Bệnh đường ruột có chữa được không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh đường ruột có chữa được không?

19/04/2015 05:50 AM
756

Bệnh đường ruột có chữa được không? Bệnh đường ruột hoàn toàn có thể chữa được nếu kiên trì áp dụng các phương pháp chữa bệnh, dùng thuốc có chế độ ăn uống phù hợp. Hãy cùng tham khảo bạn nhé!






BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?



Phương pháp mới điều trị nhiễm trùng đường ruột

Nhóm nghiên cứu người Hà Lan vừa cho biết việc cấy phân từ người khỏe mạnh sang người bệnh có thể chữa trị được những căn bệnh nhiễm trùng đường ruột không kiểm soát được bằng kháng sinh.

Đường ruột của con người chứa hàng tỷ vi trùng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, hệ vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi chúng ta sử dụng kháng sinh lâu dài. Hậu quả có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng của người bệnh nặng hơn. Một trong những vi khuẩn nguy hiểm có thể gây bội nhiễm khi hệ vi khuẩn bảo vệ đường ruột bị suy yếu là Clostridium difficile. Triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột do C. difficile bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, và nôn.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Josbert Keller ở The Hague đã dùng phân của người khỏe mạnh pha loãng với nước muối sinh lý, rồi đưa vào đường ruột người bệnh bằng phương pháp nội soi hay thụt tháo để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Kết quả, với kỹ thuật này, tác giả có thể điều trị thành công 13/16 người tình nguyện bị nhiễm trùng do tác nhân C.difficile. Trong khi nếu chỉ dùng kháng sinh đơn độc, chỉ có 7/26 người bị nhiễm được điều trị thành công.

Liệu pháp dùng phân để điều trị bệnh đã từng được ứng dụng trong ở gia cầm & cũng có nhiều tài liệu y học ở Trung Quốc đề cập đến vấn đề này. Bác sĩ Keller cho rằng phân chứa nguồn probiotic dồi dào mà chúng ta có thể hình dung.

Cảnh báo bệnh nhiễm khuẩn đường ruột mùa hè

(CL)- Mùa hè được cảnh báo là mùa của bệnh đường ruột, nhất là ở những nước thuộc vùng nhiệt đới như nước ta hiện nay. Các tổ chức Y tế cảnh báo người dân cần chủ động trong việc phòng các bệnh mùa hè, đặc biệt là bệnh đường ruột.

Rau muống là một trong số loại rau chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Rau xanh – tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn

Theo tổ chức Y tế thế giới thì Cyclospora, Cyptosporidium, Giardia là những đơn bào thuộc họ ký sinh trùng gây bệnh đường ruột được tìm thấy khá phổ biến trong một số loại rau, đặc biệt là rau có thể ăn sống.

Hiện nay, nước thải và phân tươi trong thành phố vẫn được các hộ sản xuất nội ngoại thành Hà Nội tận dụng để trồng rau, nuôi cá. Việc lạm dụng nguồn nước thải này đã dẫn đến hậu quả là hầu hết các loại rau tiêu thụ trong thành phố bị nhiễm khuẩn nặng nề.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại nhiều địa phương trồng rau ở Hà Nội. Kết quả đã tìm thấy số lượng lớn vi khuẩn phân và 3 loại trứng giun là giun đũa, giun móc, giun tóc có trong nước. Điều đáng lo ngại là những loại đơn bào tìm thấy trong số các vi khuẩn này có thể chui qua da người để xâm nhập vào cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng những người nông dân bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với nguồn nước trong quá trình nuôi trồng là rất cao.

Không chỉ vậy, trong số 96 mẫu rau được lấy tại Hoàng Liệt, 118 mẫu rau được lấy từ Long Biên và nhiều mẫu rau thu thập tại các chợ cho thấy hầu hết các loại rau này đều ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn colifom và các vi khuẩn gây ra bệnh đường ruột. Đặc biệt, những vi khuẩn này có nhiều nhất trong các loại rau như rau muống, rau ngổ, kinh giới, tía tô…

Theo ghi nhận, khi hái và bó rau tại ruộng, người dân thường mang về nhà ủ qua đêm rồi hôm sau mới mang ra chợ bán. Để đảm bảo cho rau được tươi, người dân phải phun nước lên rau hoặc dùng bao tải ẩm phủ lên rau. Tuy nhiên, nước để phun rau hầu hết là nước được lấy từ ruộng.

Nhóm nghiên cứu cho rằng chính thói quen vẩy nước để bảo quản làm tươi rau đã tăng thêm nguy cơ nhiễm vi sinh vật cho rau trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Chủ động phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Mùa hè, trong thực đơn của nhiều gia đình thường có rất nhiềm món rau, đặc biệt là rau sống. Tuy nhiên, thói quen này khiến người dân rất dễ bị nhiễm các đơn bào kể trên do ăn phải rau sống được tưới bằng nước bị nhiễm phân hoặc tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như tay bẩn.

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột phổ biến ở người già và trẻ nhỏ. Vi khuẩn đường ruột thường xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường ăn uống, làm việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hoặc các loại gia súc, gia cầm.

Bệnh đường ruột rất nguy hiểm. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là những cơn đau bụng bất ngờ, sau đó là tiêu chảy, đi ngoài khiến cơ thể bị mất nước và điện giải khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ở một số người bệnh nặng khi tiêu chảy còn bị ra máu. Tình trạng này kéo dài từ 2 – 5 ngày, người bệnh bị sốt nhẹ, buồn nôn.

Những người tiêu chảy ra máu thường là bị thiếu máu u rê khiến suy giảm chức năng thận. Điều này khiến bệnh nhân mất sức nhanh chóng, rất khó để lấy lại sức khỏe sau một thời gian ngắn.

Các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất là người dân nên chủ động phòng bệnh là chính. Chị em nội trợ cần thận trọng trong việc chế biến các loại rau để tránh việc cả gia đình bị nhiễm khuẩn đường ruột. Tốt nhất là ăn chín uống sôi. Có như vậy các loại vi khuẩn sẽ không có cơ hội để “thâm nhập” vào dạ dày và đường ruột.

Nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn E. coli cũng rất dễ lây truyền nếu người bệnh không rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh mà lại chạm tay vào thức ăn. Do vậy, mỗi gia đình cũng cần dạy cho con trẻ tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch sau mỗi lần đi vệ sinh.

TS Phùng Khắc Cam, trưởng nhóm thuộc phòng nghiên cứu các nhiễm khuẩn đường ruột, khoa Vi sinh – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh: “Đơn bào đường ruột Cyptosporidium có khả năng lây từ người sang người, còn Giardia có thể lây chuyền từ động vật sang người. Nếu quá trình sử dụng nước thải và phân tươi trong nuôi trồng không được cải thiện; thói quen ăn rau sống và ít rửa tay vẫn tồn tại thì việc lây nhiễm trong cộng đồng bệnh đường ruột và các loại bệnh nguy hiểm khác là rất lớn”.






ĐÔNG Y CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT HIỆU QUẢ

Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở đi tháo, lỏng như nước. Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi. Đi lỏng lâu ngày là thiên về hư, thiên về hàn, thì lại phải cố sáp.

article6868 Chữa viêm ruột cấp theo đông y

Thương truật – vị thuốc chữa viêm ruột cấp

Biện chứng đông y: Tì hư thấp khốn, vận hóa thất thường.

Cách trị: Vận tì hóa thấp.

Đơn thuốc: Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm.

Công thức: Phục linh 15g, Trư linh 9g, Thương truật 9g, Hậu phác 9g, Trạch tả 9g, Quế chi 3g, Cam thảo 6g, Dĩ mễ 9g, Hạnh nhân 9g, Thông thảo 3g, Bạch khấu nhân 6g, Hoạt thạch 9g, Sinh khương 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Sau khi dùng thuốc quả nhiên số lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6-7 lần. Nhưng vẫn thấy mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát sinh vào giữa hè, thử thấp làm tổn thương đến tì vị. Tì vị thấp bao vây, vận hóa mất bình thường, thử thấp chảy xuống dưới gây chướng bụng, đau rốn, kém ǎn và tức ngực. Tì chủ tứ chi, nên thấy taychân, mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch nhu hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt mà mạch hư, là triệu chứng của tì hư

Tất cả các chứng trên rõ rằng cǎn nguyên bệnh là tì hư, bị thấp bao vây. Vì dùng rượu thuốc opio và thuốc thu sáp cho nên vẫn chướng bụng, đau bụng, dùng bài thuốc vận tì hóa thấp

Cho uống “Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm”. Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau chướng bụng, chỉ còn đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày, ǎn uống khá hơn, nhưng đại tiện chưa thành khuôn.

Khám thấy mạch trầm, tế, vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, có thể thấy thử thấp đã mất được phần lớn, cần trợ giúp cho tì dương đang bị giam hãm, dùng phương pháp kiện tì khư thấp tiêu chướng, cho uống bài thuốc trên có gia giảm như sau: Bạch sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiên thán (tức Sơn tra, Mạch nha, Trần khúc) 15g, Hậu phác 6g, Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần tỉnh táo, ǎn uống tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư tự hãn, lại cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh khỏi hẳn.

Bàn luận: Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở đi tháo, lỏng như nước. Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi. Đi lỏng lâu ngày là thiên về hư, thiên về hàn, thì lại phải cố sáp. Trường hợp này là bạo tả rõ ràng, cho nhầm thuốc sáp, càng uống bệnh càng nặng. Cần phải thận trọng biện chứng cho đúng, thì luận trị mới đúng.

 CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA VIÊM ĐƯỜNG RUỘT HIỆU QUẢ

Viêm ruột mạn

 Biện chứng đông y: Khí trệ thấp trở.

  1. khí trệ thấp trở

Triệu chứng:

Cách trị: Hành khí hóa ứ, thêm thảm thấp nhuyễn kiên.

Đơn thuốc: Khổ sâm thang.

Khổ sâm

6-9

Qui đầu

10

Xích thược

12

Đại hoàng

6-9

Mộc hương

9

hải tảo

15

Đào nhân

9

xuyên phác

5

Bạch truật

10

Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Đại tiện lỏng thêm sơn tra nhục 10g, đại tiện bí thêm đại ma nhân 12g.

Viêm ruột mạn

Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.

  1. tỳ thận dương

Triệu chứng:

Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.

Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.

cốt toát

12

Ngô thù

6

nhục đạu khấu

6

Ngũ vị

6

Bạch truật

10

Bạch linh

10

Hoàng kỳ

12

Đẳng sâm

12

Trần Bì

6

ômai

3quả

thạch lựu bì

6

phụ tử

6

Quế chi

6

Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

Hiệu quả lâm sàng: Lấy "Gia vị tứ thần thang" làm chủ, khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3 - 6 thang là khỏi.

Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thăng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể dứt.

Viêm ruột cấp

Biện chứng đông y: Tì hư thấp khốn, vận hóa thất thường

  1. tỳ hư thấp khốn

Triệu chứng: ngày 5-7 đột nhiên đi tháo, phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt

Cách trị: Vận tì hóa thấp.

Đơn thuốc: Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm.

Bạch linh

15

trư linh

9

Xương truật

9

Hậu fác

9

Trạch tả

9

Quế chi

3

Cam thảo

6

ý dĩ

9

Hạnh nhân

9

thông thoả

3

bạch đậu khấu

6

hoạt thạch

9

Sinh khương

6

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Tô X, nam, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 7-7-1973. Trước đây bệnh nhân đã bị tức ngực, thở ngắn, có lúc đau vùng ngực. Kiểm tra điện tâm đồ không thấy có thay đổi rõ rệt, ngày 5-7 đột nhiên đi tháo, phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần. Đã khám và cho uống rượu thuốc opi, còn cho dùng các vị thuốc như Ô mai, Ngũ bột tử, Sinh mẫu lệ để thu sắp, bên ngoài thì dùng Cao khổ sâm đắp lên rốn để cầm ỉa chảy. Sau khi dùng thuốc quả nhiên số lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6-7 lần. Nhưng vẫn thấy mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát sinh vào giữa hè, thử thấp làm tổn thương đến tì vị. Tì vị thấp bao vây, vận hóa mất bình thường, thử thấp chảy xuống dưới gây chướng bụng, đau rốn, kém ăn và tức ngực. Tì chủ tứ chi, nên thấy tay chân, mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch nhu hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt mà mạch hư, là triệu chứng của tì hư. Tất cả các chứng trên rõ rằng căn nguyên bệnh là tì hư, bị thấp bao vây. Vì dùng rượu thuốc opio và thuốc thu sáp cho nên vẫn chướng bụng, đau bụng, dùng bài thuốc vận tì hóa thấp. Cho uống "Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm". Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau chướng bụng, chỉ còn đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày, ăn uống khá hơn, nhưng đại tiện chưa thành khuôn. Khám thấy mạch trầm, tế, vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, có thể thấy thử thấp đã mất được phần lớn, cần trợ giúp cho tì dương đang bị giam hãm, dùng phương pháp kiện tì khư thấp tiêu chướng, cho uống bài thuốc trên có gia giảm như sau: Bạch sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiên thán (tức Sơn tra, Mạch nha, Trần khúc) 15g, Hậu phác 6g, Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần tỉnh táo, ăn uống tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư tự hãn, lại cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh khỏi hẳn.

Bàn luận: Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở đi tháo, lỏng như nước. Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi. Đi lỏng lâu ngày là thiên về hư, thiên về hàn, thì lại phải cố sáp. Trường hợp này là bạo tả rõ ràng, cho nhầm thuốc sáp, càng uống bệnh càng nặng. Cần phải thận trọng biện chứng cho đúng, thì luận trị mới đúng.

Lị trực khuẩn cấp

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn.

  1. thấp nhiệt nội uẩn

Triệu chứng: đau bụng mót rặn, thấp nhiệt hun đốt, tổn thương khí huyết đến nỗi thành lỵ. Phân đỏ trắng lẫn lộn, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ít mà đỏ là do thấp nhiệt hạ trú. Rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác

Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, điều khí bổ huyết.

Đơn thuốc: Thang bào ẩm, Đương quy thược dược thang gia giảm.

mễ xác

10

mật ong

31

Công thức: Thang bào ẩm: Mễ xác (1) 10g, Mật ong 31g, Mễ xác sắc lấy nước, rót mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng chiều.

Đương quy thược dược thang gia giảm:

Bạch thược

60

lai phục tử

3

quảng Mộc hương

3

hoành liên

9

địa du

12

Chỉ sác

6

tân lang

6

Cam thảo

6

hoạt thạch

10

. Sắc uống mỗi ngày 1 thang vào buổi tối.

Hiệu quả lâm sàng: Đông y thường chia bệnh lỵ thành: thấp nhiệt lỵ, hưu tức lỵ (cửu lỵ), hư hàn lỵ, dùng Thanh bào ẩm để trị tiêu (ngọn). Dùng đương quy thược dược thang gia giảm để trị bản (gốc), có thể có tác dụng tốt. Phép điều trị này đối với già trẻ phụ nhi đều thích hợp, đã sử dụng trên lâm sàng mấy chục năm chữa cho rất nhiều ca kết quả đều rất tốt. Bạch XX., nam, 30 tuổi, nông dân. Sáng ngày 4-7-1974, đột nhiên phát sốt, phát rét, tháo tỏng, ngay chiều hôm đó đi lỵ, ra mủ máu, mót rặn, vào nhà tiêu liên tục, vào viện cấp cứu. Kiểm tra thân nhiệt 39 độ C, huyết áp 120/70 mmHg, bạch cầu 13.600/mm3, trung tính 80%, lympho 20%, thử phân thấy nhiều tế bào mủ và hồng cầu, chẩn đoán lỵ trực khuẩn cấp, cho dùng cloromycetin, tetracyclin, thuốc lỵ đặc hiệu phối hợp truyền dịch, nhưng điều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8 tháng 7 chuyển sang điều trị đông y. Bệnh nhân đau bụng, mót rặn, đi lỵ phân lẫn lộn trắng đỏ. Đó là thấp nhiệt tích, trệ ở ruột, khí huyết bị tắc, chức năng dẫn truyền rối loạn, sinh cũng là thể hiện của thấp nhiệt. Nên dùng phép thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, điều trị bổ huyết, cho uống "Thang bào ẩm" và "Đương quy thược dược thang gia giảm". Buổi sáng uống "Thang bào ẩm" buổi tối dùng "Đương quy thược dược thang gia giảm", mỗi ngày mỗi bài 1 thang. Bệnh nhân uống 2 hôm, mọi chứng đều hết, hoàn toàn khỏe mạnh ra viện.

Bàn luận: Mễ xác chất bình vào các kinh phế, đại tràng và thận, các chứng ho lâu, tả lỵ, di tinh, đau tim, bụng, gân cốt. Vì có tính cố sáp, lúc dùng nó nên thêm các vị khác; tránh tắc vị, làm trở ngại ăn uống. Mật ong can bình, vào các kinh phế vị đại tràng có tác dụng hoạt trường thông tiện, nhuận phế giảm ho, giảm đau. Bài "Thang bào ẩm" dùng tính cố sáp của Mễ xác cầm ngay đi ngoài, giảm số lần đi, đồng thời giảm đau, dùng Mật ong để hoạt trường thông tiện, trị lỵ rất tốt (xét nghiệm in vitro, mật ong diệt trực khuẩn lỵ và cầu khuẩn sinh mủ), tác dụng nhanh, hết hẳn đau mót rặn, phối hợp với "Đương quy thược dược thang gia giảm" trị gốc, hiệu quả càng rõ rệt

Lị trực khuẩn nhiễm độc

Biện chứng đông y: Ngoài nhiễm phải khí thấp nhiệt dịch độc, trong bị thương tổn do ăn uống

 sống lạnh, làm hại đến trường vị.

  1. khí thấp dịch độc

Triệu chứng:

Cách trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc cứu nghịch.

Đơn thuốc: Gia vị liên mai thang.

Hoàng liên

2

ômai

2

Mạch môn

6

Sinh địa

6

agiao

5

Sa sâm

6

Thạch hộc

6

Mộc qua

6

tây dương sâm

2

. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Trình XX., nam, 8 tháng. Một ngày hạ tuần tháng 7 năm 1970, cháu bắt đầu ỉa chảy mỗi ngày 3-4 lần, sốt 38o5 C, cho uống thuốc tây sulfadiasin, viên hạ sốt, bệnh thấy có biến chuyển tốt. Nhưng hôm thứ hai, sau bữa cơm sáng thì bệnh nhi đột ngột sốt 40o5 C, co giật, đại tiện lỏng, đỏ trắng, mỗi ngày trên 10 lần, bụng chứng, vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chẩn đoán là lị trực khuẩn nhiễm độc. Vào viện truyền dịch, cho uống cloramphenicol, tiêm bắp neostigmin và chữa bằng đông y, 15 ngày sau bệnh diễn biến tốt, xuất viện. Sau khi xuất viện 8 giờ thì đến tối lại đột nhiên phát sốt, co giật, hôn mê, lại vào viện cấp cứu, điều trị 5 ngày bệnh nhân vẫn trong trạng thái hôn mê, sốt cao không lui, ỉa chảy không cầm, có lúc co giật, vì điều trị không kết quả nên tự động xuất viện. Lúc mẹ cháu đem đến xin chữa bệnh thì bệnh nhi gầy sọp, lơ mơ, thân nhiệt 39o5 C, da nhẽo. ỉa chảy mỗi ngày hơn 10 lần, nhiều chất nhày, đái vàng, lưỡi đỏ nổi gai, rêu vàng khô. Cho dùng "Gia vị liên mai thang". Sau khi uống 2 thang, bệnh thấy chuyển tốt rõ rệt, tinh thần tỉnh táo, nhiệt độ xuống còn 38 độ C (lấy ở hậu môn), đi ngoài giảm chỉ còn 2-3 lần mỗi ngày, ít chất nhày, rêu vàng đã hơi ướt. Vì bệnh nhân hơi ho, đầy bụng, nên trong bài thuốc trên bỏ Sa sâm, Thạch hộc thêm Trần bì, Hạnh nhân, Hậu phác, Tì bà diệp, uống tiếp 3 thang thì các chứng trên đều hết. Sau đó ăn uống điều hòa, bệnh nhi hoàn toàn bình phục, phát triển bình thường.

Bàn luận: "Liên mai thang" bắt nguồn từ "Ôn bệnh điều biện", gia vị để điều trị lị trực khuẩn nhiễm độc, kết quả rất tốt. Trong bài thuốc có Hoàng liên để tả hỏa ở tâm bào. A giao để ích âm dập tắt can phong, Mạch đông, Sinh địa để bổ thận thủy mà tư dưỡng, Can mộc, Ô mai liễm âm để sinh tân chỉ tả, thêm Sa sâm, Thạch hộc để tăng tính dưỡng âm sinh tân dịch, làm giàu âm dịch, dập tắt can phong làm hết co giật hôn mê, thêm Mộc qua vị chua nhập can để sinh tân như cân hòa vị, khử thấp, khi thấp hết nhiệt giảm thì tự cầm đi lỵ, sốt và tiết tả làm thương tổn khí âm nên thêm Tây dương sâm để xúc tiến việc hồi phục

Lỵ trực khuẩn mạn tính

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng.

  1. thấp nhiệt

Triệu chứng: : miệng khát, sức yếu, đi ngoài đau mót rặn, phân có máu mủ, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm

Cách trị: Điềuhòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ thận.

Đơn thuốc: Thược dược thang gia giảm.

Qui đầu

50

Bạch thược

50

binh lang

15

Chỉ sác

15

lai phụ tử

10

Cam thảo

5

tử quân

7.5

Nhục quế

5

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Viên XX, nam, 38 tuổi, công nhân đến khám tháng 9-1973, kể là đi lỵ, ỉa ra máu mủ đã 9 năm. Từ tháng 7-1964 bệnh nhân mắc bệnh lỵ, vào 1 bệnh viện dùng syntomycin, đã khỏi, sau khi ra viện thường bị lại, , mỗi ngày hơn 20 bận, về sau dường như năm nào cũng vào viện 1 lần, bệnh thường phát vào mùa hè. Năm 1968 sau khi ở bộ đội về bệnh càng nặng thêm, thường thì đại tiện có máu mủ bất kể mùa đông hay hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Chứng bệnh hiện nay đau bụng, mót rặn phân có máu mủ, mỗi ngày hơn chục bận, không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và u cục, không sờ thấy gan lách. Xếp vào loại cửu lỵ, nên trị bằng phép điều hòa khí huyết, tiết nhiệt thông trệ, thêm các vị ôn dương. Uống "Thược dược thang gia giảm" được 3 thang thì bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài, uống được 6 thang thì hết hẳn đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn đôi chút máu mủ trong phân, lại uống 3 thang nữa thì khỏi hẳn. Hai năm sau khám lại không thấy tái phát.

Bàn luận: "Thược dược thang gia giảm" là 1 thang xuất phát từ Thược dược thang có thêm bớt, thích hợp với cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ, do lúc mới mắc chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở đại tràng, gây nên thấp nhiệt nung nấu, khí huyết bị tổn thương, cáu bẩn không tẩy sạch, hóa thành phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không mọc, cho nên thường đi ngoài ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường chuyển vận bị hỏng mà sinh đau bụng mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý Trung Tử nói: "Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thì chẳng phải là chữa lỵ". Cho nên khi chữa lỵ lâu ngày thì ngoài việc điều hòa khí huyết, thông tích trệ, còn cần phải ổn bổ thận dương, nhất thiết không được dùng vị khổ hàn để công phạt nó. Bài này dùng Qui, Thược để hòa dinh dưỡng huyết; Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ, Lai phục tử để hành khí giải độc và cầm lỵ, Tửu đại hoàng thì tiết nhiệt thông phủ, Cam thảo để hòa trung kiện tỳ, Nhục quế để ổn thận trợ dương làm ấm hàn. Tất cả cùng điều hòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ dương, tất nhiên sẽ kết quả.

Tắc ruột người già

Biện chứng đông y: Trung khí bất túc

  1. trung khí bất túc

Triệu chứng:

Cách trị: Giáng khí chỉ thống, tư nhuận bổ trung, nhuận tràng thông tiện.

Đơn thuốc: Trầm hương ẩm.

trầm hương

6

mật ong

120

mỡ lợn

120

.Bỏ Trầm hương vào 300ml, nước sắc đến còn 200ml thì đem uống trước, sau đó mới uống mật ong và mỡ lợn: 2 vị này đun sôi để cho âm ấm rồi uống. Nếu bệnh nhân bị nôn nặng, trước khi uống thuốc có thể tiêm 0,25mg atropin vào 2 bên huyệt túc tam lý. Nếu vừa uống thuốc vào đã nôn ra thì phải uống bù lại lần nữa.

Hiệu quả lâm sàng: Đồng XX, nam, 65 tuổi, xã viên. Vào viện cấp cứu ngày 21-4-1972. Người bệnh đau bụng đã 2 ngày, nôn oẹ, không đại tiện, người mệt mỏi, yếu ớt. Kiểm tra tỏ ra là bệnh cấp tính, bụng mềm, quai ruột nổi rõ, vùng bên phải rốn ấn đau. Khám nghe rõ nhu động ruột tăng, chiếu X quang thấy có nhiều mặt nước phẳng hình cái cốc. Sau khi vào viện cho truyền dịch, đồng thời hút hết các vật chứa trong dạ dày. Đến 8 giờ tối cho uống nước Trầm hương, sau uống mật ong, mỡ lợn. Tới sáng sớm hôm sau, bụng sôi réo, đại tiện được một lần. Bớt đau đớn và đầy trướng, khoảng 9 giờ sáng liên tiếp đại tiện 2 lần, các chứng tiếp đó đều biến hết. Đến ngày thứ 3 khỏi bệnh, cho ra viện.

Bàn luận: Bệnh tắc ruột ở người già, vì tuổi cao sức yếu nên phần lớn bệnh nhân không muốn mổ, mà thích được dùng thuốc đông y hơn. Thực tiễn cho thấy bài thuốc trên dùng chữa bệnh tắc ruột của người già kết quả rất mỹ mãn. Bài thuốc này là do nhà đông y Lý Quang Diệu truyền lại cho. .

Viêm ruột mạn

Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.

  1. tỳ khí cực hư

Triệu chứng: gầy còm, sợ rét, tứ chi lạnh giá, không muốn ăn, ăn xong là đi lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch trầm trì tế nhược, thuộc chứng tì thận dươ

Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.

Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.

Đẳng sâm

12

Bạch truật

10

Chích thảo

3

Qui đầu

6

Bạch thược

12

Nhục quế

6

nhục nđậu khấu

10

Mộc hương

6

kha tử

12

túc xác

6

Can khương

6

Sắc uống, ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 năm lại đây, ngày đêm ngâm ngẩm đau bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 - 6 bận, đã chữa chạy nhiều mà không khỏi. Chẩn đoán là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm tĩnh mạch cloramphenicol, lại uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung hoàn thang, nhưng bệnh lúc đỡ lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân thể ng hư, không có sức vận hóa. Tì vị hư thì không tiêu hóa thức ăn, vận hóa tinh vi dược. Tì thận dương hư, thì âm thủy không hóa lâu dần thành ra đi ngoài lúc canh năm, bệnh không dứt sẽ tiến tới chứng hoạt thoát. Chứng tỏ khí của tì vị vận hóa bất thường, vị khí cực hư. Chữa nên bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát. Cho uống 5 thang bài Chân nhân dưỡng tạng thang, sau khi dùng thuốc chứng đau bụng và đi ngoài lúc canh năm có chuyển biến tốt rõ rệt, nhưng ngày vẫn đi lỏng 1-3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu, nên nguyên phương thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ thận dường, ích tì cốt thoát, dùng liền 10 thang. Uống thuốc xong, tứ chi trở nên ấm, ỉa lỏng ngừng, đại tiện đã bình thường, ăn uống tăng lên. Vì vậy bỏ vị can khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau thăm lại mọi thứ đều tốt.

 Viêm loét đại tràng

Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, không thể vận hóa thủy cốc.

  1. tỳ vị dương hư

Triệu chứng: chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ăn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ăn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực

Cách trị: Tư bổ tì vị, sáp tràng, chỉ tả.

Đơn thuốc: Tam vị chỉ tả tán.

Hoài sơn

150

khatử

60

thạch lựu bì

60

Tán chung thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4,5 g. Uống lúc đói.

Hiệu quả lâm sàng: Tào XX, nữ 43 tuổi, cán bộ. Ngày 10/4/1971 tới khám lần đầu. Bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 năm. Hiện bệnh tình chủ yếu là: cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ăn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ăn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực. Tây y soi dạ dày, ruột bằng barit chẩn đoán viêm loát đại tràng. Bệnh này có nguyên nhân là bởi tì vị dương hư, không chuyển hóa được thức ăn gây ra. Chữa nó phải tư bổ tì vị, sáp tràng chỉ tả, Cho dùng bài thuốc tự chế là tam vị chỉ tả tán. Uống trong 20 ngày, ỉa chảy giảm xuống 2-3 lần một ngày, ăn uống có hơi tăng lên, tiêu hóa tốt hơn, các chứng khác cũng thuyên giảm, mạch trở nên hoãn vô lực. Đó là biểu hiện tì vị dần dần khôi phục chức năng vận hóa. Uống tiếp một đợt nữa, bệnh khỏi.

Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân này là chức năng vận hóa của trường vị mất điều hòa, biểu hiện bằng ỉa chảy, thức ăn không tiêu hóa. Phần Tí luận trong sách Tố vấn chép rằng: "Doanh, là tinh khí của thủy cốc (thức ăn), điều hòa ngũ tạng, tưới khắp lục phủ, có thể vào mạch... Vệ, là hãn khí của thủy cốc, khí này nhanh, hoạt lợi, không htể vào mạch được, mà tuần hoàn trong da, trong thịt". Tinh vi không thể biến hóa để sinh ra Doanh, Vệ khí huyết, nên mới thấy chóng mặt, tim đập, tâm thần mệt mỏi trì trệ. Đau đầu là huyết hư không được nuôi dưỡng, mạch huyền tế vô lực là Doanh Vệ khí huyết không đủ, phải kíp dùng thuốc bổ tì vị, cầm đi tả, tinh vi dược hóa, khí huyết dồi dào, Doanh Vệ lưu thông thì mới khỏi được. Trọng dụng sơn dược ngọt, bình, vị nhạt, bổ khí tì vị. Kha tử nhục đắng, chua chát, ôn để sáp tràng cầm đi tả, nhờ thế bệnh tuy lâu ngày nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.

Viêm loét đại tràng

Biện chứng đông y: Tì khí hư nhược, kèm huyết ứ

10.tỳ khí hư nhược kèm huyết

Triệu chứng:

Cách trị: ích khí kiện tì, hoạt huyết hóa ứ.

Đơn thuốc: ích khí bổ tì hóa ứ thang

Hoàng kỳ

30

Đẳng sâm

15

Bạch truật

10

Bạch linh

15

ý dĩ

30

Hoài sơn

15

Đan sâm

30

Xích thược

15

Xuyên khung

15

Đan bì

15

. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Viêm loét đại tràng mạn

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.

  1. thấp nhiệt tràng tích

Triệu chứng:

Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.

Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.

Đào nhân

15

Đan bì

10

Xích thược

10

ôdược

15

nguên hồ

10

Cam thảo

10

Xuyên khung

15

Qui đầu

15

linh chi

10

Hồng hoa

10

Chỉ sác

10

Hương phụ

15

B công anh

50

tra thán

50

Hoàng liên

10

Sa tiền

15

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 năm, trung bình đã mắc bệnh một năm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.

Viêm loét đại tràng mạn

Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.

  1. tỳ vị dương hư, nhiệt độc khốn tr

Triệu chứng: Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tăng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ăn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ăn kém, sợ ăn mỡ, ăn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường căng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn

Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.

Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.

Hoàng kỳ

20

Đẳng sâm

20

Can khương

6

Ngũ vị

6

Khổ sâm

6

Ngô thù

6

phá cố chỉ

10

tam lăng

6

Bạch truật

10

vân tàm sa

30

địa du

10

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang

. hàn thêm Phụ tử 10g,

 phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g,

đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g,

đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.

Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 năm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tăng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ăn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ăn kém, sợ ăn mỡ, ăn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường căng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn răng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tăng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một năm, bệnh nhân không bị tái phát.

Viêm ruột giả mạc

Biện chứng đông y: Tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết. Cùng với các chất cặn bã tích trệ, vào ruột, bào lớp dịch mỡ mà hóa thành nước huyết đổ xuống dưới.

  1. khí hưýưt ngưng kế

Triệu chứng:

Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.

Đơn thuốc: Phương thức địa du tiền dịch (thụt giữ ở ruột).

địa du

30

tích loại tán

8

Đem Địa du bỏ vào 200 ml nước, sắc đặc còn 80 ml thì cho Tích loại tán vào trộn lẫn, rồi chia ra 4 lần để thụt vào ruột, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời phối hợp uống thuốc Tích loại tán, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 chỉ.

Hiệu quả lâm sàng: Quách X, 3 tuổi, Sốt cao 39-40o C liên tục trong 7 ngày mà không hạ nên được đưa vào viện. Đã dùng nhiều loại kháng sinh với liệu cao để trị nhiễm trùng như xen kẽ dùng streptomycin, tetracyclin, syntomycin bệnh đã khá hơn, thân nhiệt hạ còn 37o5 C, nhưng đến ngày thứ 10, đột nhiên trẻ bị ỉa chảy, mới đầu phân như nước, sau là nước máu. Một ngày đi hơn 10 lần, mỗi lần 30 - 40 ml, kèm theo mất nước độ hai, nôn oẹ, bụng trướng, quấy khóc không yên. Mạch trở nên tế nhược, thân nhiệt tăng lên 38o6 C, soi kính hiển vi thấy phân có màng giả của ruột (+++). Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột có mạc giả. Ngoài việc bù nước và chất điện giải như kali, còn dùng neomycin, erythromycin vẫn không khống chế được bệnh tình. Bèn ngừng chữa tây y chuyển sang đông y. Trẻ vì mẹ thiếu sữa, phải nuôi bộ, luôn bị tích trệ. Nay sốt cao kéo dài dẫn đến tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết, kèm theo cặn bã tích trệ đưa vào ruột, bào dịch mỡ, hòa thành nước máu mà ỉa ra ngoài.

Xét nghiệm phân thấy có nhiều mạc giả của ruột, đó là biểu hiện màng mỡ bị thương tổn. Cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Cho dùng Phức phương địa du tiễn dịch thụt vào ruột, uống thuốc Tích loại tán. Sau 24 giờ ỉa chảy đỡ, giảm bớt số lần đi ngoài, phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Chữa liền trong 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường. Xét nghiệm phân không còn phát hiện giả mạc. Theo dõi trong 1 tuần, bệnh nhi khỏi ra viện.

Bàn luận: Trường hợp này trẻ bị viêm ruột giả mạc điều trị bằng nước sắc Địa du cho vào Tích loại tán, lại phối hợp uống Tích loại tán, chỉ trong thời gian ngắn là khỏi bệnh, Tích loại tán là biệt dược bán ngoài thị trường. Bài thuốc này có chép trong sách Kim quĩ dực gồm có Thanh đại 2g, Trân châu 1g, Bột ngà voi (sấy) 1g, Ngưu hoàng 0,3g, Nhân chỉ giáp 0,15g, Băng phiến 1g, Bích tiên 1 g (nung), tất cả trộn lại với nhau tán thành bột mịn. Công dụng của thuốc này là thanh nhiệt giải độc, chống thối, sinh cơ, hay dùng nhất cho các bệnh thông thường ở xoang miệng như viêm amiđan có mủ, viêm họng cấp tính, bạch hầu đều thu được hiệu quả khá tốt. Còn dùng bài thuốc này để điều trị viêm loét đại trạng mạn tính cũng thu được hiệu quả rất mĩ mãn, cách chữa cũng như đối với viêm ruột giả mạc. Ngoài ra còn dùng Tích loại tán cho uống để chữa bệnh loét hành tá tràng, loét niêm mạc thực quản v.v... cũng thu được kết quả rất tốt.

Lỵ Amíp

Biện chứng đông y: Trường vị thấp nhiệt, kiêm huyết phận nhiệt độc, thấp nhiệt độc tà kết tụ.

  1. trường vị thấp nhiệt

Triệu chứng: Hai ngày trước đau bụng đi ngoài mỗi ngày 8-10 lần, toàn thân phát rét, mệt xỉu, mạch 110 lần mỗi phút, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, bụng và quanh rốn đều có ấn đau, thử phân

Cách trị: Thanh nhiệt khử thấp, giải độc chỉ lỵ.

Đơn thuốc: Bạch đầu ông thang.

bạch đầu ông

30

Hoàng liên

9

Trần Bì

9

Hoàng bá

9

. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi việc điều trị 14 bệnh nhân trong đó 10 người khỏi hẳn, các triệu chứng hết hoàn toàn, thử phân liền hai ba lần không còn thấy kén amip và amip. Bốn trường hợp khác có chuyển biến tốt: giảm nhẹ các triệu chứng, thử phân còn thấy amip và kén amip. Chưa gặp trường hợp nào không có kết quả. La XX, nữ 66 tuổi, nông dân, người Tạng. Hai ngày trước đau bụng đi ngoài mỗi ngày 8-10 lần, toàn thân phát rét, mệt xỉu, mạch 110 lần mỗi phút, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, bụng và quanh rốn đều có ấn đau, thử phân: Hồng cầu +++, Bạch cầu +++, phát hiện có kén Entamoeba histolytica, chẩn đoán chính xác là lỵ amip. Cho dùng "Bạch đầu ông thang", uống được 3 thang, bụng giảm đau, giảm số lần đi ngoài. Dùng liền 9 thang, các chứng mất hết, ba ngày một lần thử phân, thử tất cả 2 lần không còn thấy có kén amip và các thứ dị thường khác, bệnh khỏi.

 Rối loạn chức năng ruột

Biện chứng đông y: Thoát lực, lao thương.

  1. thoát lực lao thương

Triệu chứng: vùng quanh rốn đau ngâm ngẩm dai dẳng, thích ấn, kèm theo đau lưng, đại tiện phân nát, mỗi ngày 2-3 lần. Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.

Cách trị: Kiện tì, bổ thận.

Đơn thuốc: Tứ vị thang gia vị.

Đẳng sâm

30

Bạch linh

15

Chích thảo

6

K huyết đằng

30

tiên hạc thảo

30

tiểu hồi

30

hồng táo

10

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: lý XX, nam, 50 tuổi, nông dân. Tới khám 30-9-1977. Người bệnh khoảng tuần trước vào rừng chặt củi, ngã từ trên cao xuống. Buổi tối trở về thấy vùng quanh rốn đau ngâm ngẩm dai dẳng, thích ấn, kèm theo đau lưng, đại tiện phân nát, mỗi ngày 2-3 lần. Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Chẩn đoán lâm sàng là rối loạn chức năng ruột. Bèn cho uống bài Tứ vị thang gia vị, cho dùng 3 thang, các chứng đều khỏi hết.

Bàn luận: Đông y cho rằng chứng rối loạn chức năng ruột phần lớn là do nhảy ngã, vác nặng hoặc quá lao lực gây ra. Trường hợp này là do khí vốn yếu lại nhảy mạnh làm cho tì thận khí bị tổn thương. Tì mà vận chuyển không khỏe, thăng giáng thất thường, khí cơ không điều hoà, không thông thì đau, vì thế mà đau bụng phân nát. Thận chủ về đại tiểu tiện, lưng thuộc thận, thận hỏng thì lưng đau, tiểu tiện do thế mà thay đổi. Đau bụng thích ấn, lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm tế đều là biểu hiện của hư. Trong bài thuốc dùng tứ quân để kiến trung ích khí, phụ thêm có Kê huyết đằng, Tiên hạc thảo bổ thận, cầm ỉa. (Theo báo cáo, Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột), Tiểu hồi tán hàn giảm đau, Đại táo nâng tì bổ trung. Các vị thuốc cùng có tác dụng kiện tì bổ thận, hành khí trán thống, nên chỉ cần uống 3 thang là bệnh khỏi.

 ỉa chảy do tiêu hóa không tốt

Biện chứng đông y: Thận hư gây ỉa chảy.

Triệu chứng: ỉa chảy, thức ăn không tiêu, lưỡi sạch, hai mạch đều nhược

Cách trị: Bổ thận ích khí.

Đơn thuốc: Lý trung gia giảm thang.

Đẳng sâm

9

Bạch truật

9

Can khương

6

tế tân

1.5

ngô du

6

Sinh khương

9

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Công thức: Đảng sâm 9g, Bạch truật 9g, Can khương (nướng) 6g, Tế tân 1,5g, Ngô du 6g, Sinh khương 9g.

Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 70 tuổi. Người bệnh đã hơn 3 năm nay sáng sớm dậy đều ỉa chảy, thức ăn không tiêu. Đã điều trị nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Đã dùng lý trung thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung hoàn, thường uống xong chỉ đỡ trong 3 - 5 ngày ngày rồi lại ỉa chảy, đến nay vẫn chưa khỏi. Sau khi kiểm tra chẩn đoán là ỉa chảy do tiêu hóa không tốt. Đầu tháng 7-1963 đến khám. Khám thấy lưỡi sạch, hai mạch đều nhược. Đây là do thận hư gây ỉa chảy. Bài thuốc lý trung nghĩa là "lý" vào trung tiêu, còn đây là ỉa chảy của hạ tiêu, nên vẫn dùng bài lý trung nhưng bỏ vị cam thảo và gia vị gọi là lý trung gia giảm thang, cho uống liền 3 thang, bệnh bèn khỏi. Theo dõi bệnh nhân 3 tháng, không thấy tái phát.

Bàn luận: Bệnh ở người này đã kéo dài đến 3 năm, từng dùng các thứ thuốc Lý trung, Tứ thần v.v... mà chỉ có tác dụng tạm thời. Nhưng trong thang có Cam thảo là thuốc của trung tiêu, có tác dụng trở ngại đến việc Phụ tử di xuống để ôn thận. Bởi vậy giữ nguyên bài thuốc mà bỏ Cam thảo, thêm Tế tân, Ngô du để trị, chỉ cần 3 thang là khỏi, về sau không còn tái phát. Xin nhấn mạnh: "nhất thiết phải bỏ vị Cam thảo" ấy là đề phòng vị này làm cho thuốc vào kinh thận bị đình hoãn ở trung tiêu, làm yếu sức làm ấm ở dưới đi; còn thêm vị Tế tân không chỉ để dẫn thuốc mà bản thân vị này cũng có tác dụng kích phát thận dương, nên có lợi cho việc xua đuổi cái tà âm trọc. Dương hư âm thủy không hóa mà dẫn đến ỉa chảy, cũng tức là thủy không giữ ở vị trí của nó mà lại bỏ đi đường khác. Nay thủy được chính khí, khí hồi phục tức có thể tiêu thức ăn, ỉa chảy cầm ngay. Còn vị Ngô du thêm vào, nó vốn là thứ ôn can, can thận cùng ở vào hạ tiêu, ôn can thì có thể ấm thận. Bởi thế ông Đông Viên mới nói: "Trọc âm mà không giáng thì đi tả lị, nên chữa bằng Ngô du... công dụng như thần, các vị thuốc không vị nào thay thế được". Người đời Thanh là Dương Thời Thác đã giải thích thêm về việc dùng Ngô du trị ỉa chảy như sau: "Ngô du làm ấm bàng quang, thủy vận thì đái trong, đại tràng ắt tự củng cố... thông thoát sự che lấp dương ở trong thủy, làm giáng sự ngưng trệ âm ở trong thổ, do vậy mà có thể cầm ỉa chảy".

Tắc ruột

Biện chứng đông y: Tà nhiệt kết ở tràng vị, dịch của trung tiêu bị khô, khí thượng và hạ cũng không thể thăng giáng, uất mà hóa nhiệt.

  1. tà nhiệt kết tràng vị

Triệu chứng: Đau bụng trên kèm theo nôn dữ dội. Bệnh mới đầu đau bụng, phát triển thành đau từng cơn nặng dần, từng nôn ra chất có màu như cà phê, đã 3 ngày không ăn, bụng trướng, bí đại tiện, không bị cúi gập người

Cách trị: Tả hạ táo thực túc thanh lý nhiệt.

Đơn thuốc: Đại thừa khí thang gia vị.

Đại hoàng

9

Chỉ thực

9

nguyên minh phấn

18

xuyên phác

6

Bạch linh

12

nguyên hồ

15

Bạch thược

12

Cam thảo

3

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Thư XX, nam, 23 tuổi, quân nhân phục viên. Đau bụng trên kèm theo nôn dữ dội. Bệnh mới đầu đau bụng, phát triển thành đau từng cơn nặng dần, từng nôn ra chất có màu như cà phê, đã 3 ngày không ăn, bụng trướng, bí đại tiện, không bị cúi gập người. Đã qua điều trị ở bệnh viện địa phương không kết quả nên chuyển đến đây. Người bệnh đã 2 năm trước từng bị mổ vì bị viêm ruột thừa kèm viêm phúc mạc. Kiểm tra cạnh rốn, sờ thấy có u dài. Tây y chẩn đoán là tắc ruột do dính, đã thụt tháo, dùng atropin để chống co thắt, giảm áp lực dạ dày, ruột, truyền dịch tĩnh mạch vẫn không đỡ đau bụng, mà bụng lại trướng đầy, cự án, chất lưỡi hơi đỏ, cuống lưỡi rêu trắng, mạch hoạt sác. Vào viện đến ngày thứ 3 mới đầu chữa bằng thuốc đông y. Cho dùng bài Đại thừa khí thang gia vị, uống 1 thang lúc 4 giờ chiều hôm đó, đến 11 giờ đêm lại đại tiện 2 lần, phần nhiều, rất thối, liền theo đó bớt đau bụng. Sáng sớm hôm sau ăn một bát cháo loãng, khám lại, đổi bài thuốc Tiểu thừa khí than gia giảm, gồm: Chỉ xác 9g, Xuyên phác 8g, Bạch thược 18g, Phục linh 12g, Nguyên hồ 15g, Cốc nha 20g, Cam thảo 3g, Tô ngạnh 12g. Cho uống 2 thang, mọi chứng đều tiêu hết. Bệnh nhân ra viện. Cấp cho mang về 3 thang Tứ quân tử thang thêm Bạch thược, Chỉ xác, Nguyên hồ để củng cố.

Tắc ruột người già

Biện chứng đông y: Trung khí bất túc

  1. trung khí bất túc

Triệu chứng: đau bụng đã 2 ngày, nôn oẹ, không đại tiện, người mệt mỏi, yếu ớt

Cách trị: Giáng khí chỉ thống, tư nhuận bổ trung, nhuận tràng thông tiện.

Đơn thuốc: Trầm hương ẩm.

trầm hương

6

mật ong

120

mỡ trăn

120

.Bỏ Trầm hương vào 300ml, nước sắc đến còn 200ml thì đem uống trước, sau đó mới uống mật ong và mỡ lợn: 2 vị này đun sôi để cho âm ấm rồi uống. Nếu bệnh nhân bị nôn nặng, trước khi uống thuốc có thể tiêm 0,25mg atropin vào 2 bên huyệt túc tam lý. Nếu vừa uống thuốc vào đã nôn ra thì phải uống bù lại lần nữa.

Hiệu quả lâm sàng: Đồng XX, nam, 65 tuổi, xã viên. Vào viện cấp cứu ngày 21-4-1972. Người bệnh đau bụng đã 2 ngày, nôn oẹ, không đại tiện, người mệt mỏi, yếu ớt. Kiểm tra tỏ ra là bệnh cấp tính, bụng mềm, quai ruột nổi rõ, vùng bên phải rốn ấn đau. Khám nghe rõ nhu động ruột tăng, chiếu X quang thấy có nhiều mặt nước phẳng hình cái cốc. Sau khi vào viện cho truyền dịch, đồng thời hút hết các vật chứa trong dạ dày. Đến 8 giờ tối cho uống nước Trầm hương, sau uống mật ong, mỡ lợn. Tới sáng sớm hôm sau, bụng sôi réo, đại tiện được một lần. Bớt đau đớn và đầy trướng, khoảng 9 giờ sáng liên tiếp đại tiện 2 lần, các chứng tiếp đó đều biến hết. Đến ngày thứ 3 khỏi bệnh, cho ra viện.

Bàn luận: Bệnh tắc ruột ở người già, vì tuổi cao sức yếu nên phần lớn bệnh nhân không muốn mổ, mà thích được dùng thuốc đông y hơn. Thực tiễn cho thấy bài thuốc trên dùng chữa bệnh tắc ruột của người già kết quả rất mỹ mãn. Bài thuốc này là do nhà đông y Lý Quang Diệu truyền lại cho. .

Tắc ruột người già

Biện chứng đông y: Tì hư thực trệ.

  1. tỳ hư thực trệ

Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, vẻ đau đớn, trán đẫm mồ hôi, sờ vào bụng đau đớn không chịu được. Lưới đỏ ít tân dịch, rêu mỏng vàng, khát muốn uống nước, mạch huyền sác.

Cách trị: Cấp hạ tôn âm.

Đơn thuốc: Gia vị đại thừa khí thang.

Tì hư thực trệ

sinh Đại hoàng

10

nguyên minh phấn

5

Hậu fác

5

Chỉ thực

10

lai phục tử

15

thảo quả nhân

3






 

Ung thư đường ruột
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt
Đường ruột và dạ dày
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư




(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý