Trang phục truyền thống của dân tộc Dao

seminoon seminoon @seminoon

Trang phục truyền thống của dân tộc Dao

19/04/2015 05:59 AM
7,902


 Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... tất cả đều làm nổi bật trang phục phụ nữ Dao giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng trang phục truyền thống của dân tộc Dao nhé!


TRANG PHỤC NAM VÀ NỮ CỦA DÂN TỘC DAO



Trước đây thì người Dao tự dệt vải để may trang phục của mình nhưng ngày nay thì còn rất ít người tự dệt lấy mà hầu như là dùng vải mua rồi mang về thêu hoa văn trang trí vào bộ trang phục. Trang phục phụ nữ Dao thường có áo dài yếm kết hợp với quần.
Theo quan niệm của người Dao, trong bộ y phục của người phụ nữ quan trọng nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn. Sau lưng áo của phụ nữ Dao cũng có phần thêu hoa văn. Ở phần thêu này, người Dao cho rằng sẽ làm chiếc áo thêm đẹp, thêm độc đáo và để dễ phân biệt dân tộc Dao với các dân tộc khác.
 Trang phục nữ Dao
Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo trong chiếc áo của phụ nữ Dao chính là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo. Người Dao cho rằng, nhìn áo để biết người phụ nữ khéo hay không, nhìn áo để biết người phụ nữ có đảm đang hay không chính là nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo mà người phụ nữ mặc.
Trong khi đó, quần của phụ nữ Dao được thêu ở đoạn cuối ống giống với phần thêu trên áo để tạo ra một bộ trang phục mang vẻ đẹp thẩm mỹ và rất tinh tế. Kiểu quần thường mặc là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động. Đồng bào thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau lưng.
Những hoa văn trên áo phụ nữ Dao được thêu sặc sỡ với nhiều họa tiết phong phú như hình cỏ cây, hoa lá hay bất kỳ vật dụng nào mà người dân nơi đây cảm thấy gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng ý tưởng đó nhưng trên mỗi bộ trang phục, hoa văn không giống nhau bởi mỗi người có một cách làm và gửi vào tác phẩm của mình những nỗi niềm khác nhau.
 
 Trang phục nam nữ dân tộc Dao
Điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục của phụ nữ Dao chính là khăn vấn đầu. Khăn quấn đầu dài hơn 1 mét được thêu nhiều hoa văn sặc sỡ góp phần làm nổi bật trang phục của người phụ nữ Dao. Khăn có 3 loại: khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài. Ngoài trang phục chính, người phụ nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những cô gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.
Trang phục phụ nữ Dao đặc sắc và cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục nam giới lại đơn giản bấy nhiêu. Đó là những chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực và thường cài 5 cúc. Quần rất rộng đũng, có thể cử động trong mọi tư thế.
Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều thích đeo trang sức như vòng cổ, chân, tay. Ngoài việc làm đẹp thì chúng còn mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng. Theo truyền thuyết kể lại, người dân đeo trang sức bằng bạc thì sẽ trừ tà ma, tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ.
Ngày nay, trang phục của người Dao đã bị mai một do tác động của kinh tế thị trường và quá trình giao lưu văn hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp tích cực, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi “Trang phục dân tộc” để người dân gìn giữ những gì mà cha ông đã để lại.


TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ


Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Việt Nam gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép. Để tạo thành bộ trang phục đẹp phải có năm màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ.Người Dao Đỏ sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên vùng miền núi phía bắc. Một trong những sắc thái độc đáo tạo nên những nét riêng cho người Dao Đỏ ở đây chính là bộ trang phục truyền thống.


Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ.

Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.

Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng.

Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo: ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngoài, những nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phô ra ngoài. Hoa văn được trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt.

Khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có năm lớp, được bao khuôn vuông ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của năm lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.

Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3-4 vòng và buộc chặt ở phía sau.

Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám... Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục.

Trang phục của người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ./.





NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRANG PHỤC DÂN TỘC DAO ĐỎ



Theo quan niệm dân gian của người Dao Đỏ, bộ trang phục hay còn gọi là “Luy hâu” bao gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép, để tạo thành bộ y phục đẹp thì phải có 5 màu cơ bản nhưng chủ yếu nhất vẫn là màu đỏ.
Từ xa xưa, người Dao Đỏ chỉ mặc áo dài có màu đen hoặc màu chàm, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ. 
Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong. 
Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng.
Khăn đội đầu (Goòng phà) được người Dao đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn (ở thầy cúng thì có thêm 8 cánh sao tượng trưng cho đầu ông Tam thanh, gọi chung là "Phàm sinh goong", được bài trí rất hài hòa và công phu. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.
Có thể nói, nét đặc sắc tạo nên trang phục của người Dao Đỏ không thể thiếu hoa văn trang trí trên khắp các bộ phận của trang phục.
Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3-4 vòng và buộc chặt ở phía sau.
Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám... Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục.
Các thiếu nữ dân tộc dao đỏ Lào Cai
Hoa văn trên áo bé tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo. Vì thế khi mặc áo dài chùm bên ngoài, những họa tiết sẽ không bị che lấp mà ngược lại, chúng được phố ra bên ngoài một cách tinh tế.
Trong khi đó, hoa văn trang trí trên áo dài lại tập trung ở viền nẹp ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc... Nẹp ngực mỗi bên đính 7 quả bông len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà.
Nếu để ý kỹ, những họa tiết trên trang phục người Dao Đỏ rất gần gũi trong thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá hay các loài động vật… Người Dao Đỏ quan niệm, hoa văn trên y phục không chỉ biểu hiện cho tính cần cù và nhẫn nại, thể hiện sự khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, tươi sáng của người dân, tạo nên nét riêng đậm đà bản sắc dân tộc.

HỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ - YÊN BÁI


Các họa tiết hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao Đỏ (Yên Bái) là biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của người phụ nữ Dao Đỏ.




Bộ trang phục thể hiện bàn tay khéo léo của người phụ nữ Dao Đỏ. Ảnh: Internet

Với trí tưởng tượng phong phú cùng sự cần cù và đôi bàn tay khéo léo, người phụ nữ dân tộc Dao Đỏ đã biến tấu những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày thành những họa tiết rực rỡ tạo nên sự ấn tượng và làm nên bản sắc riêng cho dân tộc trong bộ trang phục truyền thống.

Phải mất rất nhiều công sức để trang trí hoa văn cho bộ trang phục của phụ nữ Dao Đỏ. Để tạo thành bộ y phục đẹp người ta kết hợp 5 màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ để làm phụ tiết. Họ đã tìm thấy trong thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá, các loài động vật... để tạo nên những họa tiết trang trí cho bộ trang phục thêm đẹp và rực rỡ.

Theo phong tục của người Dao Đỏ thì trong bộ y phục, quan trọng nhất là chiếc áo dài có màu chàm hoặc màu đen. Bên trong chiếc áo dài, phụ nữ Dao còn mặc một chiếc áo “lui ton” giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực, cổ tròn mở sau gáy. Một trong những thứ tạo nên nét độc đáo cho bộ y phục không thể không kể đến khăn đội đầu và các đồ trang sức bằng bạc.

Chiếc khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn ổ vuông ở trung tâm "điểm" của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. Tua len làm bằng sợi len có tua rua bằng sợi tơ đỏ, ở lớp ngoài với nhiều màu, không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp để khi vấn giữ cho khăn chặt hơn. Các họa tiết trên tua len gồm có hình sôm, hình gấp khúc, hình cây thông...

Tiếp đến là chiếc áo bé. Họa tiết hoa văn trên áo bé, tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo. Hoa văn được trang trí trên ngực áo bé là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo bé mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Hoa văn trang trí trên thân sau áo bé được thêu theo chiều dọc của áo, gồm các họa tiết hình cây thông - với dân tộc Dao, hình cây thông chính là hình đuôi chó cách điệu; hình dấu chân hổ - chính là hình chân chó cách điệu mà người Dao vẫn đang thờ; hình hoa kiệu; hình thập ngoặc; hình răng cưa... được thêu ở hai bên, cúc hoa bạc đính ở giữa rất đẹp.

Khác với chiếc áo bé, hoa văn trang trí trên áo dài tập trung ở viền nẹp ngực tà áo và đầu ống tay áo được trang trí các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình quả trám, hình thập ngoặc... Nẹp ngực mỗi bên đính 7 quả bông len đỏ và các tua len được đính ở nơi xẻ tà.

Ở phần dây lưng, hoa văn trang trí tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình sôm, hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình thập ngoặc và hình người mặc váy. Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 đến 4 vòng và buộc chặt ở phía sau.

Nhưng cầu kỳ, tỷ mỉ nhất vẫn là hoa văn trang trí trên quần. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết thêu hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám; bên trong là các họa tiết hình sôm, hình thập ngoặc, hình dấu chân hổ, hình răng cưa, hình người mặc váy.

Cuối cùng là hoa văn trang trí trên tạp dề. Hoa văn trang trí chủ yếu là hình răng cưa, hình cây thông, hình quả trám vuông có chữ "Vạn"... Viền có các tua len màu đỏ, khi đã mặc áo, quần, thắt lưng thì cuốn tạp dề ở ngoài cùng. Thắt tạp dề không những để che phần vải không thêu hoa văn của áo dài mà còn tăng thêm vẻ đẹp sang trọng của bộ lễ phục…

Có thể nói, hoa văn trang trí trên y phục của người phụ nữ Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của các dân tộc ở tỉnh Yên Bái nói chung và bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ.


TRUYỀN THUYẾT HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DAO



Người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình. Đây là dân tộc luôn mặc các trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, đi chợ, đi nương…Trẻ em cũng được cha mẹ thêu dệt, may cho những bộ trang phục truyền thống.




Trang phục người dân tộc Dao tiền
Trong ngày hội, ngày chợ chị em phụ nữ Dao Tiền rất duyên dáng, nhã nhặn trong trang phục truyền thống như những cánh bướm của núi rừng hồn nhiên và trong sáng. Tuy nhiên các công đoạn để hoàn thành một bộ trang phục của người Dao Tiền rất công phu và tỉ mỉ.
Khác với trang phục Dao Đỏ, trang phục truyền thống của người Dao Tiền lấy 2 màu sắc chủ đạo là chàm và đen để trang trí. Đây là hai màu sắc tinh tế, nhã nhặn và hài hòa, khi kết hợp với hoa văn trên vải, tạo nên một bộ trang phục độc đáo và khác biệt.
Người Dao Tiền thường mặc kiểu dáng áo không cổ, 4 thân, xẻ ngực, xẻ tà khoảng 30cm, gồm 5 cúc, 1 cúc bạc tô và 4 cúc bạc nhỏ, là dạng khuy, cúc giả. Xung quanh mép gấu áo thêu chỉ mầu, tà sau lưng cố 4 - 5 viền chỉ các màu trắng, xanh, hồng và trong cùng là hoa văn, 2 tà trước phần thêu ở gấu áo luôn ít hơn tà sau 1 viền chỉ trắng, cổ tay áo cũng thêu các viền chỉ màu trắng, xanh, đỏ.
Trên áo người Dao Tiền nhất thiết phải thêu các hoa văn hình trám, hình con chó, hình nhện và hoa (thêu ở 2 bên phía sau) cũng là đặc điểm riêng của trang phục. Các hình thêu chó, nhện là cả câu chuyện dài của dân tộc Dao Tiền.
Hoa văn trên trang phục người Dao tiền
Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Xưa kia có ông vua của người Dao không có con trai mà chỉ sinh được 12 người con gái. Một ngày kia giặc sang xâm lược, vua liền truyền rằng ai đánh thắng giặc vua sẽ gả cả cho 12 cô con gái, và vua cầu khấn trời để xin. Một buổi chiều xuất hiện 1 con Long khuyển ngũ sắc, là con chó mình rồng, 5 màu có 12 chiếc đuôi, chạy đến xin vua cho đánh giặc. Khi giặc đến thấy con chó lạ mắt liền bắt về nuôi, nó ngoan ngoãn theo về, đợi khi giặc ngủ say liền cắn cổ cho bọn giặc chết hết. Con chó trở về, theo đúng lời hứa, vua liền gả các con gái cho con chó và con chó được vua truyền ngôi báu. Để nhớ ơn con chó đã có công dẹp giặc cứu dân tộc nên đồng bào đã thêu hình con chó và 4 chiếc chân chó ở sau áo.
Ngoài ra, đồng bào Dao Tiền còn có một thuyết khác về hình con nhện: Xưa kia khi người Dao mới biết mặc quần áo thì cả đồng tộc bị đại dịch, do ăn phải phấn của con bướm trắng, bị chết rất nhiều, sau đó có người lấy con nhện đem nướng cháy hòa nước uống và khỏi bệnh, từ đó để nhớ ơn con nhện đã có công cứu tộc người nên họ thêu hình con nhện lên áo.
Người Dao Tiền còn có truyền thuyết khác về con chó: Theo truyền thuyết, Bàn Vương là con chó thần, vị tổ của người Dao nên phải nhớ đến, phải có hình ảnh trên vạt áo của từng người.
Và từ đó, khi dệt vải, may áo, phụ nữ Dao Tiền cũng thêu một bức tranh mang hình nhiều con chó hoặc con nhện ở vạt áo phía sau. Có trang phục thuê tới 16 con chó, mỗi con một dáng vẻ sinh động. Trên một vùng vải trang trí nhỏ, con thì châu đầu vào nhau như tâm tình thủ thỉ, con thì ngoảnh mặt ra bốn phía quan sát. Bức tranh này thể hiện ý thức cội nguồn và là một minh chứng cho tài năng sáng tạo của phụ nữ Dao Tiền về tài thêu thùa, trang trí. Đó cũng là tiêu chuẩn để các chàng trai Dao Tiền đánh giá sự khéo léo của bạn tình mình và là tiêu chuẩn tài đức để các chàng trai chọn vợ.
Có thể nói, trang phục của người Dao Tiền không “đập” ngay vào trực quan của người xem nhưng nếu quan sát kỹ, dư âm còn lại của nó thật sâu sắc, thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như giới nghiên cứu trong và ngoài nước, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đồng bào Dao độc đáo và khác biệt so với các dân tộc khác.



Trang phục truyền thống của người Việt
Trang phục truyền thống của người Chăm
Trang phục truyền thống của người Mường
Trang phục đặc trưng của Miền Bắc
Trang phục dạ hội của hoa hậu Việt Nam
Văn hóa truyền thống của Nhật Bản -


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
lời thuyết trình trong trang phục dân tộc dao
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý