Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất

19/04/2015 06:01 AM
13,779


-Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất. Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc chữa trị bằng Tây y, chúng tôi xin giới thiệu một số cây thuốc chữa bệnh tiểu đường để bạn đọc tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.







NHỮNG CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



Mướp đắng, lô hội trị tăng huyết áp và tiểu đường

Bà Nguyễn Thị Phượng (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) mắc chứng cao huyết áp. Vài năm trước, bác điều trị cao huyết áp bằng thuốc hạ áp là chủ yếu. Việc điều trị bệnh theo phương pháp tây  y chỉ là tình thế trước mắt, bệnh không khỏi chỉ giảm ngay lúc uống thuốc.

Mang căn bệnh mạn tính trên người, có lúc bà Phượng cảm thấy chán nản không muốn dùng thuốc. Một lần, bà Phượng về quê ở Thạch Thất, Hà Nội, nghe bà kêu than về căn bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp gây chóng mặt, mệt mỏi. Người em cậu của bác giới thiệu một vài cây thuốc nam có thể trồng ở nhà để phụ việc chữa bệnh như cây mướp đắng, cây lô hội…

Mướp đắng và lô hội ngoài chợ chẳng thiếu thứ gì nhưng việc tự trồng và chăm sóc lấy quả sạch, rau ngon giúp người sử dụng yên tâm hơn phần nào. Nghe người em mách về thuốc, bà Phượng xin hạt mướp đắng và cây lô hội về trồng ở nhà.

Ngay cạnh cổng nhà có một ô đất trống, bà Phượng mua thêm đất dinh dưỡng về thả hạt mướp đắng vào đất và đến mua hè dây mướp đắng ngoi lên mái cổng ra quả đều. Không chỉ trồng mướp đắng, bà Phượng mua thêm thùng xốp trông cây lô hội ở trên sân thượng. Mỗi cây cây lôi hội đẻ nhánh nhanh chóng nên một thời gian sau bà Phượng có thể hái cành lô hội để sử dụng.

Về mùa hè, bà lấy mướp đắng phơi khô nấu nước uống còn mua đông uống nước cây lô hội. Mỗi ngày bà lại uống nước lá thay trà. Gần hai năm nay, cây lô hội và mướp đắng không thể thiếu trong nhà. Nhờ có những bài thuốc ở cây vườn nhà bà Phượng tự kiểm soát được căn bệnh béo phì và huyết áp của mình.

Trong buổi gặp gỡ những thành viên của hội người cao tuổi phường, bà Phượng vui vẻ “khoe” thành tích chăm sóc sức khỏe của mình với những người bạn trong giới người cao tuổi. Cách làm này của bà được rất nhiều người ưa thích nhất là khi có sự tư vấn của bác sĩ về tác dụng của từng loại cây thuốc.

Nhiều cây thuốc quý hỗ trợ điều trị

Bác sĩ Nguyễn Văn Long, khoa khám bệnh Bệnh viện Lão Khoa Trung ương kể lại những buổi đi trò chuyện với các cụ già trong hội người cao tuổi. Điều được nhiều cụ quan tâm là ăn già để kiểm soát được bệnh của mình thay vì uống thuốc gì. Đứng trước băn khoăn của nhiều cụ về những bài thuốc nam trong dân gian, bác sĩ phải cặn kẽ tư vấn về tác dụng của từng loại cây thuốc trong vườn nhà và cách dùng sao cho phù hợp với các loại bệnh của người già khác nhau.

Ví dụ với bệnh mỡ máu, cao huyết áp thì việc sử dụng mộc nhĩ hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân.

Hay như trường hợp của bà Phượng, bà mắc chứng đái tháo đường kèm theo huyết áp cao nên việc uống nước lô hội, mướp đắng hàng ngày giúp bà ổn định đường huyết. Các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường.

“Những loại cây thuốc lá, thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh của người già nhưng nó chỉ là những cây phụ trợ không thể thay thế thuốc điều trị” – bác sĩ Long cho biết.

Cụ ông Trình Ngọc Thỏa (Văn Giang, Hưng Yên) mắc chứng kiết lị. Ở tuổi già chứng bệnh này cũng khiến nhiều cụ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với ông Thỏa trong vườn nhà cây ổi được ông quý và nâng niu chăm có nhiều.

Bụng dạ ông không tốt, mỗi khi ăn thức ăn lại lại bị sôi bụng và tiêu chảy. nhiều lần dùng thuốc không khỏi ông phải kết hợp với búp ổi điều trị. Mỗi lần đau bụng ông nhai khoảng 10 đến 20 búp ổi rồi uống thêm thuốc khoảng 30 phút sau ông cắt được cơn đau kiết lị.

Hay trường hợp cây bạc hà cũng là một bài thuốc tốt giúp các cụ chống lại những cơn ho khan. Lá bạc hà nhai giúp mát cổ, long đờm. Trong mọi trường hợp đối với người già nếu không cần thuốc họ có thể tận dụng những cây trong vườn để kiểm soát sức khỏe của mình.

Các phương pháp tự nhiên điều trị bệnh tiểu đường

Trước kia, nếu như tôi bị mắc phải vấn đề nào đó về sức khỏe, tôi sẽ tìm kiếm một phương pháp để loại bỏ nó càng nhanh càng tốt. Và thông thường sử dụng một số loại thuốc để giảm đau hoặc các triệu chứng khác. Có thể bạn cũng đã thường làm theo thói quen này giống như tôi.

Tôi vẫn đang tìm kiếm phương pháp giải quyết ốm đau, bệnh tật một cách nhanh chóng, nhưng tôi sử dụng các phương pháp tự nhiên. Và tôi cũng làm như vậy với bệnh tiểu đường. Tôi bị nồng độ đường huyết cao nhưng nhờ các phương pháp tự nhiên điều trị tiểu đường, tôi có khả năng giảm cả nồng độ đường huyết cũng như hê-mô-glô-bin A1C. Đối với tôi, đây là con đường duy nhất để làm điều này.

Sau đây là một số cách điều trị tiểu đường tự nhiên:

Nhân sâm chữa căn bệnh tiểu đường

















Nhân sâm

Nhân sâm là một loại thảo dược rất quý và có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường. Nhân sâm đã được cho thấy là tăng khả năng giải phóng insulin từ tuyến tụy và tăng khả năng nhận cảm insulin. Ngoài ra, nhân sâm cũng có tác dụng làm giảm đường huyết trực tiếp. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng 200mg chiết xuất nhân sâm mỗi ngày cải thiện được khả năng kiểm soát đường huyết cũng như mức năng lượng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Giáng hương quả to

Loại cây này này thường được sử dụng ở Ấn Độ như là một phương pháp điều trị tự nhiên cho tiểu đường. Chất flavonoid và epicatechin chiết xuất từ vỏ cây giáng hương đã được thí nghiệm với chuột là có tác dụng ngăn ngừa tổn hại một loại tế bào bê-ta. Cả epicatechin và chiết xuất rượu thô của giáng hương quả to đều có tác dụng phục hồi chức năng của tế bào bê-ta tuyến tụy. Không có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị tự nhiên nào khác có thể làm được điều này.

Dây thìa canh

Loại cây này giúp hỗ trợ tuyến tụy sản suất ra insulin trong tiểu đường tuýp 2 nên là một phương pháp điều trị tự nhiên khá tốt cho căn bệnh này. Dây thìa canh cũng cải thiện khả năng giảm đường huyết của insulin trong cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nó làm giảm cảm giác thèm ngọt. Loại thảo dược này có thể là một thay thế tuyệt vời cho các loại thuốc uống giảm đường huyết cho tiểu đường tuýp 2.

Cỏ cari

Các thí nghiệm và nghiên cứu y học đã chứng minh được rằng đặc tính chống tiểu đường của hạt cỏ cari. Thành phần trong cỏ cari đem lại đặc tính chống tiểu đường là trong phần bị khử mỡ của hạt bao gồm alkaloid trogonelline, axit nicotinic và coumarin.

Hành và tỏi

Đây là 2 loại gia vị và cũng là thảo dược dễ tìm kiếm để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên. Hành và tỏi rất có hiệu quả trong việc giảm độ đường huyết.

Tác dụng này cũng giống trong chiết xuất sống và chín của hành. Hành ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose của gan và kích thích tiết ra insulin, ngăn ngừa phá hủy insulin.

Tinh chất chiết suất từ hành có tác dụng giảm nồng độ đường huyết. Tinh chất hành sử dụng càng nhiều, kết quả thu được càng cao. Ngoài ra cũng có các ảnh hưởng có lợi được tìm thấy trong chiết suất hành chỉ với mức độ sử dụng thấp. Hành sống hoặc chín không có sự khác biệt trong kết quả thu được. Hành ảnh ưởng đến khả năng chuyển hóa của glucozo của gan và tăng cường giải phóng insulin.

Lá cây việt quất

Cây việt quất làm tăng độ chắc chắn của mao mạch, ngăn ngừa tổn hại và nâng cao chất lượng của hệ thống mạch máu. Ở Châu Âu, nó được sử dụng như là một chất chống xuất huyết trong quá trình điều trị các bệnh về mắt bao gồm cả bệnh màng lưới do tiểu đường. Hỗn hợp lá cây việt quất có một lịch sử lâu dài trong việc sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.

Quả việt quất.

Quả việt quất cũng có thể giảm nguy cơ bị các biến chứng phức tạp của tiểu đường như đục thủy tinh thể và bệnh màng lưới.

Bạch quả

Tinh chất chiết suất từ cây bạch quả cũng đã chứng minh tính hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị rối loạn thần kinh trong giai đoạn đầu do tiểu đường.

Quế

Quế có thể giúp nâng nâng cao hiệu quả của insulin lên 3 lần.

Lợi ích của việc sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên dành cho bệnh tiểu đường so với việc sử dụng thuốc là rất nhiều. Thứ nhất là chúng rất an toàn để sử dụng, loại bỏ được vấn đề mà không gây ra các tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ và các tác dụng phụ này lại cần đến các loại thuốc khác, như một vòng luẩn quẩn không bao giờ chấm dứt.

Bạn có thể thử nghiệm với các phương pháp tự nhiên này để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình. Tôi đã thành công trong việc sử dụng một số loại thảo dược này. Hy vọng bạn cũng vậy.


BÀI THUỐC TỪ DÂM BỤT

Tên khoa học: Hibiscus Rosa- sinensis. Họ bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trẩng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.

Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.
Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.

Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Rễ dâm btụ tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống

VỎ DƯA HẤU

Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thuỷ qua, tây qua bì.

Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sây khô.

Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10-30g

Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống.

RỄ CÂY CHUỐI GIÀ


Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu

Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.

Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.

Liều dùng: 30-120g

Người tuỳ vị hư nhược không đựơc dùng.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong  ngày .

Bài 2: Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống

Bài 3: Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.

LÁ ỔI:

Tên khoa học: Psidium guỵava. Họ Sim (Myraceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô.

Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.

Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.

Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g

Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng

Chữa tiểu đường:

Bài 1: Lá ổi 30g ( tươi 50g), sắc uống thay nước trà

Bài 2: Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống

Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắop tươi 100g. Nấu nwocs uống cả ngày.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ KHÁC


Thuốc Đông y có thể tham khảo các bài thuốc kinh nghiệm sau:
+ Phương 1: Giáng đường thang
- Thành phần : Bắc sa sâm 50g, Sinh địa 30g, Tri mẩu 20g, Mạch đông 30g, Hoa phấn 50g, Sinh mẫu lệ 40g, Hoàng liên 15g, Phục linh 25g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 33 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 8 ca, hiệu suất 90%
+ Phương 2 : Bổ âm cố sáp thang
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Liên tu mỗi vị 20g, Hoa phấn, Huỳnh kỳ, Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 30g, Câu kỉ tử 18g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 10g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 55 ca, chuyển biến tốt 2 ca, hiệu suất 95%

+ Phương 3 : Bệnh tiểu đường dùng Thắng Cam Thang
Sơn thù 30g, Ngũ vị tử, Ô mai, Thương truật mỗi vị 20g, thêm nước 2 lít, sắc còn 1 lít, ngày 1 thang, phân 3 lần uống ấm trước bửa ăn.

+ Phương 4 : Bệnh tiểu đường dùng Quyết minh tử
Bệnh tiểu đường lấy Quyết minh tử, sao qua, sắc nước, thay trà uống mọi lúc, hiệu quả tốt.

+ Phương 5 : Bệnh tiểu đường dùng Hạ khô thảo
Bệnh tiểu đường mỗi ngày dùng Hạ khô thảo 10g, sắc nước uống, có hiệu quả.

+ Phương 6 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch truật
Cho thỏ và chuột bạch uống nước sắc Bạch truật, tiến hành thực nghiệm giáng thấp đường huyết, kết quả chứng minh Bạch truật có hiệu quả giáng thấp đường huyết. Bạch truật có danh dược là Lợi niệu. Mổi ngày người bệnh tiểu đường lấy 10g sắc đặc uống, có hiệu quả.

+ Phương 7 : Bệnh tiểu đường dùng Sơn dược  
Bệnh tiểu đường lấy Sanh sơn dược chưng chín, mỗi lần trước bửa ăn dùng 100g, uống lâu, hiệu quả điều trị tốt.

+ Phương 8 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch thược và Cam thảo
Bệnh tiểu đường lấy Bạch thược 77,5g và Cam thảo 3,8g, dùng 360ml nước sắc còn 1 nửa, là liều lượng của 1 ngày phân 3 lần uống. Phương này từ xưa tới nay là diệu phương trị khỏi bệnh tiểu đường lâu ngày không chữa khỏi.

+ Phương 9: Giáng đường thang
- Thành phần: Hoàng kỳ, Cát căn, Sơn dược đều 30g, Thương truật 6g, Bạch truật 9g, Huyền sâm 15g, Hoa phấn 60g, Phục linh 20g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ghi chú: Yếu điểm biện chứng phương này là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi dày cáu bẩn. Phương này có thể châm chước gia Sa sâm 20g, Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 15 ca,hiệu quả rõ 12 ca, chuyễn biến tốt 2 ca, vô hiệu 1 ca, hiệu suất 93,3%

+ Phương 10:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Bệnh nhân tiểu đường cần có Chế độ ăn hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau, ít trái cây,  sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành, yaourt. Hạn chế uống rượu, bia.

Tập thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ điều độ. Tránh lao động nặng, lao động quá sức, thức khuya.

Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.

Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.

Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

tiểu đường, bệnh tiểu đường, bệnh, bài thuốc, món ăn, thuốc điều trị



Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.

Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.



.


Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cay song chan lanhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Cây đinh năng
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý