Chữa bệnh táo bón bằng Đông y bệnh mau khỏi

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh táo bón bằng Đông y bệnh mau khỏi

19/04/2015 06:03 AM
160

Chữa bệnh táo bón bằng Đông y bệnh mau khỏi.Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Có chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính như: bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, do thay đổi sinh hoạt, do ăn uống (thiếu rau) gây ra.







CHỮA BỆNH TÁO BÓN BẰNG  ĐÔNG Y



Táo bón chữa bằng đông y


Táo bón chữa bằng đông y


Táo bón Theo Y học hiện đại

Thông thường mỗi ngày đi đại tiện một lần, lượng phân của người lớn trong một ngày đêm khoảng 200-300g, phân mềm đóng thành khuôn. Khi táo bón Đại tiện không thông, đi lâu và khó đi, có khi đi rất vất vả. Bệnh này chủ yếu do công năng đào thải của đại tràng bị thất thường, phân trong ruột kết lại quá lâu, nước bị rút khô phân lại càng khô rắn nên gây tiện bí.

Khoảng 10% dân số châu âu phải thường xuyên uống thuốc để chống táo bón, Táo bón thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và cả 2 giới nhưng có xu hướng cao hơn ở Phụ nữ, ở người lớn tuổi. Nó thường không phải là nguyên nhân gây những rối loạn trầm trọng nhưng gây rất nhiều phiền hà cho bệnh nhân. Làm giảm khả năng lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đôi khi táo bón chức năng cũng góp phần làm tai biến tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim (vì khi đại tiện rặn mạnh máu dồn lên đột ngột)

Thức ăn sau khi tiêu hóa hấp thụ ở ruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước được hấp thụ lại. Phân trở nên dẻo hơn, đi xuống đại tràng sigma và được chứa ở đó. Khi khối lượng tăng lên khoảng 200-300g sẽ đi xuống trực tràng gây nên phản xạ mót, rặn. Cơ nâng hậu môn co lại, cơ vòng hậu môn mở ra, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời các cơ thành bụng co bóp mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, tống phân ra ngoài. Khi cơ chế này rối loạn sẽ gây ra táo bón

Nguyên nhân táo bón theo YHHĐ:

1. Táo bón chức năng: loại này hay gặp nhưng không có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn

Táo bón thời gian ngắn:

-         Sau các bệnh như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẩu thuật.

-         Do dùng một số thuốc làm giảm nhu động ruột, thuốc an thần, thuốc phiện, sắt …

-         Do phản xạ: táo bón đi kèm với bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù …

-         Táo bón do nhiễm độc chì.

Táo bón mãn tính:

-         Do thói quen, do nghề nghiệp ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói quen nhịn đi ngoài từ tuổi trẻ hoặc làm việc nơi không tiện điều kiện đi ngoài. Lâu dần trực tràng mất dần phản xạ và áp lực không tống phân đều đặn nữa.

-         Do hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều

-         Do chế độ ăn uống, khẩu phần ăn

-         Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên

2. Táo bón do tổn thương thực thế:

- Do loét dạ dày, hành tá tràng. Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u. Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to. Do viêm đại tràng mãn tính. Dính tắc sau mổ. Các u não, tổn thương tủy sống, tăng áp lực nội sọ cũng gây táo bón. Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ …

Thuốc:

khi đã cố gắng các biện pháp như ăn uống, tập luyện mà không hiệu quả mới dùng đến thuốc tây.

-         Các thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân như chất bán cellulo đây là phương pháp phù hợp sinh lý hơn cả.

-         Các chất nhuận tràng làm tăng nhu động

-         Các chất nhuận tràng thẩm thấu

Chú ý: khi lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây mất kim, làm giảm phản xạ đại tiện … Đối với táo bón có nguyên nhân thực thể cần được điều trị kết hợp nguyên nhân để có hiệu quả.

Táo bón theo Y học cổ truyền

Nguyên nhân táo bón:

  • Táo bón Do tràng vị táo nhiệt: Thể chất người nhiệt, ăn nhiều chất cay nóng, hoặc uống rượu khiến tràng vị tích nhiệt. Hoặc sau khi bị bệnh nhiệt làm hao tổn tân dịch dẫn đến đường ruột bị khô nóng, tân dịch không thấm xuống dưới được gây nên đại tiện táo kết khó bài xuất ra ngoài.
  • Táo bón Do khí cơ uất trệ: Do lo nghĩ, buồn bực nhiều hoặc ngồi lâu ít vận động dần dần làm cho khí cơ uất trệ khiến công năng tiêu hóa, thông giáng đào thải thất thường, do đó cặn bã tích tụ lại gây nên.
  • Táo bón Do khí huyết đều suy: Do sau khi ốm, sau khi sinh, người già, làm cho khí huyết suy. Khí hư cơ nhục suy kém, sức đẩy kém. Huyết hư thì chất dịch thiếu nên không nhuận được đại tràng gây nên táo bí.
  • Táo bón Do Âm tà ngưng kết: Người vốn gầy yếu hoặc tuổi cao sức yếu, chân dương bị tổn thương nên âm tà ngưng kết lại, thuộc hàn kết nên gọi là bí lạnh.


Chú ý:

Bệnh này thường biểu hiện đại tiện táo kết ỉa rặn rất khó khăn, thường 3-5 ngày 1 lần, thậm chí lâu hơn. Bệnh lâu khí ở phủ bị cản trở trì trệ dẫn tới bụng đau đầy, ăn ít, đau đầu choáng váng, buồn bực hay cáu gắt, ngủ không yên. Bệnh kéo dài thường gây ra trĩ, ỉa ra máu tươi, nứt loét hậu môn, viêm đại tràng … Phòng khám Hoàn Xuân Đường phân loại theo thực hư để điều trị gốc bệnh

A. Táo bón Thực bí:

1. Táo bón thể Nhiệt bí:

Triệu chứng: Đại tiện khô rắn, táo bón lâu ngày, tiểu ít vàng, mặt đỏ, miệng họng khô, khát háo nước, có thể hay lỡ loét, lưỡi đỏ ít rêu, rêu vàng, buồn bực, mạch tế sác.

Phân tích: Ở thể bệnh  này thường gặp ở người khỏe mạnh thể chất nhiệt, nên tiêu hao tân dịch khiến tân dịch không dưỡng được ruột gây khô táo.

Cách chữa: Thanh nhiệt, nhuận tràng

Phương thuốc:

Cổ phương: Điều vị thừa khí thang gia giảm

Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng liên, Bạch thược, Mộc hương, Huyền hồ, Đại hoàng, Mang tiêu.

Bài này công dụng tả hạ nhiệt kết thông đại tiện. Nếu tân dịch tổn thương nhiều gia Sinh địa, Nhục thung dung. Nếu Can hỏa vượng thấy mắt đỏ hay bực tức dùng Bài Long đởm tả can thang.

2.Táo bón thể Khí bí:

Triệu chứng: Ợ hơi liên tục, hông bụng đầy tức, ăn ít, đại tiện khó đi, nặng thì bụng đau và đầy tức, lưỡi nhợt rêu mỏng.

Phân tích: Do can khí uất trệ, khí cơ không đều nên ợ hơi, đầy tức. Do can khí không hòa, tỳ vận hóa không tốt nên ăn ít, khí hư đình trệ là đại tiện không thông.

Cách chữa: Thuận khí hành trệ

Phương thuốc: Lục ma thang

Trầm hương, Mộc hương, Binh lang, Ô dược, Chỉ thực, Đại hoàng.

Trong bài dùng Mộc hương, Ô dược để hành khí, Trầm hương, để giáng khí, Đại hoàng, Binh lang để phá khí hành trệ.

Sau đó lại tiếp tục dùng bài Ma nhân hoàn điều trị tiếp.

Ma tử nhân, Bạch thược, Hạnh nhân, Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực,

B. Táo bón hư bí

1.Táo bón thể Khí hư:

Triệu chứng: Đại tiện khó đi, hoặc không thông, phải rặn nhiều, sau khi đi mệt, đổ mồ hôi, mặt nhợt, yếu hơi, rêu lưỡi mỏng, nhợt, mạch nhược.

Phân  tích: Do Tỳ Phế khí hư yếu dẫn đến bài tiết khó khăn, Vì Phế chủ khí, cùng với Đại tràng có quan hệ biểu lý, Phế khí hư yếu nên sức rặn yếu, đẩy yếu nên ỉa khó, Cũng vì phế khí hư nên sự bảo vệ bên ngoài kém nên khi ỉa rặn nhiều vã mồ hôi, khó thở, mệt. Tỳ hư không vận hóa được đồ ăn nên người yếu mệt, lưỡi nhợt, mặt nhợt, mạch yếu.

Cách chữa: Ích khí nhuận tràng

Phương thuốc: Hoàng kỳ thang hoặc Bổ trung ích khí thang

Trong bài Hoàng kỳ thang: Hoàng kỳ để bổ khí, Trần bì để nhuận khí, Ma nhân, Mật ong để nhuận tràng, gia thêm Đẳng sâm,Camthảo để ích khí giúp sự thông lợi. Nếu khí hư hãm xuống khi rặn đầu đại tràng lòi ra ngoài gia Thăng ma, Sài hồ để đưa khí đi lên.

2. Táo bón thể Huyết hư:

Triệu chứng: Đại tiện bí kết, choáng đầu, thỉnh thoảng chóng mặt, hồi hộp, mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế

Phân tích: Thường gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu. Do huyết thiếu nên không đủ tân dịch, Huyết hư nên kèm theo chóng mặt, choáng đầu.

Cách chữa: Dưỡng huyết nhuận táo

Phương thuốc: Nhuận tràng hoàn hoặc Tứ vật thang gia giảm

Trong bài dùng Đương Quy, Sinh địa, để dưỡng huyết tư âm, cùng với Đào nhân, Ma nhân để nhuận tràng, Chỉ xác để hành khí và đưa xuống. Nếu thấy nóng trong, buồn bực, miệng khô, lưỡi đỏ là âm hư nhiều, nên tư âm bổ tân dịch gia Huyền sâm, Mạch môn, Nhục thung dung. Hồi hộp nhiều gia Bá tử nhân, Đại táo

3. Táo bón thể Lãnh bí:

Triệu chứng: Đại tiện táo và khó đi, rặn khó ra, Tiểu tiện trong và nhiều, chân tay không ấm, Lưng và bụng có khi lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì.

Phân tích: Vì dương khí không vận động, sức rặn đẩy yếu nên đại tiện khó, do âm hàn ngưng kết nên trên lưng bụng lạnh, chân tay không ấm, tiểu tiện trong nhiều, lưỡi nhợt, mạch trầm trì cũng là biểu tượng của Dương hư.

Cách chữa: Ôn trung khai bí

Bài thuốc: Bán lưu hoàn gia nhục thung dung, Đương quy, hồ đào nhục để ôn nhuận và thông đại tiện

 CÁC CÁCH CHỮA TÁO BÓN HIỆU QUẢ KHÁC


Những bài thuốc dân gian chữa táo bón

Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau.

1. Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

2. Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

3. Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

4. Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

5. Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.

6. Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.

7.Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

hương trình 4 tuần chữa táo bón

2012/10/uong-nuoc-chua-tao-bon0.jpg

 

Nếu bị táo bón mạn, bạn đừng ỷ vào thuốc, mà phải tìm nguyên nhân để khắc phục nó. Với các trường hợp táo bón do các nguyên nhân cơ năng ở đại tràng, có thể áp dụng chương trình luyện tập, sinh hoạt sau trong 4 tuần lễ.
 
Tuần lễ thứ nhất
 
Sáng sớm lúc thức dậy, uống 2 ly lớn nước ấm để "tráng" cơ thể
 
Trong ngày, phải từ bỏ các chất kích thích như cà phê, trà (nên biết rằng chất caffeine sẽ xâm nhập dễ dàng vào hệ thần kinh và làm giảm sự co bóp của đại tràng, gây ra táo bón). Dùng các loại cây thuốc tươi có tác dụng nhuận tràng, tạo khả năng dễ dàng tiêu hóa các chất mỡ. Có thể dùng một trong 2 cách:
 
- Xay nhuyễn 20 g rau diếp xoăn (chicorée) với 1 lít nước trong 10 phút, uống 1-2 ly, dùng 3 lần/ngày trước bữa ăn.
 
- Xay nhuyễn 10 g rễ cây bồ công anh (Pissenlit) với 250 ml nước, xay trong 10 phút, uống 3 lần/ngày trước bữa ăn.
 
Hai loại cây trên cũng có thể dùng dưới dạng viên: uống 1 viên trước mỗi bữa ăn.
 
Ăn nhiều trái cây tươi, rau quả sống hoặc chín, tối thiểu là 5 loại trái cây, rau cải mỗi ngày vì các loại này rất giàu chất xơ, giúp thức ăn dễ tiêu hóa ở đại tràng và tạo sự co giãn tốt cho đại tràng. Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Nên dùng các loại nước giàu chất ma-nhê (Mg) có hiệu quả nhuận trường nhẹ từ 1-2 lần/tuần.
 
Buổi chiều, ăn 4 quả mận tráng miệng sau bữa ăn chính, nên hạn chế các chất ngọt, chất béo như sữa, bánh ngọt... Nếu vẫn còn táo bón, hãy uống một muỗng canh dầu olive pha với ít giọt chanh tươi trước khi ngủ, hợp chất này sẽ giúp hệ mật cũng như cả đại tràng hoạt động tốt hơn.
 
Trong ngày, dành nhiều lần thả lỏng hô hấp bụng và giữ đầu óc thoải mái. Tất cả các kỹ thuật thiền, thư giãn cơ bắp và thị giác đều có tác dụng rất tốt. Hít vào và thở ra bằng bụng để tạo sự hoạt động dễ dàng ở hệ tiêu hóa. Dù không mắc tiêu nhưng cố gắng tập thói quen đi tiêu vào một giờ nhất định trong ngày.
 
Tuần thứ hai
 
Buổi sáng lúc thức dậy, uống 2 ly lớn nước ấm
 
Xoa bóp bụng 1 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, xoa theo chiều kim đồng hồ bằng dầu cải hoặc dầu lạc.
 
Hãy thực hiện những động tác hít thở bằng bụng để tăng co thắt cơ bụng, tạo sự lưu thông cho hệ thống co thắt đại tràng.
 
Tuần thứ 3
 
Buổi sáng lúc thức dậy uống 2 ly lớn nước ấm. Dùng những thực phẩm sinh hóa đa dạng hơn như trái cây, rau, ngũ cốc..., ăn thật nhiều rau. Tiếp tục thư giãn và hít thở bằng bụng nhiều lần trong ngày.
 
Tập bụng bằng cách nằm ngửa, để hai tay sau gáy, uốn người lên sao cho cùi chỏ trái đụng vào gối phải, cùi chỏ phải đụng vào gối trái. Thực hiện 10-20 lần, mỗi lần giữ 10-15 giây.
 
Tuần thứ 4
 
Buổi sáng lúc thức dậy uống 2 ly lớn nước ấm
 
Giữ thói quen ăn những thứ dễ tiêu, chế độ ăn không quá giàu chất xơ. Thư giãn nhiều lần trong ngày và tập thể dục. Thực hiện được những điều trên, chúng ta sẽ kiểm soát được hoạt động bài tiết của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và có tinh thần sảng khoái.
 
Chương trình 4 tuần lễ nêu trên không những có hiệu quả cho những người bị chứng táo bón kinh niên, giúp tái lập lại hoạt động tiêu hóa mà còn giảm được trọng lượng thừa của cơ thể - yếu tố dễ gây nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Trị táo bón không cần thuốc

   Thời tiết hanh khô làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể, từ đó làm giảm độ “trơn” của hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Thay vì dùng thuốc hay các biện pháp trị táp bón bằng tân dược, hãy tham khảo những gợi ý sau đây:

Dưỡng phổi

Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một "mối quan hệ trong ngoài tương thích". Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón.

Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác.

Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu hóa

Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai lang... là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa.

Đi vệ sinh đúng giờ

Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng.

Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện.

Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Giảm stress

Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.

Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng

Tập thể dục

Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón.






Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả -
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Ăn gì chữa táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Bệnh táo bón ở trẻ em
Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý