Chữa bệnh yếu thận như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh yếu thận như thế nào?

19/04/2015 06:02 AM
412

Chữa bệnh yếu thận như thế nào?Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa vào. Tuy nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên chế độ ăn của bệnh nhân lọc thận có thể thay đổi hơn so với trước khi lọc thận, nhưng không được ăn uống như bình thường.






CHỮA BỆNH YẾU THẬN NHƯ THẾ NÀO?


-





Suy thận cấp tính:
xảy ra rất nhanh do choáng, huyết áp đột nhiên xuống rất thấp khi cơ thể bị chấn thương nặng, do biến chứng của phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyết.... Suy thận cấp là bệnh lý cấp tính cần điều trị khẩn cấp, đây là một tình trạng rất nghiêm trọng dễ nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân cần được điều trị liên tục tại bệnh viện.

Dưới đây là cuộc trao đổi giữa Trà Mi - phóng viên đài RFA với bác sĩ Quang Vũ - chuyên ngoại khoa ghép thận tại BV Chợ Rẫy.

- Suy thận mạn: khả năng lọc máu của thận giảm từ từ. Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh  thận mạn có thể ảnh hưởng đến tim mạch gây cao huyết áp, suy tim ,nhồi máu cơ tim; đến thần kinh; đến mắt ; tiêu hoá gây chán ăn, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày...

Thường sau khi bệnh nhân được cấp cứu ra khỏi giai đoạn cấp thì cần tìm nguyên nhân gây suy thận cấp, thường thấy là đợt cấp của suy thận mạn tính, cần phải theo dõi lâu dài, đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị, theo dõi bệnh là nhằm làm chậm diễn tiến bệnh và hạn chế xuất hiện biến chứng và rất khó để trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn về thời gian sống của người bệnh.

CÁCH CHỮA BỆNH YẾU THẬN HIỆU QUẢ

Bài thuốc nam chữa bệnh thận, suy thận, thận hư nhiễm mỡ






Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm
:

1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)

2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )

3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )

4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae

5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.

6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )

7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )

8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)

9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)

10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )

11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)

12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )

13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )

14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)

15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae

16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)

17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

...

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít - bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú

(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit

Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)

Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.

Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr) - Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn

Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.

Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.

Chế độ ăn cho người suy thận


 Trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt…).

Nước và trọng lượng cơ thể

Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo, người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng không giảm nghĩa là đã có sự ứ đọng muối và nước trong cơ thể. Có nhiều bệnh nhân phải mất đi hơn 10kg trong một thời gian ngắn chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã được rút bỏ, và nhờ vậy nhiều trường hợp huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.

Người bệnh phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố định với trang phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu cân nặng tăng quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng.

Cảm giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu giảm được muối trong thức ăn, số lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì bệnh nhân ít cảm thấy khát nước hơn.

Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng 500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh...) và có thể gia tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:

Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.

Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.

Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.

Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu chạy thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt, người bệnh có thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy thận nhân tạo.

Muối

Bình thường cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối này sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai thận đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể; lúc đó phù, cao huyết áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.

Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối với điều kiện lượng muối ăn vào không quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ được càng tốt.

Bệnh nhân không được tăng cân quá 0,5kg/ngày và huyết áp trước khi chạy thận nhân tạo không được quá 160/90mmHg.

Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần kiểm tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường là do dùng muối quá nhiều). Khi tăng cân nhiều, cần phải rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều tai biến và biến chứng.

Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao...

Chất kali

Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu... Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.

Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì... chứa ít kali.

Để làm giảm phần nào lượng kali trong máu, có thể dùng thêm 5-15g/ngày Keyexalate. Thuốc gây táo bón hiện thời giá trên thị trường còn khá cao.

Chất đạm

Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.

Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh..., nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.

Phosphore

Phosphore ít được lọc qua thận nhân tạo, phosphore có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.

Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với calci bám đóng vào thành mạch máu.

Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.

Năng lượng

Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.

Sinh tố

Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố. Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.

Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.  

Chuyện ăn uống của người yếu thâ

Bệnh nhân bị thận yếu phải cẩn thận trong ăn uống vì nếu không, các loại thực phẩm họ ăn không được chuyển hóa hết thành chất thải và tạo áp lực lớn hơn cho thận.


Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là cần ăn uống theo tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.
Có một vài điểm chung mà bệnh nhân yếu thận nào cũng cần chú ý. Đó là:
Không uống nhiều chất lỏng
Nhiệm vụ của thận là lọc và giúp loại bỏ lượng nước dư thừa khỏi cơ thể. Nếu thận yếu thì sẽ làm nhiệm vụ này không tốt. Vì vậy, người bị yếu thận nên giảm lượng chất lỏng tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày.
Một mẹo giúp giảm lượng nước tiêu thụ là bạn hãy uống nước thành nhiều lần, mỗi lần uống một chút, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều ước như súp, dưa hấu, cam, cà chua, cần tây, rau diếp và nho.
Tránh ăn thực phẩm giàu kali và phốt pho
"Công việc" của thận là duy trì đúng lượng kali và phốt pho trong máu, loại bỏ kali và phốt pho dư thừa. Nếu thận yếu, việc loại bỏ phốt pho và kali thừa sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, hạn chế các loại thực phẩm chứa hai chất này chính là cách tốt nhất để giảm tải "công việc" cho thận.
Theo các bác sĩ thì, để giảm lượng kali và phốt pho vào cơ thể, người bị yếu thận nên hạn chế các loại thực phẩm như: các loại hạt, bơ đậu phộng, đậu khô, đậu lăng và đậu Hà Lan, sữa, sôcôla nóng, bia, nước ngọt, pho mát, chuối và sữa chua - những thực phẩm giàu phốt pho.


Thay vào đó nên chọn nước trái cây, bắp rang, đậu xanh, ngũ cốc gạo, ngũ cốc bắp và mì ống.
Thực phẩm có hàm lượng kali cao cần tra��nh là cam, nước cam, mơ, kiwi, chuối, dưa hấu, cà chua, khoai tây và rau bina nấu chín. Thực phẩm thay thế có hàm lượng kali thấp hơn là bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, táo, dâu, mận và mù tạc...
Hạn chế thực phẩm giàu protein
Kiểm soát lượng protein vào cơ thể hàng ngày có thể giúp thận hoạt động tốt hơn. Mặc dù protein là cần thiết trong việc chống lại nhiễm trùng và sửa chữa các mô trong cơ thể cùng nhiều chức năng khác, nhưng khi protein bị phá vỡ tạo ra các chất thải trong máu. Lúc này, nhiệm vụ lọc thải chất thải trong máu của thận sẽ tăng lên.
Thức ăn giàu protein bao gồm cá bơn, cá ngừ, cá hồi ức gà, và thịt bò... Người bị yếu thận có thể thay thế các món ăn này bởi các thực phẩm có lượng protein thấp hơn như tôm, đậu phụ...
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng protein cần tiêu thụ mỗi ngày, nhất là với những người có thận không được "khỏe" lắm.
Loại bỏ thực phẩm nhiều muối
Lượng muối quá mức làm cho cơ thể giữ lại quá nhiều chất lỏng, gây căng thẳng cho thận trong việc lọc thải. Tốt nhất, bệnh nhân yếu thận nên đi khám để biết nên bổ sung muối cho cơ thể mình như thế nào thì phù hợp.
Thịt chế biến, thực phẩm đóng hộp và một số thực phẩm đông lạnh cũng có thể có lượng muối khá cao nên không thích hợp cho người yếu thận.


CÁC CÁCH PHONG BỆNH YẾU THẬN HIỆU  QUẢ

1.Cho thận suy dương :

- Uống 1 tách nước trà củ cải Daikon hoặc Trà gạo 5 lần mỗi ngày cho đến khi hết viêm sưng .

-Để tăng lượng nước tiểu : uống 1 tách trà watermelon rind ( một loại dưa hấu ) 3 lần mỗi ngày trong một tuần lể, giúp làm sạch thận .

- Để cải thiện tình trạng thận bị teo: áp gừng mỗi ngày 20 phút theo sau đó là áp cao sọ (để trên 4 tiếng đồng hồ) .

Ấp gừng làm giảm sưng và cải thiện chức năng thận còn cao sọ giúp hút ra độc chất .

2.Cho thận suy âm :

- Để làm giảm sưng: uống 1 tách trà tai hồng ( đài tai chóp trái hồng ) 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết sưng.

- Để tăng lượng nước tiểu: Dùng trong vòng 1 tuần lể: súp gạo lứt (brown rice broth) 1 tách ngày hai lần; xích tiểu đậu (đỗ đỏ) nấu với rau câu kombu (Phổ tai) mỗi ngày ½ tách. 1 tách trà củ cải daikon 2 lần mỗi ngày (hoặc 1 đến 2 miếng mochi gạo lứt với xích tiểu đậu mỗi ngày 1 lần) .

- Để làm giảm đau đầu: Đắp nước táo (apple) hoặc chà xát nước cốt củ cải daikon lên trán.

3. Cho cả hai loại Âm và Dương :

- Để giúp thận mạnh: Áp nước gừng lên vùng thận trong 20 phút mỗi ngày trong một tháng. Nếu thận còn yếu thì tiếp tục áp gừng thêm tháng nữa.

- Đi bộ trên cỏ vào lúc sáng sớm từ 5 đến 20 phút mỗi ngày rất hữu ích. Việc áp gừng kết hợp với đi bộ làm máu huyết lưu thông tốt và cung cấp oxy đầy đủ cho thận làm thận chóng khoẻ lại .

- Mỗi tuần tắm Sauna ( Far-Infared Sauna ) hai hay ba lần (với nhiệt độ khoảng 140 F ) trong 20 phút .

- Hoặc: tắm muối theo tỷ lệ 1/100 cũng giúp ích , mỗi tuần độ 2 hay 3 lần .

- Nếu bạn ở gần bờ biển , thì ngoài việc tắm Sauna, tắm muối bạn có thể kết hợp với tắm cát biển, như thế chất axit thặng dư sẻ được thải ra ngoài theo da và theo đó thận càng mau bình phục .

Lời Khuyên cho việc tiết thực :

- Thực hành ăn kiêng như sau trong vòng một tháng, cho đến khi tình hình được cải thiện. Sau đó nới rộng thức ăn ra theo cách ăn kiêng Dưỡng sinh .

1. Thực phẩm dùng cho bệnh thận suy thuộc dương :

• Thức ăn chính : Bánh cơm gạo lứt , cơm gạo lứt xích tiểu đậu, nhai mỗi miếng cơm 200 lần . Trong trường hợp nghiêm trọng : dùng Kem gạo lứt đặc với củ cải daikon nạo.

• Thức ăn phụ : ( ¼ so với thức ăn chính ): Miso dầu mè , Hành tây, Nitsuke Okara, móntempura rau cải dùng với củ cải daikon nạo, xích tiểu đậu nấu với rong kombu và Bí Đông ( Winter squash ) mỗi ngày dùng 2/3 tách. Món nitsuke cà tím nấu với miso, dưa chuột nấu với súp kuzu (sắn dây), dưa cải dầm, Mù tạt xanh, Súp cá chép, watermelon syrup (nước một loại dưa hấu) .

• Súp Miso: củ cải daikon, đậu phụ (tofu), cà tím, bắp cải Trung quốc, rau cải có lá xanh .

• Thức uống: Trà bancha, Bancha gạo lứt, trà gạo lứt, cà phê ngũ cốc, nước xích tiểu đậu nấu với rong kombu.

• Tránh dùng: tất cả những thực phẩm có nguồn gốc động vật (gồm cả nước súp thịt), trứng, chế phẩm từ sữa, thức ăn ngọt và nước uống có đường, gia vị cay.

2. Thực phẩm dùng cho thận suy thuộc Âm:

Thức ăn chính: Bánh cơm gạo lứt hoặc bánh xích tiểu đậu dùng với muối mè, Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, dùng Kem đặc gạo lức với củ cải nạo. Dùng hai tách mỗi ngày. Nhớ nhai 200 lần mỗi miếng ăn.

Thức ăn phụ: ( 1/3 so với thức ăn chính ): Tekka miso, Miso dầu mè, Nitsuke Hiziki, nitsuke cà rốt ngưu bàng , Kombu tương, Tempura rau cải, Súp cá chép, Xích tiểu đậu nấu với rong kombu (mỗi ngày dùng tứ 1/3 đến ½ tách). Cải dầm miso.

Súp Miso: gồm rong wakame, kombu, củ hành, hành tây, bánh mochi gạo lứt.

Thức uống : Trà gạo lứt, Trà bancha gạo lứt, Trà bancha tương, trà kombu, trà Mu.

Tránh dùng : Tất cả thực phẩm động vật, cá, trai sò, chế phẩm từ sữa , kem lạnh, trứng , trái cây, thức ăn và thức uống có đường , nấm, dưa Melon, tất cả các loại đậu ( ngoại trừ xích tiểu đậu ), cá tô mách, khoai tây, cà tím, trà đen, salad hấp.






Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả
Bệnh suy thận nên ăn gì?
Món ăn trị bệnh yếu sinh lý -
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Những món ăn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả .
Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý