Chữa bệnh đường ruột bằng phương pháp thực dưỡng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa bệnh đường ruột bằng phương pháp thực dưỡng

19/04/2015 05:50 AM
580


Chữa bệnh đường ruột bằng phương pháp thực dưỡng.Người mắc bệnh đường ruột thường sợ ăn uống khó tiêu nên dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do kiêng khem không đúng cách. Hãy ăn uống đúng cách như uống nhiều nước, giảm "thịt đỏ", tăng "thịt trắng"...





CÁCH CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG




Ngày nay, rất nhiều người bị nhiễm các bệnh khác nhau như bệnh nấm Candida, bệnh Celiac, viêm ruột kết và các chứng bệnh đường ruột khác. Mọi người thường hay lẫn lộn giữa những thứ gì có thể ăn được, cái gì nên tránh, hay làm thế nào để giúp cơ thể hồi phục. Phương pháp ăn chay hiện đại có thể rất có lợi cho những ai gặp rắc rối về đường ruột. Thật vui sướng khi ta có thể nhìn thấy một người bệnh giờ có thể ăn bất kì thứ gì anh ta muốn, sống khỏe mạnh và sôi nổi.

Mỗi một sự rối loạn đều có nguyên do. Thực tế có nhiều bệnh có những triệu chứng giống nhau khiến cho việc chẩn đoán gặp khó khăn.

Bệnh nấm Candida xảy ra tự nhiên đối với đường ruột của con người. Tuy nhiên nếu số lượng nấm quá lớn mà không kiểm soát được, nó sẽ hình thành những nốt sùi trên khắp cơ thể và như thế là rất nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên do khiến cho số lượng nấm sinh sôi mạnh. Đôi khi nó còn do căng thẳng quá mức, nhiễm nồng độ clo trong nước uống, ăn quá nhiều thịt và đường, hoặc do các yếu tố khác mà làm ảnh hưởng trầm trọng đến cơ thể. Mức độ của các triệu chứng rất dai dẳng và đa dạng. Do đó thường thì các bệnh nhân hay than phiền về các chứng bệnh dường như không liên quan gì tới nhau. Các bác sĩ có thể trị từng triệu chứng một. Sẽ là thất bại nếu như bệnh tình của bệnh nhân ít hoặc không cải thiện hoặc thậm chí là xuất hiện thêm triệu chứng mới. Một vài biểu hiện của bệnh nấm Candida là:

Mệt mỏi
Xì hơi (trung tiện)
Mất tập trung
Da xấu/nổi mụn
Luôn cảm thấy mệt nhọc dù ngủ đủ thời gian
Đau họng
Viêm xoang mãn tính
Đau nhức răng lâu ngày
Suy nhược
Tiêu chảy, táo bón
Loạn nhịp tim
Nhu cầu tình dục thấp
Cân nặng thay đổi dù không áp dụng bất kì chế độ ăn kiêng nào

Hiện tượng cơ thể không hấp thụ chất gluten được gọi là bệnh Celiac. Đó là một dạng dị ứng thức ăn, song thay vì gây ra một phản ứng tức thì và dễ nhận biết, thì Celiac lại làm cho hệ miễn dịch phản ứng đối kháng với chất gluten trong bột mỳ, lúa mạch, gạo. Nó dần dần gây tổn thương đường ruột, tạo tiền đề phát triển bệnh ung thư và một số căn bệnh nan y khác. Triệu chứng của bệnh Celiac là cảm giác khó chịu trong dạ dày - ruột, tiêu chảy, sút cân và phát ban, song rất nhẹ. Những triệu chứng đó làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy yếu dần. Những triệu chứng hay gặp nhất của bệnh Celiac là tiêu chảy lâu ngày, bụng trướng, sút cân, suy dinh dưỡng, ốm yếu, nhức xương, thiếu máu và hơn thế nữa.

Bệnh viêm ruột kết có rất nhiều biến chứng. Biểu hiện chung là tiêu chảy, sốt và thiếu máu. Không giống như bệnh kinh niên về đường tiêu hóa Crohn là chỉ ảnh hưởng đến một phần nào đó của ruột, bệnh viêm ruột kết có ảnh hưởng đến tận lớp ruột trong và toàn bộ thành ruột. Hai bệnh này có những triệu chứng rất giống nhau nên rất khó chẩn đoán. Tuy nhiên, cách thức chữa thì cũng gần giống với nhau. Thông thường thì bệnh Crolin có rất nhiều biểu hiện khác. May mắn là cách chữa cũng khá đơn giản. Chỉ với một chế độ ăn hợp lí là có thể giúp cơ thể phục hồi.

Theo thống kê, 50% dân số phương Đông ở độ tuổi 50 bị viêm ruột thừa. Rất nhiều người trong số đó còn bị nhiễm nấm Candida, Crolin hoặc là viêm ruột kết. Một khối u hay một mẩu thịt thừa chòi ra khỏi thành ruột gây nên sự rối loạn về đường ruột. Và thức ăn mắc lại trong ruột có thể gây viêm nhiễm. Nếu bệnh đã quá nặng thì bác sĩ buộc phải cắt bỏ phần ruột thừa đó đi.

Việc áp dụng phương pháp ăn chay có thể giúp cho người bệnh hồi phục sức khỏe. Bản thân tôi đã từng mắc bệnh nhiễm nấm Candida và cũng gặp rất nhiều bệnh nhân mắc phải những triệu chứng như đã nói ở trên. Mỗi một trường hợp cần những lời khuyên khác nhau. Tôi khuyến khích những ai mắc bệnh về đường ruột thì nên tự tìm ra cho mình một chế độ ăn hợp lý nhất và bạn cũng nên tham khảo theo nhiều cách.

Đối với những ai chưa quen với phương pháp ăn thực dưỡng thì nên quyết định xem mình sẽ bắt đầu như thế nào. Cách tốt nhất là nên ăn những thức ăn chín kỹ, cháo, kê và rau củ. Những thức ăn đơn giản như thế không đòi hỏi cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều mà chất dinh dưỡng có trong đó lại đầy đủ và dễ tiêu. Tuy nhiên phần lớn mọi người không thích những món ăn đơn giản. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân và điều kiện sức khỏe mà chọn đồ ăn cho mình.

Đối với trường hợp bị nhiễm nấm Candida, bệnh Celiac thì kê, rau dền, gạo đen thực sự rất có ích. Teff-một loại cây lương thực Châu Phi cũng là một thức ăn tốt ngoại trừ trong trường hợp thành ruột bị rỗ do nấm Candida gây ra. Teff là một loại ngũ cốc có kích cỡ rất nhỏ và thường thì rất khó để nhai. Lúa mạch cũng rất tốt nhưng giá cả lại đắt hơn nhiều. Tuy nhiên nó lại là thức ăn dễ tiêu hóa lại cung cấp những chất dinh dưỡng mà có tác dụng làm giảm chứng sưng, viêm. Đối với những người nhiễm nấm Candida thì việc ăn nhiều các loại ngũ cốc hoặc đậu sẽ làm bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Ngoài ra đối với bệnh nhiễm nấm Candida, người bệnh cũng nên ăn nhiều các loại rau có màu lá xanh đậm như cải xoăn, bồ công anh và các loại đồ ăn mà giúp tăng lượng kiềm. Nên tránh hoàn toàn đồ ăn sống. Giấm mơ muối (giấm Ume-theo tiếng Nhật) có tác dụng kiềm hóa và nó cũng là loại giấm duy nhất tôi khuyên các bệnh nhân nhiễm nấm Candida nên dùng. Nó thực chất không hẳn là giấm mà là nước mơ ngâm muối. Nước mơ rất hữu ích trong việc trị các bệnh về đường ruột bằng các chất dinh dưỡng và nó cũng rất tốt cho thận.

Các loai rong biển dành cho bệnh nhân nhiễm nấm Candida chính là các loại tảo. Chúng cung cấp khoáng chất, thúc đẩy quá trình kiềm hóa. Bạn có thể ăn kèm các loại rau này với nước sốt hay nước mắm tùy theo sở thích riêng.

Trong trường hợp bi nhiễm nấm Candida, người bệnh phải kiêng hoàn toàn các đồ ăn ngọt, kể cả hoa quả. Việc này quả là một thách thức lớn. Khi cơ thể đã khá hơn, người bệnh có thể dần dần bỏ chế độ kiêng khem. Ví dụ đối với hoa quả. Đầu tiên bạn chỉ nên ăn những loại quả chua như táo xanh, dâu tây. Sau đó dần dần ăn những loại quả ngọt hơn. Phương pháp ăn chay hiện đại cũng đưa ra cảnh báo rằng không nên ăn đồ ăn quá mặn vì nó có thể gây ra những rắc rối cho cơ thể về sau này.

Đối với tất cả những rối loạn về đường ruột, tôi khuyến khích các bạn nên loại trừ ngay thức ăn chế biến từ bơ sữa ra khỏi thực đơn của mình ngay từ khi phát hiện ra bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh dễ mắc như viêm ruột kết hoặc Crohn dường như chỉ xuất hiện trong những vùng mà người dân thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm bơ sữa. Thực tế, các loại đậu có thể giúp làm giảm cảm giác thèm bơ sữa. Những loại đậu tốt cho bệnh nhân nhiễm nấm Candida là đậu Ấn Độ, đậu lima, đậu lăng nâu. Đậu Ấn Độ tốt cho bệnh kinh niên về
Salad Cà rốt

2 củ carot to
1/2 củ hành thái nhỏ
1 củ tỏi băm nhỏ
Muối
Thìa là
Nước chanh
Ngò tây thái nhỏ

Nạo carot rồi trộn với hành, tỏi, 2 thìa muối nhỏ. Ướp trong vòng 1 tiếng hoặc nếu để qua đêm thì nên rửa lại nếu quá mặn. Thêm thìa là, nước chanh và ngò tây trước khi dùng.

Sốt súp lơ chua

1/2 củ hành thái lát
1 củ tỏi thái nhỏ
Dầu ăn
1/2 bắp súp lơ đã thái hoa
Nước chanh
Nước mơ muối

Đổ dầu ăn vào chảo rồi trưng hành và tỏi. Bỏ súp lơ và nước (khoảng chừng 1 cốc) vào chảo. Để sôi cho đến khi nguyên liệu đã mềm. Bỏ ra đĩa, cho thêm nước chanh và nước mơ muối. Trộn đều. Cho thêm nước nếu thấy mặn. Có thể cho thêm thảo dược hoặc gia vị như thìa là, ngò tây, lá thơm…

NHỮNG GIA VỊ CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT



6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị giúp chữa bệnh đường ruột

6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.

Chế độ ăn uống chưa đầy đủ, dị ứng thực phẩm, tổ chức vi sinh biến đổi, lo lắng và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chúng ta dễ bị mắc các loại bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hoá.

Sử dụng các tính năng của một số loại gia vị quen thuộc  thường có trong các món ăn là một phương pháp tiếp cận tự nhiên vừa cung cấp thực phẩm mà vẫn có khả năng loại bỏ và phòng tránh được bệnh. Dưới đây là 6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.

1. Nghệ:

Một trong số những  gia vị được con người biết đến nhiều nhất là nghệ. Thành phần chính của củ nghệ vàng là chất màu curcumin. Tinh chất curcumin là chất có hoạt tính chống viêm cao có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá lượng thức ăn thích hợp.

Nhờ có tính năng giúp vết thương nhanh lành, nghệ có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột và đường tiêu hoá, ngăn chặn được tình trạng ruột bị rỏ rỉ. Nó cũng có tác dụng ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, chống tổn thương viêm loét, ngăn chăn sự hình thành của loét dạ dày và tá tràng.



2. Rau mùi:


Nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hoá như: ăn không tiêu, nôn mửa kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn.

Ngoài ra rau mùi khô còn chữa được bệnh tiêu chảy và kiết lỵ cấp tính. Rau mùi có tác dụng chống co thắt ruột, làm giảm tình trạng ruột bị kích thích mà không mang lại những tác dụng phụ gây hại đến sức khoẻ con người.

3. Thì Là:

Theo y học cổ truyền Thì Là có tính  kích thích, mùi thơm hăng hắc và hơi đắng. Nó được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, làm giảm các cơn đau do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.

4. Thì Là Ai Cập

Đây là loại gia vị truyền thống của người Bắc Phi, thường được dùng trong các bữa ăn vì có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, kích thích quá trình tiêu hoá, có thể làm giảm đầy hơi và đau bụng.
Ngoài ra nó còn có thuộc tính giúp lợi tiểu, gây trung tiện, tiêu chảy, điều kinh và trị co thắt. Ở phương Đông loại gia vị này được coi là một phương thuốc từ thảo mộc, có thể làm tăng tiết sữa và giảm cảm giác buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai.

5. Gừng:

Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm...Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.

Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày. Trên thực tế, gừng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa ung thư  đại tràng và nhiều bệnh khác như ngăn ngừa tiêu chảy, loại bỏ cảm giác bồn nôn và trị chứng bệnh đau bụng kinh.

6. Ớt cay:

Vì có tính cay rất mạnh nên loại gia vị này thường được coi là không tốt cho dạ dày của chúng. ta nhưng trên thực tế là ớt không chỉ là loại gia vị có khả năng kích thích quá trình tiêu hoá mà còn giúp điều chỉnh bài tiết lượng axit tiêu hoá trong đường ruột, làm dịu các bệnh đường ruột bằng cách kích thích bao tử tiết chất nhầy.
Ớt cay còn có tác dụng làm giảm cholesterol, làm gia tăng sức khoẻ của toàn bộ hệ thống tim mạch, có tính kháng sinh cao - chuyên chở các chất dinh dưỡng cần thiết đến những vùng bị nhiễm trùng và viêm.

ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH KHI BỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Người mắc bệnh đường ruột thường sợ ăn uống khó tiêu nên dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do kiêng khem không đúng cách. Hãy ăn uống đúng cách như uống nhiều nước, giảm "thịt đỏ", tăng "thịt trắng"...

Nếu trước đây trong thời chiến, bệnh đường ruột thường gắn chặt với tình trạng ăn uống thất thường và thiếu thốn thì bệnh lý hệ tiêu hóa hiện nay rõ ràng còn trầm trọng hơn trước thể hiện qua số người bệnh chỉ tăng chứ không giảm trong khi không còn thiếu thuốc đặc hiệu.

Bệnh thời đại

Tưởng nghịch lý nhưng không. Lý do khiến bệnh đường ruột có mặt trong danh sách các bệnh hàng đầu ở xứ mình là vì:

- Chế độ dinh dưỡng đi ngược với chức năng tiêu hóa của khung ruột do gia chủ có khuynh hướng “bội thực”.

- Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là chuyện trên trời nên bệnh bội nhiễm không mời cũng đến.

- Khuynh hướng lạm dụng thực phẩm công nghệ khiến cơ thể trở thành tấm bia hứng cả khối chất phụ gia.

- Sức đề kháng bị soi mòn liên tục trong môi trường ô nhiễm cũng bởi nếp sinh hoạt lao tâm lao lực.

- Ít người có đủ thời giờ để điều trị bệnh đúng bài bản do quá tất bật với cuộc sống.

- Thầy thuốc chỉ đủ giờ để biên toa cho thuốc đặc hiệu, bất kể phản ứng phụ, thay vì chú trọng vào biện pháp sinh học với tác dụng tuy hòa hoãn hơn nhưng an toàn.

dinh-duong-jpg-1357435331_500x0.jpg

Ăn uống vô điều độ là một trong các “thủ phạm” chính dẫn đến viêm đường ruột.


Người mắc bệnh đường ruột thường sợ ăn uống khó tiêu nên dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do kiêng khem không đúng cách. Hãy ăn uống đúng cách như uống nhiều nước, giảm "thịt đỏ", tăng "thịt trắng"...

Nếu trước đây trong thời chiến, bệnh đường ruột thường gắn chặt với tình trạng ăn uống thất thường và thiếu thốn thì bệnh lý hệ tiêu hóa hiện nay rõ ràng còn trầm trọng hơn trước thể hiện qua số người bệnh chỉ tăng chứ không giảm trong khi không còn thiếu thuốc đặc hiệu.


dinh-duong-jpg-1357435331_500x0.jpg

Ăn uống vô điều độ là một trong các “thủ phạm” chính dẫn đến viêm đường ruột.

Ăn uống đúng cách để bớt thuốc

Người bệnh tất nhiên cần được điều trị lâu dài, nghĩa là phải uống thuốc nhiều ngày. Cũng chính vì thế, bên cạnh chuyện đau yếu, không kém phần quan trọng là tai hại do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm, nhất là thuốc có chứa corticosteroid. Không dùng thuốc không xong nhưng càng dùng thuốc càng mệt thêm vì… thuốc.

Muốn giải tỏa áp lực của thuốc, lối thoát của nạn nhân chỉ có thể là chế độ dinh dưỡng. Khẩu phần của người bị viêm đại tràng vì thế cần được chú trọng nhằm mục tiêu nâng đỡ tổng trạng bằng cách cung cấp nước và chất điện giải, chất đạm và hoạt chất sinh học. Cụ thể:

● Uống nhiều nước: Đừng ít hơn 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300 ml vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Nếu được nước khoáng loại có nhiều kalium và magnesium càng hay vì nước vừa nhuận trường vừa lợi tiểu.

● Giảm “thịt đỏ”: Đạm động vật là một trong các nguyên nhân gây dị ứng và lên men trong khung ruột.

● Ưu tiên “thịt trắng”: Chẳng hạn thịt gia cầm, tất nhiên nếu thịt, trứng không tẩm thuốc kháng sinh, không ướp bằng nội tiết tố.

● Chú trọng thịt “giả”: Như đậu hủ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

● Ăn định kỳ trứng luộc hoặc cá biển: Tối thiểu ba lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển để cung cấp sinh tố D - chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.

● Sữa chua, chuối già và khoai lang: Trên bàn ăn nên thường xuyên có ba món sữa chua, chuối già và khoai lang nhằm bổ sung kalium và sinh tố B6 - hai hoạt chất rất dễ thiếu hụt khi đường ruột trục trặc.

● Chuộng trái cây: Ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây để cơ thể được liên tục tiếp tế sinh tố C. Thiếu sinh tố C thì các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Đừng quên trái ổi vì ổi vừa dồi dào sinh tố C, vừa cung cấp chất chát với tác dụng trấn an đường ruột.

● Rượu thuốc: Nếu thích rượu thuốc thì ly nhỏ rượu quế, hay rượu vang trắng ngâm thì là, hoặc rượu sa nhân là món nên có sau mỗi bữa ăn. Nhưng nên nhớ là uống một ly nhỏ khác xa với ực luôn… một xị.

Đừng kiêng đến suy dinh dưỡng

Do thường bị đau bụng nên người bệnh rất sợ món ăn không hạp. Chính vì thế mà một trong những sai lầm thường gặp của người bị viêm đại tràng là chế độ ăn uống kiêng cữ quá khắt khe. Người bị bệnh đường ruột không nên vì quá sợ tiêu chảy rồi tự gây suy dinh dưỡng. Chỉ cần nhớ hai nguyên tắc. Đó là:

● Loại bỏ món nào không dung nạp được, nghĩa là ăn vào thấy khó chịu, nhất là món đã từng gây dị ứng ngoài da.

● Đa dạng hóa khẩu phần để dưỡng chất nào cũng có, thay vì ngày nào cũng ăn mỗi một món hạp khẩu để rồi tuy đủ ăn nhưng lại suy… dinh dưỡng.


Ba lưu ý kiêng cữ

Trong bệnh đường ruột bao giờ cũng có hiện tượng dị ứng. Người có trục tiêu hóa quá nhạy cảm nên:

● Giảm tối đa thực phẩm công nghệ vì nhiều chất phụ gia là nguyên nhân gây dị ứng trên đường tiêu hóa.

● Tránh các loại nước uống dưới dạng cốm hòa tan hay sủi bọt, cũng như các loại thuốc có sorbitol hay manitol trong thành phần vì dễ gây tiêu chảy.

● Cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.




Uung thư đường ruột
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt
Đường ruột và dạ dày
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư






(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý