Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai?

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai?

19/04/2015 05:53 AM
6,328

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, triệu chứng ốm nghén là điều vô cùng khó chịu bởi cảm giác buồn nôn lúc nào cũng gợn lên cổ. Vậy làm sao để hết buồn nôn khi mang thai? Bạn hãy thử áp dụng các bí quyết nhỏ sau đây nhé



Bí quyết giảm chứng buồn nôn khi bầu bí - Mẹ mang thai - Bà bầu cần biết - Buồn nôn khi mang thai - Ốm nghén khi mang thai


Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Khi đang bầu bí, chị em đừng chăm chăm tuân theo nguyên tắc “ba bữa chính/ngày”. Tốt nhất hãy nạp thứ gì đó vào bụng ngay khi cảm giác thèm ăn xuất hiện. Quan trọng nhất là đừng để dạ dày “biểu tình” vì quá đói hay “nặng nề” do ăn quá no.

Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn bình thường, chị em nên ăn vặt thường xuyên trong cả ngày để trung hoà lượng dịch vị dư thừa.

Ăn những gì mình muốn

Dù món ăn có bổ dưỡng đến đâu, nhưng nếu nó đem lại cho bạn cảm giác lợm giọng, buồn nôn, đừng cố ép mình nuốt nó cả! Bởi vì điều quan trọng nhất là bạn có giữ được thức ăn trong dạ dày không?

“Trang bị” một số đồ ăn vặt “lành tính”

Một số đồ vặt như bánh qui mặn, dưa chuột bao tử, nước chanh, súp nấm, táo, bánh gatô, nước ép trái cây, ngũ cốc có đường, bánh qui giòn… là những thức ăn thường không gây ra cảm giác buồn nôn cho chị em mang bầu.

Không ăn những thực phẩm quá nhiều mỡ béo

Bơ, sốt mayonnaise… là những đồ ăn gây khó tiêu. Chúng thường đọng lại rất lâu trong dạ dày và vì thế, gây ra cảm giác buồn nôn.

Đừng uống quá nhiều nước trong bữa ăn

Uống nước quá nhiều trong bữa ăn sẽ làm tăng nhanh cảm giác đầy bụng. Điều này dễ khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn, thậm chí gây nôn mửa khi đang trong giai đoạn ốm nghén. 1-2 cốc nước trong bữa ăn là đủ.
Giữa các bữa ăn, ta có thể uống nước tùy thích.

Nghỉ ngơi

Mệt mỏi sẽ làm gia tăng chứng nôn oẹ của chị em bầu bí. Vì thế, cần biết sắp xếp thời gian hợp lý để vừa giữ gìn sức khỏe vừa đảm bảo công việc cơ quan lẫn việc nhà. Tốt nhất hãy phân công và chia sẻ bớt các công việc nhà cho ông xã bạn.

Bổ sung vitamin B6

Vitamin B6 thúc đẩy tiêu hóa và giúp chị em mang thai giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Nếu ngại uống, có thể bổ sung qua một số thực phẩm như mầm lúa mì, chuối, thịt gà…

“Kết thân” với trà gừng, trà bạc hà

Có một cách giảm những cơn ốm nghén khá hiệu quả đối với bà bầu là dùng trà gừng hoặc trà bạc hà. Trà gừng được các chuyên gia cho rằng có hiệu quả hơn nhưng nó không hề dễ uống và dễ gây nóng cho các bà bầu. Vì vậy, trà bạc hà được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc quá khó chịu với những cơn ốm nghén, chị em bầu bí nên tự thưởng cho mình một tách trà bạc hà nóng.

Tránh những nơi có không khí bí bức

Vì chị em bầu bí rất nhạy cảm với các mùi thơm, nên vì thế, hãy tránh những nơi “chìm” trong mùi chiên rán, thuốc lá hay nước hoa.


Nước hoa quả giúp giảm nghén


Thông thường từ tuần thứ bảy trở đi, phụ nữ mang thai thường xuyên bị những cơn ốm nghén khiến ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi. Nước hoa quả sẽ giúp giảm đi phần nào những triệu chứng trên.

Nước chanh táo

Chanh rất giàu viatmin C, giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe cho cả mẹ và bé. Táo có vị chua ngọt, kích thích sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa, có thể giảm triệu chứng buồn nôn lúc sáng sớm, ngăn ngừa chứng phù khi mang thai và cung cấp thêm cho cơ thể lượng lớn chất kiềm, kali và vitamin.

Nước hoa quả giúp giảm nghén - Mẹ mang thai - Buồn nôn khi mang thai - Ốm nghén khi mang thai


Nước táo có nhiều tác dụng tốt

Nước chanh táo sẽ cung cấp cho cơ thể cellulose và acid hữu cơ cần thiết, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, phòng bệnh táo bón và bệnh trĩ.

Nước thanh long và lê

Quả thanh long chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, chữa ho và hen suyễn rất tốt, tăng cường đi tiêu mỗi ngày do đó chất thải độc không có cơ hội lưu trong cơ thể bạn.

Quả lê mọng nước, giải khát rất tốt, tốt cho phổi và giá trị dinh dưỡng tương đương táo, lượng đường chỉ có 9,3% và acid chỉ có 0,16%.

Uống nước thanh long và lê mỗi ngày sẽ giúp điều hòa môi trường dịch trong dạ dày, giúp bạn giảm các cơn buồn nôn khó chịu khi mang thai.

Nước bưởi, cam, mật ong

Bưởi rất giàu pectin, protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, C và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là vitamin C. Nước bưởi mật ong không chỉ giúp dứt các cơn ho, tiêu đờm, tăng cường tiêu hóa mà điều trị chứng biếng ăn khi mang thai ở mẹ.

Ngoài ra lượng isullin trong bưởi còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu có khả năng tăng cao khi mang thai.

Cà chua, đu đủ, mật ong

Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein và các nguyên tố khác, có vị ngọt và chua. Ăn cà chua có thể giảm hoặc biến mất sắc tố đen trên da do biến đổi hocmon khi mang thai; đu đủ tốt cho lá lách và dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và các bệnh khác.

Nước trái cây này rất giàu vitamin, một lượng lớn khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có hiệu quả ngăn ngừa việc mất canxi trong khi mang thai. Nước cũng nhiều các thành phần enzym, có thể thúc đẩy sự cân bằng sự trao đổi chất giữa người mẹ và thai nhi trong khi mang thai.

Cần tây, dứa, mật ong

Cần tây là loại rau bổ dưỡng, tốt cho lá lách, phổi và chữa ho hiệu quả; dứa có hương vị dễ chịu, ngọt, thơm ngon.

Nước trái cây này giàu vitamin, giàu sắt, canxi, protein và chất xơ thô, có thể giúp tiêu hóa dễ dàng, có thể tăng cường sự thèm ăn khi mang thai. Cần lưu ý là cần tay khi ép ra nước các thành phần dinh dưỡng rất dễ bay hơi, do vậy khi ép xong phải uống ngay và không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Nước táo, lê, cam, kiwi

Kiwi tươi có hương vị độc đáo, ngọt và chua và bổ dưỡng; giúp tăng lực để giữ sức khỏe cho cae mẹ và bé, chữa chứng bí tiểu và tiểu buốt.

Nước trái cây hỗn hợp này có chứa một lượng chất xơ hòa tan cao, giúp ăn uống tốt, nó còn hiệu quả trong việc giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe cho tim và ngăn ngừa sự tích tụ của các chất có hại.


10 biện pháp đối phó với chứng buồn nôn khi thai nghén


Trong 3 – 4 tháng đầu mang thai, hiện tượng buồn nôn là rất phổ biến. Tuy nhiên, độ nặng nhẹ ra sao còn tuỳ thuộc vào mỗi người. 10 cách sau đây sẽ giúp các bà mẹ tương lai đối phó với chứng buồn nôn khó chịu!

10 biện pháp đối phó với chứng buồn nôn khi thai nghén  - Mẹ mang thai - Buồn nôn khi mang thai - Ốm nghén khi mang thai

1. Bình tĩnh

Buổi sáng, vừa ngủ dậy mà bạn đã stress vì những lí do không đâu hay chạy như con thoi vì sợ muộn giờ,… thì nguy cơ ói mửa sẽ tăng “vùn vụt”. Hơn nữa, stress của mẹ sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới thai nhi!

Vì thế, hãy hết sức bình tĩnh trong mọi trường hợp. Khi thức dậy, hãy ngồi dậy từ từ rồi sau đó nhẹ nhàng rời khỏi giường nếu muốn, tuyệt đối không được ngồi “phắt” dậy khi đang “bầu bí”!

2. Ăn nhẹ và thường xuyên

Một cái bụng thường xuyên rỗng không bao giờ là phương án tốt khi bạn đang mang thai.

Các bà mẹ tương lai hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ví dụ như sau: một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, một bữa ăn nhẹ vào tầm 11 giờ trưa, bữa trưa, bữa chiều và bữa tối, nếu thấy cần, bạn đừng ngại bổ sung thêm một bữa ăn nhẹ nữa trước khi đi ngủ.

Chiếc bụng rỗng là một trong số những nhân tố làm bạn dễ cảm thấy buồn nôn hơn đấy.

3. Hoạt động thể chất

Nếu bạn cứ suốt ngày nằm lười biếng trên giường thì nguy cơ ói mửa của bạn sẽ tăng lên gấp bội.

Hãy chọn cho mình một bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp và thường xuyên tập luyện để quên đi cảm giác buồn nôn nhé!

4. Tránh xa các thức ăn có mùi vị quá mạnh

Khi mang thai, hãy tạm thời quên đi những món ăn hấp dẫn như pho mát, các loại sốt chứa nhiều gia vị và thực phẩm ngoại lai…

5. Chia sẻ công việc với “đức lang quân”

Khi làm các công việc nội trợ, nguy cơ nôn mửa của bạn càng cao. Vì thế, hãy chia sẻ công việc gia đình cho các ông bố tương lai! Việc làm này sẽ khiến cánh mày râu có cơ hội chăm sóc và hiểu hơn về “một nửa” của mình.

6. Ưu tiên tinh bột

Bột nhào, gạo, mì, các loại ngũ cốc… cung cấp năng lượng mà không gay bất kì một tác động nào tới cơ thể làm bạn buồn nôn.

7. Canh, nước dùng – lựa chọn thông minh!

Bạn nên chọn cả súp nữa, đặc biệt là các loại súp từ rau củ, chúng làm bạn nhanh no và không còn cảm thấy buồn nôn.

8. Không chữa trị bằng các bài thuốc dân gian

Bạn không nên dùng thuốc sắc, thuốc hãm, các loại thực phẩm hay ngay cả các bài thuốc dân gian “truyền miệng” … được chỉ định là chống nôn mửa nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

9. Tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc lá không chỉ khiến bạn buồn nôn mà còn rất độc hại đối với thai nhi. Hãy tránh xa khói thuốc nhé!

10. Ấn nút “pause” với cà phê

Trong thời kì mang thai, bạn nên tránh xa caféine, đặc biệt, không nên uống cà phê nóng. Kinh nghiệm từ các bà mẹ đã mang thai, bạn nên chọn đồ uống có ga để hạn chế triệu chứng buồn nồn.

Cuối cùng, nếu chứng buồn nôn trong thai kì thật sự là điều bất lợi hay bạn có thai đã đến tháng thứ 4 mà hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt thì đừng do dự, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có những chỉ dẫn đúng đắn!


Trị buồn nôn khi bầu bí bằng thuốc



Ốm nghén nên tránh ăn gì? - Mẹ mang thai - Buồn nôn khi mang thai - Ốm nghén khi mang thai

Hỏi: Xin chào bác sỹ. Tôi đang . Tôi ăn uống rất tốt, song lại hay buồn nôn và nôn. Có thuốc nào giúp tôi không, thưa bác sĩ? Xin cảm ơn bác sỹ.

Trả lời: Biểu hiện buồn nôn và nôn rất thường gặp trong thời kỳ mang thai, nhất là khi , với khoảng 30 – 70% sản phụ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng này. Trong 90% các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ cải thiện sau tuần thứ 12 – 14 và rất hiếm khi kéo dài đến tuần thứ 20. Nếu không được kiểm soát tốt, các biểu hiện này có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường cho sản phụ như mất nước, rối loạn điện giải, sụt cân, mệt mỏi, giảm sút thể lực, biến dạng thực quản, gây cảm giác lo lắng, sợ ăn uống, từ đó có những tác động tiêu cực đối với thai nhi.

  • Thuốc kháng histamin H1 (dyphenhydramine, hydroxyzin),
  • Nhóm phenothiazine (prochloperazine, chlopromazine, haloperidol),
  • Nhóm benzamide (metoclopropamide, cisapride…),
  • Nhóm kháng serotonin (ondansetron, granisetron…),
  • Vitamin B6 và glucocorticoid (prednisolon, methylprednisolon)

Hiện tượng ốm nghén khi mang thai là rất bình thường đối với hơn 90% thai phụ và gần như không có cách điều trị, chỉ có cách giúp giảm bớt mà thôi. Ốm nghén thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và biểu hiện đặc trưng là nôn và buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn




Trị ốm nghén cho bà bầu -
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén
Khắc phục triệu chứng ốm nghén -
Chăm sóc bà bầu đúng cách -
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai -
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai
'Bí kíp vàng' cho mẹ bầu ốm nghén



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e dang mang thai duoc 14tuan roi. dao nay e cu an vao la non ra, bac si co cach gi lam giam non cho e khong ak.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Làm thế nào để giảm buồn nôn khi mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý