Hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ

19/04/2015 05:56 AM
4,557
Nuôi thỏ là một việc không đơn giản, người nuôi phải cẩn thận trong tất cả các khâu, chuồng nuôi cũng thế. Cùng tham khảo những hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ nhé


Quy cách chuồng thỏ Gia công


Quy cách chuồng 4 tầng 24 ô: tổng chiều cao 185cm, dài 198cm
Kích thước mỗi ô ( chuồng 4 tầng 24 ô) như sau: Chiều dài ( chiều sâu) là 56, chiều rộng 33, chiều cao trước 36, cao sau 26

Chuồng 4 tầng



Chuồng 4 tầng


Van uống tự động


Máng ăn tinh đổ phía ngoài

Chất liệu: các vách ngăn làm bằng sắt mạ, đáy chuồng làm bằng tre, lưới inox, sắt mạ...Chuồng thích hợp cho mô hình nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp.Ưu điểm: tiết kiệm diện tích và thời gian, cho ăn không cần mở cửa chuồng, máng ăn thiết kế độc đáo, thức ăn tinh có thể thu gom dễ dàng.Cung cấp máng ăn đựng thức ăn tinh cho thỏCung cấp van nước cho thỏ,không cần khoan ống nước, lắp ráp nhanh gọn, đơn giản:
                   
Chồng nuôi công nghiệp theo kiểu Nga

Chuồng thỏ kiểu Nga

Bàn vẽ chuồng Thỏ công nghiệp


Chuồng Thỏ công nghiệp

Chuồng nuôi thỏ sinh sản



Kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ

Chuồng nuôi thỏ dù đặt ở đâu đều phải đảm bảo không khí thông thoáng, sạch sẽ, chống được gió lùa, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, quét dọn vệ sinh và thoát được phân rác dễ dàng. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn, chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối lại dễ nhiễm độc và lây lan bệnh từ lợn gà.

Lồng chuồng nuôi thỏ nên làm bằng các loại vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền như tre, nứa, gỗ hoặc tận dụng phế liệu sắt thép… Khi làm lồng chuồng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Thỏ hoạt động dễ dàng, thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng, tốn ít công khi cho ăn uống, chăm sóc, bắt thỏ.

- Thỏ không chui lẫn đàn, ra ngoài. Động vật khác, đặc biệt là chuột, không chui được vào lồng chuồng cắn thỏ.

- Phải bền vững, chắc chắn, rẻ tiền. Những phần hay bẩn, hay mòn và hư hỏng như đáy lồng, lưới cỏ, máng ăn uống… phải dễ tháo ra lắp vào và thay thế được.

Kích thước lồng chuồng phải phù hợp với việc bắt thỏ, chăm sóc, vệ sinh và quan sát trạng thái sức khoẻ.

Quy cách lồng chuồng phù hợp nhất là ngăn lồng khối hộp chữ nhật đặt ngang, thành lồng cao 40-50cm, dài 80-90cm, sâu 60cm. Lồng làm một tầng nên làm nắp mở mặt trên. Có thể làm 2 ngăn lồng liền một khối có 4 chân, lồng cao 50-60cm. Mỗi ngăn đó nên nhốt 5-6 con sau cai sữa vỗ béo hoặc 2 con hậu bị giống hoặc 1 con thỏ giống sinh sản.

Máng thức ăn tinh: Có thể làm bằng vật liệu khác nhau như: sành sứ, xi măng, gỗ, tôn, sắt. Nếu làm bằng vật liệu nhẹ thì phải làm móc hoặc dây buộc giá vào thành lồng phía trước để thỏ không làm lật đổ được.

Máng thức ăn bằng nhựa

Dụng cụ uống nước: Có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ xi măng hình chậu cao 8-10cm, miệng rộng 10-15cm để thỏ không giẫm chân vào và không lật đổ được. Để giữ cho nước uống sạch, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc thuỷ tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược, có giá giữ vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước hoặc làm khay nước có chai chứa nước dốc ngược.

Rá thức ăn thô: Phải được thiết kế sao cho thỏ tự rút rau hay lá cỏ để ăn được, nhưng không cào bới vào đáy lồng hoặc không chui vào giẫm nát, làm bẩn thức ăn. Nên đặt rá thức ăn thô ra ngoài ngăn lồng, gắn vào một bên thành lồng phía trước, so le với vị trí đặt máng thức ăn tinh ở phía trong.

Kích thước máng ăn phù hợp là hình khối chữ nhật dài 35-40cm để đủ chỗ cho cả đàn cùng ăn, nhưng chỉ làm hẹp miệng khoảng 10-12cm để thỏ không nằm vào máng ăn được, chiều cao của máng là 6-8cm, miệng máng nên làm gờ hoặc uốn cong vào phía trong để tránh thỏ bới thức ăn ra ngoài.

Ổ đẻ: Phải đảm bảo ấm, kín gió, có bóng tối, thỏ mẹ vào cho con bú dễ dàng thoải mái và đặc biệt phải chống được chuột vào ăn thỏ con. Ổ đẻ là khối hộp chữ nhật có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm. Mặt trên ổ đẻ được đóng kín cố định một nửa, còn nửa đầu kia làm cửa ra vào của thỏ có nắp đậy bằng lưới kim loại hoặc phên tre thưa 1,5cm: mở đóng cơ động dễ dàng..

Với ổ đẻ này, thỏ con dưới 15 ngày tuổi không nhảy ra ngoài được, làm giảm tỉ lệ chết do tác động ngoại cảnh.

Ổ để bằng nhựa

Đáy lồng chuồng: Đáy lồng phải nhẵn, phẳng, êm, không để đầu đinh, mỗi buộc hoặc vật liệu làm lồng nhô lên mặt đáy làm xây xát da, loét gan bàn chân thỏ. Đáy lồng phải có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra lắp vào được.



Lồng 2 tầng (sưu tầm)


Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang
Kỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất cao
Phòng chữa bệnh cho chim cảnh
Kỹ thuật nuôi gà chọi
Kinh nghiệm nuôi chích chòe than

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
muon nuoi tho truoc tien phai lam j
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
muốn nuôi thỏ cần làm gì trước tiên
toi muon mua chuong nuoi tho, mua o dau
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Muon nuoi 5 con tho de nen lam chuong nhu the nao nhi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý