Làm sao để hết đi tiểu nhiều lần

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm sao để hết đi tiểu nhiều lần

19/04/2015 06:00 AM
8,216

Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu nằm trong tiểu khung. Nước tiểu sau khi được thận bài tiết ra theo niệu quản đổ vào bàng quang. Bàng quang có dạng hình cầu, dung tích khoảng từ 250 – 600ml ở người trưởng thành.




Khi số lượng nước tiểu chưa đủ tạo ra kích thích, hoặc với người bình thường có thể nín tiểu trong nhiều giờ nhờ sự ức chế phát sinh từ vỏ não. Khi nước tiểu ở bàng quang có dung tích khoảng 300 – 400ml (một số người khoảng 150ml) sẽ tạo ra một áp lực, tín hiệu này sẽ được dẫn truyền lên não bộ, tiếp đó tín hiệu trả lời sẽ theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2 – S4, làm bàng quang co bóp và cơ vòng ở cổ bàng quang mở và đẩy nước tiểu ra ngoài.


Khi chức năng của hai thận bình thường và cơ thể không có tình trạng thiếu nước, khoảng 15-30 phút sau khi uống nước  chúng ta sẽ đi tiểu để loại bỏ lượng nước dư thừa vừa uống. Trường hợp này nước tiểu thường trắng trong hay vàng lợt, tia nước tiểu mạnh, thông suốt, không phải rặn và không có các triệu chứng bất thường như gắt, buốt hay tiểu máu đi kèm.
 
Mặt khác, vì động tác đi tiểu chịu chi phối của cả hệ thần kinh tự chủ lẫn tự động nên những người có thần kinh dễ bị kích động, lo lắng thường có những phản xạ đi tiểu thường xuyên trước một vấn đề nào đó gây căng thẳng thần kinh, như trước khi vào phòng thi, mở đề thi, phỏng vấn khi xin việc…
 
Có trường hợp có thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn sau đó mà hậu quả là tiểu rất nhiều lần cả ngày lẫn đêm (nếu vẫn có thói quen uống nước ngay sau đi tiểu). Tuy nhiên, những trường hợp này đều không có ý nghĩa bệnh lý nếu không có các bất thường kể trên đi kèm, hoặc số lần đi tiểu sẽ giảm khi giảm lượng nước uống.
 
Tiểu nhiều lần gọi là bệnh lý khi:
 
* Không uống nước vẫn phải đi tiểu, thường gặp trong các bệnh như: nhiễm trùng tiểu (thường có các rối loạn đi tiểu kèm theo: tiểu đau, buốt, nước tiểu đục, có máu…), hội chứng bàng quang kích thích, tiểu đường, u, bướu đường niệu, dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận mãn tính…
 
* Có các triệu chứng rối loạn đi tiểu kèm theo hay có kèm thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước tiểu.
 
* Không thể nhịn tiểu được dù đang làm việc hay hội họp.
 
* Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước hay không.
 
* Có các thay đổi thể trạng kèm theo: sụt cân, mệt mỏi…
 
Như vậy nguyên nhân của tiểu nhiều lần có bệnh lý rất phức tạp và đa dạng, đôi khi đòi hỏi những thăm dò chức năng chuyên sâu và phức tạp mới có thể chẩn đoán xác định. Bệnh nhân cần đến các bác sĩ hay bệnh viện chuyên khoa để biết nguyên nhân và có hướng xử lý thích hợp.
 
Bạn nên đến khám tại khoa niệu của các bệnh viện. Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ phát hiện nguyên nhân tiểu nhiều lần để điều trị cho bạn.

Như thế nào gọi là đi tiểu thường xuyên?

Tùy thuộc vào lượng nước uống, dạng hoạt động, thời tiết, môi trường làm việc… nhưng với hầu hết mọi người, thông thường số lần đi tiểu là khoảng 6 – 7 lần trong một khoảng thời gian 24 giờ. Tuy nhiên, nếu đi tiểu từ 4 – 10 lần/ngày cũng có thể gọi bình thường nếu người đó là lành mạnh và thoải mái với số lần họ vào nhà vệ sinh.

Bạn lưu ý nếu tổng khối lượng nước tiểu trong một ngày nhiều hơn 3 lít (gọi là đa niệu), nên đi khám để phát hiện các nguyên nhân gây đa niệu. Với chứng đi tiểu thường xuyên nhưng không liên quan đến đa niệu, lượng nước tiểu trong một ngày là bình thường (1 – 2 lít) hoặc đôi khi thậm chí thấp hơn 1 lít. Nếu như bạn không uống một lượng lớn chất lỏng hoặc thức uống với các chất gây lợi tiểu (trà, cà phê, soda có caffein hoặc rượu) hoặc thuốc lợi tiểu, các nguyên nhân khác gây đi tiểu thường xuyên cần phải được đánh giá.

Nguyên nhân của chứng đi tiểu thường xuyên có thể là điều kiện sinh lý bình thường như: khi bạn uống nước nhiều, khi bạn mang thai. Nhưng cũng là dấu hiệu bệnh lý, như ở nam giới gồm: tuyến tiền liệt (TTL) phì đại, ung thư TTL, và viêm TTL. Nguyên nhân của chứng đi tiểu thường xuyên ở phụ nữ bao gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ tử cung, sa tử cung, và hội chứng niệu đạo.

Các triệu chứng

  • Tăng cảm giác muốn đi tiểu.

  • Tiểu không kiểm soát: mất kiểm soát bàng quang.

  • Đau khi đi tiểu.

  • Tiểu máu: như có máu đỏ trong nước tiểu, nước tiểu màu hồng, cục máu đông trong nước tiểu.

  • Đau bụng dưới.

  • Cảm giác bàng quang căng tức.

  • Đau vùng lưng.

  • Đau vùng hông.

Một số nguyên nhân

  • Lo lắng: đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng thường gặp liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ – mất ngủ, ngưng thở khi ngủ.

  • Suy tuyến thượng thận: gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.

  • Khối u: u ác tính hoặc u lành tính bất kỳ nơi nào ở đường tiết niệu hoặc xung quanh các cấu trúc có thể gây nên trình trạng gia tăng chứng đi tiểu nhiều lần. Ung thư bàng quang và ung thư TTL (ở nam giới) là những nguyên nhân phổ biến của tần số tiết niệu do một khối u.

  • Bệnh đái tháo đường: ngoài dấu hiệu tiểu nhiều thường kèm sụt cân, khát nước, da khô… nhiều khi các triệu chứng của đái tháo đường týp 2 khá kín đáo.

  • Thuốc và phương pháp điều trị y tế: do thuốc lợi tiểu, lithium, viêm bàng quang do tia xạ là một kết quả của việc tiếp xúc với bức xạ (điều trị) huyết áp, thiếu máu, mệt mỏi…

  • Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức: các cơn co thắt bàng quang lặp đi lặp lại và không kiểm soát được do nguyên nhân không rõ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: tiểu không kiểm soát mặc dù điều này không phải luôn luôn hiện diện.

  • Các yếu tố thần kinh ảnh hưởng đến bàng quang: do các nguyên nhân thần kinh gây nên sự hoạt động quá mức của bàng quang mà hậu quả từ các tổn thương của não, của tủy sống (đặc biệt là xương cùng) hoặc dây thần kinh ngoại vi điều khiển hoạt động của bàng quang. Có thể được kết hợp với các bệnh lý khác về thần kinh như: bệnh Parksinon, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, herpes zoster và biến chứng thần kinh của bệnh giang mai.

  • Tiểu không kiểm soát: các nguyên nhân của tiểu không tự chủ có thể dẫn đến chứng đi tiểu thường xuyên.

  • Hẹp niệu đạo: bất thường gây hẹp niệu đạo có thể là do u xơ TTL lành tính (nam), các bệnh qua đường tình dục, tổn thương niệu đạo hoặc khung xương chậu, viêm niệu đạo mãn tính. Có thể có các triệu chứng khác đi kèm như: đi tiểu đau, có máu trong tinh dịch, sưng dương vật và các triệu chứng khác, như: thiểu niệu và tiểu máu.

  • Sỏi đường niệu: khi viên sỏi di chuyển trong hệ niệu (niệu quản, bàng quang, niệu đạo) sẽ dẫn đến tắc nghẽn đầu ra và kết quả là làm gia tăng số lần đi tiểu, các triệu chứng khác đi kèm có thể gồm: đi tiểu đau (không phải lúc nào cũng có trong tình huống viên sỏi nhỏ hơn), đau vùng thận, nước tiểu giảm hoặc trong nước tiểu có máu.

  • Nhiễm trùng đường tiểu: do vi khuẩn, virút, nấm và ký sinh trùng ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiết niệu hoặc chỉ một số phần của nó như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu quản hoặc viêm đài bể thận. Các triệu chứng khác bao gồm: sốt hoặc đau khi đi tiểu, tiểu máu, ngứa bộ phận sinh dục, nước tiểu đục…



Ăn uống thế nào khi bị đi tiểu nhiều lần?


Chứng đi tiểu nhiều không kiểm soát được là hiện tượng của bàng quang tăng hoạt động, co bóp không đúng lúc, gây ra cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, tiểu về đêm.


Ngoài việc đi khám để tìm đúng nguyên nhân, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống sao cho hạn chế được tình trạng này.

1. Uống nước vừa đủ, đều đặn

Uống nước đủ sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu không kiểm soát được (hay còn gọi chứng bàng quang tăng hoạt động (overactive bladder – OBA. Ngược lại, uống quá ít nước cũng không phải là điều tốt, do làm kiềm chế hoạt động của bàng quang và dễ gây nhiễm trùng.

Tốt nhất, uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thườngmắc tiểu về đêm.

2. Hạn chế chất cồn

Việc uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu không kiểm soát được.

Bia, rượu và những loại chất có cồn khi uống vào làm tăng lượng nước tiểu - điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên khi uống quá nhiều. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn. 

3. Giảm caffein

Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Nói như vậy không có nghĩa là buộc bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê, trà, coca mà chỉ cần hạn chế để lọc bớt chất caffein.

4. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit

Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.

5. Hạn chế đồ uống có gas

Những đồ uống có ga cũng rất dễ  kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt.

6. Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt

Các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt cũng ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn.

7. Nên hỏi bác sĩ về việc dùng các loại thuốc

Thuốc không phải thực phẩm hay đồ uống – tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến việc đi tiểu của bạn. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có chứa chất lợi tiểu hoặc canxi, kích thích bàng quang hoạt động nhiều. Nếu bạn mắc chứng tiểu nhiều lần, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc.

8. Cân bằng chế độ ăn uống

Nhiều người có thói quen uống nước cam hoặc cà phê vào buổi sáng, soda vào buổi trưa, ăn một chút chocolate vào chiều, và chút gia vị Thái hay rượu vào buổi tối. Những đồ uống và thực phẩm này nghe qua có vẻ rất tuyệt, tuy nhiên tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động bàng quang. Rất khó để bạn có thể từ bỏ các loại thực phẩm này ngay một lúc, vì vậy nên tập từng bước một để hạn chế chúng. Tốt nhất cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn bị bệnh tiểu nhiều không kiểm soát được.


Một ngày đi tiểu mấy lần là bình thường?



Tiểu nhiều là dấu hiệu thận hư, uống nhiều nước sẽ thải hết độc tố ra khỏi cơ thể?... Rốt cuộc đi tiểu có liên quan thế nào đến sức khỏe mỗi người?

Ăn uống có liên quan mật thiết đến sức khỏe mỗi người. Thông thường sau khi uống xong một cốc nước, trong vòng 15 phút tỉ lệ nam giới vào nhà vệ sinh là 7.08%, nữ là 5.51%; trong 30 phút, tỉ lệ nam giới đi tiểu là 22.49%, nữ là 11.76%; trong vòng 1 tiếng, tỉ lệ nam giới đi tiểu là 19.74%, nữ giới là 9.64%.


1. Một ngày đi tiểu mấy lần là bình thường?

8 lần

Tiêu chuẩn về số lần đi tiểu để có một cơ thể khỏe mạnh đó là mỗi ngày đi 8 lần; mỗi lần khoảng 300 ml, tổng không quá 3000 ml/ ngày.

Số lần đi tiểu nhiều, nhưng lượng nước tiểu ít, khả năng bàng quang hoặc niệu đạo có vấn đề; số lần đi tiểu nhiều, mà lượng nước tiểu cũng cũng không ít, có khả năng là do quá trình trao đổi chất, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh đa tiểu (tiểu nhiều).


2. Buổi đêm nên dậy đi tiểu mấy lần?

1 lần

Mỗi ngày đi tiểu 8 lần, buổi sáng 7 lần, đêm 1 lần là hợp lý nhất.

Đêm dậy đi tiểu nhiều có thể là vì trước khi ngủ uống quá nhiều nước. Đây là chuyện bình thường, bạn không cần phải vì thế mà giảm lượng nước uống buổi tối, trừ những người bị cao huyết áp và suy tim, sung huyết, họ cần hạn chế uống nước để tránh dậy nhiều về đêm.

Bạn cũng không cần phải lo lắng buổi tối uống nhiều nước, buổi sáng ngủ dậy mắt và mặt sẽ bị phù, vì chỉ những người thận có vấn đề về mới bị như vậy. Người có thận khỏe mạnh sẽ trao đổi chất bình thường, không thể bị sưng phù mặt vì uống nhiều nước.

Cũng có trường hợp buổi tối không uống nước, mà vẫn dậy đi tiểu đêm, mỗi lần đi tiểu nhiều, đây có thể là do vấn đề trao đổi chất của cơ thể; mỗi lần tiểu ít, cho thấy có vấn đề bàng quang và niệu đạo.


3. Sau khi uống ước bao lâu thì đi vệ sinh?

30-45 phút

Về cơ bản, quá trình trao đổi chất nước trong cơ thể cần 30-45 phút, nhưng khoảng thời gian này có thể linh động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một là ăn mặn hoặc nhạt, khi ăn quá mặn, thời gian bài tiết nước tiểu sẽ mất nhiều thời gian hơn, vì muối sẽ làm cho khả năng giữ nước trong cơ thể lâu hơn.

Hai là ăn quá nhiều hoặc quá ít, sau bữa ăn chính lại uống rượu, sẽ không dễ để đi tiểu. Nguyên nhân rất đơn giản, thực phẩm giống như bọt biển sau khi hấp thu nước, sẽ kéo dài thời gian bài tiết nước tiểu.

Ngoài ra, cơ thể thiếu nước và thời tiết nóng lạnh cũng ảnh hưởng đến thời gian đi tiểu. Hoặc khi vận động nhiều, cơ thể thoát mồ hôi, thiếu nước cao độ, lúc này, có uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng hấp thu bấy nhiêu, nên phải rất lâu sau bạn mới buồn đi tiểu.


4 Nước tiểu bình thường có màu gì?

Màu vàng trong

Nước tiểu khỏe mạnh thường có màu vàng trong, giống như nước trà xanh pha lần đầu. Khi uống nhiều nước, nước tiểu cũng có thể ngả sang màu trắng, hoặc không màu; khi uống ít nước, nó sẽ có màu vàng của bia. Những trường hợp này đều hết sức bình thường.

Màu nước tiểu không bình thường chia làm mấy trường hợp:

Nước tiểu màu vàng tươi phát sáng: Trong nước tiểu có dấu hiệu bị bệnh vàng da, hoặc bổ sung vitamin b2 quá mức

Nước tiểu màu đỏ tươi giống như màu nước rửa thịt: Xuất hiện tế bào máu trong nước tiểu, có thể là viêm thận hoặc bệnh ngoại khoa thận; hoặc bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc…

Nước tiểu có màu thẫm: Trong nước tiểu có tế màu máu bị vỡ, cũng có thể là viêm thận.

Nước tiểu màu trắng: Trường hợp này rất hiếm thấy, có thể là bệnh giun chỉ bạch huyết hoặc thận tắc nghẽn.

5. Lượng nước tiểu thải ra một ngày bao nhiêu là vừa đủ?

1500 ml

Mỗi ngày lượng nước tiểu bài tiết là khoảng 1500 ml là hợp lý. Thực tế, chỉ cần mỗi ngày lượng nước tiểu không ít hơn 400 ml, và không quá 3000 ml thì không có vấn đề gì bất thường.

Với lượng nước tiểu ít hơn 400 ml, thường không thể xuất hiện ở người bình thường, đây có thể là dấu hiệu suy thận cấp; lượng nước tiểu quá 3000 ml thường xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc đái tháo nhạt, cũng có thể là hội chứng polydipsia (uống nhiều).



Làm sao để hết đi tiểu đêm
Đi tiểu không kiểm soát ở phụ nữ -
Làm gì khi bị mất ngủ? -
Dấu hiệu nhận biết thận yếu
Làm sao để hết chuột rút nhanh -
Ngứa âm đạo và đi tiểu buốt -



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
lam sao đê hêt đi tieu nhieu lan
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bạn tham khảo bài viết trên nhé!
Con trai tôi 18 tuổi, thời gian gần đây cháu có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần đi ít. Xin hỏi, cháu bị bệnh gì, và khám ở đâu. Xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Chị nên cho cháu sử dung Lợi Tiểu Khang để cải thiện chức năng thận và các chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần
lam sao de het di tieu nhieu
Són tiểu ở nam giới có thể do các bệnh như sưng tuyến tiền liệt, đái tháo đường hay Parkinson. Nó khá phổ biến sau một số dạng phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến. Đôi khi, nó bắt nguồn từ những nguyên nhân mà con người chưa giải thích nổi, ví như hiện tượng hoạt động quá mức của bàng quang. Vì thế, việc chẩn đoán đúng nguyên nhân sẽ là bước quan trọng để kết quả điều trị tốt. Chị có thể cho cháu đi khám ở khoa tiết niệu các bệnh viện lớn
Làm sao để hết buồn đi tiểu khi không có vệ sinh
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Làm sao để hết buồn đi tiểu khi không có vệ sinh
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý