Trà chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trà chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả

19/04/2015 06:00 AM
1,604

Trà chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả. Bệnh cao huyết áp có thể dẫn tới hoa mắt, đau đầu, mỏi vai. Theo Đông y, những chứng đó đều bắt nguồn từ “can”-gan bị nhiệt. Giải trừ được nhiệt gan thì có thể ngăn được huyết áp quá cao. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterolmáu cao.







TRÀ CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

- Cây trà đắng sinh trưởng và phát triển tự nhiên trong những cánh rừng trên đất Cao Bằng. Trà đắng có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm mỡ, giảm cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết, mát gan, an thần, trợ tim, giúp cơ thể kháng lại các tế bào gây lão hóa…

p3010 Uống trà đắng như thế nào thì tốt cho bệnh huyết áp

Cây trà đắng

Không riêng trà đắng Cao Bằng, các loại lá trà khác như lá trà xanh cũng tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, mọi cái tốt đều có giới hạn, vượt khỏi giới hạn ấy sẽ có những hiệu ứng ngược lại. Dùng trà cũng vậy, nhiều nghiên cứu chứng minh chất cafeine trong nước trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, gây khó ngủ, những người uống thuốc an thần, thuốc ngủ nhất thiết không được uống nước trà. Lượng tanin trong trà cũng được chiết ra khi hãm nước sôi, có thể gây tủa với chất sắt trong một số loại thực phẩm, dùng lâu sẽ bị thiếu máu.

Nếu sử dụng lâu với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh, vàng da… Nước trà cũ hoặc để lâu còn phóng thích nhiều chất có hại cho cơ thể hoặc gây ung thư. Vì thế chỉ nên dùng trà đắng với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng. Để phòng bệnh tăng huyết áp, chúng ta còn nhiều thứ rau củ khác rất tốt như rau cần tây, giá sống, đậu xanh… Không nên sử dụng lâu dài bất kỳ một loại thuốc hoặc dược thảo nào, thỉnh thoảng nên thay đổi loại khác hoặc dùng mỗi loại một ít sẽ tốt hơn.



 loại trà dược cho người cao huyết áp


tra tam sen1 9 loại trà dược cho người cao huyết áp


Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) lớn hơn 90 mmHg.

Trà tâm sen chữa tăng huyết áp, tim đập nhanh, mất ngủ.

Biểu hiện thường gặp:

Người bệnh tăng huyết áp thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và thường bị mất ngủ, tính tình hay cáu gắt. Phép chữa của y học cổ truyền là dùng thuốc bình can tiềm dương, thanh can tả hỏa, hóa đờm tiêu trễ, trong đó trà dược tỏ ra hiệu quả đối với những bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và vừa (huyết áp tối đa dưới 175mmHg và huyết áp tối thiếu dưới 110mmHg), được nhiều người sử dụng.

1. Trà cúc hòe:

Hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g, tán bột thô. Cho cả 3 vị vào cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần. Công dụng: bình can trừ phong, thanh hỏa hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt.

2. Trà thiên ma:

Thiên ma 6g, chè xanh 3g, mật ong vừa đủ. Cho thiên ma vào nồi, đổ một bát to nước đun sôi 20 phút sau đó cho chè vào, đun thêm mấy phút nữa là được, lọc lấy nước cho mật ong vào uống. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần, uống nóng, có thể ăn thiên ma. Công dụng: bình can tiềm dương, thư phong trừ thống. Chữa tăng huyết áp, đau đầu.

3. Trà đỗ trọng:

Lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt, lượng bằng nhau. Hai thứ tán bột, trộn đều, đóng thành từng túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 túi pha nước sôi 10 phút uống nóng. Hoặc lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống một thang, uống nóng. Công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt. Chữa tăng huyết áp kèm bệnh tim và đau lưng sườn.

4. Trà sơn tra hà diệp:

Sơn tra 15g, lá sen 12g. Hai thứ thái nhỏ, đổ nước vừa đủ đun sôi hoặc pha nước sôi uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: tiêu mỡ hóa trễ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, giảm béo.

5. Trà nhị diệp sơn tra:

Lá hồng 10g, sơn tra 12g, chè 3g. Cho ba thứ vào ấm, đổ nước sôi hãm 15 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao.

6. Trà quyết minh la bố ma:

Hạt quyết minh sao 12g, la bố ma 10g. Cho hai thứ vào ấm, đổ nước sôi hãm 15 phút. Ngày 1 thang, uống dần. Công dụng: thanh nhiệt bình can, lợi tiểu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt bồn chồn bất an, giảm mỡ trong máu.

7. Trà tâm sen:

Tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm 5 – 10 phút. Ngày uống 1 – 2 lần. Công dụng: thanh tâm, hạ huyết áp, tỉnh táo, cầm máu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu, tim đập mạnh, mất ngủ.

Lưu ý:  Tâm sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng.

8. Nước cây lạc:

Toàn bộ cây lạc khô 50g. Cắt cây lạc thành từng đoạn nhỏ, ngâm rửa sạch, cho vào nồi đổ nước nấu uống thay chè. Ngày 1 thang, uống lúc nào cũng được. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao.

9. Trà chi tử:

Chè búp non 30g, chi tử 30g. Hai vị trên cho vào nồi, đổ 800 – 1000ml nước đun còn 400 – 500ml. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng chiều, uống nóng. Công dụng: tả hỏa thanh can, mát máu hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Chữa huyết áp thấp bằng Đông dược



che sen Chữa huyết áp thấp bằng Đông dược

Còn quan niệm của Tây y: theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện sự rối loạn chức năng của vỏ não và trung khu thần kinh vận mạch. Vì vậy khi tình trạng huyết áp thấp xảy ra là lúc chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) dưới 60mmHg.

Trong chứng huyết áp thấp cũng chia ra hai loại đó là huyết áp thấp tiên phát (xảy ra do thể trạng) và chứng huyết áp thấp thứ phát (do bệnh lý gây ra). Những người huyết áp thấp thường có các biểu hiện như hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể sảy ra choáng váng nặng hơn là thoáng ngất hoặc ngất…

Để cùng tham khảo và có thể áp dụng, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những phương thuốc trị chứng huyết áp thấp từ đông dược.

Bài1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Ngày sắc 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 – 7 thang.

Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Tất cả sắc lấy nước uống chia làm 2 – 3 lần trong ngày. Cần sử dụng liền 3 – 7 ngày là một liệu trình. Khi theo dõi thấy huyết áp đã trở lại các chỉ số bình thường thì sử dụng tiếp một đợt từ 3 – 6 ngày nữa và ngừng uống.

Bài 3: Thục địa 12g, chích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.

Bài 4: Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa tán bột 50g. Cả hai thứ trộn đều với mật ong, ngày uống mỗi lần từ 3 – 5g, uống ngày 2 lần vào các buổi sáng và trưa.

Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế từ 2 – 4g, chích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo tàu 5 quả. Tất cả sắc uống ngày 1 thang, chia ra 2 lần trong ngày. Cần uống từ 3 – 5 thang liền.

Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh, rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, thêm một cốc nước lã và đun nhỏ lửa (lửa cháy riu riu) đến khi cạn nước sắc còn lại 1/3 cốc thì đập trứng gà vào và khuấy đều, đun tiếp trong 2 phút nữa là được, bắc ra ăn nóng. Mỗi ngày cần ăn 1 lần và ăn liền trong 5 ngày, nếu theo dõi huyết áp thấy chưa trở lại chỉ số bình thường thì có thể ăn thêm vài ngày.

Trà gừng

Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.

Trà muối

Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.

Trà đường

Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.

Trà sơn tra

Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.

Trà hành

Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.

Trà gạo

Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.

Trà tỏi

Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh ly amip mãn tính, thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.

Trà hoa cúc

Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.

Trà mật ong

Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.

Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.

NHỮNG LƯU Ý KHI BỊ BÊNH HUYẾT ÁP THẤP

Các thức uống như cà phê, chè đặc, nước nho... rất tốt cho người huyết áp thấp. Để tăng huyết áp, bệnh nhân cũng cần tập luyện thể thường xuyên, trong đó các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều thích hợp.







Tổ chức Y tế Thế giới không coi huyết áp thấp là biểu hiện của tổn thương tim. Theo quy định, chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh, với đặc điểm giá trị huyết áp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng. Trong trường hợp này, huyết áp thấp có thể do thể tạng, di truyền, do rèn sức bền thường xuyên (như vận động viện chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và do sự bù trừ thích nghi ở cư dân sống trên vùng núi cao.

Huyết áp thấp bệnh lý bao gồm tụt huyết áp cấp (với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất) và huyết áp thấp mạn tính. Huyết áp thấp mạn tính lại được chia ra thành hai loại: nguyên phát (do giảm trương lực thần kinh mạch máu) và thứ phát (triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, viêm họng mãn, viêm đường mật...).

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc sống sau:

huyet-ap-thap-jpg[1482088941].jpg

Ảnh minh họa: nps.org

Đừng quên huyết áp thấp đồng nghĩa với tình trạng tim không thể đẩy máu đến mọi ngõ ngách của cơ thể. Vùng càng sâu càng xa càng chịu thiệt thòi. Tình trạng huyết áp thấp càng kéo dài, tế bào càng khó tránh thiếu dưỡng khí. Khi đó nhiều bệnh chứng nghiêm trọng có thể thành hình một cách oan uổng, từ thiếu máu cơ tim bước qua trầm uất thậm chí cho đến ung thư! Nên nhớ là thầy thuốc đã phát hiện trong vùng trung tâm của ung bướu ác tính bao giờ cũng có hiện tượng thiếu dưỡng khí!

Quá đơn giản để phát hiện huyết áp thấp. Chỉ cần đo huyết áp vài lần. Bên cạnh đó, cần lưu ý khuynh hướng huyết áp thấp trong các trường hợp như:

- Thiểu năng tuyến giáp

- Thiếu máu do rong kinh, viêm loét dạ dày tá tràng, sốt rét, lao phổi…

- Suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh

- Thiếu cân vì kiêng khem thái quá để làm gầy bằng mọi giá

- Thiếu ngủ do công việc, do stress

- Lạm dụng thuốc an thần, thuốc trị trầm cảm

Nhiều nạn nhân của chứng huyết áp thấp chưa được điều trị với phác đồ toàn diện bao gồm nhiều nhân tố như:

- Vận động thể dục thể thao để tập luyện trái tim thay vì ngồi yên chờ sung rụng.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ muối ăn và nước uống thay vì ăn lạt thái quá.

- Cải thiện chức năng tuần hoàn thông qua trục thần kinh – nội tiết, chẳng hạn với các bài thuốc Đông y, kỹ thuật dưỡng sinh, nghĩa là các giải pháp an toàn cho cơ thể vốn đã mệt nhoài của nạn nhân.

Huyết áp cao hay thấp đều là bệnh. Do đó, đừng xem thường huyết áp thấp. Đừng quên hạ huyết áp thường kéo theo hạ canxi, hạ đường huyết. Tình trạng này, cũng theo tiếng chuông báo động của ngành y, là bệnh lý đang rất phổ biến trong giới phụ nữ trẻ làm việc trong văn phòng cao ốc đóng kín.
a chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột  tam thất, rau cần tây, nước nho.

Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:

1. Dùng nhiều muối hơn Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

2. Uống nhiều nướcNên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

3. Tập luyện đềuTập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể

 Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.

4. Chế độ ănNên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.

5. Tránh xa đồ uống có cồnSử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn

Về ăn uống

Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.

Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Về tập luyện

Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.

Tập phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.

Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn mạn như sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm đường mật... Phòng tái phát viêm họng mạn bằng các biện pháp giữ ấm cơ thể, súc miệng nước muối...




Cây thuốc chữa bệnh huyết áp thấp
Bài thuốc đông y chữa bệnh huyết áp thấp
Canh chữa bệnh huyết áp thấp cực tốt
Thảo dược chữa bệnh huyết áp thấp an toàn
Món ăn chữa huyết áp thấp
Khí công chữa bệnh huyết áp thấp rất tốt
Phòng và chữa bênh huyết áp thấp hiệu quả






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý