Thuốc chữa bệnh tiểu đường chuẩn nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thuốc chữa bệnh tiểu đường chuẩn nhất

19/04/2015 06:01 AM
216

Thuốc chữa bệnh tiểu đường chuẩn nhất.Trị bệnh tiểu đường có bài thuốc Tây, bài thuốc nam điều trị các bệnh lý nội khoa mãn tính có tác dụng tốt, lại tránh được những tác dụng phụ. Trong đó có bài thuốc nam điều trị bệnh đái tháo đường.







THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ NHẤT


Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay trong xã hội. Bệnh có diễn biến rất phức tạp, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. KTT xin cung cấp cho các bạn 1 số thông tin về căn bệnh này cũng như cách chữa trị hiệu quả nhất.
1- Bệnh tiểu đường là gì?
Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
2- Dịch tễ học.
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54.
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
3- Phân loại.
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Loại 1 (Typ 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều ), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 (Typ 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Bệnh tiểu đường do thai nghén:
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
4-Triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
5- Chẩn đoán
Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:
ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói”. Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là “bình thường” vì theo thời gian, rất nhiều người người “rối loạn dung nạp đường khi đói” sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói” bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu < 5,5 mmol/l. Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là “test dung nạp glucose bằng đường uống”. Test này được thực hiện như sau: Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.
Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng – không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.
Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:
Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1 mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:
Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.
Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..
Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):
Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.
Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.
6- Cách điều trị.
Luôn theo dõi tình trạng bệnh
Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.
Lối sống và thái độ ăn uống
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:

  • Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.

  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.

  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.

  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …

  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.

  • Đơn giản và không quá đắt tiền.

  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc Tây  điều trị bệnh tiểu đường

Insulin (dùng cho dạng typ1)
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm

  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin

  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

  • Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)
Thuốc dùng cho dạng typ2
Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid

  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh – Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin
Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.

Những phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho bệnh tiểu đường

  Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với tác dụng của insulin. Những khoáng chất tự nhiên chính là phương pháp điều trị bệnh tiểu đường có hiểu quả mà bạn dễ dàng sử dụng nó.

Thực phẩm giàu crom

Những phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Mức độ crom ở những người mắc bệnh tiểu đường thường rất thấp. Đây là một khoáng chất thiết yếu góp phần vào sự chuyển hoá chất béo và carbodydrate, nó đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể sử dụng glucose. Chất béo và carbohydrate thường chiếm một phần lớn trong chế độ ăn uống của nhiều người ngày nay, do đó nếu bạn cung cấp đầy đủ khoáng chất crom sẽ giúp ngăn ngừa việc tăng cân từ sự dư thừa chất béo và carbohydrate trong ăn uống hàng ngày. Crom cũng giúp kiểm soát lượng đường và hỗ trợ insulin làm tăng tính hiểu quả trong việc chữa bệnh.

Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong đậu, đậu lăng, bông cải xanh và nấm.

Thực phẩm giàu magiê

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Magiê là một khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hoá trong cơ thể con người. Một trong nhiều chức năng này chính là điều chỉnh lượng đường trong máu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy người nào có lượng magiê thấp đều khiến cho bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên trầm trọng hơn. Cung cấp magiê để làm giảm khả năng kháng insulin trong cơ thể của bệnh nhân mắc tiểu đường.

Magiê có nhiều trong rau lá màu xanh đậm, các loại hạt quả và ngũ cốc.

Quế

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Chỉ cần một lượng nhỏ quế có thể làm giảm đường glucose trong máu. Trong quế có chứa hợp chất methyl hydroxyl chalcone polymer (MHCP) có đặc tính giúp tuyến tuỵ sản xuất insulin. Quế còn hỗ trợ cho sự trao đổi chất của cơ thể. Nên chọn loại quế có vỏ màu sáng, mỏng và giòn.

Thực phẩm giàu kẽm

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Kẽm có vai trò rất lớn trong sản xuất và lưu trữ insulin. Cung cấp kẽm cho cơ thể là một trong những biện pháp tự nhiên và đơn giản để chữa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể tìm dễ dàng khoáng chất này trong thực phẩm bao gồm: quả hồ đào, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, thịt gà, kiều mạch, gừng, lúa mạch đen, đậu hà lan và cá mòi. Kẽm thường được kết hợp với việc bổ sung canxi, hơn nữa kẽm còn giúp bạn có một mái tóc mềm mượt.

Thực phẩm giàu vanađi

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Đây là một khoáng chất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm như tôm, cua, sò, nấm, hạt tiêu đen, ô liu, ngô v.v… Khoáng chất này đã được chứng minh để cải thiện độ nhạy insulin và lượng đường trong máu thấp hơn.

Lô hội

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 

Một nghiên cứu của Nhật Bản đã kiểm chứng tác dụng của lô hội. Các hợp chất trong gel lô hội làm giảm nồng độ hemoglobin cũng như nồng độ đường glucose. Hầu hết mọi người lựa chọn uống nước ép lô hội như một phương thức để chữa tiểu đường. Không chỉ vậy lô hội còn được biết đến như một bí quyết làm đẹp và chăm sóc da tuyệt vời cho bạn.

Có rất nhiều biện pháp dựa vào thiên nhiên lại có tác dụng hiệu quả, dễ dàng và không đắt để chữa bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến rất nhiều người và tận dụng thiên nhiên có thể giúp bạn thay thế được rất nhiều loại thuốc. Mức độ đường trong máu cao liên tục có thể gây hại cho tim, thận, thần kinh và mắt. Lưu ý hãy kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và hỏi ý kiến bác sỹ của bạn trước khi bạn có ý định dừng bất kỳ loại thuốc nào khi chữa tiểu đường tuýp 2 nhé.

Bài thuốc nam điều trị bệnh tiểu đường


1. Lá sa kê úa vàng rụng xuống đất (không dùng lá sa kê tươi đang ở trên cành)

Lá sa kê có tên khoa học là Artocarpus incia L, thuộc họ Dâu tằm Moraceae, cây thân gỗ cao 10-12m có thể cao 15m, tán lá rất đẹp, phiến lá to, dài 30-50cm, rộng 10-12cm. Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhụy, cũng có khi hoa đực tụ họp giống như đuôi con sóc dài 20cm. Cụm hoa cái hình cầu hoặc hình ống.

 Qủa sa kê rất to, giống như quả mít tố nữ, hình tròn hoặc hình trứng, đường kính 10-20cm, vỏ màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt, thịt quả rất nạc trắng và chứa nhiều bột. Qủa sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có quả có hạt chìm trong thịt quả. Cây sa kê chịu đất khô ẩm, các tỉnh phía Nam nước ta nhân dân trồng nhiều sa kê vừa thu quả để ăn vừa làm cây cảnh che mát trong vườn nhà.

Qủa sa kê thường chế biến các món ăn như thái lát nhỏ rán với mỡ, bơ ăn thom ngon như bánh mỳ, còn dùng hầm nấu ca ri, bột sa kê làm bánh pho mát, bánh ngọt, nấu với tôm cá, với gạo ăn có chất dinh dưỡng cao.

2. Quả đậu bắp còn có tên mướp tây

Tên khoa hoc là Abelmoschusesculentus, một loại cây thân mềm sống khoảng một năm, cao 1-2m, thân hình trụ có nhiều lông và nhám. Cây có nhiều cành vươn thẳng lên cao, không xòe ngang, lá mọc so le, hình chân vịt, chia 5 thùy hẹp, xẻ đến phần nửa. Hoa 5 cánh màu vàng mọc ở hai kẽ lá, có màu đỏ ở giữa quả hình thoi, dài 10-12cm, đầu quả vót nhọn.

Đậu bắp luộc chín vừa hoặc rửa sạch ngâm nước muối 09% ăn sống, nấu canh chua, xào nấu chung với giá đậu xanh, dưa leo …

3 .Ổi, búp ổi

Còn có tên gọi là phan thạch lựu, có tên khoa học là Psidum guajava. L, thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi chịu đất khô, cát sỏi, đồi núi, ổi cũng thường mọc hoang ở triền đồi núi.

Trong điều trị thường dùng ổi còn xanh, chát tốt cho tiêu hóa thể lỏng, ổi chín có tác dụng nhuận trường, thịt quả ổi chứa nhiều vitamin có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm, sốt siêu vi, cải thiện cấu trúc da tốt hơn...

Trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường dùng 3 thứ trên theo công thức:

- Lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây 100 gam

- Đậu bắp 100 gam

- Búp ổi tươi 20 gam

Ba thứ trên cho vào nồi hoặc ấm đất nấu với 2 lít nước đun lửa than còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày.

Ngoài ra, với bệnh đái tháo đường phải thực hiện tốt chế độ ăn uống hàng ngày như mỗi bữa ăn chỉ cần một bát cơm và hai bát rau, phải kiêng khem các thức ăn giàu tinh bột như bánh mỳ, khoai lang, khoai mỳ, nên ăn bánh tráng và bún tươi thay cơm càng tốt.

Kinh nghiệm bản thân về chữa trị bệnh tiểu đưởng loại 2 bằng tim sen và lá dứa

Chúng tôi xin giới thiệu cùng qúi vị kinh nghiệm chữa trị bệnh tiểu đường loại 2 của Ông Nguyễn văn Bành (Toronto).

Ông là anh cả trong một gia đình có 10 anh chi em. Vào khoảng năm 2004 ông đã bị tiểu  bệnh tiểu đường loại 2 giống như các anh chị em khác trong nhà.

Ông đã dùng thử đủ các loại thuốc nam như lá đuôi ong, trà khổ qua, trà sen…nhưng  rút cục sau sáu tháng ông đã nhận thấy là tim sen hiệu nghiệm nhất vì đã giúp ông bỏ đươc thuốc tây và độ glucoz trong máu xuống khà quan

Theo ông cách điều chế nuớc  tim sen như sau:

Tim sen mua tại tiệm thuốc bắc đươc sắc vàng nhưng không để cháy. Sau đó đổ 6 muỗng canh tim sen (lối 100cc) vào trong 2,5 lít nước. Đun nước cho sôi, khi nước sôi vặn lửa nhỏ trong 20 phút . Mỗi ngày uống khoàng 2 lít nước tim    sen chia làm bốn lần sáng, trưa, chiều, tối vào sau mỗi bữa ăn.

Ngoài nước tim sen, ông còn ăn kiêng và tập thể dục

            Mỗi ngày ông ăn năm  lần, mội lẩn chừng nửa chén cơm  và nếu ăn khúc bánh mì thì thôi         cơm. Ông triêt để không ăn đường và ăn nhiểu rau cải. Ông điều  chỉnh việc ăn uống sao cho số đọc glucoz  trong máu chỉ cỡ bằng 160 hai tiếng  sau khi ăn

            Về thể dục thì mỗi ngày ộng đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút

Nhưng đáng  tiếc là  sau ba năm uống tim sen, sự hiệu nghiệm của tim sen giảm dần và ông lại phải uống trở lại thuốc tây.

Rất may là vào cuối năm 2007 một sư tình cờ đã đến với gia đình ông. Người em gái thứ năm của ông từ  Việt Nam vmang lá dứa qua Tây Đức để làm bánh. Nhưng không làm, lại tiếc của lấy lá dứa đem phơi khô nhưng c̣òn thấy màu xanh nên nấu nước uống cho thơm, nào ngờ đâu đo thử đường lại quá tốt, tốt chưa từng thấy . Người em thứ sáu của ông  thấy vậy cũng uống theo thì kết quả cũng thật  tốt.; trước đó phải chích insulin nhưng bây giờ không cần chích insulin nữa và có thể ăn cơm nhiều hơn trước. Đến lượt ông uống thì cũng đạt kết quả tuyệt vời  như các anh chị em khác trong nhà và bạn bè
Ông cho biết cách nấu nước lá dứa như sau


Lá dứa  mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn c̣òn thấy màu xanh.
Mỗi lần n
u bỏ chừng 10 lá dứa cắt nhỏ vào 2.5 lít nước rồi đun sôi.Tới khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được.
Với 2 lít nước lá dứa nầy uống hết trong m
ột ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu một ngày ăn ba lần th́ì mỗi lần uống chng 0.7 lít nước lá dứa. Uống một  tuần lễ  bắt đầu có kết quả.

Cũng giống như khi uống tim sen ông tiếp tục ăn kiêng và tập thể dục 30 phút mỗi  ngày.








Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)









 



















Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý