Chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc dân gian rất an toàn

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc dân gian rất an toàn

19/04/2015 05:58 AM
1,297

Chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc dân gian rất an toàn.Đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi của não bộ, khí huyết của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều có thể gây đau đầu.





CHỮA BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN



Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân (lục dâm): phong, hàn, thấp, nhiệt... và nội nhân (do thất tình) gây ra. Dân gian có nhiều bài thuốc trị bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Nhân trần 30g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.
Địa phủ tử 15g (cây rau chổi - Kochia scoparia), nghiền thành bột, thêm 1 thìa canh nước gừng uống với nước sôi để ấm.
Mạn kinh tử 6g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Lá sen 1 lá, trứng gà 2 quả, 1 lượng vừa phải đường đỏ, sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần (ăn trứng uống nước).

Hoàng kỳ 30g, thiên ma 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 - 3 lần.
Đại hoàng (sao đến khói vàng bốc lên) 240g, xuyên khung 120g, tế tân 75g. Nghiền chung thành bột, trộn với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh (tương đương 1g), mỗi lần 3-10g uống với nước sôi, ngày 2-3 lần.
Quả ngưu bàng 12g, thạch cao 12g, thảo quyết minh 12g. Nghiền chung thành bột, chia làm 2 lần trong ngày, uống với nước đun sôi để ấm.
Quy bản (yếm rùa) 30g, vỏ bào ngư (còn gọi là ốc cửu khổng) nung 30g, từ thạch 15g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần
Sinh địa 15g, khổ sâm15g, hoàng cầm10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần sáng tối.
Bột kiều mạch 60g, sao nóng, thêm dấm rồi sao lại, lúc còn nóng lấy vải bọc lại, đắp vào huyệt thái dương, khi nguội thì thay. Cần tránh gió.
Tân di (nụ hoa mộc lan khô) lượng vừa phải. Nghiền thành bột, hít vào khoang mũi, ngày 2-3 lần.
Gừng sống 1 củ, hùng hoàng một ít. Đem gừng thái thành miếng, lấy bột hùng hoàng rắc lên trên miếng gừng, ghép 2 miếng gừng lại với nhau, ngoài bọc giấy ướt, đặt lên trên bếp lửa cho nóng rồi dán vào huyệt thái dương.
Ma hoàng 6g, hạt dành dành 6g. Nghiền chung thành bột, lấy 1 ít cơm nguội và thuốc đắp lên huyệt thái dương.
Hạt dành dành 6g, thảo ô 6g. Nghiền thành bột, trộn với nước hành đắp lên huyệt thái dương.
Lá ngô đồng lượng vừa phải. Lấy lá sao chín đắp lên đầu.
Bạch phụ tử 3g, xuyên khung 3g, hành củ 15g. Nghiền bạch phụ tử và xuyên khung thành bột, thêm hành đã giã nát, bày ra giấy rồi dán vào huyệt thái dương khoảng 1 giờ sẽ khỏi đau.
Nếu đau nửa đầu có thể dùng một trong các bài:
Rễ câu kỷ (tức địa cốt bì) 30-50g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3lần.
Kinh giới 12g, đậu đen 12g, gừng sống 1 lát. Sắc nước uống mỗi ngày 1-2 lần.
Hạt ké đầu ngựa 10g, sắc lấy nước, uống ấm ngày 2-3 lần. Lưu ý kiêng thức ăn cay.
Quả ngưu bàng khô 36g, thạch cao sống 180g. Nghiền chung thành bột, mỗi lần uống 10-12g với nước sôi để ấm, ngày 3 lần.
Rễ ớt cay 10 cái, đường vừa đủ. Rễ ớt cay sắc lấy nước, cho thêm đường, uống mỗi ngày 1-2 lần.
Ngô thù du 10g, hoàng bá (sao nước muối) 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.
Hạ khô thảo 12g, củ gấu 10g, xuyên khung 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 thang.
Liên kiều 10g, sinh địa 10g, xuyên khung 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.
Cóc mẳn 20g, xuyên khung 6g, thanh đại (bột chàm) 1g. Tất cả phơi khô, nghiền thành bột, thường xuyên hít bột này.
Cỏ nhọ nồi lượng vừa phải, giã nhỏ, lấy nước nhỏ vào mũi ngày 2-4 lần.
Náo dương hoa (hoa đỗ quyên) 3g, hạt phượng tiên hoa (cây bóng nước) 3g, thương truật 6g. Bỏ thuốc vào đáy bát, châm lửa cho cháy rồi hít khói của nó, đau bên trái thì hít lỗ mũi bên trái, đau bên phải thì hít lỗ mũi bên phải. Lượng thuốc trên chỉ dùng cho 1 lần, ngày hít 3 lần. Sau khi hít thấy có hơi mát xông thẳng vào trong mũi, đau sẽ giảm bớt.
Rễ uy linh tiên tươi (1 nắm, rửa sạch, rút gân rễ rồi giã nát, trộn với đường đắp lên chỗ đau.
Hạt thầu dầu 10g, nhũ hương 6g. Hạt thầu dầu bóc vỏ rồi cho nhũ hương vào giã chung làm bánh, đắp lên huyệt thái dương.


CHỮA BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU BẰNG NHỮNG BÀI THUỐC KHÁC

Tiêu dao thanglà một cổ phương có tác dụng hòa giải, thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, bạc hà, sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, bạch truật, cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.

Sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, bạc hà 4g, cam thảo (nướng qua) 4g, sinh khương (nướng qua) 4g.

Riêng vị bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nửa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.

Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, đương quy dưỡng huyết, cam thảo hòa trung, can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.

Thục địa 16g, đương quy 12g, can khương 8g (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện), cam thảo (nướng) 4g.

Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm, mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.

Thục địa 320g, ngưu tất 80g, đương quy 240g, ngũ vị 40g, xuyên khung (sao, tẩm đồng tiện) 120g.

Đây là một thang đại dược có phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm vài lần trong một ngày. Y án có ghi rõ cách uống cho bệnh nhân nói trên: Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho người nóng lên. Đối với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm lợi dụng dương khí của bệnh đang được phát động khi làm việc phối hợp với sức thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần những vị thuốc để giải biểu. Trong bài thuốc này, thục địa để bổ âm, đương quy để dưỡng huyết, xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí, tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, ngưu tất dẫn thuốc trở xuống, Ngũ vị để liễm nạp dương khí.


Rau má 12g, hương phụ 8g (sao, tẩm đồng tiện), thảo quyết minh 12g (sao thơm), vỏ bưởi 8g (phơi khô, sao), rễ nhàu 12g.

Sắc ba chén còn lại gần một chén chia làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Trong bài này, rau má, thảo quyết minh để bổ âm dưỡng huyết. Vỏ bưởi, hương phụ để sơ Can, khai uất, kiện Tỳ. Rễ nhàu có thể thông kinh hoạt lạc và điều hòa thần kinh giao cảm nên rất hiệu quả trong những chứng nhức đầu.

Điều trị không dùng thuốc

Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính dẫn đến tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người, chẳng hạn “Tư thương Tỳ”, “Khủng thương Thận”, “Nộ thương Can”. Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu ngày đều ảnh hưởng đến Can khí, dẫn đến Can khí uất. Can khí uất là một đặc trưng của bệnh đau nửa đầu. Do đó, những cảm xúc âm tính nói chung - còn gọi là “stress” - có liên quan chặt chẽ đến cơn đau nửa đầu. “Stress” có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau. Ngược lại, những biện pháp làm thư giãn thần kinh và cơ như tập dưỡng sinh, luyện thở, ngồi thiền... sẽ trực tiếp hóa giải “stress” và giúp sơ tiết Can khí nên có thể làm thưa dần, làm nhẹ đi và cuối cùng là chấm dứt hẳn những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, theo quy luật “Thần tĩnh tất âm sinh”, việc thư giãn, nhập tĩnh không những làm thư giãn khí uất mà còn có tác dụng sinh âm, bổ âm, nên đáp ứng được yêu cầu thứ hai của việc điều trị bệnh đau nửa đầu.a

Thuốc tây y trị bệnh đau nửa đầu


Thuoc tri benh dau nua dau


Các t
huốc điều trị

Về thuốc, người ta chia ra làm 2 loại: Loại thuốc điều trị cắt cơn migraine và loại thuốc phòng ngừa cơn.

1. Loại thuốc điều trị cắt cơn migraine: Đây là loại thuốc được dùng khi cơn đau xảy ra, lại được phân làm 2 loại:

- Loại không chuyên biệt (non-specific): Là thuốc chỉ điều trị triệu chứng, làm giảm đau trong trường hợp bị cơn đau nhẹ, gồm có thuốc giảm đau (aspirin, paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid NSAID (naproxen, diclofenac, ibuprofen). Người ta còn kết hợp dùng thêm thuốc chống nôn metoclopramide (Primperan) như dùng thuốc giảm đau phối hợp với metoclopramide nhằm giúp thuốc giảm đau dễ hấp thu hơn, và nhất là làm giảm triệu chứng nôn thường kèm theo chứng đau nửa đầu.

- Loại chuyên biệt (specific): Là thuốc tác động trực tiếp đến quá trình bệnh lý dẫn đến chứng đau nửa đầu, gồm có dihydroergotamine (một dẫn chất lấy từ nấm cựa gà) và một loại thuốc mới là sumatriptan (thuốc tác động chọn lọc trên thụ thể của chất sinh học serotonin, khá hiệu quả trong điều trị migraine nặng).

Ở nước ta hiện nay, thuốc điều trị cắt cơn migraine thường được dùng là dihydroergotamine kết hợp với metoclopramide. Trong điều trị cắt cơn, sau khi dùng liều khởi đầu có thể phải dùng liều lặp lại sau 30 phút đến 1, 2 giờ (tùy theo thuốc). Cần lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc như gây viêm loét dạ dày - tá tràng đối với aspirin, NSAID; Ảnh hưởng đến mạch máu của dihydroergotamine; Mệt mỏi, chóng mặt, đỏ bừng mặt, có cảm giác ép chặt ngực đối với sumatriptan.

2. Loại thuốc phòng ngừa cơn migraine: Đây là thuốc giúp tránh các cơn đau tái phát (nếu chỉ điều trị cắt cơn, các cơn đau sẽ tái diễn như cũ). Thuốc phòng ngừa gồm nhiều loại: Propanolol (thuốc ức chế bêta, thường được dùng trị cao huyết áp), flunarizine (thuốc ức chế calci, ngăn chặn sự tích tụ ion calci trong tế bào thần kinh), amitriptyline (thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng pizotifen (thuốc kháng serotonin), methysergide (cũng là loại thuốc kháng serotonin)… Có nhiều loại thuốc được dùng để phòng ngừa cơn và việc lựa chọn thuốc thích hợp phải dựa vào kiến thức chuyên môn của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc tùy theo thể trạng, sự dung nạp thuốc của người bệnh, vào hiệu quả của thuốc (làm giảm số lần lên cơn đau, cường độ đau) và tác dụng phụ của thuốc. Thí dụ người bệnh bị hen suyễn thì không được dùng propanolol. Các thuốc dùng để phòng ngừa cơn đều có các tác dụng phụ từ nhẹ như gây buồn ngủ, làm tăng cân (pizotifen) đến nặng như gây hội chứng thần kinh ngoại tháp (flunarizine).

Những trình bày trên cho thấy việc dùng thuốc trong điều trị và phòng ngừa bệnh đau nửa đầu khá phức tạp. Đối với người thường xuyên bị đau đầu và nghi bị bệnh đau nửa đầu, tốt nhất nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và chỉ định thuốc đúng. Bác sĩ sẽ chọn thuốc tốt nhất để điều trị cắt cơn phối hợp với thuốc ngừa cơn. Rất cần có sự hợp tác tốt giữa người bệnh và thầy thuốc bởi việc dùng thuốc phải đủ liều, đủ thời gian. Thuốc phòng ngừa cơn thường chỉ cho kết quả sau khi dùng vài tháng, dùng theo đúng chỉ dẫn về thời điểm dùng thuốc, cách giảm liều dần dần thế nào?

Khi điều trị bệnh đau nửa đầu, ngoài việc dùng thuốc, nên lưu ý tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm tăng cơn đau như tránh dùng rượu, bia, sô-cô-la, bột ngọt (mì chính), sự căng thẳng thần kinh - tâm lý (stress); Với phụ nữ cần tránh dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen.

Những loại thực phẩm này có tác dụng giảm bớt chứng đau đầu đặc biệt do thời tiết hoặc căng thẳng trong cuộc sống:
Sponsored links:
Uống một viên thuốc giảm đau, tắt hết đèn và đi nằm là thói quen của nhiều người khi phải đối mặt với những cơn đau đầu. Rất ít người biết rằng có những thực phẩm có thể giúp làm dịu bớt cơn đau khó chịu này.


Lựa chọn những thực phẩm có công dụng giảm đau sẽ giúp bạn giải quyết chứng đau đầu “lành mạnh” hơn so với việc sử dụng thuốc giảm đau.

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Nước

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng đau đầu. Vì vậy mỗi ngày, chúng ta nên bổ sung đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8 ly). Thêm một lát chanh nhỏ vào ly nước cũng có tác dụng giải khát và giảm chứng đau đầu. Với những người thường xuyên tập luyện thể thao thì việc uống nhiều nước là vô cũng quan trọng đặc biệt là khi cảm thấy đuối sức và mệt mỏi trong và sau khi tập luyện.

Các loại ngũ cốc

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Ngũ cốc không chỉ là nguồn chất xơ dồi dào mà còn rất giàu magie – một khoáng chất có tác dụng làm dịu những cơn đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Những thực phẩm giàu magie khác như hải sản, các loại hạt, bơ, nho khô và rau lá xanh cũng nên được bổ sung hàng ngày.

Cá hồi

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Cá hồi cùng với cá ngừ, cá thu là nguồn dưỡng chất dồi dào omega-3, chất béo lành mạnh có tính chất kháng viêm, hạn chế các bệnh liên quan đến viêm não. Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng có hàm lượng omega-3 cao – nên ăn thường xuyên để giảm chứng đau đầu do thời tiết.

Dầu oliu

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Dầu oliu được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin E – giúp cải thiện, lưu thông, giảm viêm và cân bằng hàm lượng hooc môn trong cơ thể, làm dịu bớt cơn đau đầu. Những nguồn thực phẩm khác giàu vitamin E bao gồm dầu thực vật, các loại hạt, bơ…

Gừng

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Gừng không chỉ có tác dụng giảm nôn ói mà còn rất hữu hiệu để chữa trị đau đầu vì chúng có tính chống viêm và kháng histamine. Uống một ly trà gừng hoặc nhâm nhi chiếc kẹo gừng sẽ làm bạn giảm bớt những cơn đau đầu.

Dưa hấu

Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Do vậy thay vì uống ngay một viên giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do cơn đau đầu gây ra, hãy ăn những thực phấm chứa nhiều nước như dưa hấu. Lượng nước tự nhiên trong rau xanh và trái cây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như ma-giê. Đây chính là bí quyết để ngăn ngừa cơn đau xảy ra.

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Món sinh tố dưa hấu gồm 2 chén dưa đã tách hạt, 1/2 hũ sữa chua, chút xíu mật ong và 1/2 thìa gừng thái nhỏ sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp cung cấp nước cho cơ thể. Gừng còn làm giảm buồn nôn, một triệu chứng thường gặp khi bị đau đầu. Một số thực phẩm có nhiều nước khác là dâu, dưa chuột, súp, bột yến mạch, cà chua và rau diếp.

Hạnh nhân

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê được tìm thấy trong hạnh nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự “tấn công” của cơn đau đầu bằng cách làm dịu các mạch máu. Theo các chuyên gia, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ở những người mắc chứng đau nửa đầu bằng một chế độ ăn giàu ma-giê. Những thực phẩm giàu ma-giê bao gồm: chuối, mơ khô, bơ, hạnh nhân, hạt điều, gạo thô, các loại cây họ đậu và hạt.

Sữa chua

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Để đối phó với cơn đau đầu, cơ thể phải cần tới canxi. Bộ não sẽ dựa vào canxi để hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, cần chú ý tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn như sữa chua không béo. Đây là một nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, không chứa đường mà lại có nhiều probiotic, những vi khuẩn rất có lợi cho ruột.

Hạt vừng

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu

Những hạt vừng tuy bé xíu nhưng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Hạt vừng giàu vitamin E, góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Chúng còn có khả năng cải thiện sự tuần hoàn, lại giàu ma-giê nên có thể ngăn ngừa chứng đau đầu rất tốt.
Thức ăn giàu carbonhydrate

10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu


hững người thường ăn thiếu tinh bột lưu ý: quá ít carbonhydrate trong khẩu phần có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mà bạn đang gặp phải. Nếu chế độ ăn có quá ít carbonhydrate, mức dự trữ glycogen sẽ suy giảm - đây lại là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não. Điều này còn đẩy nhanh khả năng mất nước trong cơ thể, gây ra sự thiếu nước. Bằng cách hạn chế nguồn năng lượng của não và gây ra sự mất nước, chế độ ăn có quá ít carbonhydrate chính là nguồn gốc gây ra những cơn đau đầu.

Do đó, cần xây dựng một chế độ ăn giàu carbonhydrate bằng việc tập trung vào những loại thực phẩm như bánh mì làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua. Một chế độ ăn giàu carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm dịu thần kinh.

Thực phẩm nên tránh khi bị đau đầu

Một số loại thực phẩm nếu ăn lúc đang đau đầu sẽ làm tăng mức độ và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Vì vậy, khi đau đầu bạn nên tránh những loại thực phẩm sau:

- Phụ gia thực phẩm (bột ngọt, các chất làm ngọt nhân tạo, nitrit, chất tạo màu thực phẩm…).

- Chocolate.

- Rượu.

- Cà phê.

- Thực phẩm chế biến sẵn.


. Ghi nhật ký đau đầu

Ghi chép chi tiết về những cơn đau đầu của bạn như đau trong bao lâu? Mức độ đau thế nào? Trước khi đau có chuyện gì xảy ra không?

Ví dụ đồ ăn được coi là “nghi phạm”, bị stress, chu kỳ kinh nguyệt, đi nắng, mùi nước hoa thậm chí là thay đổi thời tiết.

Ghi chép như vậy sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về các yếu tố gây đau đầu và biết cách phòng tr






Thuốc trị bệnh đau nửa đầu
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu
Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Phòng chữa bệnh nội khoa -
Bệnh ù tai và cách điều trị
Tác dụng chữa bệnh của quả nhàu
Bài tập yoga chữa bệnh đau lưng đơn giản hiệu quả
Mẹo chữa đau răng nhanh nhất



(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cho hoi vợ tôi đâu nữa đầu cần bài thuốc nam của người Việt Nam
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý