Những bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường cực hay

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường cực hay

19/04/2015 06:01 AM
743

Những bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường cực hay. Bạn đang lo lắng khi bị căn bệnh tiểu đường hành hạ. hãy tham khảo những bài thuốc đông y an toàn hiệu quả sau nhé!






NHỮNG BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CỰC HAY

1. Bài thuốc từ dâm bụt

Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis. Họ Bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.

Hoa hái từ tháng 7 - 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.

Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.

Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.

Liều dùng: Hoa 6 - 12g. Vỏ rễ 3 - 10g.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30 - 60g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống.

2. Vỏ dưa hấu

Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thủy qua, tây qua bì.

Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô.

Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10 - 30g.

Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.

3. Rễ cây chuối già

Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu.

Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.

Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.

Liều dùng: 30 - 120g.

Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nhỏ vắt lấy nước cốt hòa mật ong, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống.

Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.

4. Lá ổi

Tên khoa học: Psidium guyjava. Họ Sim (Myrtaceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.

Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.

Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.

Liều dùng: Khô 10 - 15g, tươi 15 - 30g.

Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Chữa tiểu đường:

Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống.

Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2 lần/ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

Bài thuốc đơn giản chữa tiểu đường

Một số món ăn – bài thuốc có đậu phụ hoặc mướp đắng, củ cải… sẽ giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, bên cạnh các thuốc tây y.

Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh tiểu đường đơn giản mà khá hiệu quả:

Dùng 100 gr đậu phụ, 150 gr mướp đắng, dầu lạc, gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch bỏ ruột, bỏ hạt, thái miếng xào với dầu lạc khi gần chín cho đậu phụ vào đun to lửa, cho gia vị, bắc xuống, ăn ấm.

Dùng 50 gr cải bẹ, một ít gừng tươi, 800 gr đậu rựa, dầu vừng hoặc lạc, gia vị vừa đủ. Đậu rựa bỏ 2 đầu, bỏ gân xơ, bẻ nhỏ. Rau cải rửa sạch, thái vụn, gừng băm nhỏ. Xào đậu rựa trước, sau đó cho rau cải vào, nêm gia vị, xào thêm cho mềm. Món này thích hợp cho người tiểu đường, ho khan, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.

Dùng 100 gr đậu tương, 100 gr nấm rơm, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào chảo để nóng già. Cho đậu phụ và nấm rơm vào xào to lửa ăn nóng. Có tác dụng giảm béo, phù hợp với người bị tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim.

Dùng 100 gr đậu phụ khô, 500 gr cải xoăn, dầu đậu tương. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch, cắt đoạn. Cho dầu đậu tương vào chảo nóng già, cho đậu phụ, cải xoăn vào xào, cho gia vị, ăn nóng.

Thích hợp với bệnh nhân tiểu đường, táo bón, tiêu hóa kém.

Dùng 200 gr đậu xanh, hai quả lê, củ cải xanh đun chín tất cả, chia ăn cả ngày.

Dùng 200 gr củ cải tươi, 50 gr gạo nếp, 50 gr gạo tẻ, củ cải gọt vỏ, thái sợi nấu cùng gạo tẻ, gạo nếp thành cháo, ăn ngàyhai lần. Ăn liền trong 3 – 5 ngày.

Chữa tiểu đường với chuối hột

Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.

Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp nên thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng.

Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống.

Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.

Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.

Mách bạn bài thuốc cổ điều trị đái tháo đường

Đông y coi tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát và từ lâu đã có những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng.Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa – một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh của thời đại (tiểu đường, tim mạch, béo phì…) gây ra các biến chứng nặng nề lên tim mạch, mạch máu, thần kinh, thận, mắt…

Triệu chứng thường gặp của bệnh là: Uống nhiều, tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói, người mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân… Đông y coi tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát và từ lâu đã có những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng.

Đào hạnh thừa khí thang: Đào nhân 9g, đại hoàng 12g, quế chi 6g, chích thảo 6g, mang tiêu 6g sắc uống.

Tiêu khát phương: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa người (hoặc sữa bò), nước củ sen, nước sinh địa, nước gừng tươi, lượng mỗi thứ vừa đủ trộn mật ong làm nước uống hoặc ngậm nuốt.

Thược dược cam thảo thang: Bạch thược, chích cam thảo mỗi thứ 30g sắc uống. Bài thuốc này đã được nghiên cứu dùng trị cho 240 ca, kết hợp thuốc Tây 34 ca. Kết quả, số người không dùng thuốc Tây phối hợp tốt 54 ca, có kết quả 67 ca, không kết quả 17 ca. Số dùng thuốc Tây, kết quả tốt 7 ca, có kết quả 18 ca, tiến bộ 2 ca, không kết quả 7 ca.

Nhị đông thang: Thiên đông 6g, mạch đông 9g, thiên hoa phấn, hoàng cầm, tri mẫu, hà diệp mỗi thứ 3g, nhân sâm, cam thảo đều 1,5g. Sắc uống điều trị chủ yếu chứng thượng tiêu (khát nhiều) kết quả tốt.

.Chung cho các loại

Phương pháp chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở, thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm làm chính kiêm hoạt huyết hoá ứ

Bài thuốc:

Đan bì

10

Thiên môn

12

Trạch tả

10

Thiên hoa

8

Hoài sơn

15

Sơn thù

8

ý dĩ

12

Sa sâm

8

Kỉ tử

12

Thạch cao

20

Biển đậu

12

Sinh địa

20

Mạch môn

12

Thạch hộc

12

Tang bì

12

Hoàng liên

8

Khát gia: Thạch cao, Tang bì, Thiên hoa,

Đói gia Hoàng liên,

Đái nhiều gia: Ich trí nhân,Tang phiêu tiêu, Ngũ vị,

Thận dương hư bỏ gia: Phụ tử, Nhục quế

2.Phế nhiệt

Triệu chứng: khát nước, họng khô, lưỡi đó it rêu, mạch sác thuộc thượng tiêu

Pháp: dưỡng âm nhuận phế

Thiên hoa

20

Sinh địa

16

Mạch môn

16

Cam thảo

6

Ngũ vị

8

Gạo nếp

16

3.Vị nhiệt

Triệu chứng: Đói nhiều, ăn nhiều người gầy táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng mạch hoạt sác

Pháp: Dưỡng âm sinh tân

Huyền sâm

16

Sinh địa

16

Mạch môn

12

Tăng dịch thang

Đại hoàng

0-12

Thiên hoa

16

Hoàng liên

6

4.Thận âm hư

Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu như cao mỡ, miệng khô khát, gấy còm, hồi hộp, lòng bàn chân tay nóng lưỡi đỏ ít rêu, Mạch tế sác 

Pháp: bổ âm  

Đan bì

10

Thiên môn

Trạch tả

10

Thiên hoa

8

Hoài sơn

15

Sơn thù

8

ý dĩ

12

Sa sâm

8

Kỉ tử

12

Thạch cao

20

Biển đậu

12

Sinh địa

20

Mạch môn

12

Thạch hộc

12

Tang bì

12

Hoàng liên

8

5.Thận dương hư


Pháp trị: bổ dương cố sáp 

Thục địa

30

Đan bì

10

Bạch linh

10

Đại hồi

4-8

Hoài sơn

15

sơn thù

15

Trạch tả

10

Tang phiêu tiêu

12

kim anh tử

Khiếm thực

Nhục quế



  Bát vị tri bá gia giảm:

-         Sinh địa: 12g

-         Bạch linh: 8g

-         Trạch tả: 8g

-         Mạch môn: 12g

-         Quế nhục: 2g

-         Sơn thù nhục: 8g

-         Sinh hoàng kỳ: 12g

-         Thiên hoa phấn: 8g

-         Ngũ vị tử: 8g

-         Cam thảo Bắc: 4g

-         Hoài sơn: 12g

-         Đan bì: 8g

-         Tri mẫu: 10g

-         Thạch cao: 12g

Sắc uống mỗi ngày một thang.

Ngoài kinh nghiệm trong dân gian mà chúng tôi được biết có những thức ăn, vị thuốc giúp làm giảm đường huyết rất tốt.

-         Ăn canh khổ qua nấu với thịt heo nạc, canh bí đỏ (bí ngô), canh hoài sơn (củ mài).

-         Ăn ½ quả bưởi chua trong ngày (trường hợp không đau bao tử).

-         Ăn ½ kg ổi xanh, bỏ hạt mỗi ngày.

-         Dây khổ qua, lá vú sữa sao vàng sắc uống thay sữa hàng ngày.

-         4g quế nhục,Lá dứa thơm hãm nước uống.

-         Dây rau dừa nước 30- 40g, rửa sạch phơi khô sao vàng, nấu nước uống trong ngày.

-         Nhân hạt trái me rang vàng, giòn, bỏ vỏ, đập nát hai lá mầm từ 30 – 40 hạt nấu nước uống, ăn hết bã trong ngày. Nhân hạt quả doi (mận) mỗi ngày dùng 20 -30g nấu nước uống hoặc rang vàng tán thành bột uống.

Tất cả các loại dùng nấu làm nước uống trên có thể cho 1 – 2g cỏ ngọt cho dễ uống mà tác dụng lại rất tốt (cỏ ngọt cũng là một vị thuốc Đông y chữa tiểu đường). Tuy nhiên bệnh của mỗi người nặng nhẹ khác nhau và sự hấp thụ vị thuốc cũng khác nhau với cơ địa từng người nên phải lựa chọn loại nào uống cho phù hợp mới có tác dụng hỗ trợ cho việc giảm đường huyết cũng như đường niệu.

Tóm tắt: Bệnh tiểu đường là một bệnh diễn biến phức tạp nên cần phải điều trị sớm, đúng sự hướng dẫn và theo dõi kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt của bác sĩ.

Chế độ ăn uống phải có chọn lọc, không ăn đường và các thực phẩm chế biến có nhiều đường, bỏ hẳn rượu, thuốc lá, sống vô tư, vui vẻ, mỗi ngày tập thể dục hoặc đi bộ 30 phút, sẽ hạn chế được các nguy cơ biến chứng. Có nhiều bệnh nhân vẫn chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường đến 10, 20 năm sau.


Ảnh minh họa
Để giảm chi phí cho bệnh nhân trong chữa trị bệnh tiểu đường, Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương đã kết hợp với Viện Y học cổ truyền Việt Nam triển khai đề tài cấp nhà nước: Đánh giá tác dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 bằng bài “bái vị tri bá gia giảm”.

Tính đến tháng 8/2005, bài thuốc “bái vị tri bá gia giảm” được sử dụng điều trị cho hơn 100 bệnh nhân (không kể những những bệnh nhân bên ngoài lấy thuốc hoặc sử dụng bài thuốc này) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong đó có 90 bệnh nhân điều trị bằng thuốc sắc, 10 bệnh nhân điều trị bằng thuốc cao. Sau 41 ngày điều trị cho bệnh nhân, kết quả cho thấy trong số 90 bệnh nhân điều trị bằng thuốc sắc, có trên 45 trường hợp khỏi, tỉ lệ ổn định bệnh chiếm 50,7%. Trong số 10 bệnh nhân điều trị bằng cao lỏng có 5 bệnh nhân khỏi bệnh, 5 bệnh nhân ổn định.

Đây là thành công đáng khích lệ của Y học cổ truyền Hải Dương. Bài thuốc đã khẳng định được hiệu quả trong việc chữa bênh tiểu đường, thuốc không gây ra phản ứng phụ, không xảy ra tai biến trong thời gian điều trị, phương pháp điều trị lại đơn giản, chi phí rẻ hơn so với dùng thuốc tây y.

ài thuốc đông y trị bệnh tiểu đường type 2 đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bài thuốc đã được thử nghiệm thành công từ năm 2002 tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam.

Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Vũ Thị Kê - Trưởng khoa Nội A (Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương), Chủ nhiệm đề tài "Đánh giá tác dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2" bằng bài "Bát vị tri bá gia giảm" cho biết, bài thuốc là đề tài khoa học do Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương thực hiện năm 2003 - 2004. Đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu ngày 4-6-2005 . Trên thực tế, đây là đề tài nhánh nằm trong đề tài cấp Nhà nước "Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường" do Tiến sĩ Tạ Văn Bình - Giám đốc BV Nội tiết T.Ư làm chủ nhiệm đề tài.

Được biết, bài thuốc trên dựa trên bài thuốc cổ chữa bệnh tiểu đường đã có trong sách y học của Việt Nam từ thời xưa để lại.
Tuy nhiên, bài thuốc này mới chỉ được thử nghiệm độc tính trên chuột bạch và thỏ trong mấy năm gần đây. Kết quả cho thấy thuốc không có phản ứng phụ, không xảy ra tai biến trong suốt thời gian điều trị. Trước khi được thử nghiệm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương, năm 2002, bài thuốc trên đã được áp dụng thử tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam trên vài trăm bệnh nhân trong thời gian 90 ngày cho kết quả tốt.

Chủ nhiệm đề lài là PGS.TS Dương Trọng Hiếu, lúc đó là Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam) đã cho phép bác sĩ Vũ Thị Kê áp dụng công thức của bài thuốc "Bát vị tri bá gia giảm" vào công tác điều trị bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương. Năm 2003, bác sĩ Kê thử nghiệm điều trị cho 71 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương.

Thời gian điều trị trung bình 46 ngày/bệnh nhân. Bệnh nhân cao tuổi nhất là 71 và ít tuổi nhất là 38. Trong số 71 người thử nghiệm thuốc đợt đầu tiên, người có chỉ số đường huyết cao nhất là 15, thấp nhất là 8. Sau 90 ngày điều trị, kết quả có 36 bệnh nhân (50,7%) ổn định bệnh, 35 bệnh nhân (49,3%) đỡ bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân được kết hợp chế độ ăn kiêng và không dùng các loại thuốc khác.
Sau khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm, Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương tiếp tục điều trị được trên 70 bệnh nhân góp phần giảm số người mắc bệnh tiểu đường type 2 ở tỉnh Hải Dương - một tỉnh có nhiều người mắc tiểu đường type 2 tại Việt Nam. Tuy nhiên, bác sĩ Kê cũng khẳng định, bệnh tiểu đường type 2 không thể chữa khỏi, chỉ dừng lại ở mức ổn định vì nếu người bệnh ăn uống không kiêng khem bệnh sẽ tái phát vì đây là dạng bệnh do rối loạn chuyển hóa. Người bệnh có trọng lượng lớn, đặc biệt là người bị béo phì thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn người có thể trạng gầy.

Bác sĩ Kê cho biết, sau khi bệnh nhân đã điều trị ổn định bệnh, chỉ số đường huyết trở về mức 7, người bệnh nên duy trì uống thuốc thêm 1 -2 tháng.

Đặc biệt, người bệnh tiếp tục chế độ ăn kiêng để tránh tái phát bệnh. Ăn nhiều ổi, bí xanh, táo nho và hoa quả không chứa nhiều đường là biện pháp hữu hiệu để duy trì sự ổn định của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều chất bột và tuyệt đối kiêng bia rượu. Hiện nay thuốc đã được sản xuất đại trà và bán rộng rãi tại Hải Dương. Bác sĩ Kê cho hay, Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương đang chuẩn bị hợp tác với một cơ sở sản xuất trong TP Hồ Chí Minh để sản xuất loại thuốc này.

Bài thuốc gồm các vị: Sinh địa 12 g, Sinh hoàng kỳ 12 g, Sơn thủ nhục 8 g, Tri mẫu 10 g, Bạch linh 8 g, Thiên hoa phấn 8 g, Ngũ vị tứ 8g, Đan bì 8g, Trạch tá 8g, Thạch cao 12g, Mạch môn 12g. Thuốc được sản xuất trên dạng cao lỏng 100ml/túi, ngày uống 2 túi trước bữa ăn 1 giờ.

châm cứu và các phương pháp điều trị tự nhiên cho căn bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, thoái hóa ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trưởng thành trên toàn thế giới.

Có 2 dạng chính của căn bệnh tiểu đường: tiểu đường tuýp 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và những người trưởng thành vẫn còn trẻ. Trong tiểu đường tuýp 1, cơ thể bệnh nhân không sản xuất ra insulin.

Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến những người trưởng thành ở lứa tuổi cao hơn. Trong tiểu đường tuýp 2, cơ thể không sử dụng insulin một cách thích hợp khiến nó được tăng dần trong máu. Sự tăng dần của insulin có thể dẫn tới các biến chứng phức tạp như bệnh tim, tăng huyết áp, các vấn đề về mắt, bệnh thận, bệnh về hệ thần kinh, các bệnh quanh răng, suy nhược, suy sụp tinh thần, bệnh Alzheimer và loãng xương.

Tuy rằng tiểu đường nhìn chung là một căn bệnh có tính lâu dài, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể kiểm soát nó và sống lâu, sống khỏe bằng các phương pháp điều trị phù hợp và thay đổi phong cách sống. Châm cứu và các loại thảo dược Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch điều trị để kiểm soát căn bệnh tiểu đường và các triệu trứng của nó và giảm nhu cầu sử dụng các loại thuốc.

Châm cứu chữa bệnh tiểu đường

















Châm cứu và các loại thảo dược Trung Quốc đã được sử dụng để điều trị tiểu đường trong vòng hơn 2000 năm. Trong y học Trung Quốc, tiểu đường được đề cập đến như là một căn bệnh gây hao mòn và khát nước mãnh liệt. Sự mất cân bằng của khí và âm sản sinh ra nhiệt và làm tiêu tan nước trong cơ thể gây ra các triệu trứng nóng như vô cùng khát nước, dễ kích thích, ngứa da, phồng lợi và khô miệng.

Trong quá trình điều trị bằng phương pháp châm cứu, các cây kim nhọn được chèn vào các điểm cụ thể trên cơ thể để phục hồi dòng chảy của khí và nuôi dưỡng âm (nước). Phương pháp điều trị dành cho bệnh tiểu đường tập trung vào điều hòa tuần hoàn máu và khí, cải thiện chức năng tuyến tụy, giải quyết nóng trong và sự tiêu tan nước. Ngoài ra, các loại thảo dược Trung Quốc là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Các phương pháp tự nhiên khác để điều trị tiểu đường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, bổ sung dinh dưỡng, là rất hiệu quả trong việc kiểm soát tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 và có thể làm đảo nghịch tiền tiểu đường.

• Ăn 3 bữa 1 ngày vào thời gian như nhau trong mỗi ngày. Lượng thức ăn ở mức độ vừa phải.

• Theo một chế độ dinh dưỡng chủ yếu là các loại thực phẩm ít chất béo, thực phẩm hữu cơ. Các thực phẩm quan trọng là cá, thịt gà, rau, quả và ngũ cốc nguyên cám. Chế độ ăn này giàu axit béo, chất chống oxi hóa và chất xơ. Chất xơ sẽ giúp giảm đường huyết.

• Tránh các loại carbohydrate tinh luyện như: bánh mỳ trắng, kẹo, nước ép, nước ngọt. Các loại chất ngọt tự nhiên không gây ảnh hưởng bất lợi cho nồng độ glucozo trong máu là Stevia và xylitol có sẵn tại các hiệu thuốc, siêu thị lớn hoặc cửa hàng thực phẩm ăn kiêng.

• Tránh các loại chất béo bão hòa, đường đơn, cà-phê-in và thức uống có cồn.

• Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ nhận thấy glucoze được kiểm soát tốt hơn bằng cách ăn một lượng nhỏ protein trong mỗi bữa ăn.

• Theo một chương trình tập luyện thường xuyên để giúp giảm nồng độ insulin và glucose, thu gọn các tế bào mỡ và giúp kiểm soát glucose hiệu quả hơn. Tập 30 phút bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ hoặc Yoga.

• Các loại thực phẩm sau cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát tiểu đường khi sử dụng trong một chế độ ăn khỏe mạnh:

• Mộc nhĩ đen: mộc nhĩ có mùi vị trung hòa và có thể thêm sự giòn cho các mòn ăn. Mộc nhĩ nên được ngâm trong nước ấm sau đó thêm vào trong các món canh, xào, hoặc trần qua và cho vào các món salad. Trong phương pháp điều trị tiểu đường Trung Quốc, mộc nhĩ đen nuôi dưỡng âm và sản sinh ra nước.

• Mướp đắng là một loại rau trông giống như quả dưa chuột mấp mô, lồi lõm. Loại rau này rất thông dụng ở các nước phương Đông. Để tránh vị đắng của nó, bạn nên sử dụng lúc chúng còn xanh. Mướp đắng có thể ngâm muối và rửa sạch trước khi sử dụng. Các nghiên cứu khoa học đã đề xuất rằng mướp đắng chứa một loại hợp chất giúp trung hòa đường huyết, giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

• Cải thìa. Thành viên trong gia đình rau cải này có thân trắng và giòn, lá màu xanh sẫm. Khi xào món này nên xào riêng thân và lá, và thân cần thời gian nấu lâu hơn. Cải thìa rất giàu chất xơ, vitamin A và vitamin C. Khi sử dụng trong phương pháp điều trị tiểu đường, nó có thể làm tiêu nóng, giảm khát và dễ tiêu hóa.

• Củ từ. Củ từ được đề xuất sử dụng trong thời gian dài để tăng sinh lực bền bỉ cho những ai đang hồi phục sau khi ốm hoặc sự suy yếu do tuổi già. Củ từ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy có một sự giảm đáng kể trong nồng độ glucoze ở những con chuột ăn củ từ.

• Quế. Các nhà khoa học đề xuất rằng quế có thể giúp điều hòa đường huyết vì thế rất tốt cho người tiểu đường. Ngoài ra, quế cũng có đặc tính chống vi khuẩn. Trong y học Trung Quốc, loại cây này được sử dụng để điều trị đau bụng, biếng ăn, nôn mửa, giúp tăng cường sinh lực và giảm đau.

• Bí đỏ và bí mùa đông. Đây là hai loại thuộc họ nhà bí có vỏ ngoài rất chắc và thịt màu cam. Các nghiên cứu khoa học đã đề xuất rằng một loại hợp chất có trong bí đỏ giúp cải thiện nồng độ insulin và giảm đường huyết. Trong y học Trung Quốc, bí đỏ cũng được coi là một thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Nhà thuốc nam An Dược tự hào là nhà thuốc đầu tiên của Việt Nam chữa hiệu quả bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường từ bài thuốc gia truyền

Chữa biến chứng của tiểu đường bằng Đôngy

Viêm dây thần kinh ngoại vi

Bệnh nhân đau nhức, tê bì các chi, nóng rát ở da do huyết mạch không thông. gây nên. Có thể thêm kê huyết đằng 20 g, uy linh tiên 12 g, câu đằng 15 g. Những trường hợp nặng (như có trở ngại trong vận động, các chi đau dữ dội) nên dùng bài Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang: Hoàng kỳ 30g, quế chi, bạch thược, sinh khương mỗi vị 10 g, đại táo 4 quả, có tác dụng ích khí, hoạt huyết.

Ngứa

Nếu ngứa toàn thân, thêm khổ sâm 15 g, phòng phong 10 g; nếu âm hộ ngứa thì thêm hoàng bá 10 g, tri mẫu 12 g.

Viêm tắc huyết quản

Thể hiện bằng đau nhức các chi, móng và da có màu xanh tím, nếu nặng thì loét, lâu không liền. Bệnh cảnh này do huyết mạch không thông gây nên. Thêm tô mộc 10 g, hồng hoa 12 g, kê huyết đằng 30 g, lệ chi nô 15 g.

Cũng có thể dùng bài Tứ diệu dũng an thang gồm: kim ngân hoa 20 g, đương quy 15 g, huyền sâm 18 g, cam thảo 10 g.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thêm kim tiền thảo 30 g, bồ công anh 24 g, tỳ giải 15 g.

Nhiễm trùng ngoài da

Thêm hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị 10 g, liên kiều 12 g, bồ công anh 15 g.

Cũng có thể dùng Ngũ vị tiêu độc ẩm gia vị: bồ công anh, cúc hoa, tử hoa địa linh, kim ngân hoa mỗi vị 15 g, xích thược 10 g, huyền sâm 12 g, sinh địa hoàng 20 g.

Tổn thương dây thần kinh thị giác và đục thủy tinh thể

Nếu võng mạc xuất huyết, thêm đại kế 15 g, tiểu kế 15 g, hồng hoa 10 g. Cũng có thể dùng vân nam bạch dược mỗi lần 0,5 g, ngày 2-3 lầ




Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý