Chữa bênh tiêu chảy cho bé nhanh khỏi bệnh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bênh tiêu chảy cho bé nhanh khỏi bệnh

19/04/2015 06:00 AM
10,173

Chữa bênh tiêu chảy cho bé nhanh khỏi bệnh. Ở nước ta tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp là hai căn bệnh hay gặp ở trẻ em và cũng gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Sau đây là những bài thuốc chữa tiêu chaye cho bé!








NGUYÊN NHÂN BÉ BỊ  TIÊU CHẢY

Phòng tiêu chảy ở trẻ em - Chăm sóc bé - Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu ruồi nhặng bâu, đậu gây nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn.

Nguy cơ do tiêu chảy

Nguy cơ suy dinh dưỡng: vì trong khi tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng

Nguy cơ tử vong: Nếu không được bù nước và điện giải cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện giải. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…

Làm thế nào để biết trẻ bị mất nước: có 3 mức độ

- Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.

- Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…

- Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật.

Khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải.

Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy

- Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.
- Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Những sai lầm cần tránh

- Không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng, dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn

- Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Hơn nữa, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nếu dùng kháng sinh sẽ hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm.

Theo đúng nghĩa, men tiêu hóa phải là Enzym đường ruột chứ không phải là các loại vi khuẩn sống lên men như Lactomin Plus, Lacteol Fort, Biolactyl. Thỉnh thoảng, bạn có thể dùng Enzym đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhưng không lạm dụng vì nếu dùng thường xuyên cơ thể bé sẽ “làm biếng” tiết Enzym đường ruột, như thế sẽ không tốt cho trẻ.

Bé đang đi phân lỏng ăn sữa chua là rất tốt vì theo các nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, sữa chua có vai trò rất tốt trong điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm trẻ có thể tiêu chảy khi ăn sữa chua nếu để quá chua.

Để điều trị tiêu chảy tại nhà, bạn cần phải thực hiện tốt 3 việc sau đây:

1. Cho cháu uống thật nhiều nước: Nước đun sôi để nguội, nước canh, nước rau, nước cam, nước chanh, nước dừa,…tùy thích. Nếu có Oresol (nước biển khô), bạn nên pha đúng cách và chỉ cho trẻ uống sau mỗi lần tiêu chảy. Cần lưu ý không được cho cháu uống các loại nước ngọt đóng chai vì có thể làm tiêu chảy nhiều hơn.

2. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú mẹ. Nếu trẻ bú sữa ngoài hoặc đã ăn các loại thức ăn khác thì bạn tiếp tục cho trẻ bú sữa, riêng thức ăn thì nên dùng loại thức ăn dễ tiêu nhiều năng lượng hoặc xay nhuyễn và chia thức ăn thành những bữa nhỏ (thông thường là 6 bữa/ngày) vì nếu một lần ăn nhiều quá dạ dày trẻ sẽ bị kích thích và trẻ dễ bị nôn ói. Thức ăn phải có đầy đủ thịt, cá, trứng, rau cải, trái cây, dầu ăn. Riêng mỡ hoặc xương thì bạn nên tránh vì đây là những thức ăn rất khó tiêu có thể làm trẻ đầy bụng và nôn ói.

3. Nếu sau 2 ngày tiêu chảy vẫn không giảm hoặc khi trẻ có những triệu chứng sau đây thì bạn nên đưa cháu đến bệnh viên ngay: Sốt cao li bì, khát nước nhiều, tiêu phân có máu, co giật.

Hiện tại, chế độ ăn của cháu là rất tốt. Trẻ thường lười nhai vì đã quen ăn những thức ăn mềm. Bạn nên tập cho cháu ăn dần những loại thức ăn đặc và cứng hơn để sau này trẻ có thể ăn chế độ ăn bình thường của trẻ lớn. Bạn nên kiên nhẫn và không có gì phải vội vã. Riêng tật mút tay, bạn nên chú ý và chỉnh sữa dần vì đây là thói quen của trẻ do đó cần phải có thời gian


CÁCH CHỮA BÊNH TIÊU CHẢY Ở BÉ


Dung dịch điều trị tiêu chảy:
 
Cách pha chế:
 
- Oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.
 
- Nước cháo muối: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
 
- Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
 
Cách cho uống:
 
- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.
 
- Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.
 
Dinh dưỡng cho trẻ:
 
Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường, tăng số bữa bú.
 
Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài...
 
Tránh dùng các loại thực phẩm sau:
 
- Thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
 
- Các loại nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.
 
Phòng tiêu chảy:
 
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng: sữa mẹ bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhu  cầu dinh dưỡng, có chứa kháng thể tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.
 
- Cho trẻ ăn sam sau 6 tháng với thức ăn đủ dinh dưỡng.
 
- Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và vệ sinh.
 
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ.
 
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
 
- Tiêm phòng sởi.  
 
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn xử trí khi bé bị tiêu chảy cấp. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ như vậy, bạn nên đua bé đi khám lại để bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hơn.
 
Hãy giúp bé đẩy lùi chứng bệnh “xì xoẹt” khó chịu này nhé.

Khi phát hiện bé yêu bị đi ngoài, hãy giúp bé chữa trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng để lâu khiến bé mất nước, mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể.

Chữa bênh tiêu chảy giân gian hiệu quả

1. Nước lá ổi

Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối

Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày.

Bí kíp hay 'đánh bay' tiêu chảy cho bé - 1

15 lá ổi non đun với 1,5 chén nước (Hình minh họa)

2. Nước cây cỏ sữa

Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song lên bếp sao nấm mèo và cỏ sữa. Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô.

Cho cả 2 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.

Bí kíp hay 'đánh bay' tiêu chảy cho bé - 2

Cây cỏ sữa có vị đắng, chua, tính mát (Hình minh họa)

3. Trứng + lá mơ

Nguyên liệu: khoảng 100g lá mơ tía (mơ tía tốt và thơm hơn lá mơ trắng), một quả trứng gà, một chút muối, hai miếng lá chuối tươi.

Cách làm: Rửa sạch lá mơ, ngâm trong nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, tháBí kíp hay 'đánh bay' tiêu chảy cho bé - 3i lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.

Kiếm 2 miếng là chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì bé dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn.

Bí kíp hay 'đánh bay' tiêu chảy cho bé - 4

Rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (Hình minh họa)

4. Lá vú sữa

Nguyên liệu: lá vú sữa, 2 ly nước sạch

Cách làm: Rửa sạch, cắt nhuyễn đủ 1 chén lá vú sữa rồi cho vào nồi cùng 2 ly nước sạch và đun sôi 15 phút. Dùng nước này uống trị tiêu chảy 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén cho người lớn; mỗi lần 1/4 chén cho trẻ em 2-6 tuổi; mỗi lần 1/2 chén cho trẻ 7-12 tuổi.

Trong trường hợp tiêu chảy nặng hơn có thể bỏ thêm lá ổi vào nấu. Chế biến bằng cách dùng 1 chén lá vú sữa nấu chung với 1 chén lá ổi (tất cả đều cắt nhỏ), thêm vào 3 ly nước nấu càng lâu càng tốt, ít nhất là khoảng 30 phút, sau đó uống với liều tương tự như trên.

Bí kíp hay 'đánh bay' tiêu chảy cho bé - 5

Lá vú sữa trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả (Hình minh họa)

Bài liên quan:

5. Vỏ quả măng cụt

Nguyên liệu: 10 vỏ quả măng cụt

Cách làm: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho bé uống mỗi ngày 3-4 chén.

Chú ý: Các mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé tiêu chảy nặng, kéo dài, bé bị mất nước (khô lưỡi hoặc môi, tiểu ít...).

Bí kíp hay 'đánh bay' tiêu chảy cho bé - 6

Không chỉ là loại quả ngon, măng cụt còn có thể làm thuốc (Hình minh họa)

Một số lỗi thường gặp ở các bậc phụ huynh khi bé bị tiêu chảy:

- Chỉ cho bé ăn cháo trắng với chút muối hay đường: Cháo muối hay cháo đường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé, càng khiến bé nhanh suy kiệt và không thể chống được bệnh tật. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cần hạn chế cho bé ăn đường vì nó khó hấp thu và làm bé tiêu chảy nặng hơn.

- Không cho bé ăn dầu mỡ vì sợ khó tiêu hay làm tiêu chảy kéo dài: Thực chất, dầu mỡ là thành phần cần phải có trong bữa ăn của trẻ. Chất béo sẽ giúp hấp thu được tất cả các chất khác.

- Kiêng ăn tôm, cá, cua... vì nghĩ các chất tanh thường gây tiêu chảy: Đúng là trong tôm, cua, cá... thường có các vi khuẩn gây tiêu chảy nên nếu nấu không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, chỉ cần các bà mẹ mua các thức này tươi ngon, chế biến kỹ thì không sao mà đó còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho bé.

- Không cho trẻ ăn sữa chua: Sữa chua rất tốt cho trẻ. Thực tế, khi bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa thì càng nên ăn sữa chua.





M
ón ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất





(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý