Uống nước lá dứa chữa bệnh tiểu đường

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Uống nước lá dứa chữa bệnh tiểu đường

19/04/2015 06:01 AM
856

Uống nước lá dứa chữa bệnh tiểu đường. Mới đây nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu cấp cao (CINVESTAV) đã phát hiện một loại chất có trong cây dứa dại (Agave) có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, tiểu đường, loãng xương và một số chứng bệnh thông thường khác.







UỐNG NƯỚC LÁ DỨA CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Về hình thức, dứa dại có thân cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao từ 2-4m với rất nhiều rễ phụ mọc thòng xuống đất. Ở các nhánh cây có lá mọc ra, lá dài từ 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép lá có gai nhọn. Ở ngọn cây là bông mo đực mọc thõng xuống với những mo màu trắng, rời nhau. Bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn, hoa rất thơm. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22m, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè. Ở dứa dại hầu như có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó từ rễ, lá đến hoa, quả.

Công dụng từ các bộ phận của dứa dại

Rễ có vị ngọt, có công dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương. Đối với rễ nên dùng rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.

Một số bài thuốc cho bạn

1. Bài thuốc đối với rễ dứa dại:

+ Dùng 30-40g rễ dứa dại kết hợp với 20-30g cỏ xước cùng 20-30g cỏ lưỡi mèo đem sắc uống có tác dụng chữa phù thũng, cổ trướng.

+ Rễ dứa dại tươi đem giã nát đắp vào vết thương có tác dụng lành vết thương, chống viêm nhiễm.

+ Lấy 20-30g rễ đem sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày sẽ chữa được chứng đau đầu, mất ngủ.

+ Lấy 12-20g rễ dứa dại, 10-12g hạt quả chuối hột, 10-12g rễ cỏ tranh, 8-10g bông mã đề, 15-20g kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu), 10-12g rễ cây lau, 10-12g củ cỏ ống sắc lấy nước, chia làm 2-3 lần trong ngày, uống vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100-150ml có tác dụng chữa sỏi thận, tiết niệu.

Công dụng tuyệt vời từ dứa dại - 1

Từng bộ phận của cây dứa dại đều có thể thành bài thuốc trị bệnh (Ảnh minh họa)

+ Đem 30-60g rễ dứa dại, 150-200g thịt heo nạc nấu canh ăn ngày một lần, một tuần ăn 3-4 lần. Kết hợp hàng ngày cùng với 30-60g rau dừa nước khô, 12-16g rau má, 10-12g bông mã đề, 12-16g bồ công anh sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml sẽ giúp trị viêm thận phù thủng.

+ Ăn uống kém sau sinh: 15-20g rễ dứa dại, 7 miếng vỏ cây chòi mòi cỡ 4cm x 6cm sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml sẽ giúp phụ nữ sau sinh chữa khỏi chứng ăn uống kém.

Lá non có vị ngọt, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng…

2. Bài thuốc đối với lá dứa dại:

+ Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ chữa viêm loét, nhất là viêm loét cẳng chân kinh niên.

+ Dùng 2 lạng đọt non, 1 lạng xích tiểu, 3 con đăng tâm thảo, 15 búp tre đem sắc uống sẽ giúp thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên.

+ Đem 15-20g đọt non sắc uống sẽ chữa đái gắt, đái buốt, đái ra máu.

Hoa có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo…

3. Bài thuốc đối với hoa dứa dại:

+ Dùng hoa dứa dại 4-12g sắc uống chữa được bệnh ho cảm mạo.

Quả có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, điều hòa âm dương, làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí… Quả cũng có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa…

Công dụng tuyệt vời từ dứa dại - 2

Dứa dại là bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh (Ảnh minh họa)

4. Bài thuốc đối với quả dứa dại:

+ Dùng quả dứa dại 30-60g sắc uống chữa bệnh lỵ.

+ Lấy quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng có tác dụng chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt.

+ Đem hoa hoặc quả sắc uống sẽ chữa được say nắng.

+ Dùng 20-30g quả dứa dại, 20-30g lá quao nước, 12-20g lá cây ô rô sắc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn có tác dụng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.

+ Đối với người bị chứng viêm tinh hoàn thì lấy 30-60g hạt quả dứa dại, 30g lá tử tô, 30g lá quất hồng bì nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hàng ngày.


Cẩn thận khi sử dụng

Phải thừa nhận rằng trong dân gian, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn. Và việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ các thầy thuốc, nếu dùng tùy tiện khi chữa viêm gan thì cực kỳ nguy hiểm bởi ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. Vì vậy, người dùng phải lưu ý điều này. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm trà dứa dại được chế biến theo công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế là một lựa chọn tốt cho người sử dụng.

THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ KHÁC

Khổ qua (mướp đắng)

Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường

type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…

Cây cà ri (tên gọi khác là hồ lô ba)

Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Loài cây này cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Tương tự như khổ qua, cà ri cũng mang tính đắng nhưng nhẹ hơn. Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây.

TS. Deepali Shastri (bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ) cho biết: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày.

Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.

Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.

Cây húng quế

Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.

Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự.

Lá xoài

Lấy khoảng 3-4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào đầu buổi sáng trước bữa điểm tâm. Nên nhớ không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm.

Phương thuốc trên nếu thực hiện đều đặn và điều độ còn giúp chữa bệnh cảm sốt, đau ốm nhẹ


Trị bệnh tiểu đường băng nha đam

Chưa có bằng chứng nha đam chữa được bệnh tiểu đường

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư ...

Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện.

Ước tính sau năm 2011, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Chính vì tính nghiêm trọng như vậy nên theo tôi bệnh nhân cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều trị theo chỉ định của các BS chuyên khoa. Thuốc đông y như hộ tạng đường chỉ nên coi là thuốc bổ sung mà thôi. Với các nam dược như lá nha đam, lá dứa chưa được nghiên cứu đầy đủ nên chưa thể coi là biện pháp chữa bệnh này.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng dầu dừa

Tiểu đường là một bệnh gây nguy cơ lớn cho tim vì máu kém lưu thông và có khuynh hướng phát triển xơ vữa động mạch. Vì vậy các bác sỹ khuyến cáo người tiểu đường chỉ nên ăn ít chất béo. Nhưng dầu dừa lại là chất béo được khuyến khích cho người tiểu đường. Những người ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường còn có thể sử dụng dầu dừa để trị bệnh.

Dầu dừa tốt cho người tiểu đường tuyp 1 và 2
Vì sao dầu dừa lại tốt cho người bệnh tiểu đường? 

- Dầu dừa cung cấp năng lượng cho tế bào không phụ thuộc vào insulin

Glucose cũng như acid béo chuỗi dài cần insulin để đi vào trong tế bào. Nhưng acid béo trong dầu dữa là acid béo chuỗi trung bình (ABctb) nên không cần insulin vẫn có thể đi qua màng tế bào cách dễ dàng.
ABctb cũng tự thấm qua thể hạt sợi (mitochrondia) nữa.  Mitochrondia là cơ quan sản xuất năng lượng của tế bào, chúng nhận glucose hay acid béo rồi chuyển thành năng lượng mà tế bào cần để thực hiện quá trình chuyển hóa và duy trì sự sống của tế bào. Mitochrondia có hai màng làm cho glucose và acid béo khó đi vào nếu không có sự trợ giúp đặc biệt của chất chuyên chở gọi là carnitine transferase. ABctb có thể thấm qua màng mitochrondia mà không cần sự trợ giúp của enzyme này.

Vì vậy ABctb cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào dù có insulin hay không.  Khi bạn ăn dầu dừa, bạn làm cho tế bào được tăng năng lượng. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (tiểu đường loại 1), hay nếu tế bào đề kháng insulin (tiểu đường loại 2), không thành vấn đề. ABctb vẫn có thể nuôi tế bào. Việc này giữ cho mao quản và mạch máu khỏe mạnh, và giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vì vậy dầu dừa làm tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe tim mạch người bị tiểu đường.
- Dầu dừa giúp tăng khả năng sản sinh insulin của tuyến tụy
Acid lauric và capric là acid chính của dầu dừa, giúp tăng cường khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Đây là một tin tốt cho những người bị tiểu đường phải lệ thuộc vào việc tiêm insulin hàng ngày. Dầu dừa có thể giúp bớt lệ thuộc vào thuốc tiểu đường.
- Dầu dừa hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường
Yếu tố chính tham dự vào việc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là sự đề kháng insulin. Khi glucose không đi vào tế bào được do bị đề kháng insulin, tế bào liền gởi tín hiệu là chúng đang đói. Đáp lại tín hiệu này, tuyến tụy sẽ bơm thêm insulin (để giúp đưa glucose vào tế bào) dẫn đến lượng insulin trong máu cao. Sự  gia tăng của insulin và đường cao trong máu dẫn đến Syndrom X cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác trong đó có
bệnh tim mạch .
ABctb có thể biến đổi tình trạng này. Khi ABctb đi vào tế bào, tế bào có chất dinh dưỡng nên không phát tín hiệu “đói”. Tín hiệu cho tuyến tụy sản xuất thêm insulin bị cắt đứt, và mức insulin ổn định. Sự phức tạp và nguy cơ liên quan tới tiểu đường
đường huyết được giảm đi.
Vì những lý do này, dầu dừa chắc chắn là chất béo tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường, và nên là một phần trong thức ăn của bất cứ người bị tiểu đường nào. Nhiều người tiểu đường cho biết rằng khi họ thêm dầu dừa vào thức ăn, lượng đường huyết ở mức ổn định hơn, ngay cả khi họ ăn ngọt nữa. Nếu đường ở mức cao, thay vì uống thêm lượng thuốc, có người đã uống 2-3 muỗng canh dầu dừa, và mức đường huyết hạ xuống bình thường trong vòng 30 phút.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng mật ong

Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.

Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang điệp, đương quy, ngũ bội tử…
Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bê-ta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin.

Mặt khác, mật ong còn bổ sung dinh dưỡng với một số cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọn

Điều này cho thấy, nếu mật ong được sử dụng đúng cách thì nó hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để chúng ta tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, gừng tươi và sinh địa, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, thanh nhiệt dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.

Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ vì có nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản… mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn… đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong “rởm” được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.







Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý