Làm sao để hết đau bụng trong những ngày ấy

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm sao để hết đau bụng trong những ngày ấy

19/04/2015 05:56 AM
1,257

Khái niệm đau bụng hành kinh được dùng để chỉ một loạt triệu chứng của phụ nữ trước, sau hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt... Làm sao để hết đau bụng trong những ngày ấy hiệu quả nhất? Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây nhé

Bao gồm đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài… Người bị đau bụng kinh ở mức nhẹ thường không quan tâm lắm đến chứng này. Nhưng ở mức độ nghiêm trọng, chứng đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài đau bụng, một số người còn có các hiện tượng đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. Khi đó, có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.


Phân loại đau bụng hành kinh như thế nào?

Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.

Loại nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.

Ở loại đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung…

Chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng hai loại đau bụng kể trên. Ví dụ như người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng; khi đó rất khó để phán đoán. Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.

Nói tóm lại, đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát chỉ là hai dạng của thống kinh, giữa hai loại này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng.

 Đau bụng hành kinh có phải là hiện tượng thường xảy ra không?

Đau bụng hành kinh đúng là một loại bệnh phụ khoa tương đối phổ biến. Từ trước đến nay, do cảm giác đau của mỗi người khác nhau, mức độ chịu đựng của mỗi người cũng khác nhau, hơn nữa lại thiếu phương pháp định lượng khách quan, chuẩn xác về mức độ của bệnh, nên tỷ lệ đau bụng hành kinh được thống kê của phụ nữ ở các nước có sự chênh lệch khá lớn.

Theo một số điều tra, năm 1980 ở Trung Quốc có 33% người bị đau bụng hành kinh trong số 72.000 phụ nữ được điều tra. Trong đó:

- 36% đau bụng kinh nguyên phát.

- 32% bị đau thứ phát.

- 32% không rõ nguyên nhân.

- 13,6% người bị ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt.

Năm 1982, Andersch và Milsom đưa ra báo cáo: Có đến 72% nữ thanh niên lứa tuổi 19 ở Thụy Điển bị đau bụng hành kinh, trong đó 15% dùng thuốc giảm đau. Năm 1985, ở Mỹ 50% phụ nữ sau tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở mức độ khác nhau, 10% vì đau bụng kinh mà mỗi tháng phải nghỉ một đến ba ngày. Từ đó có thể thấy, đau bụng kinh là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ dưới 19 tuổi.

Đau bụng ngày 'đèn đỏ' - những điều cần biết - 1

Chứng đau bụng kinh liên quan đến nhiều yếu tố. (Ảnh minh họa)


 Chứng đau bụng hành kinh liên quan đến những yếu tố gì?

Những nhân tố liên quan đến đau bụng hành kinh nguyên phát gồm:

- Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi thấy kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.

- Hôn nhân và sinh đẻ: Giữa đau bụng kinh và việc kết hôn có liên quan với nhau hay không, hiện còn tồn tại hai quan điểm. Đại đa số cho rằng đau bụng hành kinh không liên quan gì đến hôn nhân. Nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn. Điều này đang cần được nghiên cứu lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.

- Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.

Những nhân tố liên quan đến hiện tượng đau bụng hành kinh thứ phát:- Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.

- Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.

- Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.

- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.

- Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.


Nguyên nhân và cơ chế gây đau bụng hành kinh:

Đây là một bệnh phụ khoa mà biểu hiện lâm sàng là đau bụng. Thực ra, nó là một chứng bệnh độc lập, nhưng do sự đau đớn có những biểu hiện đặc biệt nên người ta liệt nó vào hàng các bệnh phụ khoa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng hành kinh, biểu hiện của chúng rất khác nhau. Người bị u cơ dưới niêm mạc tử cung, người có cơ quan sinh dục cấu tạo không bình thường như cổ tử cung hẹp… đều có thể bị đau bụng hành kinh. Sự tồn tại của những vật lạ trong tử cung (như vòng tránh thai) cũng có thể kích thích tử cung, phát sinh sự đau đớn.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:

- Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.


 Đau bụng hành kinh nguyên phát có những đặc điểm lâm sàng nào?



Đau bụng hành kinh nguyên phát thường thấy ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn, chưa sinh con. Bệnh thường phát vào khoảng 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu.

Hiện tượng đau bụng xuất hiện một thời gian ngắn trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí 1-2 ngày. Cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới và thắt lưng; hậu môn có cảm giác khó chịu. 50% người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Nếu đau nhiều, bệnh nhân sẽ toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết.

Sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh nở hoặc khi tuổi đời nhiều lên, chứng đau bụng hành kinh có thể tự nhiên giảm đi hoặc mất hẳn.

Chẩn đoán và điều trị đau bụng hành kinh như thế nào?

Phụ nữ trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đau bụng thì nên làm gì?

Trước tiên, nên đến bệnh viện kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ. Căn cứ vào lý lịch bệnh do người bệnh cung cấp, vào những triệu chứng lâm sàng và kiểm tra, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh nhân cần được giám định để xác định triệu chứng đau bụng là do các chứng bệnh khác (như u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung cấp tính, đẻ non…) gây nên hay do đau bụng hành kinh gây nên. Việc các chứng bệnh trên bị chẩn đoán nhầm thành đau bụng kinh sẽ dẫn đến điều trị sai, gây những hậu quả không tốt.

Phương pháp trị đau bụng hành kinh chủ yếu là uống thuốc; nhưng tác dụng của tâm lý trị liệu và sự nghỉ ngơi cũng không thể coi nhẹ, đặc biệt là với phụ nữ trẻ tuổi bị đau bụng hành kinh nguyên phát. Khi bắt đầu có kinh, họ thường có những thay đổi về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, u uất… Những phản ứng tâm lý này cũng làm tăng thêm mức độ đau bụng hành kinh.

Uống thuốc để điều trị đau bụng hành kinh là phương pháp không thể thiếu:

- Thuốc có progestagen: Progestagen có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm nguy cơ đau đớn. Ngoài ra, việc dùng progestagen vừa phải còn ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ sản sinh prostaglandin.

Cần uống thuốc chứa progestagen trong thời gian ngắn hoặc theo chu kỳ.

+ Uống thuốc trong thời gian ngắn: Bắt đầu khi hết hành kinh được 5-7 ngày, liên tục trong 5-7 ngày’

+ Uống theo chu kỳ: Tương tự như dùng thuốc tránh thai, bắt đầu vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, uống trong khoảng 20 ngày, sau khi dừng thuốc cần chú ý hiện tượng đau bụng kinh. Có thể uống thuốc liền trong 3 chu kỳ.

- Thuốc kháng viêm: Thông qua ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin; hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác. Từ đó, nó tr��c tiếp kháng lại tác dụng của prostaglandin, đạt đến hiệu quả ngừng đau. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian tương đối dài. Người bị viêm loét dạ dày, có bệnh hô hấp phải thận trọng khi dùng thuốc.

- Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Sự ngưng đọng canxi khi xâm nhập vào tế bào sẽ làm ức chế sự co bóp tử cung. Loại thuốc này có tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.

- Thuốc Bắc: Làm khí huyết lưu thông, giảm nhẹ cơn đau.

- Phẫu thuật: Nên hạn chế, chỉ dùng khi các loại thuốc trên không có hiệu quả.

Nếu bị đau bụng hành kinh kéo dài, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc kể trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: chứng lạc nội mạc tử cung, chứng bệnh ở tuyến cơ tử cung.

Làm thế nào để phòng tránh đau bụng hành kinh?

Do cơ chế phát bệnh của đau bụng kinh nguyên phát còn chưa rõ ràng nên ta chỉ có thể dự phòng bằng cách tránh lạnh, không làm việc quá sức, quá căng thẳng. Đau bụng kinh kéo dài do các chứng bệnh ở cơ quan sinh dục gây nên, vì vậy nên sớm kiểm tra phát hiện bệnh phụ khoa, kịp thời điều trị. Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

- Giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh lao động thể lực hoặc vận động quá sức. Tuyệt đối không sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ kinh nguyệt và tránh những kiểm tra phụ khoa không cần thiết.

- Làm tốt công tác tránh thai. Tránh nạo thai và phẫu thuật buồng tử cung (có thể dẫn đến dính niêm mạc tử cung và phát sinh chứng bệnh khác.

- Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là trong thời kỳ mang thai và sinh con. Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục bừa bãi, tránh phát sinh chứng viêm tiểu khung và các chứng phụ khoa khác.


Giảm đau bụng ngày “đèn đỏ”


Nhiều bạn gái trẻ thường lạm dụng thuốc giảm đau để nhanh chóng cắt đứt cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, việc này không có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, các chị em nên áp dụng các phương pháp giảm đau tự nhiên và chịu khó thay đổi thói quen sinh hoạt.

Vận động đều đặn cũng là một cách giúp giảm đau bụng kinh. Ảnh mang tính chất minh họa

Cứ mỗi khi tới “tháng” là chị Đ. T. M. C (24 tuổi, Long An) lại đau bụng cùng cực. Đôi khi chị còn nôn ói và mệt mỏi đến mức không làm được việc gì khác ngoài chuyện nằm bẹp dí trên giường. Để những triệu chứng khó chịu này không ảnh hưởng đến mọi hoạt động, sinh hoạt của mình, chị C. quyết tâm tìm biện pháp khắc phục triệt để chứ không “đụng” đến thuốc giảm đau. Dưới đây là những bí quyết mà chị được các bác sĩ chuyên khoa mách nước.

1. Chế độ ăn uống cân bằng

Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng đau bụng kinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đối phó với chứng đau bụng kinh khó chịu này, bạn gái có thể bổ sung các loại rau (lá màu xanh đậm) và trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày (tăng cường vào những ngày gần và trong chu kỳ nguyệt san) để bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

2. Nói không với thức uống có cồn, caffeine

Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên hạn chế uống các thức uống có chứa caffeine và cồn như: cà-phê, rượu, bia… Ngoài việc làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt gây khó chịu, chất kích thích có trong các thức uống này còn kích ứng buồng trứng khiến phái nữ bị đau bụng nhiều hơn. Bạn nên thay thế các loại thức uống này bằng những ly trà đường hay cacao nóng, vừa giúp ấm bụng vừa giúp giảm đau.

3. Giữ ấm cơ thể

Trong những ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ thường nhạy cảm nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, việc giữ ấm cho cơ thể rất cần thiết, bao gồm việc mặc quần áo ấm (trong mùa lạnh), tránh mưa, không rửa vùng kín bằng nước lạnh và không ngồi trên nền đất lạnh, ẩm ướt. Bạn cũng có thể uống nhiều nước ấm, chườm bụng bằng túi chườm hay chai nước nóng cũng giúp thư giãn các cơ, giảm đau bụng hiệu quả.

4. Vận động nhẹ

Bạn không cần phải dừng tất cả mọi hoạt động lại trong khi bị cơn đau bụng hành hạ. Đồng ý là nếu ít đi lại và làm việc nặng sẽ giúp bạn đỡ đau hơn chút ít. Tuy nhiên, việc vận động nhẹ, cụ thể là tập luyện yoga, thiền định… trong lúc này sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn nên cũng sẽ giúp giảm đau bụng. Lưu ý là việc vận động này nên diễn ra thường xuyên và đều đặn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

5. Ổn định tâm trạng

Căng thẳng sẽ khiến tình trạng đau bụng diễn biến tồi tệ hơn. Vì vậy, trong những ngày “khó ở” này, bạn gái phải chú trọng nghỉ ngơi, tập hít thở thật sâu và tránh xa những không gian ồn ào, những người dễ khiến bạn bực dọc. Nếu cảm thấy buồn và căng thẳng, bạn có thể tìm một ai đó tin cậy để chia sẻ những vướng mắc trong lòng. Khi tâm trạng vui vẻ, cơ thể được chăm sóc tốt, ít nhiều sẽ giúp cơn đau bụng đang “quấy rối” bạn bị đẩy lùi.

6. Trị liệu lâu dài

Bên cạnh việc chú trọng dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt kể trên, chị em nên kết hợp sử dụng những bài thuốc điều trị đau bụng kinh có nguồn gốc từ thảo dược, để đạt hiệu quả điều trị lâu dài mà không tổn hại đến sức khỏe như Bát trân thang.

Được biết, trong ngành y học cổ truyền nước ta, Bát trân thang là một trong những phương thuốc song bổ khí huyết rất nổi tiếng. Ngày nay, dưới sự kết hợp hai vị thuốc mới là hương phụ và trần bì, bài thuốc Bát trân thang đã được tinh chế thành dạng viên nang với tên mới là Phụ Huyết Khang. Sản phẩm này không những giữ nguyên được tác dụng bồi bổ khí huyết của bài thuốc Bát trân thang mà còn tăng khả năng lưu thông khí huyết, dưỡng huyết, thanh nhiệt, bổ âm và tăng sinh dịch cho cơ thể, giúp điều hòa kinh nguyệt, trừ phong giảm đau và phòng chống một số bệnh lý về sản phụ khoa. Đặc biệt là điều trị chứng đau bụng khi hành kinh rất hiệu quả.



Thuốc trị đau bụng kinh


Ðau bụng kinh còn gọi là thống kinh, là cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc bụng xảy ra khi người phụ nữ hành kinh.

Cần phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Ðau bụng kinh nguyên phát không có những tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục của người phụ nữ mà chỉ do tử cung co thắt không điều hòa khi hành kinh gây đau. Còn đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi người phụ nữ bị các bệnh như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu kinh niên, viêm vòi trứng...

Các trường hợp gọi là thứ phát này có tổn thương là nguyên nhân và người phụ nữ cần đi khám chuyên khoa để được điều trị, khi chữa khỏi sẽ hết đau. Ðau bụng kinh được đề cập ở đây và có khi phải dùng thuốc làm giảm đau là đau bụng kinh nguyên phát.

Nguyên nhân nào đưa đến đau bụng kinh nguyên phát?

Nguyên nhân đưa đến đau bụng kinh nguyên phát là do chất sinh học có tên prostaglandin. Prostaglandin là chất sinh học do cơ thể tự tổng hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều hoạt động sinh lý trong cơ thể.

Khi người phụ nữ hành kinh, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin. Prostaglandin sinh ra sẽ gây co thắt tử cung, đặc biệt sự co thắt sẽ nhiều hơn khi nội mạc tử cung bong tróc ra gây chảy máu kinh.

Ở nhiều phụ nữ, sự co thắt không đến độ gây đau, nhưng ở một số chị em, sự co thắt tử cung lại quá đáng đưa đến đau bụng kinh. Cơn đau có thể xảy ra trước khi thấy kinh nhưng thông thường xảy ra vào ngày thứ nhất của kỳ kinh và có thể kéo dài đến 48 giờ. Ở một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu...

Các thuốc dùng để trị đau bụng kinh nguyên phát

Khi đau bụng kinh, có người chịu đựng có khi cả ngày và sẽ khỏi, nhưng có người cảm thấy không chịu đựng được và phải dùng thuốc.

Thuốc dùng để trị đau bụng kinh gồm nhiều loại nhưng tựu chung tác dụng theo cả 2 cơ chế: hoặc là trị triệu chứng bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung (tức làm giảm co thắt đưa đến giảm đau), hoặc trị nguyên nhân là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể. Có thể kể các nhóm thuốc sau:

- Thuốc chống co thắt hướng cơ: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau. Như: dipropyline, alverine, drotaverine...

- Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: hoặc dùng thuốc phối hợp: estrogen + progesterone, hoặc dùng các dẫn chất từ progesterone (dydrogesterone, lynestrenol).

Nếu người phụ nữ vừa muốn chữa đau bụng kinh vừa muốn tránh thai có thể dùng thuốc viên ngừa thai. Thuốc ngừa thai vừa có tác dụng tránh thai vừa giúp người phụ nữ không bị một số rối loạn khi hành kinh như đau bụng kinh.

- Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là các thuốc chống viêm không steroid, cơ chế tác động của thuốc nhóm này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau nên có thể xem đây là thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát.

Đặc biệt thuốc nhóm này dễ được chọn ở thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục. Thuốc ức chế prostaglandin thường dùng là: acid mefenamic, diclofenac, ibuprofen, naproxen...

Về cách dùng thuốc ức chế prostaglandin để trị đau bụng kinh nguyên phát, tùy theo loại, cách dùng có khác nhau.

Có thuốc uống khi hành kinh, có thuốc uống trước vài ngày. Thuốc thường được dùng trong 1-3 ngày, liều ấn định cho mỗi lần uống sẽ lặp lại mỗi 6-8 giờ trong ngày.

Sự ức chế prostaglandin không chỉ làm giảm đau mà lại có thể dẫn đến một số rối loạn khác. Vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này để trị đau bụng kinh, cần xem kỹ trong bảng hướng dẫn sử dụng thuốc: chỉ định, chống chỉ định, tác dụng ngoại ý, thận trọng lúc dùng để thực hiện đúng. Tốt hơn nên hỏi kỹ dược sĩ ở nhà thuốc.

Nếu có sự nghi ngờ, đặc biệt có thể bị đau bụng kinh thứ phát đã nói ở trên, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh việc dùng thuốc có lời khuyên chườm nóng ở vùng bụng, kết hợp với việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng là việc cần thiết.



Chữa đau bụng kinh bằng y học cổ truyền

Những phụ nữ hay bị đau bụng khi hành kinh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tự tạo lập một cuộc sống tinh thần thoải mái. Trước và trong kỳ kinh, nên tránh ăn các đồ sống lạnh, ưu tiên các thực phẩm có tính ấm như trứng gà, đường đỏ, thịt dê, thịt lợn, nấm, mộc nhĩ...

Đau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là sự mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm và Xung; khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại mà gây đau. Sau đây là một số bài thuốc giúp điều trị bệnh này:

Thống kinh thể thực chứng

Bệnh nhân đau vùng hạ vị (trước và trong kỳ kinh); đau tức, chướng hoặc quặn thắt, ấn vào vùng hạ vị thì cảm giác đau tăng. Lượng kinh ít, sắc đỏ tím sẫm, có thể có máu bầm đen.

- Lá ngải cứu tươi 50 g (khô 30 g), gạo tẻ 100 g. Rửa sạch ngải cứu, thái vụn, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun khoảng 30 phút, bắc ra chắt lấy nước. Dùng nước chắt nấu cháo với gạo tẻ. Cháo chín thêm đường đỏ, đun sôi vài lượt là ăn được. Ăn nóng, ngày vài lần.

- Đậu đen 30 g, hồng hoa 6 g, đường đỏ 30 g. Đậu đen rửa sạch, rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, đổ khoảng 400 ml nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa tới khi đậu chín nhừ. Lọc lấy nước, cho thêm đường đỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml, uống trong 3 ngày trước kỳ kinh.

- Lá ngải cứu loại bánh tẻ 9 g, sinh khương (gừng tươi) 15 g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; gừng tươi rửa sạch, đập giập, đổ 300 ml nước, cho trứng gà vào luộc, khi trứng chín thì bóc vỏ, cho vào đun tiếp với dịch thuốc trong 5 phút. Uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 ngày trước kỳ kinh.

- Hương phụ 8 g, thanh bì 6 g, ô dược 8 g, ích mẫu 12 g, sa nhân 6 g, ngưu tất 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.

- Xuyên tiêu 10 g, can khương 30 g, đại táo 30 g. Tất cả ngâm nước trong 1 giờ, đại táo cắt bỏ hạt, gừng thái lát, cho 400 ml nước vào đun sôi, rồi cho xuyên tiêu vào đun tiếp trong 10 phút, bắc ra chắt lấy nước uống nóng, chia 2 lần/ngày.

Thống kinh thể hư chứng

Bệnh nhân đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, thường đau sau khi hành kinh, xoa bóp thì đỡ. Người mệt mỏi, sắc mặt nhợt, lượng kinh ra ít, màu kinh nhợt.

- Gà ác 1 con khoảng 1-1,5 kg, hoàng kỳ 100 g. Gà làm sạch, bỏ hết phủ tạng; hoàng kỳ rửa sạch, thái lát, nhồi vào bụng gà. Cho gà vào nồi, thêm 1.000 ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm tới khi gà chín nhừ, thêm mắm muối. Ăn thịt gà, uống nước hầm. Ăn trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.

- Đương quy 90 g, gừng tươi 150 g, thịt dê 500 g. Đương quy, gừng tươi rửa sạch, thái lát nhỏ; thịt dê làm sạch, lọc bỏ màng mỡ, dùng nước nóng rửa sạch hết huyết đọng, thái miếng dài. Cho nước vào đun sôi, vớt bỏ váng bẩn, vặn nhỏ lửa hầm trong 1 giờ tới khi thịt dê chín nhừ là được. Ăn thịt, uống nước hầm (dùng hết trong 1 bữa). Ăn liên tục trong 3 ngày trước khi hành kinh.

- Bạch truật 10 g, đẳng sâm, hà thủ ô, long nhãn, kỷ tử, ý dĩ, bạch biển đậu mỗi thứ 12 g; kê huyết đằng, hoài sơn, ngưu tất mỗi thứ 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.



Những điều ‘kiêng’ trong kỳ kinh nguyệt


Việc đấm lưng sẽ gây đau thêm và tổn hại cho tử cung. Ngoài ra, nhổ răng, khám sức khoẻ, hò hát, ăn mặn… cũng là việc không nên làm khi đang “thấy tháng”. Các chuyên gia sức khoẻ khuyên nên tránh những hoạt động sau trong thời gian hành kinh:

Đấm lưng

Khi đau lưng, mỏi chân, chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi, nhưng khi “đèn đỏ” mà làm vậy lại không tốt chút nào.

Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng, bạn đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu. Nếu như đấm lưng lúc này, bạn sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng cảm giác đau.

Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ hành kinh.

Khám sức khỏe

Thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ vì lúc này khó có được số liệu chính xác do ảnh hưởng của hoóc môn.

Nhổ răng

Trước khi nhổ răng, rất nhiều bác sĩ nha khoa sẽ hỏi có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không. Bởi nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.

Nguyên nhân là do “đèn đỏ”, nội mạc tử cung giải phóng rất nhiều chất kích hoạt, albumin có tác dụng đông máu bị hòa tan, số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông máu giảm.

Dùng sữa tắm vệ sinh “vùng kín”

Trong thời gian hành kinh, “chỗ ấy” thường có mùi khác lạ nên bạn thường xuyên tắm rửa. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín thường xuyên, bạn dễ bị ngứa ngáy.

 Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ” lại nghiêng về tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra viêm nhiễm.

Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chỗ ấy”, tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh.

Uống rượu

Cũng do ảnh hưởng của hoóc môn mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi, khiến người đang “đèn đỏ” dễ bị say. Trong thời gian này, việc uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường.

Hò hát

Nếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ “đèn đỏ”, bạn có thể bị mất giọng, tiếng nói trở nên khàn đục, thậm chí dây thanh bị thương tổn vĩnh viễn.

Nguyên nhân là do lượng máu được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố. Các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo: phụ nữ trước khi có “đèn đỏ” hai ngày không nên cao giọng hát karaoke trong thời gian quá lâu.

Ăn quá mặn

Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều, khiến bạn đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.

Ăn uống đồ lạnh

Thức ăn, đồ uống lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.

Uống trà đặc, cà phê

Trong những loại đồ uống này hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều.

Ăn món rán

Thực phẩm rán cũng là một kiêng kỵ của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da. Chất dầu tăng tiết trong thời kỳ này khiến da nổi mụn, lở loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên trong khi hành kinh, bạn không nên quan hệ tình dục, mặc quần bó, tập nặng, tắm bồn.





Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
Đau lưng khi bị hành kinh
Trị đau lưng khi có kinh nguyệt
Những biểu hiện thường gặp sau khi hút thai
Nên ăn gì khi đến ngày đèn đỏ
Bệnh đau bụng ở trẻ em và cách xử lý
Kinh nguyệt không đều - một số nguyên nhân và cách phòng bệnh




(st)






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý