Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong hữu hiệu

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong hữu hiệu

19/04/2015 06:01 AM
325
-Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong hữu hiệu Mật ong không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, nó còn là thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, mật ong có phải là một loại thuốc ? Hãy lắng nghe các chuyên gia người Pháp trả lời những câu hỏi thắc mắc quanh vấn đề này.





MẬT ONG CÓ LỢI CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. Mật ong có phải là thực phẩm tốt cho cho bệnh nhân tiểu đường?

Không. Thành phần của mật ong gồm có 38% fructoza, 31% đường gluco và một số chất hoá học polisacarit khác. Chính vì vậy, mật ong không được khuyên dùng đối với bệnh nhân tiều đường

2. Mật ong là loại thực phẩm chống chỉ định?

Không. Mật ong không gây hại gì cho bệnh nhân tiểu đường do đó nó không phải là thực phẩm chống chỉ định.

Trong trường hợp cần bổ sung lượng gluco vào khẩu phần ăn hàng ngày để giữ cân bằng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, có thể dùng mật ong. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ.

3. Một số loại mật ong có công dụng trong điều trị bệnh tiều đường

Không. Chất fructoza không được coi là phương thuốc chữa bệnh tiều đường, hơn thế nó còn tác động không tốt đối với quá trình chữa bệnh. Do đó, ngay kể cả loại mật ong có thành phần fructoza cao cũng không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.

4. Khi nào mật ong có lợi cho bệnh nhân tiều đường?

Đối với bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin, mật ong được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hôn mê.

Trong những trường hợp như vậy, uống một chút mật ong sẽ là cách cấp cứu kịp thời, làm tăng nhanh lượng gluco trong máu, giúp hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do dùng thuốc quá liều gây nên. Đây thực sự là biện pháp rất đơn giản mà những bệnh nhân tiểu đường và gia đình cần ghi nhớ.

5 cách chữa bệnh bằng mật ong 

Mật ong đem lại sức khỏe và sắc đẹp.















Để chữa đau cổ họng, bạn có thể uống hỗn hợp mật ong hòa với nước ép gừng. Thứ đồ uống này còn giúp bạn giảm triệu chứng của cảm lạnh như ho, chảy nước mũi…

Một số ứng dụng khác của mật ong:

- Giúp sáng mắt: Pha một thìa mật ong vào nước ép cà rốt, uống trước khi ăn sáng khoảng một giờ; bạn sẽ có đôi mắt trong sáng, tia nhìn tinh anh.

- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Trộn 1 thìa nước ép tỏi với 2 thìa mật ong. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến da dẻ hồng hào, mịn màng hơn.

- Giảm béo: Pha 1-2 thìa mật ong với 1 thìa nước ép chanh vào một ly nước ấm. Việc uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp lọc sạch đường ruột, giảm béo.

- Trị hen: Trộn 1/2 g bột tiêu đen với mật ong và nước ép gừng, uống 3 lần/ngày.


CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG MÂT ONG RỪNG

Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang điệp, đương quy, ngũ bội tử...

Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bê-ta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin.

Mặt khác, mật ong còn bổ sung dinh dưỡng với một số cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọng.

Như vậy, có thể thấy, nếu được sử dụng đúng cách thì mật ong hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.

Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.

Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để diều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong "rởm" được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.


CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG MẬT ONG VÀ HOÀNG TINH


Mật ong

Mật ong

Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang diệp, đương quy, ngũ bội tử...
Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bêta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin. Mặt khác, mật ong còn bổ sung chất dinh dưỡng với một cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọng.

Mật ong

Như vậy, có thể thấy, nếu được sử dụng đúng cách mật ong hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm. Công dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Hoàng tinh

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái phiến đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước. Công dụng: thanh can ích vị, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.



Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa 150g, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g. Công dụng: tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quả đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần. Công dụng: dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc. Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong “rởm” được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha chế thêm đường để tăng lợi nhuận.
Chữa bệnh tiểu đường hiệu quả ít tốn kém

Chung sống lâu dài với bệnh tiểu đường là điều không đơn giản và dễ được chấp nhận, nhất là với người mới phát hiện bệnh. Cho đến nay con người vẫn chưa có phương cách chữa trị khỏi hẳn bệnh. Việc điều trị lâu dài khiến cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội phải chi một số tiền không nhỏ.

Về phương diện tài chính, có thể liệt kê các khoản chi chính như sau:
- Chi phí khám bệnh.
- Chi phí làm các xét nghiệm.
- Chi phí mua thuốc men và các vật dụng theo dõi bệnh như máy đo huyết áp, máy thử đường máu...
- Chi phí vào các phương tiện vận chuyển, đi lại.
- Chi phí do mất thời gian lao động của bản thân bệnh nhân và người nhà đưa đi khám bệnh, chăm nom khi nằm viện.
- Chi phí do thiếu hiểu biết.
Đối với chi phí khám bệnh và làm xét nghiệm, khi mới phát hiện cần thiết phải làm nhiều khám nghiệm và xét nghiệm điều đó cho phép các bác sĩ định rõ được hiện trạng bệnh tật trên cơ sở đó hoạch định được kế hoạch lâu dài. Đó là các khoản chi chính đáng. Thế nhưng ở đây có 2 thái cực hoàn toàn trái ngược nhau: 1) quá chăm lo khám bệnh và làm xét nghiệm nhiều hơn mức cần thiết, chẳng hạn có nơi đã làm xét nghiệm mỡ máu 1 lần/tháng, hoặc cá biệt tới 9 lần trong 1 tháng, mỡ máu là đại lượng mà sự thay đổi của chúng trong thời gian ngắn không có ý nghĩa nhiều cho điều trị; 2) ngược lại một số người lại quá lơi lỏng trong điều trị, không cần khám bệnh mà vẫn tiếp tục dùng theo đơn cũ thậm chí bỏ thuốc cho đến khi bệnh nặng, xuất hiện nhiều biến chứng trầm trọng, lúc này dù có bỏ rất nhiều tiền song việc phục hồi chức năng đã mất rất kém hiệu quả, ví dụ như tổn thương thần kinh, gây đau tê bàn chân, tổn thương thận gây suy thận dường như không bao giờ hồi phục. Cả 2 thái cực trong việc điều trị tiểu đường trên đều phải trả giá. Khám bệnh bao nhiêu lần, làm bao nhiêu xét nghiệm là đủ hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của từng người, vào giai đoạn mắc bệnh của người ấy, vào mục tiêu điều trị cần đạt trên cơ sở xem xét thảo luận với bác sĩ.
* Cách điều trị đối phó với bệnh tật: ít đi khám bệnh, ít làm các xét nghiệm cần thiết và định kỳ, ít thử đường máu, không dùng hết mọi nỗ lực (thời gian và tiền bạc) để đạt được huyết áp, cân nặng, mỡ máu, đường máu về giá trị tối ưu...
* Cách điều trị tích cực: dùng mọi nguồn lực (công sức, thời gian, và cả tiền bạc...) để đạt được các chỉ số về sức khỏe theo khuyến cáo. Điều trị dự phòng biến chứng tắc mạch bằng aspirin, dự phòng biến chứng thận bằng thuốc ức chế men chuyển...

Lời khuyên của thầy thuốc: điều trị tích cực, chủ động đề phòng biến chứng ban đầu có thể làm tăng chi phí, song nhìn toàn cục vẫn ít tốn kém hơn và quan trọng là duy trì được sức khoẻ trong thời gian dài hơn.

Còn bạn, bạn lựa chọn theo cách nào?

Đối với thuốc men, có phải cứ dùng nhiều thuốc và dùng thuốc đắt tiền là tốt. Chắc chắn là không hẳn như vậy. Thay đổi lối sống, tránh ăn mặn và stress sẽ làm giảm lượng thuốc hạ huyết áp cần uống; tập thể dục, chế độ ăn giảm béo sẽ đồng thời làm giảm đường máu, mỡ máu, huyết áp. Các vitamin (thường gọi là thuốc bổ), khoáng chất có rất nhiều trong rau, quả tươi, sữa... vậy tại sao lại hạn chế thức ăn tốt như vậy để sẵn sàng uống thuốc bổ ? Các vitamin E, C, beta - caroten được mệnh danh là các chất chống oxy hóa, chống lão hóa vẫn chưa được khẳng định vai trò có lợi của chúng khi bổ sung thêm dưới dạng dược phẩm. Để có đủ vitamin và muối khoáng chỉ cần chế độ ăn đa dạng, hài hòa, tự nhiên vốn đã sắp đặt như vậy. Dùng đơn độc một vài loại vitamin liều cao và kéo dài thậm chí còn có hại vì làm mất cân bằng hệ thống vitamin trong cơ thể vốn hoạt động đồng bộ với các tỷ lệ thích ứng.

“Đừng chết vì thiếu hiểu biết” đó là khẩu hiệu quen thuộc khi nhắc đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Với bệnh tiểu đường cũng đúng như vậy. Có thể nêu lên đây vài ví dụ: chẳng hạn ai đã từng bị hạ đường huyết có thể có cảm giác “gần chết đến nơi”, gia đình vội gọi xe cấp cứu đưa đến viện, trong khi nếu có sẵn hiểu biết về hạ đường huyết chỉ cần 1 cốc nước đường là mọi sự có thể giải quyết êm đẹp. Hoặc giả như do thiếu thông tin nhiều người đã tin vào lời mách bảo, quảng cáo của các ông, bà “lang băm”, bỏ ra rất nhiều tiền để rồi cuối cùng “tiền mất, tật mang”. Ngay cả những xét nghiệm, đơn thuốc nếu không được lưu giữ theo trật tự thời gian, các bác sĩ có thể lặp lại các xét nghiệm không cần thiết, các đơn thuốc không có hiệu quả đã từng dùng, lẽ nào đó không phải là những chi phí vô ích ? Hiểu biết để tự chăm sóc mắt, răng miệng, bàn chân..., điều trị dự phòng, điều trị sớm các biến chứng về lâu dài sẽ ít tốn kém hơn so với điều trị muộn và điều quan trọng hơn là bảo vệ được sức khỏe của bản thân.

Và cuối cùng chữa bệnh tiểu đường ít tốn kém nhất là đừng bao giờ để mắc bệnh tiểu đường. Lối sống hoạt động lành mạnh, ăn uống điều độ, tránh béo phì từ khi còn trẻ là phương pháp hữu hiệu đề phòng bệnh tiểu đường.




Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý