Thức ăn chữa bệnh tiêu chảy nhanh hết bệnh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thức ăn chữa bệnh tiêu chảy nhanh hết bệnh

19/04/2015 06:00 AM
132

Thức ăn chữa bệnh tiêu chảy nhanh hết bệnh. Sau những ngày nước ngập, nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy. Dưới đây là một số "kế sách" giúp bạn điều trị căn bệnh này.Thêm vào đó, bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản sau khi bị chứng tiêu chảy "viếng thăm".






TÌM HIỂU VỀ BỆNH TIÊU CHẢY

Nguyên nhân.

- Do stress và căng thẳng.

- Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn.

- Ăn phải thức ăn ôi thiu.

- Do phải chung sống và sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

- Uống quá nhiều rượu.

- Do ảnh hưởng những mặt trái của các loại thuốc sử dụng.
Nguyên nhân các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

    Các yếu tố nguy cơ

- Tuổi:

Hầu hết các đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.

Tình trạng dinh dưỡng:

Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy thường kéo dài, dễ bị tử vong, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

-. Tình trạng suy giảm miễn dịch:

Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu...

Các tập quán ăn uống không hợp lý:

- Cho trẻ bú bình :  bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy.

+ Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ.

+ Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.

- Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi.

- Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

- Xử lý phân không tốt.
Nguyên nhân:

Do virus:

- Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus.

- Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.

Do vi khuẩn

- E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp

- Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ

- Salmonella không gây thương hàn

- Campylobacter jejuni

- Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01

- Do ký sinh trùng:

- Entamoeba hítolytica

- Giardia lambia

- Cryptosporidium

Hậu quả của tiêu chảy: Mất  nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến truỵ tim mạch và có thể tử vong.

THỨC ĂN CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM


 - Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía và uống thành 4 lần trong ngày.

- Chỉ đơn giản mỗi ngày uống một cốc nước ép lựu chia thành 3 - 4 lần mỗi ngày.

 - Dùng 1/2 cốc nước ép bạc hà để uống sau cứ mỗi 2 giờ một lần.

- Cố gắng loại bỏ stress và lo lắng, vì chúng chính là thủ phạm gây ra chứng bệnh tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên tìm những trò tiêu khiển để giảm căng thẳng.


- Ninh nhừ một củ carot, sau đó nghiến nát, và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút.

- Súp khoai tây cũng là một món ăn rất thích hợp trong khi "ứng phó" với chứng tiêu chảy. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn mỗi ngày từ 3 - 4 bát súp khoai tây.


- Sữa chua không chỉ là một loại thần dược làm đẹp, mà trong sữa chua còn có chứa hàng triêu vi khuẩn lên men, cực kỳ tốt cho tiêu hoá của bạn. Vì thế chỉ đơn giản bằng việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống thường ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.

- Nghệ cũng được xem như một "vị thuốc" có khả năng "trị" chứng tiêu chảy.

- Hãy uống một cốc trà hay cà phê đặc, sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.

- Trà gừng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn khi bị chứng tiêu chảy hoành hành.

- Nấu 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng, có thêm một chút muối. Thêm 1/ 2 cốc nước lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này sẽ nhanh chóng giúp bạn "thoát" khỏi tình trạng bị khử nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng nhanh chóng

- Món súp với nguyên liệu chính là carốt cũng là một món ăn không chỉ bổ mắt mà còn giúp bạn chữa trị chứng tiêu chảy.

- Nên uống nhiều nước. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn.

- Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở.

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm...;

- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;

- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn).

Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác.

Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đã thử nhiều cách mà chứng bệnh tiêu chảy không có xu hướng thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời được điều trị trước khi quá muộn.

Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em

   Tiêu chảy (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, TC là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. ở các nước đang phát triển người ta ước tính có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm chết vì tiêu chảy. Trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển.

ảnh minh hoạ

Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc tóe nước, ngày > 3 lần, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).

   Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ.

Hồi phục nước và điện giải

Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ) điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà cốt + muối, nước chuối, hồng xiêm...

Mất nước mức độ B(mất nước vừa) Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:

- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100 ml

- Trẻ 2 - 10 tuổi: 100 - 200 ml

- Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

- Cách cho trẻ uống

- Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.

- Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 - 3 phút.

Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).
- Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:

- ORS(orerol) hoặc hydrit

Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa: Glucose: 20g, natri clorid 3,5g, kali clorid 1,5g, natri bicarbonat 2,5g).

Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột trong gói vào một cái bình hoặc ấm tích sạch, đong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, ngoáy kỹ đến khi bột tan hoàn toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và lại pha dung dịch mới.

Hoặc có thể dùng loại gói nhỏ, mỗi gói pha với 200ml cho trẻ uống dần

Nếu dùng viên hydrit hoặc gói bột : pha 1 v hoặc 1 gói với 200ml cho trẻ uống dần

Có thể dùng các dung dịch bồi phụ nước và điện giải tự chế tại nhà như sau :

- Nước  cháo muối

Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang muối

Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua giá cho trẻ uống dần.

- Nước chuối, hồng xiêm

Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Trường hợp trẻ mất nước nặng : Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch
Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy

Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

 - Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

- Gạo (bột gạo), khoai tây

- Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc

- Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose

- Dầu thực vật

- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

+ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...

- Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

- Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

- Số lượng thức ăn:

- Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

- Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.



Bệnh tiêu chảy là khi đi phân lỏng hoặc đi phân nước. Đối với một số người, bệnh tiêu chảy nhẹ và sẽ tự khỏi trong vài ngày. Đối với những người khác, bệnh tiêu chảy có thể kéo dài hơn. Bệnh tiêu chảy có thể làm cho bạn cảm thấy yếu và mất nước (khô da). Nó cũng có thể làm bạn giảm cân nhanh chóng. Bệnh tiêu chảy, ngoài nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do thực phẩm không an toàn, không vệ sinh, bệnh dạ dày có thể gây tiêu chảy. Một số phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và một số phương pháp điều trị bệnh ung thư, cũng có thể gây bệnh tiêu chảy.

Những điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nếu bạn bị bệnh tiêu chảy:

Uống 8 đến 10 ly chất lỏng mỗi ngày. Nước là tốt nhất.
Uống ít nhất 1 cốc mỗi lần bạn đi tiêu lỏng chất lỏng.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày, thay vì 3 bữa ăn lớn.
Ăn một số thức ăn mặn, chẳng hạn như bánh quy, súp và nước uống thể thao.
Ăn một số loại thực phẩm giàu kali, như chuối, khoai tây bóc vỏ và nước trái cây.

Bạn có thể ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, hoặc gà tây. Trứng nấu chín cũng không sao. Ăn sữa ít béo, phô mai, hoặc sữa chua.

Nếu bạn bị bệnh tiêu chảy rất nặng, bạn có thể phải ngừng ăn hoặc uống các sản phẩm sữa trong một vài ngày.

Ăn các sản phẩm bánh mì được làm từ bột tinh chế trắng, Pasta, gạo trắng, và ngũ cốc như kem lúa mì, bột gạo, bột yến mạch, và bánh bột ngô. Bạn cũng có thể ăn bánh làm bằng bột mì trắng, nhưng không thêm nhiều mật ong hoặc xi-rô.

Rau quả bạn có thể ăn bao gồm cà rốt, đậu xanh, nấm, củ cải đường, măng tây, bí tiêu, và bí ngồi. Trước tiên nên nấu chín chúng. Khoai tây nướng cũng tốt. Nói chung, loại bỏ hạt và vỏ là tốt nhất.

Một số món tráng miệng và đồ ăn nhẹ để dùng là kem, bánh ngọt, và nước trái cây.

Bệnh tiêu chảy, Tiêu chảy, ăn, uống, bệnh



  • Cố gắng tránh dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh, chẳng hạn như bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh rán, xúc xích, và thức ăn nhanh bánh mì kẹp thịt.
  • Hạn chế hoặc ngừng ăn sữa và các sản phẩm từ sữa khác nếu chúng làm bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc gây ra khí và đầy hơi.
  • Bạn cũng nên tránh các loại trái cây và rau quả có thể gây ra khí. Một số trong số này là cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô.
  • Tránh cà phê, rượu và đồ uống có ga.

Trẻ em bị bệnh tiêu chảy có thể có ít năng lượng hơn, mắt khô, người khô hay miệng khô dính. Trẻ cũng có thể không được đi tiểu hoặc làm ướt tã của chúng như bình thường.

Cung cấp các chất lỏng cho con em quý vị trong 4 – 6 giờ đầu tiên. Lúc đầu, hãy thử 1 ounce (2 muỗng canh) chất lỏng cứ 30 – 60 phút một lần.

  • Bạn có thể cho trẻ uống nước Oresol.
  • Pha loãng nước ép trái cây hoặc nước luộc thịt, cũng có thể giúp đỡ mất nước. Những loại nước này cung cấp các khoáng chất quan trọng đã bị mất khi tiêu chảy cho con của bạn.

Nếu bạn đang cho con bé mới sinh của bạn bú sữa, tiếp tục làm như vậy. Nếu bạn đang sử dụng thức ăn theo công thức, cho bé ăn bằng một nửa mức bình thường cho 2 đến 3 lần ăn sau khi bắt đầu tiêu chảy. Cho ăn mức bình thường có thể bắt đầu sau này.

Nếu con của bạn bị nôn, cho trẻ uống ít chất lỏng hơn so với đề nghị ở trên. Bạn có thể bắt đầu với ít nhất là 1 muỗng cà phê (5 ml) của chất lỏng mỗi 10 – 15 phút.

Khi con bạn đã có thể ăn các thức ăn thông thường, hãy thử chuối, bánh quy giòn, thịt gà, mì ống, và ngũ cốc gạo. Tránh sữa, nước táo, nước ép trái nguyên chất, và các loại thực phẩm chiên.

Trẻ bị bệnh tiêu chảy nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng:

  • Hoạt động kém hơn bình thường (chỉ ngồi yên hoặc không nhìn xung quanh)
  • Mắt trũng xuống
  • Miệng khô và dính
  • Khóc không có nước mắt
  • Không đi tiểu trong 6 giờ
  • Đi phân ra máu hoặc chất nhầy
  • Không hết Sốt
  • Đau bụng

Người bị bệnh tiêu chảy nên gọi cho bác sĩ nếu có các triệu chứng:

  • Tiêu chảy hơn 2 ngày
  • Phân có mùi hoặc màu sắc bất thường
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Phân có máu hoặc chất nhầy
  • Sốt không hết
  • Đau bụng



NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO BÊNH TIÊU CHẢY



Tiêu chảy là một căn bệnh khá phổ biến, thường có nguyên nhân từ thức ăn hoặc do cơ thể đang bị căng thẳng. Uống thuốc là lựa chọn đầu tiên cho những người muốn giảm các cơn đau bụng do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên, thuốc trị tiêu chảy có thể gây kích thích đối với thành bao tử hoặc có thể khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu dùng không đúng thuốc.

Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn. Chính vì vậy, chọn lựa những thực phẩm có ích trong việc chữa trị tiêu chảy cũng là một trong những biện pháp giúp bạn chữa khỏi bệnh dễ dàng. Danh sách những thực phẩm được đánh giá là tốt cho bệnh tiêu chảy thường bao gồm những thứ được liệt kê dưới đây:

1. Chuối


Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.

Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt nhất khi bạn cần sử dụng thực phẩm có nhiều tinh bột để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.

3. Táo đã được nấu chín

Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh tiêu chảy.

4. Thịt gà

Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất rất nhiều protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Món gà hấp chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh nhờ được bổ sung kịp thời lượng protein phong phú từ thịt gà. Rán hoặc những cách chế biến thịt gà có sử dụng dầu ăn lại không được khuyến khích vì những món ăn có nhiều chất béo sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

5. Bột mì đã được chế biến

Mặc dù bột mì chế biến sẵn được đánh giá là thực phẩm không tốt cho sức khỏe so với các loại lương thực thô. Tuy nhiên, đối với bệnh tiêu chảy, vấn đề này lại bị đảo ngược. Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Lý do nằm đằng sau sự thay đổi này là vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhờ đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh.

6. Sữa chua

Là một sản phảm được chế biến từ sữa nên sữa chua được đánh giá là có khả năng chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Thông thường, những sản phẩm từ sữa cần phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn uống khi bao tử đang có vấn đề. Nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và làm sinh sôi những khuẩn sữa có trong sữa chua. Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa cuia được cấy những vi khuẩn sống. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”.

7. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Nhâm nhi tách trà thảo mộc sẽ giúp làm dịu tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp các cơ được thư giãn, tinh thần cũng hồi phục nhanh chóng. Đối với bao tử, trà thảo mộc cũng có tác dụng làm dịu tương tự. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột.

8. Việt quất

Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ô-xy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Nếu không thích mùi vị của việt quất, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy giảm hẳn.

Trong quá trình chữa bệnh tiêu chảy, cần chú ý tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc kem. Những sản phẩm từ sữa có chứa đường lacotse có thể gây tích tụ khí gas, khiến bao tử bị đầy hơi và gây buồn nôn cho những người bị tiêu chảy. Những thực phẩm sản sinh ra nhiều khí gas như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan, hành… có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều đường và những loại đồ uống có chất caffeine cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.





Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý