Canh dưỡng sinh chữa bệnh tiểu đường ngon miệng bổ dưỡng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Canh dưỡng sinh chữa bệnh tiểu đường ngon miệng bổ dưỡng

19/04/2015 06:02 AM
308

Canh dưỡng sinh chữa bệnh tiểu đường ngon miệng bổ dưỡng.Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo.






CANH DƯỠNG SINH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Chữa bệnh tiểu đường bằng canh dưỡng sinh hải sản và thịt

Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g.

Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề vàng da, tiểu giắt buốt, bệnh đái tháo đường.

- Tuỵ lợn hầm củ mài:Củ mài 60g, tụy lợn 1cái. Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Đậu đỏ hầm phổi dê: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, đậu đỏ, thêm nước muối, gia vị nấu nhừ. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tiểu ít, nước tiểu đỏ đục.

- Canh thịt dê, đậu hũ:Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Cũng dùng cho bệnh nhân đái nhiều.

- Lòng bò nấu dấm chua:Dạ dày bò 200g thái lát, nấu với dấm và gia vị thành dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.

- Nước ép thịt thỏ:Thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường suy kiệt, tiểu không cầm hoặc di niệu.

- Nước ép thịt ngỗng:Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nấu ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Ngỗng hầm song bổ thang:Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, xa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lư¬ợng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho xuyễn, ăn kém, đái tháo đường...

-Cá diếc nướng tẩm trà:Cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Canh lá sen cá trạch:Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều; hoặc dùng cho các trường hợp đái tháo nhạt trong bệnh lý nội tiết.

 

Sa sâm, ngọc trúc bổ khí dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Nhựa mận vịt ngọc trúc:Ngọc trúc 50g, xa sâm 50g, vịt 1 con, hành tây 1 củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với xa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to cho chín, sau đun nhỏ lửa đun trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị. Dùng cho bệnh đái tháo đường, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, suy nhược, táo bón.

- Tim lợn tiềm ngọc trúc: Tim lợn 1000g, ngọc trúc 100g, gừng tươi 15g, hành sống 15g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, tiếp tục đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun tiếp cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột ngọt; đun tiếp tạo thành nước canh đặc; Đổ lên đĩa, đợi cho nguội và đông, đổ dầu vừng đã đun sôi và để nguội lên là được. Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh tim phổi, đái tháo đường, lao phổi.

- Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc:Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào xoong, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát n¬ước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

- Rùa hầm bắp nếp:Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, cao huyết áp.

- Canh trai rau hẹ:Sò trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, bệnh đái tháo đường.

- Trai sò luộc: Sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày. Tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.

- Nước sắc thỏ ty tử:Thỏ ty tử 60g. Sắc nước uống. Dùng giải khát, cho bệnh nhân đái tháo đường khát nước uống nhiều.

- Khổ qua xào thịt nạc:Cách làm tương tụ, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ...

- Thịt lợn hầm râu ngô:Thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp, hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Râu ngô hầm ong non:Râu ngô 30g, ong non 120g, thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật (Ngọc mễ tu phong nhục thang).          

Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất...

Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo.

CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁC

Cháo chữa bẹnh tiểu đường
 

- Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đem vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hòa với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng các bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường loại II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô.

- Cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Cháo ý dĩ

- Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

- Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.

- Cơm kê: Kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi. Dành cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Khoai lang

- Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường có tỳ vị hư nhược.

- Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.

Hẹ

- Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 - 150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường uống nhiều nước (theo kinh nghiệm dân gian).

- Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ, hoặc bột mì, ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; bệnh đái tháo đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

-Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường (Thánh tế tồng lục).

Mướp đắng

- Nước sắc mướp đắng (khổ qua): Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

- Mướp đắng (khổ qua) xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, dùng dầu lạc xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Cháo thục địa nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.

Đậu đen, nấu canh trị bệnh đái tháo đường

- Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo, cho ăn thường ngày. Dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.

- Đậu đen, thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ mịn, làm viên hoàn. Khi uống dùng nước sắc đậu đen làm thang. Trị tiêu khát do thận hư (khát nhiều, uống nhiều, đái dầm dề, nước tiểu vàng đỏ, đục như cao như mỡ, mặt đen, tai sém, người dần dần gầy khô).




Chữa bệnh tiểu đường với nấm lim xanh!

Chữa bệnh tiểu đường với nấm lim xanh!



Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc chữa bệnh tiểu đường với nấm lim xanh đang đạt được các kết quả rất tốt. Bài thuốc Thanh thiết bảo sinh gia truyền từ nấm lim xanh (NLX) là một trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống lại biến chứng của người bệnh tiểu đường. Trong loại thực vật này có chứa hàm lượng dược chất có khả năng đào thải các chất độc trong cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chịu những biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Hiện nay, con số bệnh nhân tử vong do mắc bệnh hiểm nghèo đang có chiều hướng gia tăng trong đó có bệnh tiểu đường. Bệnh này là một trong những căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao cho con người trong thế kỷ 21. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, vào năm 2025, toàn cầu sẽ có khoảng 300 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam hiện có hơn 4,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường trong đó 65% trong số đó không hề biết mình mang bệnh cho đến khi phải nhập viện.

Bệnh tiểu đường xảy ra do sự tích tụ glucose trong máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng  và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như bệnh tim, đột quỵ, suy thận và mù lòa. Ở bệnh tiểu đường loại 1, việc phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khiến đường huyết tăng cao. Ở bệnh tiểu đường loại 2, vốn chiếm 90% trường hợp, việc kháng insulin dần dần do béo phì hoặc các vấn đề khác, khiến đường huyết tăng cao. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm bởi nó trực tiếp dẫn đến nhiều bệnh hiểm nghèo dễ dẫn đến tử vong.  Ngoài ra còn có bệnh tiểu đường do thai nghén chiếm tỷ lệ chiếm 3-5% số thai nghén. Các phương pháp điều trị tiểu đường hiện nay nay chủ yếu là đưa insulin từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tiết ra insulin nhằm làm tăng lượng insulin trong máu giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh. Ngoài ra, nhiều người bệnh còn áp dụng các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh.

Hiện nay, các phương thức điều trị bệnh tiểu đường mới chỉ hỗ trợ thêm cho người bệnh, giúp làm giảm lượng đường huyết, và hạn chế các biến chứng, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi đã mắc phải bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Một phương pháp khác vừa mới ra đời đó là chữa bệnh tiểu đường với nấm lim xanh. Bài thuốc Thanh thiết bảo sinh bí truyền đã được chứng minh rất hiệu quả trong hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thông qua cơ chế cân bằng lại nội tiết tố thông qua khả năng phục hồi tổn thương cấp độ tế bào của các tuyến nội tiết, ở đây là tuyến tụy với nội tiết insulin. Bài thuốc này đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh qua nhiều bệnh nhân được chữa khỏi tiểu đường, hỗ trợ phục hồi thể trạng cho bệnh nhân tiểu đường type 2, ngăn ngừa và giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Để đẩy nhanh tác dụng của NLX chữa bệnh tiểu đường thì ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên tìm hiểu để có những chế độ ăn uống, vận động phù hợp để làm giảm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Hàng ngày, người bệnh nên tăng cường vận động, tập thể dục, sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, kiểm soát trọng lượng cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vận động thể lực hợp lý được cho là rất hữu hiệu đối với sức khỏe và nó cũng rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường. Sự vận động có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tiểu đường type 2 và việc tập tạ giúp ngừa căn bệnh này ở nam giới.

Song song với chế độ vận động, một thực đơn ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hạn chế tinh bột, chất béo, sẽ giữ mức đường trong máu ở mức an toàn, làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy bài thuốc Thanh thiết bảo sinh bí truyền là một trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống lại biến chứng của người bệnh tiểu đường. Chữa bệnh tiểu đường với nấm lim xanh là một phương pháp hữu hiệu nhất, vì trong NLX có chứa hàm lượng dược chất có khả năng đào thải các chất độc trong cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chịu những biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.

Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.

Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để diều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong "rởm" được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.



Thuốc Đông y điều trị tiểu đường

Thuốc Đông y có thể tham khảo các bài thuốc kinh nghiệm sau:
+ Phương 1: Giáng đường thang
- Thành phần : Bắc sa sâm 50g, Sinh địa 30g, Tri mẩu 20g, Mạch đông 30g, Hoa phấn 50g, Sinh mẫu lệ 40g, Hoàng liên 15g, Phục linh 25g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 33 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 8 ca, hiệu suất 90%
+ Phương 2 : Bổ âm cố sáp thang
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Liên tu mỗi vị 20g, Hoa phấn, Huỳnh kỳ, Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 30g, Câu kỉ tử 18g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 10g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 55 ca, chuyển biến tốt 2 ca, hiệu suất 95%

+ Phương 3 : Bệnh tiểu đường dùng Thắng Cam Thang
Sơn thù 30g, Ngũ vị tử, Ô mai, Thương truật mỗi vị 20g, thêm nước 2 lít, sắc còn 1 lít, ngày 1 thang, phân 3 lần uống ấm trước bửa ăn.

+ Phương 4 : Bệnh tiểu đường dùng Quyết minh tử
Bệnh tiểu đường lấy Quyết minh tử, sao qua, sắc nước, thay trà uống mọi lúc, hiệu quả tốt.

+ Phương 5 : Bệnh tiểu đường dùng Hạ khô thảo
Bệnh tiểu đường mỗi ngày dùng Hạ khô thảo 10g, sắc nước uống, có hiệu quả.

+ Phương 6 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch truật
Cho thỏ và chuột bạch uống nước sắc Bạch truật, tiến hành thực nghiệm giáng thấp đường huyết, kết quả chứng minh Bạch truật có hiệu quả giáng thấp đường huyết. Bạch truật có danh dược là Lợi niệu. Mổi ngày người bệnh tiểu đường lấy 10g sắc đặc uống, có hiệu quả.

+ Phương 7 : Bệnh tiểu đường dùng Sơn dược  
Bệnh tiểu đường lấy Sanh sơn dược chưng chín, mỗi lần trước bửa ăn dùng 100g, uống lâu, hiệu quả điều trị tốt.

+ Phương 8 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch thược và Cam thảo
Bệnh tiểu đường lấy Bạch thược 77,5g và Cam thảo 3,8g, dùng 360ml nước sắc còn 1 nửa, là liều lượng của 1 ngày phân 3 lần uống. Phương này từ xưa tới nay là diệu phương trị khỏi bệnh tiểu đường lâu ngày không chữa khỏi.

+ Phương 9: Giáng đường thang
- Thành phần: Hoàng kỳ, Cát căn, Sơn dược đều 30g, Thương truật 6g, Bạch truật 9g, Huyền sâm 15g, Hoa phấn 60g, Phục linh 20g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ghi chú: Yếu điểm biện chứng phương này là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi dày cáu bẩn. Phương này có thể châm chước gia Sa sâm 20g, Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 15 ca,hiệu quả rõ 12 ca, chuyễn biến tốt 2 ca, vô hiệu 1 ca, hiệu suất 93,3%

+ Phương 10:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Bệnh nhân tiểu đường cần có Chế độ ăn hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau, ít trái cây,  sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành, yaourt. Hạn chế uống rượu, bia.

Tập thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ điều độ. Tránh lao động nặng, lao động quá sức, thức khuya.

Món ăn người bị tiểu đường cần phải kiêng


Những năm gần đây, số lượng người mắc đái tháo đường ngày càng tăng, trẻ hoá độ tuổi. Nguyên nhân một phần do lối sống, ít vận động của con người.

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…

Với số lượng gia tăng của bệnh tiểu đường, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần có một sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.

Món ăn người bị tiểu đường cần phải kiêng 1

Ảnh minh họa.

Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường hay người có nguy cơ tiểu đường cao cần nên tránh:

Trái cây khô

Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.

Nước trái cây

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Gạo

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

Đường mía

Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

Chất béo và kẹo

Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

Sữa

Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.

Bỏng ngô

Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.

Rượu

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.




Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi


Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý