Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả

19/04/2015 06:01 AM
3,402

Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Theo nghiên cứu khoa học cho biết: thành phần protein và hàm lượng vitamin C trong trái Khổ qua (hay còn gọi là Mướp đắng) giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là giúp giảm lượng đường trong máu.





TRÁI KHỔ QUA CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 














Vai trò của trái Khổ qua trong cuộc sống.
 
-   Dân gian thường cho rằng trái khổ qua có thể giúp ngừa thai, trị bệnh vảy nến và nhiều căn bệnh khác. Thế nhưng, công dụng trị bệnh chính của trái khổ qua được biết đến nhiều là giúp giảm lượng đường trong máu. Quả và hạt khổ qua có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose hoặc insulin. Nhiều cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở động vật cho thấy vị đắng trong trái khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất không chế sự thèm ăn, nâng cáo tác dụng của hormone insulin (hormone trị bệnh tiểu đường), cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose. 
-   Từ năm 1998, tiến sĩ Carey của Mỹ từng có bài nghiên cứu nói rõ trong trái khổ qua có chất thanh trừ dầu mỡ, ông chứng minh những nhân tố thanh lọc dầu mỡ trong trái khổ qua sau khi đưa vào trong dạ dày se không trực tiếp thấm vào máu, mà chỉ có tác dụng ở cơ quan quan trọng nhất trong việc hấp thục mỡ của cơ thể là ruột non, rồi mới thông qua mạng lưới thay đổi tế bào đường ruột ngăn chặn việc hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại vào trong cơ thể, chúng không tham gia vào quá trình đào thải của cơ thể, vì vậy không hề có bất cứ tác dụng phụ nào. 
-   Không riêng ở Việt Nam mà tại nhiều nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Châu Phu, Trung Quốc, vùng Amazonas Nam Mỹ và một số nơi khác, từ khá lâu mọi người đã coi khổ qua là một trong số những cây thuốc truyền thống, chủ yếu dùng để trị liệu, phòng ngừa những bệnh mãn tính như tiểu đường, đau đường kinh mạch, bệnh tê thấp, nổi mụn nước, sỏi thận, viêm phổi,…  
-   Ngoài ra, khổ qua còn có nhiều tác dụng khác như: kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt, kích thích chức năng tiêu hóa; lợi tiểu, lưu thông máu, chống viêm, hạ sốt. 
-   Khi chế biến thức ăn, nên trụng khổ qua qua nước sôi để chất axit ôxalic trong khổ quả không ảnh hưởng đến việc hấp thu chất canxi có trong thức ăn thịt, cá...

Khổ qua (mướp đắng-bitter cucumber), theo y học cổ truyền có vị đắng, tính mát, không độc.

Công dụng của khổ qua

    1.Công dụng chính là giải nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm.

    2.Trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết,

3.Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt,

4. Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt, sát trùng ngoài da, rôm sảy trẻ con.

5.Chữa trị các chứng thuộc về gan (chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày);

6.Dây khổ qua còn dùng trị các chứng kiết lỵ,

7.Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng (nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác);

8.Hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử;

9.Hạt khổ qua giảm đau nhức khi bị côn trùng cắn (dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn;

10. Trị mụn nhọt (đốt lá khổ qua, tán thành bột, đắp lên mụt nhọt).

11. Hạ áp huyết, hạ đường cao cho những người bệnh cao máu, tiểu đường (trái khổ qua tươi, để cả hạt, thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.

12. Giúp an thần, dễ ngủ (dùng loại khổ qua thật đắng (trái nhỏ, xanh đậm), bỏ ruột, dùng kim châm thật nhiều vào trái, và đem ngâm trong nước độ 30 phút, lấy ra cắt dày 2-3 phân, để ráo nước. Cho đường cát vào nồi bắc lên bếp đến khi đường tan, thì cho khổ qua vào để sên đường khoảng 1 giờ).

Cấm kị: những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy...

Phương thuốc của thiên nhiên  
-   Giảm viêm tấy: Khổ qua giúp tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã của trái Khổ qua chúng ta dùng đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. Chữa sốt, say nắng: nấu Khổ qua bỏ ruột cùng lá để lấy nước uống giúp chữa say nắng. 
-   Khổ qua có thể dùng thường xuyên và lâu dài, không kỵ thuốc tây. Ngày nay, khoa học phát triển nên người ta đã sử dụng Khổ qua để chế biến thành Trà Khổ qua: để giúp giải nhiệt, giảm đường máu, mỡ máu, kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn. 
-   Nếu dùng tươi, lấy khoảng 200g-300g bỏ hết hạt, nấu chín và ăn cả nước lẫn cái. Dùng khô: lấy 30g-60g khô, nấu uống. Để tiết kiệm thời gian chế biến, có thể mua Trà Khổ Qua tại các siêu thị, cho ít khổ qua khô hoặc 1-2 gói trà khổ qua túi lọc vào nước sôi ngâm khoảng 3-5 phút là có thể dùng ngay. 
-   Chữa sạm da, thô da: nhiều phụ nữ đã phải khổ sở vì chứng sạm da, thô da xuất hiện trên cơ thể, nhất là những người mới sinh hoặc những người thường xuyên phải ra nắng. Một số loại mặt nạ thảo dược làm từ Cà chua, Khổ qua, Trứng gà, Dưa chuột,... có thể hạn chế tình trạng này. 
Từ những công dụng đó của trái khổ qua, nhiều năm nay, Công ty Cố phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre đã chế biến khổ qua trở thành một loại thức uống tiện lợi mà vẫn giữ nguyên những dưỡng chất sẵn có trong trái khổ qua tươi. Để làm được điều đó, Công ty Cầu Tre đã tìm tòi nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm chế biến trà khổ qua từ các nước nổi tiếng về trà như Đài Loan, Trung Quốc, đồng thời ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất với các loại máy móc thiết bị xuất sứ từ Nhật Bản và Châu Âu. Do đó, các sản phẩm trà khổ qua Cầu Tre có nhiều loại khác nhau như trà khổ qua túi lọc, khổ qua khô (có thể pha với nước dùng như một món giải khát hoặc nấu cùng với thịt để cho ra một món canh bổ dưỡng). Tất cả các sản phẩm khổ qua đều đạt chuẩn chất lượng trong nước cũng như quốc tế, và được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Philippine, v.v… tại Việt Nam, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua trà khổ qua Cầu Tre tại các siêu thị trên cả nước. 

Các chất trong khổ qua có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tuỵ tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể.

Khổ qua (mướp đắng) được cho là một dược thiện giúp ngăn ngừa và trị tiểu đường. Sở dĩ nói như vậy là vì trong khổ qua có những thành phần giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

Công năng đặc biệt: Kiện tì

Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, giải độc, dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hoá của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

Dược thiện từ khổ qua

Nguyên liệu gồm 150 g nấm hương, 200 g đậu ván trắng, 100 g khổ qua. Trước tiên, cho đậu ván trắng vào nấu, khi chín thì cho nấm và khổ qua vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn. Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Thích dụng cho những người tiểu đường, ăn uống không ngon miệng, gầy sút, ăn uống khó hấp thu, thường xuyên đi tiêu phân sống.

Bài thuốc này có thể ăn thường xuyên hàng ngày với cơm hoặc có thể nấu cháo ăn hàng ngày thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.

Dưới nhãn quan y học hiện đại, khổ qua là thảo dược có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại gốc tự do, trẻ hoá tế bào và có tác dụng tích cực trong phòng và chống ung thư, làm hạn chế bớt tác hại của tia xạ trên bệnh nhân ung thư. Khổ qua còn góp phần to lớn trong phòng, trị các bệnh như: tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, với cơ chế ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào và ức chế các men tổng hợp lên glucose. Các chất có trong khổ qua có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tuỵ tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể…

Phụ nữ mang thai nên tránh

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.

Tuy khổ qua là dược thiện có nhiều công năng, tác dụng nhưng là thực phẩm có tính hàn nên những người tì, vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ấm ách, đi tả) không nên dùng. Hơn nữa, đây là một thảo dược có tính hàn nên không dùng kết hợp với huyền sâm hoặc chế phẩm có huyền sâm. Do đặc tính hoạt huyết của khổ qua nên thầy thuốc khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai bởi khổ qua đã làm xuất huyết tử cung và làm sẩy thai ở chuột thực nghiệm./.


   
















Canh khổ qua chay món ăn chữa bệnh tiểu đường


Canh khổ qua chay món ăn chữa bệnh tiểu đường

Canh khổ qua chay món ăn chữa bệnh tiểu đường

Nguyên liệu:
- 4 Trái khổ qua nhỏ bằng nắm tay
- 1 miếng đậu hũ trắng
- 1 gói bún tàu nhỏ
- vài tai nấm mèo (mộc nhĩ)
- 1/2 củ hành tây
- 1 muổng canh dầu ô liu
- chút muối,
tiêu, đường, bột nêm
- vài cọng ngò, vài cọng hành lá dài
Chuẩn bị :

* Khổ qua nạo bỏ hết hột, rửa sạch, luộc vừa chín tới (nếu qúy vị thích ăn đắng thì không cần luộc trước).
* Đậu hũ rửa sạch, cho vào chén dùng nỉa dầm nát, xong cho vào túi vải vắt ráo nước.
* Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
* Bún tàu ngâm nước vừa mềm, vắt ráo nước, cắt ngắn khoảng 2 phân.
* Nấm mèo ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái chỉ
* Ngò nhặt xong rửa sạch. Hành lá để cọng dài, rửa sạch.

Thực hiện :

* Bắc chảo lên bếp để lửa trung bình. Cho dầu ô-liu vào chảo, khử với hành tây cho thơm, xong cho nấm mèo và đậu hũ đã vắt ráo nước, cùng các gia vị muối, tiêu, đường, bột nêm vào xào cho thấm, khoảng 5 phút. Bắc chảo ra khỏi bếp, cho bún tàu vào, trộn đều. Sau đó dồn nhân này vào ruột khổ qua, dùng hành lá (hoặc dây nylon) cột quanh trái khổ qua cho khỏi bung ra.

* Đặt nồi nước sôi, nêm muối, đường, bột nêm cho vừa ăn. Cho khổ qua vào nấu và với sạch bọt. Hầm chừng 15 phút khi khổ qua chín nhừ thì tắt bếp.

Trình bày :

Múc canh khổ qua vào tô, để vài nhánh ngò lên trên, dọn ăn với cơm nóng

MÁCH BẠN: 

Cách nấu canh khổ qua không đắng:

Chọn khổ qua đúng, đây là điều rất quan trọng. Hiện tại ngoài chợ thường bán khổ qua lai, đây là loại khổ qua ít đáng, những quả khổ qua này thường có kích thướng khá lớn. Khi chọn bạn nên chọn trái có gai trên mình lớn, càng lớn thì càng ít đắng.
Chế biến thì khi mổ trái khổ qua lấy ruột ra thì bạn nên ngâm vào nước độ 15 phút để bớt đắng

- lưu ý không nên sắt nhỏ khổ qua ra rồi mới ngâm, điều này khiến khổ qua mất hết mùi thơm vốn có và vitamin.

Uống trà khổ qua và công dụng của Trà

Thấy ai uống trà, mình cũng bắt chuớc uống. Trà của người ta uống thì vui sướng ngâm nga, còn trà mình uống thì khổ quá kêu la..... Giới thiệu về công dụng của trái mướp đắng dùng làm trà cho mọi người.  Mướp đắng chống lại tình trạng tăng đường huyết cả do tụy và không do tụy. Mướp đắng (khổ qua) lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà dược này có công dụng điều nhiệt, làm sáng mắt, giải độc và giảm đường huyết. Một số công thức trà dược khác cho bệnh nhân tiểu đường: - Nhân sâm 50 g, mạch môn 100 g, thiên hoa phấn 150 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí, sinh tân dịch, làm hết khát và hạ đường huyết. Nhân sâm giúp đại bổ nguyên khí, làm giảm đường huyết, cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân, cải thiện chức năng tim mạch và dự phòng các biến chứng thứ phát. - Ngọc trúc, sa sâm, thạch hộc, mạch môn, ô mai mỗi thứ 100 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 100 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường thuộc thể phế vị táo nhiệt lâu ngày khiến cho âm huyết hư tổn, biểu hiện: ăn nhiều, khát nhiều, tiểu tiện nhiều, thân thể hao gầy, họng khô miệng khát, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng. Ngọc trúc và mạch môn đều kích thích các thành phần có hoạt tính làm giảm đường máu, riêng mạch môn còn thúc đẩy quá trình hồi phục của các tế bào tuyến tụy. - Vỏ dưa hấu 200 g, vỏ bí đao 200 g, thiên hoa phấn 120 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 100 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. đường có kèm theo các chứng trạng viêm nhiệt như lở miệng, môi, mụn nhọt, viêm da... - Địa cốt bì lượng vừa đủ, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 15 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, làm mát huyết, giảm đường máu và huyết áp. Địa cốt bì có khả năng làm giảm đường máu, cải thiện tình trạng thương tổn tế bào bêta tuyến tụy. Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp nên rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có kèm theo rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. - Nhân sâm 30 g, hồng hoa 100 g. Hai thứ sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 13 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch. Hồng hoa có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện vi tuần hoàn, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu. Khi dùng nó với nhân sâm thì phức hợp này vừa có công dụng hạ đường huyết, vừa có khả năng dự phòng tích cực các biến chứng tim mạch thường có trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tình trạng viêm tắc động tĩnh mạch.


CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁC

Chữa trị bệnh tiểu đường bằng món ăn hàng ngày


Tiểu đường là căn bệnh nan y của cả xã hội, đây là căn bệnh không thể chữa trị trong một sớm một chiều mà phải điều trị lâu dài, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh hiệu quả. Không chỉ có các thuốc tây y, nhiều bài thuốc điều trị bênh tiểu đường cũng cho kết quả rất tốt

Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.

canh khổ qua




Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.

Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nấm xào thịt nạc thích hợp với bệnh tiểu đường có gan nhiễm mỡ mãn tính, khí huyết hư nhược
.
Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.

Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.


YOGA cho người bệnh tiểu đường

Yoga là một khoa học cổ xưa của Ấn Độ có muc đích dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, cảm xúc và trí tuệ, hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Bên cạnh những triết lý sâu xa về vũ trụ và nhân sinh Yoga cũng đã xây dựng nên hàng ngàn tư thế tập luyện thân thể. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động

Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường type II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tỉnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Qua nghiên cứu những đối tượng nam, những nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên” và “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy.

Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường

Thế đầu tựa gối

Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.

Thế căng giãn lưng

Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.

Thế rắn hổ mang

Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.

Thế vặn cột sống

Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.

Cơ chế tác dụng của các tư thế

Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị
Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.

Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản

Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.

Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý

Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.

Lưu ý

Nên tập Yoga trong lúc bụng trống để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và dễ thực hành các động tác cúi, ngữa.

Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần. Mỗi tư thế có thể tập một hoặc nhiều lần trong mỗi buổi tập. Giữa mỗi tư thế nên thở sâu một vài hơi, kế tiếp thở đều hoà trước khi tập đến tư thế khác. Điều quan trọng của hơi thở sâu không phải là cố hít vào nhiều hơi mà là thở ra chậm, từ từ và cố ép sát bụng dưới khi thở ra.

Thực hành các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trặt gân hoặc những tổn thương khác. Độ “căng giãn” hoặc “ép sát” sẽ được phát triển dần qua thời gian. Không nên quá cố gắng trong những lần đâu.

Những động tác kéo căng và những hơi thở sâu có khả năng kích hoạt một số luân xa của cơ thể. Do đó liền sau mỗi buổi tập nên thực hành thư giãn từ10 đến 15 phút để phát huy việc thu nhận và phân phối năng lượng thông qua các luân xa cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Hai tay để dọc 2 bên thân. Hít thở đều hoà. Thì thở ra chậm và dài hơn thì thở vào. Tập trung tư tưởng quan sát hơi thở vào và ra. Trong thì thở ra có thể nhẩm trong tâm ý nghỉ “buông lõng toàn thân”.

Những phụ nữ có thai không nên tập các tư thế trong bài.

Những động tác Yoga không có giá trị thay thế các loại thuốc đang sử dụng. Việc gia giảm liều lượng thuốc tuỳ theo diễn tiến của bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ điều trị./.






Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý