Bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

19/04/2015 06:01 AM
2,116

Bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường.







YOGA CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động

Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường type II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tỉnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Qua nghiên cứu những đối tượng nam, những nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên" và "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục". Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy.

BÀI TẬP 1:

Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường

Thế đầu tựa gối








Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.













Thế căng giãn lưng










Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào,nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.










Thế rắn hổ mang

Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.











Thế vặn cột sống

Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.

Cơ chế tác dụng của các tư thế

Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị

Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.

Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản

Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.

Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý

Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.


Lưu ý

Nên tập Yoga trong lúc bụng trống để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và dễ thực hành các động tác cúi, ngữa.

Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần. Mỗi tư thế có thể tập một hoặc nhiều lần trong mỗi buổi tập. Giữa mỗi tư thế nên thở sâu một vài hơi, kế tiếp thở đều hoà trước khi tập đến tư thế khác. Điều quan trọng của hơi thở sâu không phải là cố hít vào nhiều hơi mà là thở ra chậm, từ từ và cố ép sát bụng dưới khi thở ra.

Thực hành các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trặt gân hoặc những tổn thương khác. Độ "căng giãn" hoặc "ép sát" sẽ được phát triển dần qua thời gian. Không nên quá cố gắng trong những lần đâu.

Những động tác kéo căng và những hơi thở sâu có khả năng kích hoạt một số luân xa của cơ thể. Do đó liền sau mỗi buổi tập nên thực hành thư giãn từ10 đến 15 phút để phát huy việc thu nhận và phân phối năng lượng thông qua các luân xa cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Hai tay để dọc 2 bên thân. Hít thở đều hoà. Thì thở ra chậm và dài hơn thì thở vào. Tập trung tư tưởng quan sát hơi thở vào và ra. Trong thì thở ra có thể nhẩm trong tâm ý nghỉ "buông lõng toàn thân".

Những phụ nữ có thai không nên tập các tư thế trong bài.

Những động tác Yoga không có giá trị thay thế các loại thuốc đang sử dụng. Việc gia giảm liều lượng thuốc tuỳ theo diễn tiến của bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ điều trị./.

Bài tập yoga chữa tiểu đường cơ bản

Yoga điều trị tiểu đường : yoga quan tâm đến sức khoẻ tích cực qua luyện tập, giáo dục thay đổi thói quen sống để làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường, cũng như sự đề kháng của cơ thể với thuốc điều trị. Đó là phương pháp rẻ tiền nhất nhưng hiệu quả nhất.

4 yếu tố điều chỉnh thói quen sống lành mạnh :
1. tập luyện thường xuyên.
2. không hút thuốc.
3. chế độ ăn và rau sạch. Mời quý vị xem trong phần dinh dưỡng yoga và thực phẩm dành cho người tiểu đường.
4. kiểm soát stress.

BÀI TẬP 2

Chương trình tập luyện cơ bản : tập trong 6 tháng. sau đó thêm dần các động tác ở phần nâng cao.

1. Thở 1 : hít vào đưa hai tay ra trước ngang vai. Hai bàn tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng ra ngoài, cánh tay thẳng. Thở ra làm ngược lại, đưa hai bàn tay về sát ngực, hạ vai. Làm 5 lần.

2. Thở 2: giống như trên nhưng tay đưa cao lên trước trán ở góc135 độ, làm 5 lần.

3. Thở 3: giống thở 1  nhưng đưa thẳng tay lên đầu. Lòng bàn tay di chuyển sát đầu mũi.

4. Thở 4 : đưa tay ra trước ngang vai. Hít vào giang rộng tay ra hai bên. Thở ra đưa tay về trước, lòng bàn tay chạm nhau. Làm 5 lần , chuyển động đều đặn, nhịp nhàng hai tay cùng với nhịp thở.

5. Kéo căng khớp cổ chân: đứng thẳng, hít vào nâng hai tay và nhón gót. Thở ra hạ tay và hạ gót chân xuống. Chuyển động cơ thể nhịp nhàng và liên tục với nhịp thở. Làm 5 lần

6. Lưng mèo:  Hít và ưỡn cổ, thở ra cằm chạm ngực cong lưng lên làm cho cột sống mềm mại và linh hoạt.

7. nằm đá chân thẳng góc từng chân: Hít vào đưa chân vuông góc với người, bàn chân song song mặt đất, thở ra  hạ chân. Làm 10 lần. Luyện tập làm bụng săn chắc nhỏ gọn, tiêu mỡ bụng và tác động vào cột sống thắt lưng từ L1 - L5, kéo giãn thần kinh tọa, xoa bóp tuỵ trong bụng.

8. Nằm đá chân thẳng góc hai chân cùng làm: Hít vào đưa chân vuông góc với người, bàn chân song song mặt đất, thở ra  hạ chân. Làm 10 lần.

9. Thư giãn tuyến tuỵ: ngồi quỳ, tay trái nắm cổ tay phải. Hít vào ngửa cổ ra sau, mở rộng lồng ngực. Thở ra từ từ cúi xuống trán chạm sàn ở phía trước gối, hạ vai. Hít vào nâng người lên . Tập trung ý tưởng và tuyến tuỵ, phối hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và động tác, làm 10 lần.

10. chạy bộ 1: tư thế hai tay gập sát ngực, thư giãn vai. Chạy chậm trên đầu ngón chân. Chạy tăng dần đều từ 20 đến 100 lần.

11. chạy bộ 2: chạy bộ đưa bàn chân ra sau dùng gót chân đá vào huyệt ân môn ở mông. Chạy 20 lần sau đó giảm dần xuống chạy bộ 1.

12. chạy bộ 3: chạy bộ đưa chân lên cao, đầu gối ngang ngực. Chạy 20 lần và giảm dần xuống chạy bộ 1.

14. chạy bộ 4: chạy bộ đá gót sang hai bên. Chạy 20 lần và giảm dần xuống chạy bộ 1 luyện tập các cơ ở chân, tăng tiêu thụ đường nên làm giảm đường trong máu và tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ.

15. Đứng hai chân giang rộng, tay chống thẳng vào đùi. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Thư giãn.

16. Chào mặt trời: 12 động tác. Đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau, đầu và mình thẳng, hai tay xuôi. Hít vào từ từ, hai tay ép trước ngực, thở ra chậm và sâu. Hít vào, đầu và tay ngửa ra sau.Thở ra cúi xuống, hai lòng bàn tay chạm đất cạnh bàn chân, mắt nhìn rốn, hai đầu gối thẳng. Nín thở lùi chân phải ra sau, ngửa cổ hít vào, nín thở đưa chân trái ra sau, thở ra hạ gối và ngực xuống, hít vào nâng đầu và ngực lên tối đa, thở ra đưa đầu về giữa, mông nâng cao, đưa chân trái về giữa hai bàn tay, ngửa cổ hít vào, đưa chân phải về giữa hai bàn tay, thở ra đầu chạm gối. Hít vào đầu và tay ngửa ra sau, thở ra thẳng đứng. Làm như vậy với chân trái. Tác dụng luyện cơ đùi trong, cơ ngực, cơ delta, cơ lưng rộng, làm giảm đường máu, mềm mại khớp xương và cột sống.

17. Vặn người: chân mở rộng, đứng chắc vững, hai tay ngang vai.. Hít vào đưa tay sang phải, vặn người mắt nhìn theo ngón tay. Thở ra quay người lại. Làm 10 đến 20 lần, tốc độ tăng rồi giảm dần. Tác dụng giảm mỡ eo và bụng, tăng sự mềm mại của cột sống.

18. Vặn cột sống số 1: Chân thẳng trên sàn, chân co vắt chéo, tay vắt chéo chân, tay còn lại chống sàn, thở ra quay người ra sau, vặn mình, giữ 10 giây. Luyện tập cơ lưng rộng, cơ liên gai đốt sống làm cho cột sống mềm mại, linh hoạt, xoa bóp tuỵ. Làm 4 lần.

19. thư giãn:  Nằm ngửa không gối đầu. Chân tay mình thẳng, cơ bắp thả lỏng. Thở bình thường, nhắm mắt. Nhắm mắt 2 giây, mở mắt 2 giây, làm 3 lần. Mở mắt nhìn lên rồi nhìn xuống, nhìn thẳng, nhìn sang trái, sang phải, nhìn thẳng. Làm 3 lần. Tác dụng luyện tập cơ vận nhãn chữa lác liệt. Há miệng gập lưỡi cho cong lên rồi ngậm miệng lại. Giữ 10 giây. Mở miệng ra đưa lưỡi về vị trí bình thường rồi ngậm miệng lại. Làm 3 lần. Nhắm mắt đưa cằm về mũi bàn chân. Tưởng tượng đã thấy mũi bàn chân và mũi bàn chân thả lỏng. Thư giãn chuyển dần lên khắp toàn thân: đầu gối, đùi, thắt lưng cột sống, vai, cổ, cánh tay, lòng bàn tay, ngón tay. Toàn thân chùng lỏng lắc đầu nhẹ và cổ sang phải, trái, rồi trở về vị trí bình thường. Toàn thân thư giãn hoàn toàn.Thở sâu và chậm. Hít vào phình bụng, thở ra xẹp bụng. 10 lần thở. Sau đó hít vào phình bụng, thót hậu môn trên, xiết chặt cơ mông, thở ra xẹp bụng thả lỏng cơ mông. Sau đó mở mắt, nghiêng mình sang phải ngồi dậy.

BÀI TẬP 3:

Yoga bình thường (không giảm mà có thể dẫn đến hạ đường huyết) mức glucose trong máu bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp và kích thích các cơ quan nội tạng chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa carbohydrate.

Một số yoga bệnh tiểu đường khó khăn để thực hiện và cần một tổng thể để hướng dẫn. Yoga cho bệnh tiểu đường kích thích và bình thường hóa hệ thống nội tiết tuyến phát hành hóa chất được gọi là hormone vào lưu thông chung. Tuyến nội tiết bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến thượng thận, tuyến tụy, và các tuyến quan hệ tình dục (buồng trứng và tinh hoàn).

Nhiều người trong số dưới đây cho biết cong yoga bụng nhẹ nhàng nén các cơ quan bên dưới bụng, dạ dày, ruột, gan và tuyến tụy. Mà làm cho cơ quan bắt đầu hoạt động bình thường như mong đợi, do đó mức độ đường huyết duy trì ở mức bình thường của nó.


Bắt đầu phiên Yoga với khởi động

Hầu hết các Masters Yoga nhấn mạnh không thực hành yoga đặt ra ngay lập tức, thay vào đó họ nhấn mạnh để làm một số bài tập khởi động trước khi tập yoga phiên.


Yoga bệnh tiểu đường đối với tuyến giáp & tuyến cận giáp nằm ở vùng cổ, do công ty cằm khóa trong sarvangasana tăng cung cấp máu tươi này tuyến . Đây là nguồn cung cấp phong phú của máu làm tăng hiệu quả làm việc. Những tuyến này điều chỉnh quá trình trao đổi chất protein, chất béo và carbohydrate, ảnh hưởng đến tế bào người sử dụng hợp chất năng lượng. Họ cũng kích thích chuyển hóa vitamin. Tuyến giáp điều chỉnh kích thích tố bổ sung được sản xuất bởi các tuyến khác.



Diabetes yoga Sarvagasana

Đây là một yoga bí ẩn mà cho lợi ích tuyệt vời. Trải một tấm chăn dày trên Lie tầng trên lại khá bằng phẳng.

Từ từ nâng cao chân. Nhấc thân, hông, và chân khá theo chiều dọc.

Hỗ trợ trở lại với hai bàn tay, một trong hai bên. Phần còn lại khuỷu tay trên mặt đất. Nhấn cằm vào ngực. Cho phép phần vai và cổ chạm vào mặt đất chặt chẽ. Không cho phép cơ thể lắc hoặc di chuyển & fro. Giữ chân thẳng.

Khi yoga đặt ra là hơn, mang lại chân xuống rất, rất từ ​​từ sang trọng và không phải với bất kỳ giật.Trong yoga này toàn bộ trọng lượng của cơ thể được ném vào vai. Bạn thực sự đứng trên vai với sự giúp đỡ và hỗ trợ của khuỷu tay. Tập trung vào các tuyến tuyến giáp nằm ở phần dưới mặt trước của cổ. Giữ hơi thở dài là bạn có thể làm với sự thoải mái, và từ từ thở ra bằng mũi.
Lưu ý: Phụ nữ không nên làm bất cứ đảo ngược đặt ra trong thời kỳ kinh nguyệt vì nó đảo ngược dòng chảy của máu. Những người bị huyết áp, bệnh tăng nhãn áp, thoát vị, bệnh tim mạch, viêm cột sống cổ tử cung, huyết khối, xơ cứng động mạch, và các vấn đề về thận không nên thực hành headstand. Những người bị chấn thương cổ nên thực hiện bài tập này sau khi tham khảo ý kiến một giáo viên yoga, dưới sự giám sát.


Halasana (Plough gây ra) mắc bệnh tiểu đường yoga

Yoga cho bệnh tiểu đường được gọi là halasana tốt nhất là thực hiện sau khi sarvangasana.Halasana massage tất cả các cơ quan nội tạng kích hoạt tiêu hóa, revitalizes lá lách và tụy (trong trường hợp của tuyến tụy massage bệnh tiểu đường sẽ sản xuất nhiều insulin hơn) cải thiện chức năng gan và thận. Tăng cường các cơ bụng và cũng quy định về tuyến giáp và tuyến ức. Cũng làm trẻ hóa tâm.

Diabetes yoga Halasana

Nằm trên lưng với bàn chân lại với nhau lòng bàn tay gần với cơ thể.
từ từ uốn cong đầu gối của bạn và phần còn lại đùi vào bụng dưới.
Thở ra nâng hông & đùi đến 60 độ và hỗ trợ họ với lòng bàn tay.
Thở ra nâng thân cây bắp đùi đến một vị trí thẳng đứng trong khi hỗ trợ trở lại của bạn với lòng bàn tay.
Nếu có thể slide lòng bàn tay xuống trở lại đối với người đứng đầu cho đến khi cằm chạm vào ngực.
giữ cho chân thẳng. Duy trì tư thế hơi thở bình thường.
Bây giờ thả chân và thân thấp hơn và nhẹ nhàng đến tầng ở phía bên đầu, đưa cánh tay trở lên theo chân cùng một lúc.


 CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁC

Bắp cải

Theo Đông y, bắp cải có công dụng giải độc, lợi tiểu, hòa huyết, thanh phế, thanh nhiệt, sinh tân, giải khát, mát dạ dày, trừ đờm, chống suy nhược thần kinh, giảm đau, phòng bệnh tim mạch. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy ăn bắp cải thường xuyên có thể phòng bệnh ung thư dạ dày, ruột, thanh quản, thực quản, phổi, tiền liệt tuyến, bàng quang, hậu môn.

Ở phụ nữ nếu ăn 4 5 bữa bắp cải 1 tuần sẽ giảm được 74% mắc ung thư vú.

Tuy vậy trong bắp cải có chứa một lượng goitrin mặc dù có tác dụng chống oxy hóa nhưng gây bệnh bưới cổ, vì vậy những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ, suy thận không nên dùng. Những người táo bón, tiểu ít không bắp cải sống, bắp cải muối mà phải nấu chín.

Tiểu đường: bắp cải sẽ làm giảm quá trình đồng hóa gluxit và giảm đường huyết.

Béo phì: bắp cải ngăn gluxit chuyển hóa thành lipit, một trong những nguyên nhân gây béo phì.

Kháng sinh: nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.

Tim mạch: bắp cải có tác dụng hạ nhanh cholesterol trong máu, giảm bệnh xơ vữa mạch máu, thiểu năng mạch vành, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

Giảm đau nhức: khi bị thấp khớp, đay dây thần kinh tọa, gout có thể lấy bắp cải ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau cũng có tác dụng tốt. Hoặc khi đau nhức khớp, nhức tay chân, nổi hạch thì lấy lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau cho kết quả tốt.

Rau cải xoong

Rau cải xoong. Ảnh: Internet

Rau cải xoong

Cải xoong có chứa nhiều sắt, nhiều iod giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Rau cải xoong còn có tác dụng chống oxi hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể đào thải chất độc, thông gan mật, lợi tiểu, thanh lọc nhiệt, khí ở phổi và dạ dày, giải nhiệt, cầm máu và chữa bệnh phổi.

Trị chứng tiểu đường: khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên dùng món thuốc gồm rau cải xoong, cà rốt, cải bắp, củ cải, cần tây, tía tô, mỗi vị 10-15g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống. Kiên trì điều trị sẽ cho kết quả tốt.


Canh rau ngót nấu thịt là món ăn vừa ngon, vừa bổ

Canh rau ngót nấu thịt là món ăn vừa ngon, vừa bổ. Ảnh: Internet

Rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát hơi lạnh có tác dụng chữa chứng táo bón, sát trùng, tiêu viêm, bổ huyết, giải độc, giải nhiệt…

Trị chứng bí tiểu, tiểu đường: Dùng 1 nắm lá rau ngót tươi sắc uống ngày 3 lần (sáng, trưa, tối).


. Một chế độ ăn chay dựa trên trái cây, rau xanh, ngũ cốc, đậu, đỗ, lạc và các loại hạt. Các loại thực phẩm chay có hàm lượng chất béo, calo và cholesterol rất thấp. Giảm sử dụng các các thực phẩm từ động vật cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Người ăn chay ít có khả năng bị béo phì, nồng độ cholesterol cao hoặc huyết áp cao. Họ cũng có ít nguy cơ bị các bệnh về tim mạch và ung thư. Nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 1, theo một chế độ ăn chay có thể giúp bạn sử dụng ít insulin hơn. Nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 2, ăn chay giúp bạn giảm cân và cải thiện khả năng kiểm soát glucozo trong máu.

Thực phẩm ăn chay cho bệnh tiểu đường

























Trị bệnh tiểu đường bằng insulin từ rau diếp

Trị bệnh tiểu đường bằng insulin từ rau diếp

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra được insulin từ rau diếp để trị bệnh tiểu đường. Sau những thử nghiệm thành công trên chuột, loại insulin này đang được thử nghiệm trên con người, mở ra cơ hội điều trị cho bệnh nhân tiểu đường loại 1. Bằng kỹ thuật biến đổi gien, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các tế bào thực vật có chứa insulin từ rau diếp và cây thuốc lá để thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện bởi giáo sư Henry Daniell, thuộc Trường Đại học Central Florida, và các cộng sự. Nhóm nghiên cứu đã đưa các tế bào thực vật đông khô của cây thuốc lá hoặc rau diếp có chứa insulin dưới dạng bột vào cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường. Khi các tế bào này tiến vào ruột chuột, vi khuẩn đang sống ở đó sẽ phân hủy các thành tế bào và insulin thoát ra sẽ được đưa dần dần vào máu.


Sau 8 tuần lễ thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy nồng độ đường glucose trong máu và nước tiểu chuột đã trở lại mức an toàn, và các tế bào beta trong tuyến tụy của chuột đã sản xuất được insulin ở mức độ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhằm tiết kiệm chi phí và tránh những phản ứng bất lợi có thể phát sinh từ thuốc lá, nhóm nghiên cứu hiện chỉ sử dụng insulin từ rau diếp biến đổi gien trong các thử nghiệm mà thôi. Theo nhóm nghiên cứu, loại insulin này cũng có khả năng giúp ngăn chặn bệnh viêm tuyến tụy ở chuột có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sau khi thu được kết quả đáng phấn khởi trên chuột, giáo sư Daniell cho biết nhóm của ông đang thử nghiệm loại insulin này trên con người. Để có thể kiểm soát liều lượng một cách cẩn thận, các chuyên gia đã cho bệnh nhân uống insulin dưới dạng bột được chứa trong các viên nang. Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công, phá hủy insulin và các tế bào beta trong tuyến tụy có nhiệm vụ sản xuất insulin – chất cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Hiện nay, theo giáo sư Daniell: “Liệu pháp dành cho bệnh nhân tiểu đường loại 1 chỉ mang tính nhất thời. Họ phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu và nước tiểu. Họ phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Do đó, nếu có một liệu pháp lâu dài cho bệnh nhân thì đó là một điều rất thiết thực”. Nếu thử nghiệm trên con người đạt kết quả tốt, nghiên cứu này sẽ mở ra cơ hội điều trị cho hàng triệu bệnh nhân trên thế giới và giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong cuộc chiến chống bệnh tiểu đường – căn bệnh có thể dẫn đến nguy cơ đau tim, suy thận, đột quỵ và mù lòa. Trong một báo cáo đăng trên tạp chí Plant Biotechnology (Công nghệ Sinh học thực vật), nhóm nghiên cứu cho rằng việc tạo ra insulin ở cây trồng là một sự thay thế rẻ tiền và hiệu quả cho các phương thức sản xuất insulin theo tiêu chuẩn. Giáo sư Daniell phát biểu: “Nghiên cứu này có thể tạo ra một sự thay đổi lớn lao và đầy ý nghĩa, bởi vì hiện nay chưa có loại thuốc nào để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường loại 1”


  Bài thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả

i 1: Mướp đắng (khổ qua) có 3 cách dùng: dạng tươi rửa sạch làm rau ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 50-100g, có thể nấu canh với thịt trai thì càng tốt; dạng khô tán thành bột uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g; dạng trà hãm nước sôi uống hàng ngày, lượng tùy thích.
Bài 2: Bí đỏ 250g, rửa sạch thái miếng, ninh nhừ ăn hàng ngày, liên tục trong 1 tháng.
Bài 3: Bí đao 100g, nấu ăn hàng ngày hoặc rửa sạch ép lấy nước uống.
Bài 4: Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 30g. Sắc uống hàng ngày.
Bài 5: Vỏ bí đao 15g, vỏ dưa hấu 15g. Sắc uống hàng ngày.
Bài 6: Dưa hấu 500g, ăn hàng ngày.
Bài 7: Củ cải 5 củ, gạo tẻ 60g, nấu thành cháo chia làm vài lần ăn trong ngày. Hoặc củ cải 500g, bào ngư khô 50g, nấu ăn cách nhật, liên tục trong 15-20 ngày.
Bài 8: Cà rốt tươi lượng vừa phải, gạo tẻ 60g, nấu cháo ăn hàng ngày.
Bài 9: Ðậu đỏ khô (có vỏ) 50g, nấu ăn hàng ngày.

 Bài 10: Ðậu ván trắng 30g, mộc nhĩ đen 30g. Sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 3-5g.

Bài 11: Ðậu xanh 30g, lá hồng 30g. Sắc nước uống hàng ngày.
Bài 12: Sắn dây 30g, gạo tẻ 60g. Nấu thành cháo chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 13: Hạt quả vải sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10g.
Bài 14: Lê tươi tùy lượng, rửa sạch giã nát, ép lấy nước nấu cùng với mật ong thành dạng cao. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm. Hoặc mỗi ngày ăn 1 quả lê.
Bài 15: ổi chín ăn mỗi ngày 4-5 quả, hoặc ép lấy nước uống hàng ngày (khoảng 250g ổi), hoặc lá ổi khô 15-30g sắc lấy nước uống thay trà.
Bài 16: Mắt mía (giá nhãn) 120g, sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà.
Bài 17: Rau chân vịt 100-200g, kê nội kim 15g. Sắc uống hàng ngày.
Bài 18: Cọng rau muống 100g, râu ngô 50g. Sắc uống hàng ngày.
Các loại rau quả nêu trên đều rất thân thuộc với đời sống hàng ngày của người Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn. Vì là thực phẩm nên hầu như chúng không có tác dụng phụ, dễ dùng, dễ kiếm và rất rẻ tiền. Hiệu quả hạ đường huyết của chúng có thể không cao nhưng dùng phối hợp với thuốc hoặc dùng riêng để duy trì kết quả điều trị của thuốc và đề phòng bệnh cũng có một giá trị nhất định.

Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.

Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.

Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

tiểu đường, bệnh tiểu đường, bệnh, bài thuốc, món ăn, thuốc điều trị



Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.

Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.



.


Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý