Rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường cực công hiệu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường cực công hiệu

19/04/2015 06:01 AM
4,313

Rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường cực công hiệuĐây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ lại có hiệu quả chữa bệnh cao.








RƯỢU TỎI CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



Cách đây không lâu, tôi tình cờ được một nhà đầu tư chứng khoán quen biết giới thiệu về rượu tỏi. Năm nay, đã gần 70 tuổi nhưng trông ông vẫn còn đạo mạo, da dẻ hồng hào, tinh anh. Ông khẳng định, sức khỏe của ông được như ngày hôm nay là nhờ rượu tỏi.



Cách đây hơn 2 năm, các căn bệnh tuổi già như thấp khớp, cao huyết áp liên tục hành hạ ông. Tuy không phải làm việc nặng nhọc nhưng chân tay cứ nhức mỏi rã rời, không thể nào yên giấc, nhất là những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh cao huyết áp thì đòi hỏi phải sử dụng thuốc tây liên tục, trong người lúc nào cũng nóng mà bệnh tình không khỏi dứt điểm. Được bạn bè mách về công dụng của rượu tỏi, ông uống thử, sau một tháng thấy cả bệnh thấp khớp lẫn bệnh cao huyết áp giảm đến 90%. Từ đó, ông và cả gia đình cùng duy trì sử dụng rượu tỏi. Đến nay, sức khỏe của ông rất tốt, bệnh cao huyết áp và thấp khớp đã khỏi dứt điểm, ông không còn phải đến "thăm" bác sĩ thường xuyên như trước kia nữa.

Bản thân tôi khi nghe về tác dụng của rượu tỏi thì ngạc nhiên vô cùng, đồng thời cũng hết sức vui mừng vì hy vọng rượu tỏi sẽ làm thuyên giảm chứng mỏi cổ, mỏi vai và lưng do phải ngồi làm việc bên vi tính nhiều. Và tôi đã quyết định ngâm một lọ rượu tỏi để uống thử xem như thế nào. Vì dẫu sao, tỏi cũng là dược liệu tự nhiên, hàng ngày vẫn được sử dụng trong nấu nướng, do đó, nếu không phù hợp với chứng mỏi cơ thì nó cũng không hề gây phản ứng phụ cho cơ thể. Hiện giờ, tôi đã ngâm được một lọ rượu tỏi vàng óng và sử dụng được khoảng 1 tuần. Thêm một lần nữa, rượu tỏi làm tôi thật sự ngạc nhiên, chứng mỏi cơ đã giảm tới 70%.


Xuất Xứ Rượu Tỏi


Mới đây, tôi có tìm hiểu và được biết, vào những năm 60-70 của thế kỉ XX, tổ chức Y tế thế giới WHO phát hiện ở Ai Cập- một nước nghèo nàn, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao. WHO đã có chiến dịch nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ Ai Cập, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng có khí hậu khắc nghiệt. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản) nhận thấy, ở Ai Cập, nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập từ bao đời nay vẫn duy trì như vậy.

Ở mỗi vùng có công thức ngâm rượu tỏi khác nhau. Các chuyên gia đã đem những công thức này về nghiên cứu và phân tích, rồi đưa ra một công thức ngâm rượu tỏi đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất, công thức này đã được WHO thông qua và phê chuẩn.

Trong Tỏi Có 2 Chất Quan Ttrọng:

  • Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.

  • Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn.

Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

Công Thức Điều Chế

  • Tỏi khô đã bóc vỏ (không sử dụng tỏi tươi) 40gr, thái nhỏ, cho vào một lọ sạch.

  • Rượu nếp (50 độ), lấy 100ml.

  • Ngâm tỏi trong rượu nếp khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ để tỏi có thể ngấm đều rượu. Những ngày đầu rượu vẫn nguyên màu trắng, sau dần chuyển sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ. Và lúc này rượu tỏi đã sẵn sàng để sử dụng.

Cách Dùng

  • Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Mỗi lần 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê nhỏ.

  • Vì lượng rượu tỏi rất ít nên khi uống có thể pha thêm nước sôi để nguội cho thành ngụm dễ uống.

  • 40gr tỏi như thế uống được khoảng 20 ngày thì hết, lại phải ngâm 10 ngày mới uống được, nên phải ngâm 1 lọ gối đầu thì mới có thể uống liên tục.

  • Nên duy trì sử dụng rượu tỏi suốt đời. Người phải kiêng hoặc không uống được rượu vẫn có thể sử dụng vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, là một lượng rượu rất ít, không đáng kể.

Kết Quả Chữa Bệnh

Sau các cuộc hội thảo, tổng kết, đến năm 1980, WHO thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:

  • Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt.

  • Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp.

  • Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen.

  • Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày.

Tới năm 1993, Nhật Bản lại công bố bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa mà rượu tỏi chữa được là:

  • Trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Đái tháo đường.

Một Số Lưu Ý

  • Nên tìm mua loại rượu nếp ngon, đạt tiêu chuẩn 50 độ trở lên, như vậy, khi ngâm tỏi sẽ cho chất lượng tốt hơn.

  • Rượu tỏi tương đối khó uống. Vì mùi tỏi hăng nồng, uống xong sẽ xộc lên mũi rất khó chịu. Mùi hăng này có thể sẽ làm bạn nhụt chí anh hùng khi phải dùng thần dược thường xuyên. Nên kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, trước khi uống, chúng ta nên chuẩn bị sẵn một viên kẹo, một miếng trái cây, hoặc bất cứ đồ ăn nào mà bạn thích (nhưng nên nhớ chỉ cần 1 ít thôi) để ngay khi uống xong, có thể ăn luôn, như vậy sẽ át được mùi khó chịu của tỏi. Nếu bạn phải kiêng đường trong kẹo thì vẫn có thể sử dụng vì chỉ cần ngậm trong vòng 30 giây, mùi tỏi sẽ hết và bạn không cần tiếp tục ngậm viên kẹo nếu không muốn.


Quả không sai khi gọi rượu tỏi là thần dược. Bài thuốc này vô cùng hiệu quả lại dễ làm. Đặc biệt với người dân Việt Nam, có rất nhiều loại rượu nếp ngon nổi tiếng, còn tỏi thì có quanh năm, chất lượng lại rất tốt nên việc mỗi gia đình đều có thần dược trong nhà là chuyện trong tầm tay. Thiết nghĩ, bài thuốc này cần được phổ biến rộng rãi vì đúng như kết luận của người Nhật: đây là thứ thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ, lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

Những kiêng kỵ cho người bệnh tiểu đường

Rượu, bia dứt khoát là thuốc độc đối với người bệnh tiểu đường không chỉ vì tác hại trực tiếp của độ cồn mà còn vì rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết.

p90814 Những kiêng kỵ cho người bệnh tiểu đường

Nhờ thống kê kéo dài mấy năm liền ở Phần Lan về yếu tố gây thất bại trong điều trị bệnh tiểu đường, chuyên gia ngành nội tiết bên đó đã đi đến một số kết luận lý do tại sao nhiều người bệnh tuy uống thuốc đầy đủ nhưng đường huyết vẫn không ổn định.

Các nhà nghiên cứu quả quyết là đường huyết của tối thiểu 2/3 số bệnh nhân tiểu đường tuy dùng thuốc theo đúng y lệnh nhưng vẫn cao là do ảnh hưởng của thuốc lá. Không có gì khó hiểu khi thuốc hạ đường huyết, theo kết quả nghiên cứu ở Anh, có thể mất đến 70% tác dụng khi gặp khói thuốc lá.

Không chỉ có thế, thời gian bắt đầu hiệu quả của thuốc kéo dài đến gấp đôi, nghĩa là thuốc tác dụng rất chậm, khi gặp cơ tạng tẩm thuốc… lá. Lượng đường trong máu của người nghiện thuốc lá vì thế khó ổn định với liều thuốc thông thường.

Cũng không lạ gì nếu tỉ lệ người bị nhồi máu cơ tim do vướng bệnh tiểu đường lại thêm tật hút thuốc cao gấp 4 lần số người tuy cũng mắc bệnh  này nhưng không lệ thuộc thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu ở Phần Lan còn cho biết thuốc hạ đường huyết khó tránh không mất tác dụng do cơ thể người hút thuốc thường thiếu hụt nhiều loại sinh tố và khoáng chất cần thiết cho phản ứng chuyển hóa thuốc, ngoài ra còn do hỗn hợp chất độc từ 4.000 hóa chất trong khói thuốc lá làm tà mũi nhọn của thuốc hạ đường huyết.

Kế đến là rượu, bia. Ai cũng rõ bia, rượu hại hay không hại quanh đi quẩn lại chỉ là vấn đề liều lượng. Giới hạn đó càng mong manh bội phần ở người bị bệnh tiểu đường khi hệ thần kinh đằng nào cũng mỏi mệt vì ngày đêm bị dằn vặt đủ điều.

Biết là rượu, bia có tác dụng trấn an hệ thần kinh nhưng không thể vì thế mà chủ quan khi bị bệnh tiểu đường.
Rượu, bia dứt khoát là thuốc độc đối với người bệnh tiểu đường không chỉ vì tác hại trực tiếp của độ cồn mà còn vì rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Bằng chứng là không thiếu bệnh nhân có lượng đường trong máu sẽ trở lại ổn định dễ dàng mà không cần tăng thuốc hay thay thuốc mới mạnh hơn mà chỉ cần có đủ can đảm nói không với rượu, bia.

Bệnh tiểu đường không có dạng nhẹ. Thầy thuốc chữa bệnh tiểu đường vì thế không những phải cứng tay nghề mà đồng thời phải cứng cựa với bệnh nhân mè nheo vì không thể cai thuốc lá hay bỏ rượu. Trị bệnh tiểu đường mà không nghiêm cấm nổi thuốc lá, rượu bia thì cho bao nhiêu thuốc cũng bằng không.

Cách bào chế rượu tỏi

: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.

Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.



CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ KHÁC

Bài 1: Mướp đắng (khổ qua) có 3 cách dùng: dạng tươi rửa sạch làm rau ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 50-100g, có thể nấu canh với thịt trai thì càng tốt; dạng khô tán thành bột uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g; dạng trà hãm nước sôi uống hàng ngày, lượng tùy thích.

Bài 2: Bí đỏ 250g, rửa sạch thái miếng, ninh nhừ ăn hàng ngày, liên tục trong 1 tháng.
Bài 3: Bí đao 100g, nấu ăn hàng ngày hoặc rửa sạch ép lấy nước uống.
Bài 4: Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 30g. Sắc uống hàng ngày.
Bài 5: Vỏ bí đao 15g, vỏ dưa hấu 15g. Sắc uống hàng ngày.
Bài 6: Dưa hấu 500g, ăn hàng ngày.
Bài 7: Củ cải 5 củ, gạo tẻ 60g, nấu thành cháo chia làm vài lần ăn trong ngày. Hoặc củ cải 500g, bào ngư khô 50g, nấu ăn cách nhật, liên tục trong 15-20 ngày.
Bài 8: Cà rốt tươi lượng vừa phải, gạo tẻ 60g, nấu cháo ăn hàng ngày.
Bài 9: Ðậu đỏ khô (có vỏ) 50g, nấu ăn hàng ngày.

 Bài 10: Ðậu ván trắng 30g, mộc nhĩ đen 30g. Sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 3-5g.

Bài 11: Ðậu xanh 30g, lá hồng 30g. Sắc nước uống hàng ngày.
Bài 12: Sắn dây 30g, gạo tẻ 60g. Nấu thành cháo chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 13: Hạt quả vải sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10g.
Bài 14: Lê tươi tùy lượng, rửa sạch giã nát, ép lấy nước nấu cùng với mật ong thành dạng cao. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm. Hoặc mỗi ngày ăn 1 quả lê.
Bài 15: ổi chín ăn mỗi ngày 4-5 quả, hoặc ép lấy nước uống hàng ngày (khoảng 250g ổi), hoặc lá ổi khô 15-30g sắc lấy nước uống thay trà.
Bài 16: Mắt mía (giá nhãn) 120g, sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà.
Bài 17: Rau chân vịt 100-200g, kê nội kim 15g. Sắc uống hàng ngày.
Bài 18: Cọng rau muống 100g, râu ngô 50g. Sắc uống hàng ngày.
Các loại rau quả nêu trên đều rất thân thuộc với đời sống hàng ngày của người Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn. Vì là thực phẩm nên hầu như chúng không có tác dụng phụ, dễ dùng, dễ kiếm và rất rẻ tiền. Hiệu quả hạ đường huyết của chúng có thể không cao nhưng dùng phối hợp với thuốc hoặc dùng riêng để duy trì kết quả điều trị của thuốc và đề phòng bệnh cũng có một giá trị nhất định.

Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.

Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.

Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

tiểu đường, bệnh tiểu đường, bệnh, bài thuốc, món ăn, thuốc điều trị



Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.

Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.



.


Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý