Thuốc gì chữa bệnh yếu thận ?

seminoon seminoon @seminoon

Thuốc gì chữa bệnh yếu thận ?

19/04/2015 06:02 AM
5,023

Thuốc gì chữa bệnh yếu thận ?Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng rất cao, do đó phải nhận ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt. Bài thuốc nam nầy đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định "giải mã" với suy nghĩ cứu người là trên hết.






THUỐC GÌ CHỮA BỆNH YẾU THẬN?

Dấu hiệu bệnh thận

Thận là một trong ngũ tạng của cơ thể, là một tạng quan trọng có nhiệm vụ duy trì sự sống, sự phát triển, phát dục và bảo tồn nòi giống. Trong Đông Y, bệnh Thận được gọi là thủy lũng. Thủy lũng nằm trong bệnh chứng “cổ”, là một trong tứ chứng nan y: “phong, lao, cổ, lại”. Do vậy việc trị liệu chứng bệnh này khá phức tạp, nan giải.

Thận yếu thì khí huyết âm dương mất cân bằng, sản sinh hàng loạt triệu chứng như: mệt mỏi, chân tay lạnh, tinh thần mỏi mệt, khô miệng, đau họng, nóng bức đổ mồ hôi, tiểu nhiều về đêm, táo bón… Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.

Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
Thận suy yếu sẽ dẫn đến suy giảm khí lực, tinh lực và giảm khả năng "chăn gối", ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

Một số vị thuốc bổ thận

Mặc dù là một trong tứ chứng nan y, việc chữa trị phức tạp, nan giải tuy nhiên trong Đông Y có nhiều vị thuốc bổ thận làm giảm bệnh tình như:

- Nhân sâm: Là vị thuốc cổ truyền trong Đông Y. Nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, bổ 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận; làm yên tinh thần, định hồn phách, khỏi sợ hãi. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược hao tổn, dùng trong bệnh nguy kịch, chữa phế hư, suyễn, tỳ hư, vị hư, nôn mửa, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ.

- Nhung hươu: Vị ngọt, tính ôn, vào các kinh can, thận, tâm và tâm bào. Có tác dụng ôn thận tráng dương, bổ huyết, cường tráng gân cốt, trị hư lao, dùng làm thuốc bồi dưỡng cho người già yếu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp hạ, cơ tim yếu, mới ốm dậy.

- Đảng sâm: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ. Có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát. Dùng trong trường hợp tỳ hư, ăn kém, mỏi mệt, ho, phiền khát hay thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu.

- Hoài sơn: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh tỳ, vị, phế, thận. Có tác dụng ích thận, cố tinh.

- Ba kích: Vị ngọt, tính ấm, vào kinh thận. Có tác dụng trừ phong thấp, ấm thận trợ dương, mạnh gân cốt, dùng làm thuốc bổ thận dương, đau lưng, mỏi gối, đau mình mẩy và gân xương.

- Liên nhục: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh tâm, tỳ, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần, dùng làm thuốc bồi dưỡng, chữa di tinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược.

- Cam thảo: Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y. Cam thảo vị ngọt, tính bình, vào cả 12 kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hoà các vị thuốc.

- Bạch linh: Vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị. Tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, định tâm dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thuỷ thũng, mất ngủ.

- Bách hợp: Vị ngọt, nhạt, tính mát, vào các kinh tâm, phế. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc chống viêm…



ù bị nhẹ hay nặng người bệnh cũng nên đi khám kiểm tra thận thường xuyên để còn uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc gì và liều lượng bao nhiêu phải tùy vào bệnh khi bác sĩ nhìn tờ xét nghiệm máu và nước tiểu bạn ạ, ko nên uống thuốc bừa bãi khi ko có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bạn nhé. Nhưng mình nghĩ nên ăn uống bồi bổ, điều độ, sau đây có vài món ăn người bệnh thận nên ăn;

Nói chung có rất nhiều món ăn trong dân gian có thể giúp cường dương bổ thận, tuy nhiên bên cạnh chế độ dinh dưỡng bạn cũng cần chú ý chế độ làm việc, sinh họat hợp lý thì mới có một sức khỏe tốt. Về các món ăn, ở đây nếu ra một số món để bạn tham khảo

- Bò: các món ăn từ ngẩu pín (dương vật bò) và ngưu tử (tinh hoàn bò) có công năng cường dương, bổ thận. Chẳng hạn, món "ngẩu pín tiềm cam kỷ" (ngẩu pín cắt khúc, chưng cách thủy với cam kỷ và gia vị) có tác dụng bổ thận, giúp ngủ ngon, giảm đau lưng. Món "tiên mao tiềm dịch hoàn" (ngưu tử cắt miếng tiềm với tiên mao, long nhãn nhục, hồng táo) chữa nhược dương, xuất tinh sớm. Canh "ngẩu pín tiên mao ba kích" (ngẩu pín cắt khúc, hầm với ba kích, tiên mao) cũng đem lại hiệu quả tương tự.
- Dê: Là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, được cho là thực phẩm giữ ấm. Thận dê có khả năng tráng dương bổ thận. Các món ăn từ thịt dê, thận dê đều có ích cho sức khỏe nam giới.
- Gà: Món "kê tử tiềm tỏa dương" (tinh hoàn gà, tỏa dương, hồng táo, gia vị chưng cách thủy) có tác dụng chữa thận hư tinh ít. Món "kê long mã đồng tử" (gà trống tơ chưng với cá ngựa) giúp chữa xuất tinh sớm, không cương dương...
- Các món ăn từ chim sẻ, bồ câu, cá chạch, cá chình, cá măng, ba ba, rùa (có thể chế biến với các vị thuốc bổ dương như ba kích, tiên mao, kỷ tử, đông trùng hạ thảo).
- Các món ăn nhẹ như chè đậu lạc, canh ngó sen sa uyển tử, chè nấm tuyết cam kỷ, cháo nếp tỏa dương, cháo hẹ, cháo kim anh tử...
- Rượu: Các loại rượu tráng dương bổ thận, phổ biến là rượu hải mã (cá ngựa), rượu ba kích, rượu đỗ trọng, rượu linh tiên tỳ (dâm dương hoắc), rượu nhục thung dung, rượu tiên mao bổ khí, rượu ngưu tất ba kích...

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THẬN,SUY THẬN, THẬN HƯ NHIỄM MỠ

Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :

1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)

2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )

3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )

4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae

5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.

6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )

7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )

8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)

9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)

10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )

11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)

12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )

13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Ráy Araceae ) (nên thay thế)

14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)

15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae

16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)

17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

...

Thêm :bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít- bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú

(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit

Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)

Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.

Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn ( từ 5 đến 10gr)- Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn

Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận, trong đó hai bệnh gây biến chứng suy thận nhiều nhất là tiểu đường và cao huyết áp. Vì vậy người bệnh cần khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Đã có nhiều trường hợp phải vào viện trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối mà trước đó không hề có triệu chứng nặng nào, ngoại trừ chuyện mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, da xanh nhợt nhạt, tiểu đêm,... Khi bị suy thận, tuỳ giai đoạn bệnh đã được lọc thận hay chưa lọc thận mà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống cụ thể cho từng trường hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Còn đối với người khoẻ mạnh chưa mắc bệnh thận muốn bảo vệ quả thận của mình và phòng ngừa suy thận thì cần chú ý một vài lời khuyên sau đây:

Uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc càphê ngay sau bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận. Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng tám ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.

Hạn chế ăn mặn dưới 6g muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.

Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho người tiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá... có khi hơn 500g thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn. Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100 – 200g thịt, cá... mỗi ngày sẽ tốt hơn.

Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.

Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.

Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng suy thận nặng.


Những vị thuốc bổ thận



Tuyển chọn các bài thuốc hay có thể bạn quan tâm !

benh hiem muon

benh tieu duong

Vị thuốc bổ thận

Vị thuốc bổ thận

Ích trí nhân tên khác ích trí tử, mè tré, sẹ. Là quả đã chín phơi hay sấy khô của cây ích trí (Alpinia oxyphylla Miq). Bộ phận dùng làm thuốc là quả có hạt. Trong quả chứa nhiều tinh dầu (cineole, pinene, camphor, zingiberol…), selenene, caryophyllen.

Theo Đông y, ích trí nhân vị cay, tính ôn, vào kinh tỳ, tâm và thận chủ trị ôn thận, kiện tỳ, bổ khí, cố tinh, nhuận táo, chỉ tả. Có tác dụng ôn bổ tỳ thận, cố tinh xúc niệu (làm đặc tinh, làm giảm số lần đi tiểu), giảm bớt nước bọt, cầm tiêu chảy. Dùng cho trường hợp đau bụng do lạnh, nôn mửa tiêu chảy do trúng hàn, ngủ gà mệt mỏi, quên lẫn, di tinh tảo tiết, di niệu, tiểu đêm.

Một số đơn thuốc có ích trí nhân

Ích thận cố tinh: dùng bài “Hoàn ích trí”: ích trí nhân, phục linh, phục thần, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần dùng 8g, chiêu với nước. Trị thận hư, các chứng di tinh, bạch đới.

Ôn thận, xúc niệu dùng bài: ”Hoàn xúc toàn”: ích trí nhân 12g, đảng sâm 12g, bán hạ 12g, quất bì 12g, xa tiền tử 12g, phục linh 16g. Tất cả tán thành bột mịn, lấy bột hoài sơn nấu thành hồ, làm viên hoàn. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị các chứng hư hàn ở vùng hạ nguyên (lạnh ở bụng dưới), tiểu vặt, tiểu són.

Ôn vị nhiếp thuế (ấm dạ dày, giảm bớt nước miếng): ích trí nhân, sơn dược, ô dược, liều lượng bằng nhau. Sắc uống. Dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, hay ứa nước miếng.

Ấm tỳ, cầm tiêu chảy: mộc hương 6g, tiểu hồi 6g, quất bì 12g, ích trí nhân 12g, can khương 8g, ô mai 8g. Tất cả tán thành thuốc bột. Uống với nước đại táo. Dùng khi tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng.

Một số thực đơn có ích trí nhân

Bài 1: xuyên ô 4g, ích trí nhân 4g, cam khương 0,5g, thanh bì 3g, sinh khương 1g, đại táo 2g. Tất cả sao khô, tán bột. Dùng mỗi lần 10g, uống với nước hồ thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho bệnh nhân đau vùng ngực bụng do lạnh, đầy trướng, ấn nắn đau tức, nôn thổ, tiêu chảy; đau tê nhức chân tay do lạnh.

Bài 2: ích trí nhân sao vàng, tán mịn. Mỗi ngày uống 3g với cháo hoặc nước sôi pha ít muối. Dùng cho phụ nữ khí hư bạch đới, sa tử cung.

Bài 3: ích trí nhân, phục linh, liều lượng bằng nhau, tán mịn, mỗi lần cho uống 3g với cháo loãng hoặc nước hồ khi đói. Dùng cho trẻ em di niệu (tiểu són) tiểu đục, tiểu dầm.

Bài 4: liên nhục, long cốt, ích trí nhân liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều để sẵn. Mỗi lần uống 6g, khi đói, uống với nước cháo loãng. Dùng cho bệnh nhân hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, tim nhịp không đều, mỏi mệt di tinh, di niệu.

Bài 5: ích trí nhân 60g. Sắc đặc cho uống. Dùng cho trường hợp đầy bụng, tiêu chảy, ngủ gà, mệt mỏi.

Cây hồ đào bổ thận, đen tóc

Các bài thuốc cổ truyền có hiệu quả nhất:

Thoái hóa đốt sống cổ – Chữa khỏi thoái hóa đốt sống cổ từ thuốc n

Hồ đạo bổ thận đẹp tóc

Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, có tên trong vị thuốc đông y gọi hồ đào nhục, hạch đào. Cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 – 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu. Bộ phận dùng: nhân, vỏ ngoài quả, lá cành, hạt.

Nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn. Vỏ cách vị đắng, tính bình, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, hoạt tinh, đái dầm. Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu (ngưu bì tiên), ghẻ ngứa. Lá thu hái vào tháng 6 – 7, chọn lá xanh phơi khô có màu lục, mùi thơm và đắng chát. Dùng nhân thì thu hái vào tháng 9 – 10, hái quả chín về bọc lấy vỏ ngoài phơi khô dùng.

Hạch gồm nhân và vỏ cứng, phơi khô gọi hồ đào, hạch đào, lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi hồ đào nhân và phần vách phơi khô gọi phân tâm mộc.

Các bài thuốc ứng dụng có vị hồ đào

Bài 1: Bổ thận làm đen râu tóc: Bổ cốt chỉ, đỗ trọng mỗi vị 160g đem tẩm rượu sao, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, hồ đào 30 quả cả vỏ , thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.

Bài 2: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt, nhuận cơ thể: hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.

Bài 3: Làm chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu mỗi vị 160g. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 – 15g với nước ấm.

Bài 4: Trị đái buốt, đái có sỏi: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g nấu cháo ăn, ăn liên tục từ 5-7 ngày.

Bài 5: Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà búp, hành, gừng sống, mỗi vị 15g giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.

Bài 6: Trị người già ho, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.

Tang phiêu tiêu bổ thận.

Thông tin tổng quan về các bài thuốc đạt hiệu quả điều trị:

hiem muon

đái tháo đường

Tang phiêu tiêu là tên thuốc trong y học cổ truyền của tổ bọ ngựa hay bao đựng trứng đính trên cành cây dâu tằm với tên gọi dân dã là ổ cào cào đeo dâu. Dược liệu có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, ích tinh, giảm đau, chữa mồ hôi trộm, đái nhiều lần nhất là về đêm, xuất tinh sớm liệt dương, di tinh, đau lưng, trẻ em đái dầm, người cao tuổi đái són. Liều dùng hàng ngày 6 – 8g, có thể đến 12g. Dùng ngoài, tang phiêu tiêu đốt tồn tính, tán bột, trộn với dầu để bôi chữa mụn nổi có mủ ở trẻ em.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Thuốc bổ thận, chữa đau lưng, đái són: tang phiêu tiêu 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột rây mịn, luyện với mật  ong làm viên 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên với ít rượu hâm nóng.

Hoặc tang phiêu tiêu 10g, kim anh10g, liên tu 10g, sơn dược 12g, tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Thuốc rất tốt cho những người cao tuổi.

Chữa tiểu tiện không thông: Tang phiêu tiêu 8g , hoàng cầm 10g, nấu nước uống ngày 1 thang.

Chữa đái dầm: Tang phiêu tiêu 12g, đẳng sâm 12g, phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 8g, thỏ ty tử 8g, ba kích 8g. Các dược liệu thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa sốt xuất huyết ở dạ dày, phổi: Tang phiêu tiêu 15g, sao vàng, tán bột, bạch cập 15g, sắc lấy 100ml. Ngày 3 lần, mỗi lần 3g bột tang phiêu tiêu uống với nước sắc bạch cập.

Chữa bạch đới, khí hư: Tang phiêu tiêu tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống 8g với nước gừng. Ngày 2 lần.

Chữa đái són, mệt mỏi, da xanh xao, chân tay lạnh: Tang phiêu tiêu với bạch phục linh, bổ cốt chỉ, ích trí nhân, mỗi vị 30g, tán nhỏ. Tất cả nhồi vào một bong bóng lợn, đem rang khô rồi tán bột. Ngày uống ba lần mỗi lần 10g.

Hoặc tang phiêu tiêu 10 cái, sơn thù du ích trí nhân, tơ hồng, phúc bồn tử mỗi vị 15g. Tất cả nghiền nhỏ sắc với nước lấy 400ml, thêm 100g đường trắng, khuấy tan ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.


Thực phẩm tốt cho người bệnh thận

Ớt đỏ

Ớt đỏ làm tăng thêm hương vị của món ăn dù đó là món nướng, rang, nấu chín ... Ớt đỏ giúp phá vỡ các chất thải trong máu, do đó rất tốt cho những người bị bệnh thận.

Lòng trắng trứng

Nếu bạn có vấn đề về thận, bạn cần protein ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ đáp ứng được lượng protein ít phốt pho so với những nguồn thực phẩm cung cấp protein khác. Hãy nhớ rằng những người có vấn đề về thận nên tránh lòng đỏ trứng.

Súp lơ

Cách đơn giản nhất là luộc súp lơ và cho thêm một chút muối. Súp lơ có tác dụng loại bỏ chất độc hại trong cơ thể của bạn. Súp lơ rất giàu chất indoles, glucosinolates và thiocyanates giúp tống khứ các chất độc trong cơ thể, giúp thận khỏe mạnh hơn.

Người yếu thận nên ăn gì? - 1

Những thực phẩm tốt cho thận của bạn

Bắp cải

Bắp cải chứa chất phytochemical giúp giảm các tế bào gốc tự do gây nguy hại cho cơ thể và da. Nhờ hàm lượng kali thấp, cải bắp trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người đang bị bệnh thận vì nó sẽ giúp giảm áp lực thải lọc chất độc mà thận vẫn đảm nhiệm.

Món cá được phổ biến đối với người dân, các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…) thường chứa nhiều omega-3 – có tác dụng chống viêm nên có thể làm giảm các vấn đề về thận. Cá cũng là một nguồn protein tốt nên bạn đừng bỏ qua món ăn bổ dưỡng này nhé.

Nước ép hoa quả

Nước ép trái cây hoặc nước rau đều có tác dụng làm tan chất thải và thải ra ngoài cơ thể. Trong các loại nước ép, đặc biệt là các loại nước ép rau có chất phytochemical được coi là tuyệt vời cho những người đang lọc máu vì chúng giúp ngăn ngừa suy thận. Các loại nước ép trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa nên giúp bạn tránh các vấn đề rắc rối và cải thiện sức khỏe của thận.

Cơ thể con người có khỏe mạnh hay không đều có mối liên quan chặt chẽ tới chức năng sinh lý của thậ

Thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Thận làm nhiệm vụ đào thải mọi chất độc trong cơ thể, lại còn điều chỉnh và giữ mức hằng định những chỉ số sinh hóa học của máu. Do vậy, khi thận suy, gây nên giảm thiểu hay rối loạn mọi chức năng này, có thể dẫn đến tình trạng hôn mê do urê huyết cao và tử vong... Đông y cũng coi thận là cơ quan làm chủ dương khí toàn thân, là động lực chính trong hoạt động sống của cơ thể, là gốc của sinh mệnh. Vậy khi thận yếu cần bồi bổ cho nó.


Món ăn - thuốc cho người suy thận


Khi thận suy, sau khi chữa bệnh, cần những bài thuốc - món ăn sau để phục hồi chức năng của nó.


- Dùng vỏ đậu xanh hoặc hạt đậu xanh sắc lấy nước uống, hằng ngày.


- Dùng mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng mỗi loại 15 g, ngâm nở mềm, nấu chung, cho ít đường vừa ngọt, ăn hết.


- Món lục nguyệt tuyết hầm gà xương đen: Lục nguyệt tuyết 60 g, gà xương đen 1 con, gia vị vừa đủ. Lục nguyệt tuyết rửa sạch, dùng vải màn bọc lại, luộc kỹ, sau đó cho gói này vào bụng gà, đổ nước luộc lục nguyệt tuyết vào luộc gà. Khi gà nhừ, vớt bỏ gói lục nguyệt tuyết ra, ăn thịt gà, uống nước hầm đó. Ăn một thời gian, tuần 1 - 2 lần.


- Cá diếc hồng trà: Hồng trà 15 g, cá diếc 1 con. Rửa sạch cá diếc, còn hồng trà cho vào bụng cá. Cho nước cùng gia vị hầm nhừ ăn cả cái lẫn nước. Cần ăn một thời gian.


- Cơm nếp câu kỷ tử: Câu kỷ tử 25 g, gạo nếp 500 g, can bối 2 cái, tôm to 10 con, thịt giăm bông 50 g. Cho câu kỷ tử ngâm nước đến mềm, ngâm gạo nếp 3 giờ. Sau đó đổ câu kỷ tử và gạo nếp ra, để ráo nước và cho vào nồi cùng sợi can bối, tôm, giăm bông, đổ nước và bỏ muối vừa đủ. Nổi lửa to đến sôi, cho bột gừng, rượu, xì dầu, mỗi loại 1 thìa canh và hạ lửa riu riu đun đến chín. Mỗi ngày ăn từ 1 - 2 lần thay cơm. Cần ăn liên tục một thời gian.


Thận hư, đau lưng ở tuổi già thường kéo dài lâu ngày, phần lớn là không thể khỏi nhanh được nên cần dùng các món ăn thuốc để bồi bổ là chính. Dưới đây là những món ăn - thuốc tùy điều kiện có thể chọn dùng được thích hợp hiệu quả.


- Canh phụ tử, dạ dày heo: Dạ dày heo 1 cái, phụ tử chín 10 g. Rửa sạch dạ dày heo, nhét phụ tử vào trong, dùng chỉ khâu lại, cho vào nồi đất hầm 2 giờ. Nêm muối, gia vị, uống nước canh, ăn dạ dày heo. Cần ăn một tuần vài lần, ăn trong một thời gian.


- Tang ký sinh, luộc trứng gà: Tang ký sinh (chùm gửi mọc trên cây dâu) 30 g, trứng gà 2 quả. Sắc tang ký sinh, bỏ bã, lấy nước và dùng nước này để luộc trứng gà. Sau đó uống nước canh, ăn trứng gà. Cần được ăn nhiều lần.


- Canh hạch đào, bầu dục: Hạch đào nhân 50 g, đậu đen 50 g, bầu dục (thận) heo 1 đôi. Tất cả cho vào nồi nấu chín, cho ít muối vào ăn. Cần ăn một thời gian.


-  Ba ba hầm đỗ trọng: Ba ba 1 con, đỗ trọng 15 g, cùng cho vào nồi để lửa nhỏ hầm trong 4 giờ liền. Sắp được thì cho hành, gừng, muối, đun sôi lên là được. Ăn tuần 1 - 2 lần. Cần ăn liền vài tuần.


- Đỗ trọng hầm bầu dục cừu: Bầu dục cừu 2 quả, đỗ trọng 15 g. Đỗ trọng rang chín tán bột, bầu dục bổ ra, rửa sạch, cho bột đỗ trọng vào trong, ngoài bọc lớp vải thưa, cho vào nồi để lửa nhỏ hầm chín. Ăn bầu dục, uống nước canh. Cần ăn một thời gian.


- Gân hươu nấu đậu phộng: Gân hươu 50 g, đậu phộng 150 g. Cho vào nồi đổ nước hầm 2 giờ, nêm dầu, muối, gia vị ăn hết. Tuần ăn 2 - 3 lần.


- Xuyên đoạn, đỗ trọng nấu đuôi heo:  Xuyên đoạn 20 g, đỗ trọng 30 g, đuôi heo 1 - 2 cái. Cạo lông rửa sạch đuôi heo, cho cả vào nồi hầm lửa nhỏ 1 giờ. Cho muối, gia vị và ăn. Cần ăn một thời gian.


- Canh đỗ trọng, câu kỷ tử, chim cút: Đỗ trọng 15 g, chim cút 1 con, câu kỷ tử 30 g. Cả 3 thứ cho vào sắc lấy nước uống, ăn thịt chim cút.


- Món thịt chó, đỗ trọng: Thịt chó 500 g, đỗ trọng 10 g, gia vị vừa đủ. Thịt chó dùng rượu rửa sạch, thái miếng, ướp muối 15 phút. Đỗ trọng ngâm nước, cho thịt chó, gừng, hành vào hầm 1,5 - 2 giờ, nhặt bỏ đỗ trọng, ăn thịt uống nước canh.


- Gan heo nấu đỗ trọng: Đỗ trọng 50 g, gan heo 200 g. Lấy muối rửa sạch gan heo, thái miếng, cho nước vào nấu canh với đỗ trọng, đến khi gan nhừ nêm gia vị, ăn gan, uống nước canh.

Chế độ ăn cho người bệnh thận

Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.

Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.

Những thức ăn nên hạn chế

- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.

- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.

- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….

Những thức ăn nên dùng

- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.

- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.

- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.

- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.

Các món ăn có lợi nhất:

- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.

- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.

- Bột sắn dây nấu chè.

- Bánh bột lọc.

- Khoai tây, khoai lang rán.

Lượng thực phẩm dùng trong một ngày

- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.

- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.

- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.

- Nước mắm 1 thìa.

- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.

- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g

 



Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả
Bệnh suy thận nên ăn gì?
Món ăn trị bệnh yếu sinh lý -
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Những món ăn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả .
Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Ox e thận bị yếu nên vợ chồng em rất khó có con. Anh đã đi chữa và uống đủ loại thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc Tây. Ai biết chỉ gì vợ chồng em cũng làm theo, thậm chí ăn cả thịt rắn và giun đất nhưng vẫn không khả quan. Đầu dương vật anh hay bị rỉ chút dich. Người anh gầy gầy mặc dù anh ăn uống đầy đủ. Đêm anh ngủ chập chờn không ngon giấc. Thương chồng nhiều lắm nhưng em vẫn không biết làm cách nào để giúp chồng mình. Mong Bác sĩ và mọi người biết giúp giùm. Em xin chân thành cảm ơn...
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
tra loi cau hoi tren
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý