Chữa bệnh kích thích đường ruột nhanh chóng

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh kích thích đường ruột nhanh chóng

19/04/2015 05:50 AM
478

Chữa bệnh kích thích đường ruột nhanh chóng. Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý do rối loạn chức năng ở ruột già mãn tính, biểu hiện bằng triệu chứng hay đầy bụng, đau bụng dưới, rối loạn đi tiêu: đôi khi phân cứng, phân sống, phân lỏng hay tiêu chảy...







CHỮA BỆNH KÍCH THÍCH ĐƯỜNG RUỘT

Ở Việt Nam nghiên cứu khảo sát bệnh tiêu hóa tại  khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai (2004), bệnh lý ống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn, HCRKT chiếm tới 83,38%.

Các nước Âu Mỹ có tỷ lệ mắc HCRKT cao hơn ở châu Á và Trung Đông.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh HCRKT là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là HCRKT (irritable bowel sydrome - IBS).

Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột ( trục não-ruột) - hệ thống mạng lưới thần kinh (plexuces) hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột.

2. Cơ chế sinh bệnh của HCRKT: gồm 3 nội dung sau.

Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa: Tăng tính nhậy cảm, nội tạng dễ kích thích.

Thay đổi tính chịu đựng của ruột, giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột.

Rối loạn vần động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón.

3. Chẩn đoán HCRKT:

3.1. Triệu chứng lâm sàng:

Rối loạn chức năng tiêu hóa có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng trên toàn bộ ống tiêu hóa.

Phần trên ống tiêu hóa: Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, chứng khó tiêu, đầy tức bụng.

Phần dưới ống tiêu hóa: Triệu chứng chủ yếu ở đại tràng (táo bón chức năng, ỉa chảy chức năng) được gọi là đại tràng co thắt, hoặc đại tràng bị kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng.

3.2. Tiêu chuẩn Rome II:
HCRKT được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn Rome II. Năm 1999, hội nghị tiêu hóa quốc tế tại Rome đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT như sau:

Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:

+ Giảm đi sau đại tiện.

+ Thay đổi hình dạng khuôn phân.

+ Thay đổi số lần đi đại tiện.

Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý chẩn đoán HCRKT:

Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày hoặc <3lần/tuần).

Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).

Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều,hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn đồ uống. Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

HCRKT gồm nhiều triệu chứng cơ năng, các triệu chứng thay đổi, trong các triệu chứng có thể phân thành 2 thể loại:

Các triệu chứng về tiêu hóa biểu hiện chính là đau bụng, bụng chướng hơi, rối loạn đai tiện, rối loạn phân.

Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa phụ thuộc vào thời gian bệnh kéo dài: Đau đầu, mất ngủ, các triệu chứng về rối loạn tâm lý (lo lắng, sợ bệnh hiểm nghèo...).

3.3.Triệu chứng cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu bình thường.

Xét nghiệm phân, cấy phân tìm vi khuẩn bình thường.

Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học đại tràng bình thường.

Chụp X.Q khung đại tràng, bình thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động. Nội soi đại-trực tràng bình thường.

Qua thăm khám và xét nghiệm có thể giúp chúng ta phát hiện một số triệu chứng báo động về bệnh lý thực tổn để chẩn đoán phân biệt với HCRKT.

Các triệu chứng báo động:

Chán ăn, sụt cân.

Thiếu máu.

Sốt, tăng BC, tốc độ máu lắng tăng.

Đại tiện phân có nhầy máu.

Phân nhỏ dẹt thường xuyên.

Các triệu chứng rối loạn phân mới xảy ra ở người > 40 tuổi.

Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại tràng.

4. Chẩn đoán phân biệt: HCRKT với một số bệnh thường gặp.

4.1. HCRKT có ỉa chảy:

Nhiễm trùng đường ruột.

Suy giảm miễn dịch.

Ung thư đại-trực tràng.

U lympho ruột.

Dị ứng thức ăn.

Thiếu men lactase.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Viêm đại tràng vi thể.

Hội chứng Crohn

4.2. HCRKT có táo bón - đau bụng nổi trội:

U đại tràng.

Bệnh to giãn đại tràng.

U tụy.

Ngộ độc chì.

Thoát vị.

Bệnh sỏi mật và viêm túi mật.

Rối loạn chuyển hóa porphyrine.

5. Điều trị:

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính. Bác sĩ điều trị cần thiết lập mối quan hệ tin cậy, chắc chắn, kiên định với người bệnh, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu thấu đáo về HCRKT làm nhẹ đi sự lo lắng từ các triệu chứng của chính họ, hướng dẫn họ điều trị chi tiết, cẩn thận, tạo lòng tin cho người bệnh.

Một số lưu ý khi điều trị HCRKT:

Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu ích.

Chưa có thuốc riêng biệt nào điều trị hết mọi triệu chứng của HCRKT.

Điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát.

Không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn ruột.

Điều trị cụ thể:

5.1. Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị HCRKT:

Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, soài, mít...). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay...). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có ỉa chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).

5.2. Chế độ luyện tập rất cần thiết, phải kiên trì:

Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

5.3. Thuốc điều trị triệu chứng:

Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon...

Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax, Tegaserod, Duphalac...)

Chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium....

Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt...

Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...

Xác định mức độ nặng của HCRKT và xử trí (theo GI-MIMS, 2005-2006):

A. Nhẹ:

Triệu chứng không thường xuyên.

Rối loạn tâm lý ít.

Điều trị: Giáo dục về bệnh, ăn kiêng, chọn thức ăn thích hợp.

B. Trung bình:

Triệu chứng thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường.

Suy giảm tâm lý.

Triệu chứng nặng lên - tìm yếu tố thúc đẩy.

Thay đổi nếp sinh hoạt, tâm lý liệu pháp, chế độ ăn kiêng.

Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng.

C. Nặng:

Đau bụng thường xuyên.

Suy giảm tâm thần tiềm ẩn.

Điều trị như trên kết hợp với thuốc an thần hoặc thuốc tâm thần.

3 bước đơn giản để chẩn đoán HCRKT (theo GI-MIMS, 2005-2006)

hcrkt_f.jpg

viêm không steroid, propranolol, kháng acid có magnê, prostaglandine, sorbitol, mesalazine, biguanide, thuốc nhuận trường…

III. ĐIỀU TRỊ:

Điều trị HCRKT chủ yếu tập trung vào các triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Việc điều trị có thể không làm dứt hẵn triệu chứngh nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống. Đây là một hội chứng thường hay tái phát, làm cho bệnh nhân rất lo lắng, do vậy, cần tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân, biết lắng nghe người bệnh, trấn an và giải thích cho họ, giáo dục bệnh nhân về cách tiết chế và lối sống  để thích nghi và hạn chế triệu chứng.

A. Điều trị cổ điển:

1. Chế độ ăn uống sinh hoạt:

Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự họ đã hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, cần hướng dẫn bệnh nhân không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.

Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi hoặc dùng thêm chất cám (15-20g/ngày). Tránh các thức ăn khô, mắm, nhiều gia vị. Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt  các căng thẳng về thần kinh…

2. Điều trị triệu chứng đau bụng và trướng bụng:

* Thuốc chống co thắt: thuốc kháng cholinergic (hyoscine, dicyclomine, atropin, scopolamine), thuốc chống co thắt hướng cơ trơn (phloroglucinol, alverine, mebeverine, trimebutine, pinaverine bromide, fenoverine), thuốc ức chế kênh canxi (pinaverium, nifedipine), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline). Các thuốc này điều trị trướng bụng và giảm đau nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón. 

3. Điều trị triệu chứng tiêu chảy: Chúng ta có thể sử dụng các nhóm thuốc sau đây, khi cần có thể phối hợp để tăng hiệu quả điều trị:

* Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, diphenoxylate, cholestyramine… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột nhưng không làm giảm đau bụng, có khi lại gây táo bón, trướng bụng do phản hồi.

* Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố nhưng cũng không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc.

* Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus,  Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn chí đường ruột.

4. Điều trị triệu chứng táo bón:

* Thuốc nhuận trường: thuốc nhuận trường thẩm thấu (polyethylene glycol hoặc macrogol, lactulose, mannitol, sorbitol, muối magnesium), thuốc nhuận trường tạo khối (mucilage, gôm, hạt Ispaghul, Karaya, methyl cellulose), thuốc nhuận trường tăng co thắt (anthraqunol, docusate, bisacodyl, picosulfgate). Các thuốc nhuận trường có thể làm nặng thêm triệu chứng đau và trướng bụng

B. Triển vọng mới trong điều trị HCRKT:

Từ thập niên 90 trở đi, người ta bắt đầu nhận biết vai trò của serotonin và thụ thể của nó trong cơ chế vận động và bài tiết ở ruột. Serotonin (5-Hydroxy Tryptamine: 5-HT) là chất dẫn truyền thần kinh, tập trung chủ yếu ở ống tiêu hoá (95%), phần còn lại ở hệ thần kinh (5%). Chất này được bài tiết dưới tác động của các xung kích thích trong lòng ruột. Có 7 loại thụ thể 5-HT. Thụ thể 5-HT3 và 5-HT4 điều chỉnh sự vận động, cảm giác đau và sự bài tiết của ruột. Thụ thể 5-HT4 còn có ở thần kinh trung ương, tim, vỏ thượng thận, bàng quang… Chỉ sau khi gắn vào thụ thể , serotonin mới có tác dụng phối hợp co cơ trơn, tạo phản xạ nhu động ruột, kích thích bài tiết nước và điện giải vào lòng ruột và làm thay đổi cảm nhận đau. Nếu serotonin được tăng tiết sẽ gây tăng nhu động ruột và làm tiêu chảy, ngược lại, nếu giảm tiết sẽ làm giảm nhu động ruột và gây táo bón.

Có nhiều loại thuốc tác dụng trên thụ thể 5-HT: Thuốc đối vận 5-HT3 có tác dụng trị tiêu chảy như alosetron, cilansetron. Thuốc đồng vận 5-HT4 có tác dụng trị táo bón như prucalopride, tegaserod. Ngoài ra, còn có thuốc có tác dụng hỗn hợp vừa đối vận 5-HT3 vừa đồng vận 5-HT4  như cisapride, renzapride.

Tegaserod có cấu trúc gần giống như serotonin, là chất đồng vận một phần, có ái tính chọn lọc khoảng  21% trên thụ thể 5-HT cho nên thuốc có tác dụng giống như serotonin nhưng lại vừa đối kháng cạnh tranh với serotonin, do vậy, hạn chế bớt tác dụng phụ của serotonin. Thuốc có tính phân cực cao nên không khuếch tán qua hàng rào máu não, không ảnh hưởng trên thần kinh trung ương. Ngoài thụ thể chính là 5-HT4, Tegaserod không gắn trên các thụ thể khác.

Tegaserod sau khi gắn vào thụ thể 5-HT4 sẽ bắt chước tác dụng của serotnin gây kích thích phản xạ nhu động ruột, làm tăng chuyển vận ở ruột, kích thích bài tiết Cl- và nước nên làm giảm táo bón, tác động trên cảm nhận đau ở nội tạng làm giảm cảm giác đau bụng. Kết hợp với thụ thể 5-HT4 tại các tận cùng thần kinh ở ruột tạo xung động truyền đến các neuron nằm sâu trong lớp cơ, giúp điều hoà nhu động ruột,  làm giảm trướng bụng.

Về tính an toàn của thuốc: Tegaserod có tác dụng phụ gần giống như giả dược ngoại trừ triệu chứng tiêu chảy và nhức đầu, không có tác dụng phụ trên tim mạch. Tuổi và giới tính không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc. Người ta chưa ghi nhận có sự tương tác với các thuốc được chuyển hoá qua gan (theophyllin, digoxin, warfarin, dextromethorphan, thuốc ngừa thai, thuốc kháng nấm, kháng sinh…), không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan và suy thận nhẹ. Thuốc không được khuyến cáo dùng ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân > 65 tuổi vì chưa có các nghiên cứu đầy đủ.

Đây là bệnh lý chiếm khoảng 20% dân số, thường gặp ở nữ hơn nam, 50% trường hợp khởi phát trước 35 tuổi và có chiều hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Bệnh do nhiều nguyên nhân từ stress, thực phẩm, rối loạn các chất trung gian dẫn truyền thần kinh tại ruột, ví dụ serotonin, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột... dẫn đến rối loạn co thắt ở ruột già.

Thuốc là biện pháp quan trọng điều trị bệnh

Các thuốc thường được sử dụng trong hội chứng ruột kích thích còn tùy theo triệu chứng nào nổi bật ở từng bệnh nhân. Ở bệnh nhân hay bị táo bón thường được bổ sung thuốc chất xơ, làm tăng và mềm khối phân giúp bệnh nhân đi tiêu tốt hơn. Ở bệnh nhân hay tiêu chảy sẽ được điều trị bằng thuốc chống tiêu chảy. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng thường xuyên sẽ được điều trị thêm bằng thuốc chống co thắt đường ruột. Đôi khi thuốc chống trầm cảm cũng được sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích ở các đối tượng nghi ngờ liên quan nhiều đến stress.

Thuốc sẽ tác dụng khác nhau ở mỗi người, do đó người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ăn uống điều độ giúp ổn định bệnh

Trong quá trình điều chỉnh chế độ ăn nên để ý theo dõi các loại thức ăn từng ngày ảnh hưởng triệu chứng thế nào. Có thể sử dụng nhật ký để ghi nhận mối liên quan giữa từng loại thức ăn và triệu chứng bệnh để trao đổi với bác sĩ khi khám chuyên khoa.

Sữa là nguyên nhân thường gặp trong bệnh này - đặc biệt là ở nước ta khi tỉ lệ người bất dung nạp với đường lactose trong sữa chiếm tỉ lệ cao. Nếu nghi ngờ do sữa nên giảm sử dụng sữa và các thực phẩm làm từ sữa hay có chứa sữa trong thành phần, có thể thay thế bằng lượng ít sữa chua. Nếu không thể uống sữa, người bệnh cần sử dụng thuốc bổ sung canxi để phòng chống loãng xương.

Chế độ ăn nhiều rau sẽ cải thiện triệu chứng, đặc biệt là các đối tượng hay đi tiêu phân cứng. Chất xơ giúp ruột giãn nhẹ giúp giảm co thắt tại ruột. Tuy nhiên cần lưu ý chế độ ăn nhiều rau và trái cây đôi khi tạo cảm giác đầy bụng và xì hơi nhiều. Các triệu chứng này sẽ dần mất đi theo thời gian. Để giảm triệu chứng xì hơi, nên ăn chất xơ tăng dần qua mỗi ngày.

Uống đủ nước cũng giúp giảm triệu chứng. Uống khoảng 6-8 ly nước chia đều trong ngày, tuy nhiên hạn chế uống nước có gas. Ngoài ra nên hạn chế nhai kẹo cao su và ăn quá nhanh (do nuốt nhiều hơi vào đường ruột), tránh uống rượu và cà phê. Không nên ăn quá no và hạn chế thức ăn giàu chất béo. Thay vào đó nên ăn vừa phải và ăn thêm bữa phụ nếu cần.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh không nguy hiểm và không có nguy cơ chuyển sang ung thư dù khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Song nếu bệnh nhân biết điều tiết chế độ ăn và biết cách giữ thăng bằng tâm lý trong cuộc sống sẽ giúp hạn chế tối đa việc xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

 KẾT LUẬN:

HCRKT là một vấn đề tiêu hoá thường gặp. Việc chẩn đoán cần loại trừ các nguyên nhân thực thể và các nguyên nhân ngoài tiêu hoá. Nhận thức mới về sinh bệnh  học của HCRKT liên quan đến thụ thể 5-HT đã mở ra những triển vọng mới trong việc nghiên cứu và đều trị HCRKT. Tegaserod đáp ứng được yêu cầu điều trị các triệu chứng chính của HCRKT bao gồm: táo bón, đau bụng và  trướng bụng. Hiệu quả và tính an toàn của thuốc cần được đánh giá thêm nữa.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
benh nay em co bau duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Được chứ bạn, tuy vậy phải kiêng cữ cẩn thận
chữa bệnh sao cho nhanh
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
chữa ra sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý