Làm sao để em bé hết nấc cục (nấc cụt)

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm sao để em bé hết nấc cục (nấc cụt)

19/04/2015 05:50 AM
1,063

Làm sa để em bé hết nấc cục? Tham khảo những thông tin dưới đây để có cách hay chữa nấc cho bé nhà bạn nhé




Nấc cục là sự co thắt đột ngột, không tự ý của cơ hoành, tống khí ra khỏi buồng phổi, luồng khí khi đi ngang qua dây thanh âm tạo thành tiếng Nấc cục. Nấc cục nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng, kéo dài vài phút thì thường là không ảnh hưởng đến sức khỏe, gọi là Nấc cục tạm thời và không cần điều trị; nhưng Nấc cục nếu kéo dài hơn 1,2 ngày hoặc tái phát có chu kỳ thì thường là do nguyên nhân bệnh lý và cần phải điều trị.


       Nấc cục có nhiều nguyên nhân, đa số do rối loạn đường tiêu hóa, ví dụ: ăn nuốt quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm có nhiều gia vị, uống nhiều nước có gas, nuốt quá nhiều không khí vào bao tử; hoặc một số nguyên nhân bệnh lý khác như các biến chứng phẫu thuật, nhiễm trùng não... Ở trẻ em, Nấc cục đa số là do bé bú quá no làm căng dãn gây rối loạn vận động co thắt của cơ hoành, trường hợp bệnh lý có thể là do trào ngược dạ dày - thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.

         Những trường hợp Nấc cục tạm thời hoặc Nấc cục do các rối loạn đường tiêu hóa thì Nấc cục có thể sẽ tự hết hoặc người bệnh cần chú ý và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Nấc cục tạm thời có thể chữa hết bằng các mẹo nhỏ, như: cố gắng hít thật sâu và nín thở thật lâu, nuốt hơi liên tục nhiều lần trong lúc đang nín thở, uống một ly nước lạnh thật nhanh và nín thở thật lâu sau đó, hít vào bằng mũi thật sâu rồi thở ra từ từ bằng miệng… mục đích để kéo dãn cơ hoành, tạo lại hoạt động bình thường cho cơ hoành. Còn Nấc cục do có bệnh lý cụ thể thì cần điều trị triệt để nguyên nhân.

        Để thoát khỏi cơn Nấc cục, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu vì thán khí làm giảm Nấc cục, dưỡng khí (O2) làm tăng nấc. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hít thử một hơi không khí đầy buồng phổi và sẽ thấy một cái Nấc cục tiếp nối ngay sau hơi thở này.

  -    Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.

  -   Ngược đầu lại và uống một ly nước: Lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ly nước ngược. Nói đơn giản hơn là: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cục, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.

  -    Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi: Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều. Bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây.

  -    Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục (mẹo vặt này có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân).

Ngoài những phương pháp rất hữu hiệu kể trên (có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân), bạn cũng có thể thử các mẹo vặt dưới đây với hiệu quả khoảng 50%:

  -    Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là lưỡi gà. Dùng một muỗng cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục.

  -    Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), âm phần cứng và mềm gặp nhau.

  -    Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.

      Hoặc có thêm nhiều cách khác như: để hết nấc, bạn có thể lấy một cục đá lạnh để ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất. Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối cũng là giải pháp hữu hiệu.



9 cách trị nấc cụt hiệu quả


Nấc cụt - tình trạng này do cơ hoành tự nhiên hạ xuống đột ngột ngoài ý muốn và các nếp gây âm thanh ở phần trên khí quản đóng lại gây ra một âm đặc biệt khi thở vào làm cho ta nghe tiếng nấc cụt. Và nhất là không có gì bực bội hơn việc khi bạn bị nấc cụt liên tục mà không hết.

Hãy thử một trong các biện pháp khắc phục sau để có thể thoát khỏi cơn nấc cụt một cách nhanh chóng.

Ăn một loại thực phẩm có vị ngọt. Một thìa đường cát là cách trị phổ biến bởi vì các hạt đường có kích thước nhỏ có thể gây kích thích cho thực quản của ta làm cho các cơ hoành của ta trở lại trạng thái như bình thường.

Hay ăn một cái gì đó thật chua. Chẳng hạn như một thìa dấm, vị chua của nó có thể làm dừng ngay cơn nấc cụt một cách nhanh chóng.

Nhâm nhi một số loại nước sốt nóng. Việc này có thể thực hiện được vì độ nóng của nước sốt sẽ làm cho cơ thể bạn mất tập trung và quên đi cơn nất cụt.

Dùng túi giấy gói hàng. Áp miệng vào một túi giấy gói hàng, thở nhẹ và sâu vào trong một túi giấy nhỏ, điều này sẽ làm gia tăng nồng độ CO2 trong máu và làm cho cơ hoành thêm sâu hơn để cơ thể có thể nhận được nhiều ô xi hơn. Việc này có thể làm ngưng ngay cơn nất cụt của bạn.

Nhai một ít hạt cây thì là. Đây là một mẹo đơn giản, nhai từ từ một muỗng cà phê hạt thì là. Đây là cách chữa trị truyền thống bởi vì việc nuốt các hạt này có thể gây kích thích dây thần kinh số 10 (dây thần kinh phế vị) làm cho cơn nất cụt dừng lại.

Hãy thử dùng mẹo với khăn giấy. Đặt một miếng khăn giấy mỏng lên trên miệng của một cốc nước sau đó uống nước qua lớp khăn giấy đó, bạn sẽ phải dùng cơ hoành hút mạnh hơn để có thể uống được nước, việc này làm cho cơ hoàng sẽ trở lại trạng thái bình thường và sẽ ngắt được cơn nấc cụt.

Hãy thử với một ít mật ong. Cho một thìa cà phê mật ong khuấy đều trong nước ấm, sau đó nuốt vào, cũng giống như hạt thì là mật ong cũng có khả năng kích thích dây thần kinh phế vị làm cho dứt cơn nấc cụt.

Hãy thử với một ít bơ đậu phộng. Một biện pháp chữa trị cổ điển nữa là ăn một thìa bơ đậu phộng lơn. Trong quá trình nhai và nuốt sẽ làm cho hơi thở của bạn bị gián đoạn, và thế là cơn nấc cụt sẽ tan biến.

Biện pháp khắc phục với sô cô la. Tương tự như đường, ta dùng một thìa bột sô cô la trộn (ca cao hoặc ovantine) sau đó nuốt hết tất cả lượng bột có trong thìa, việc này sẽ giúp ích nhiều cho việc ngưng thạng thái nấc cụt của cơ thể.


Làm sao để chấm dứt cơn nấc cụt?


Bị nấc cụt sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoạt và làm việc. Dưới đây là một số nguyên nhân và hướng dẫn cách chữa trị chứng bệnh này.

Ai có thể mắc nấc cụt?

Ai cũng có thể bị nấc cụt ít lần trong đời. Cơn nấc cụt thường vô hại và kéo dài không lâu. Cũng có trường hợp kéo dài liên tục gây khó khăn trong sinh hoạt.

Vì sao nấc cụt?

Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.

Nguyên nhân nấc cụt:

- Dây thần kinh tới cơ hoành bị kích thích do ăn thức ăn nóng và nhiều gia vị, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, ăn quá no, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu, uống nhiều nước có ga, thường xuyên uống nước lạnh.

- Cơ thể suy nhược, mất ngủ, chán ăn. Hút thuốc lá. Xúc động bất thình lình. Táo bón.

- Còn nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết…

Làm sao để chấm dứt cơn nấc cụt? - Sức Khỏe - Chăm sóc sức khỏe - Sức khỏe gia đình

Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, uống một ly nước lạnh chầm chậm.

Cách chữa nấc cụt:

Có thể áp dụng những cách sau:

- Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, uống một ly nước lạnh chầm chậm, nuốt nước bọt liên tục, hoặc lấy một cục đá lạnh ngậm và mút cho đến khi cơn nấc biến mất.

- Dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút.

- Dùng một que bông gòn xoa nhẹ phần vòm miệng phía sau khoảng 1 phút.

- Há miệng ra, bạn tìm lưỡi gà rồi dùng một muỗng cà phê nâng lưỡi gà lên vài lần.

- Nín thở: dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai. Mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

- Nuốt khô một muỗng cà phê đường. Nếu hiệu quả sẽ chặn đứng nấc cụt chỉ sau vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120ml nước. Ngoài ra có thể nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.

- Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối đến khi hết nấc thì thôi.

Nếu cơn nấc cụt kéo dài nhiều giờ mà thử các biện pháp trên không hiệu quả, nên đi khám bệnh. Các bác sĩ sẽ cho bạn một vài loại thuốc uống hay tiêm có thể cắt cơn nấc cụt hiệu quả.


Gãi nhẹ môi chữa nấc cho trẻ


Mình 'thu lượm' được một vài cách chữa nấc cho trẻ khá hay, xin chia sẻ cùng các mẹ nhé!

Bé nhà mình hiện được 4 tháng tuổi và rất hay bị nấc. Mỗi lần như vậy cả hai vợ chồng đều xót con, sốt ruột tìm mọi cách để bé hết nấc. Thế nên, mình 'thu lượm' được một vài cách chữa nấc cho trẻ khá hay, xin chia sẻ cùng các mẹ nhé!

Gãi nhẹ môi chữa nấc cho trẻ - 1

Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. (Ảnh minh họa).

Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.

Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Ps: Nếu con bị nấc, các mẹ thử áp dụng mấy cách trên xem thế nào nhé!






Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc miệng cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương đúng cách
Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý