Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam an toàn hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam an toàn hiệu quả

19/04/2015 06:01 AM
234

Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam an toàn hiệu quả. Cứ 10 giây lại có một người chết vì đái tháo đường (ĐTĐ) và một năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh này, tương đương với số người chết hàng năm vì căn bệnh HIV/AIDS.






CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG THUỐC NAM

Điều trị tiểu đường bằng cây thuốc nam



Nguyên nhân- triệu trứng bênh tiểu đường.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 180 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trên toàn cầu và con số này có thể tăng lên 366 triệu người vào những năm 2030, chiếm 4,4% dân số
.

Viêm và hoại tử tứ chi là biến chứng thường gặp của ĐTĐ


ĐTĐ là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Số người mắc đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao do thay đổi nhanh về lối sống, thói quen ăn uống, ít hoạt động thể lực. ĐTĐ trở thành một vấn đề quan ngại không chỉ của ngành y tế mà của cả xã hội là bởi đây là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng của người bệnh. Những tổn thương khó hồi phục do biến chứng ĐTĐ là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh chứ không phải tình trạng tăng đường huyết.

ĐTĐ tuýp 2 chiếm 90% các trường hợp ĐTĐ, thường gặp ở người trên 40 tuổi và ở người có cân nặng quá mức. Khác với tuýp 1, ĐTĐ tuýp 2 tiến triển từ từ và thường phát hiện qua việc thăm khám sức khoẻ định kỳ hoặc phát hiện muộn khi xuất hiện các biến chứng trầm trọng của bệnh như loét tứ chi, mù, suy thận giai đoạn cuối… Với ĐTĐ tuýp 2 cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Việc điều trị không cần thiết phải dùng insulin mà chỉ cần dùng thuốc uống và chế độ ăn hợp lý. 

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng 

Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc. Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh. 

Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi... Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ. 

Làm gì để phòng ngừa biến chứng? 

Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực cùng với các thuốc điều trị để duy trì mức đường huyết sát với ngưỡng bình thường. 

Người bệnh tiểu đường cần phải dùng thuốc suốt đời. Tất cả các thuốc điều trị tiểu đường ít nhiều đều có tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất trong khi điều trị là phải thăm khám thường xuyên và hỏi ý kiến bác sỹ về bất kỳ triệu chứng nào nghĩ là tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh việc dùng các thuốc tân dược thì người bệnh nên sử dụng các thảo dược để giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Một trong những dược liệu rất tốt cho người tiểu đường đó là cây Giảo cổ lam. 

Cây thuốc quý cho người bệnh tiểu đường 

Giảo cổ lam (GCL) có nhiều saponin giống Nhân Sâm giúp chống lại sự lão hóa và nâng cao miễn dịch. Gầy đây các nhà khoa học Việt Nam và Thụy Điển tìm thấy một hoạt chất hoàn toàn mới trong cây GCL Việt Nam có tác dụng hạ đường huyết rất tốt và được đặt tên là Phanosid.

Giảo cổ lam là một dược liệu quý có nhiều tác dụng tốt như hạ đường huyết, hạ mỡ máu, ổn định huyết áp. Hiện được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam được GS.TS. Phạn Thanh Kỳ nghiên cứu và chuyển giao cho công ty Tuệ Linh sản xuất với tên gọi Giảo Cổ Lam Tuệ Linh

Phanosid là một saponin kiểu dammaran có 4 đồng phần lập thể, mỗi đồng phân đều có tác dụng kích thích tế bào β đảo tụy tăng tiết insulin với thử nghiệm được tiến hành trên lách chuột phân lập. Độ nhạy cảm của tế bào β với phanosid khi glucose ở mức 16.7 Mm cao hơn so với khi glucose ở mức 3.3 mM. Ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin, Phanosid còn làm tăng nhạy cảm của mô đích với Insulin. 

Bên cạnh đó, các chất saponin trong cây Giảo cổ lam còn có khả năng giảm mỡ trong máu, chống tăng huyết áp, hai trợ thủ đắc lực gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chất flavonoid của Giảo cổ lam giúp dọn dẹp các gốc tự do, ngăn ngừa các biến dạng của màng tế bào. Do vậy có thể khẳng định dùng Giảo cổ lam để hỗ trợ điều trị tiểu đường và phòng ngừa biến chứng của bệnh là một giải pháp mà người bệnh nên làm… 

Thực đơn bài thuốc đơn giản.
- Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.
- Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.
- Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.
- Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.
- Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà , rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.
- Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.
- Bài 7: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
- Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.
- Bài 9: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.

-    Ngoài ra bạn có thể dùng trà cỏ ngọt để uống hàng ngày sẽ giúp bạn cân bằng đường huyết.

          Tuy nhiên chúng ta nên lưu ý rằng tại sao lượng đường huyết trong cơ thể chúng ta không được cân bằng ? Tất cả là do chức năng của một cơ quan tiêu hóa quan trọng đó là tụy. Dùng thuốc hay thực phẩm để cân bằng đường huyết chỉ giải quyết được triệu chứng ,nếu không chữa tụy thì cả đời chúng ta phải uống thuốc duy trì và kiêng cữ nghiêm ngặt về ăn uống.

spacer
Một số bài thuốc cho người đái tháo đường

Một số bài thuốc cho người đái tháo đườngĐái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. 

Bệnh này còn dẫn đến nhiều bệnh hiểm nghèo, như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương... Bệnh được chia làm 2 thể (tuýp): thể 1 phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 5-10% số bệnh nhân, thường gặp ở người trẻ tuổi, thể trạng gầy; thể 2 không phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân, thường gặp ở những người tuổi trên 40, người béo phì.

Trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn uống rất quan trọng. Sau đây là một số cách chế biến các bài thuốc dùng cho người bệnh đái tháo đường.

- Mỗi ngày dùng 500 gr cây đậu bắp còn tươi, hoặc 100 gr cây đã khô, thái nhỏ đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại 1 lít. Uống hết trong ngày.

- Hoa của cây đậu ván trắng 30 gr, nấm mèo 30 gr. Cả 2 vị đem phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 10 gr bột (độ 2 muỗng cà phê) pha với nước chín để uống.

 
Lô hội - Ảnh: K.Vy

- Dây khổ qua, ô rô, lô hội (mỗi loại 20 gr, loại khô), đem nấu nước để uống cả ngày.

- Dùng 1 kg hạt của trái me chín, cho vào một cái nồi bằng gang, đổ ngập nước, đun đến chín. Tiếp tục đun cho đến cạn nước, rồi sao khô, vàng thơm. Để nguội, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 10 gr với nước chín. Ngày 3 lần, trước khi ăn.

- Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 con. Đem cả hai nấu nhừ với 1 lít nước sôi. Để nguội dùng trong ngày.

- Cọng rau muống 60 gr, râu bắp 30 gr. Cả hai rửa sạch, đem nấu chung với 1 lít nước. Uống thay nước trong ngày.

 
Cần tây - Ảnh: K.Vy

- 500 gr rau cần tây rửa sạch, giã nát, thêm vào 200 ml nước chín, vắt lấy nước cốt. Uống hằng ngày.

- 100 gr lá ổi non còn tươi, nấu nước uống hằng ngày.

- Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu và thiên hoa phấn - mỗi thứ 20 gr, cho chung vào nấu sôi với 1 lít nước trong vòng 10 phút. Dùng hết trong ngày.

- Củ mài 50 gr, bí đao còn tươi dùng cả vỏ và hạt 100 gr, 50 gr lá sen. Đem tất cả nấu nước để uống cả ngày.

Tùy theo điều kiện, dùng một trong các bài thuốc trên hoặc thay đổi hằng ngày.

CÁC BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁC

1. Giấm

Sử dụng giấm bằng cách ăn kèm vở salad hoặc uống trực tiếp trước bữa ăn có thể giúp sự thay đổi insulin đột ngột. Theo nghiên cứu, chỉ 2 thìa canh giấm là đủ. Bệnh nhân sẽ bị ít hoặc không biến đổi insulin đột ngột hoặc glucoze sau khi ăn.

2. Không uống nước ngọt.

Nước ngọt tăng nguy cơ bị tiểu đường lên tới 85% đối với phụ nữ. Ngoài ra, nước ngọt còn khiến bạn béo phì.

3. Không ăn thức ăn nhanh.

Một nghiên cứu đã khám phá ra rằng những người chỉ ăn thức ăn nhanh 2 lần một tuần tăng gấp đôi nguy cơ bị tiểu đường so với người không ăn. Ngoài ra, thức ăn nhanh chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho cơ thể.

4. Ăn bưởi.

Bưởi đã được chứng minh là giúp giảm cân và do đó giảm nguy cơ bị tiểu đường. Bạn giảm được càng nhiều cân, nguy cơ bạn bị hoặc duy trì bệnh tiểu đường càng thấp.

5. Quế

Một loại thảo dược có mùi hương rất tuyệt. Các nghiên cứu đã cho thấy quế có thể thay thế insulin. Tuy nhiên, không nên sử dụng quế cùng với đường. Người bị tiểu đường không nên sử dụng đường là tốt nhất, có thể sử dụng chất thảo mộc ngọt Stevia thay đường.

Tham khảo bài thuốc gia truyền trị bệnh tiểu đường dứt điểm.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng mật ong



Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.

Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang điệp, đương quy, ngũ bội tử…
Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bê-ta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin.

Mặt khác, mật ong còn bổ sung dinh dưỡng với một số cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọn

Điều này cho thấy, nếu mật ong được sử dụng đúng cách thì nó hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để chúng ta tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Chữa bệnh tiểu đường bằng y hoc cổ truyền


Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, gừng tươi và sinh địa, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, thanh nhiệt dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.

Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ vì có nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản… mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn… đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong “rởm” được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.






Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý