý do như: thay đổi thức ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, trẻ phải dùng thuốc (nhất là kháng sinh)… thì sự cân bằng trong hệ tạp khuẩn ruột còn non yếu của trẻ sẽ bị đảo lộn gây rối loạn tiêu hóa. Khi đó, men vi sinh - chế phẩm chứa các vi sinh vật có lợi sẽ giúp cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột, rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Xử lý đúng để bệnh không tái phát

Chị Nga Linh (32 tuổi, Q. Tân Bình) rất lo lắng, bởi bé An (4 tuổi), con chị lại có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa. Cách đây 4 tháng, bé đã bị rối loạn tiêu hóa kéo dài nên sụt cân khá nhiều. Chị băn khoăn vì không hiểu tại sao tình trạng rối loạn tiêu hóa ở con lại dễ tái phát như vậy.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các bà mẹ đều muốn con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cung cấp khoảng bao nhiêu dưỡng chất là vừa đủ cho bé ở từng độ tuổi. Chính vì thế, nhiều mẹ đã cho con bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng mà vẫn nghĩ là chưa đủ. Chế độ ăn uống không hợp lý, cung cấp quá nhiều chất đạm, đường, béo... mà lại ít chất xơ, vitamin, chất khoáng... sẽ dễ dàng gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ thường không đưa con đi khám bác sĩ mà tự chữa trị tại nhà, khiến tình trạng của trẻ kéo dài thêm, làm giảm khả năng miễn dịch và hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Nếu không chữa trị kịp thời và dứt hẳn, rối loạn tiêu hóa có nguy cơ tái phát rất cao.

Giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Để giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động ổn định, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khoa học, thích hợp với từng độ tuổi của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần cung cấp nhiều chất xơ từ rau xanh, các loại củ quả… trong mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ; nhắc nhở trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh những vi khuẩn gây hại; tẩy giun sán định kỳ 6 tháng cho trẻ… để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt.

Đồng thời, mẹ nên thường xuyên bổ sung men vi sinh có ích cho hệ tiêu hóa của trẻ bằng sữa chua hoặc cốm vi sinh Bio-acmin New, nhất là với những trẻ vừa bị rối loạn tiêu hóa. Được biết, cốm vi sinh Bio-acmin New chứa các vitamin nhóm B, 21 loại a-xít amin và các nguyên tố vi lượng sẽ giúp cải thiện sự cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột, kích thích ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ.

 

 Phòng bệnh

  • Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh.

  • Nếu có biểu hiện của loạn khuẩn ban đầu, bạn nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua…

  • Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tránh tự  ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt khiến bệnh của bé càng nặng thêm

  • Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột cho trẻ em, không nên dùng các loại kháng sinh này quá 5 – 7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.

 

Điều trị 

Nguyên tắc cơ bản khi điều trị loạn khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ là:

  • Tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

  • Sử dụng các chế phẩm để giải quyết các triệu chứng gây mất nước, điện giải như: tiêu chảy, nôn mửa…

  • Ngoài ra việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi bị loạn khuẩn đường ruột và sau giai đoạn loạn khuẩn đường ruột như: acid amin, canxi, các vitamin như: B1, B2, B6, C, K, D…

  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý : không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, Nếu trẻ còn bú thì nên tiếp tục cho bú mẹ bình thường, trong khi đó mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài chọn sữa không có đường lactoza (free lactos


Một bài thuốc ba vị

Bài thuốc chỉ gồm 7-9 lá mơ tam thể, 3 lá huyết dụ, 2 lóng mía đỏ. Mía đỏ nướng chín rồi bỏ vỏ, chẻ nhỏ. Dùng dao nứa thái lá huyết dụ và lá mơ tam thể rồi sao vàng, hạ thổ. Nếu hạ thổ trên nền gạch và nền đá thì trải một tờ báo ra, đổ thuốc đã sao vàng, có mùi thơm, sau đó lấy bát sắt hoặc bát sứ úp lại.

Đợi một thời gian, cho thuốc vào nồi sắc. Cách sắc cũng rất thông thường: đổ một bát nước, sắc lấy 2/3 bát, chia hai lần cho trẻ uống trong ngày (dùng trong 3 ngày). Bài thuốc này chỉ áp dụng cho trẻ bị đi ngoài có phân như máu mũi. Theo ông Hướng, cho đến khi truyền lại bài thuốc này, cụ Đặng mới chỉ dùng bài thuốc điều trị cho 20 trường hợp nhưng hiệu quả thì cực kỳ tốt.

Bài thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân đi ngoài ra máu do nguyên nhân: Theo cách nói của Đông y, đó là do tì vị của đứa trẻ bị hư; theo cách nói của Tây y là do trẻ dùng quá nhiều kháng sinh mà bị loạn khuẩn, sinh ra bệnh. Bài thuốc không có tác dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra.





(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con tôi năm nay 2 tuổi cháu đi ngoài nhiều lần trong ngày mỗi lần một ít đăt dẻo xin hoi cháu mắt bệnh gì cách chữa thế nào xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Bạn không cho biết bé đi ngoài bao nhiêu lần một ngày nên cũng khó để góp ý. Bé không đi ngoài lỏng nên cũng không đáng ngại, để chắc chắn bạn cho bé đi khám nhé!
Con toi moi 13 tháng tuoi cháu bị di cau 6 den 7 lan trong ngay moi lan di co mot it phan va da so la nuoc xin hoi chau bi mac benh gi va chua bang cach nao toi xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cho em hỏi con nhà em được 26 tháng.từ hôm cháu đi học cháu hay bị đi ngoài có lần 3 lần 1 ngày.có lần thì chỉ 1 nhưng phân lỏng mùi rất khó chịu mà hay ị vào ban đêm.cháu ngủ ko biết lên toàn ị ra giường.cách điều trị như nào cho con em có 1 đường ruột khỏe mạnh xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cho e hoi con e 7 tuoi dang hoc lop 1 gan day hay bi dau bung tung con di kham bs noi la bi co that duong ruot vay cho e hoi co anh huong gi ve sau va cach dieu tri hay phong tranh gi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý