Ăn uống chữa bệnh táo bón đúng cách bệnh nhanh hết

seminoon seminoon @seminoon

Ăn uống chữa bệnh táo bón đúng cách bệnh nhanh hết

19/04/2015 06:03 AM
143

Ăn uống chữa bệnh táo bón đúng cách bệnh nhanh hết. Sự rối loạn chức năng của bất kỳ một đoạn nào của đại tràng (6 đoạn) đều có thể gây chứng táo bón. Chức năng co bóp của ruột bị ảnh hưởng bởi thành phần của thức ăn, trạng thái của các chủng vi khuẩn trong ruột.







ĂN UỐNG CHỮA BẸNH TÁO BÓN RẤT TỐT


Táo bón có thể do yếu tố thần kinh ở những người luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, điều kiện đi đại tiện không thuận tiện (chỗ, thời gian…). Ngoài ra, một số bệnh như trĩ, nứt hậu môn, thoát vị thành bụng, thoát bị bẹn, một số thuốc (antacid, kháng sinh, an thần, chống trầm cảm, chống nôn, lợi tiểu, chữa trị viêm loét dạ dày, hạ huyết áp) cũng có thể gây táo bón.

 Tăng cường ăn rau quả để phòng, chữa trị chứng táo bón

Ai hay bị táo bón?

Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, bệnh dạ dày, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột, với biểu hiện tăng khoảng thời gian giữa các lần đi đại tiện so với mức sinh lý bình thường hay thường xuyên không đi hết phân. Mức sinh lý bình thường được coi là đi đại tiện không quá 2 – 3 lần/ngày, không ít hơn 3 lần/tuần. Nếu thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g) là bị bệnh táo bón.

Điều trị chứng táo bón là một công việc khó khăn, thành công phụ thuộc nhiều vào sự xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, nhưng trước hết - nguyên tắc cơ bản là sự điều chỉnh chế độ ăn.

Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn là ở những người lao động chân tay. Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh rắm, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đôi khi, chứng táo bón gây hội chứng rối loạn thần kinh- luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi. Thực ra đa số trong số họ khi thăm khám lâm sàng chẳng phát hiện ra bệnh gì, thường chỉ là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột) với các nguyên nhân dễ điều chỉnh.

Chế độ ăn phòng và chữa táo bón

Tăng cường ăn các thức ăn có tính kích thích nhu động ruột, như: Các thức ăn có nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc, bánh mỳ đen, gạo lứt. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế các quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân - kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đi ngoài.

Các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau dền, mùng tơi, rau khoai lang, củ quả (khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu). Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhu động ruột.

Tránh ăn các thức ăn ức chế nhu động ruột, như:

Các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá; các thức ăn nóng, các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…); các thức ăn nhanh (fast food); thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành, củ cải), nấm, các đồ rán.

Ngoài ra, muốn phòng ngừa táo bón phải ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4- 5 bữa/ngày), trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua có tác dụng cải thiện chủng vi khuẩn có lợi trong ruột. Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muộn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại…) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

Uống đủ nước: đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỉ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 - 78% nước. Nếu tỉ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó khăn di chuyển theo ruột già, còn nếu tỉ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo, mỗi ngày uống khoảng 1,5 - 2 lít gồm nước có canh và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…). Nếu có thói quen đi đại tiện buổi sáng thì ngay sau khi ngủ dậy uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc có thể gây táo bón (nói ở trên) thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Chế độ tập luyện

Cuộc sống tĩnh tại ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng táo bón. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi, cầu lông) sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng táo bón. Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng cải thiện đáng kể chức năng của ruột (ruột được xoa bóp), tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết vào thành ruột muối magiê làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột. Và như vậy có thể nói, đi bộ và chạy sức khoẻ thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để chữa chứng bệnh táo bón. Ngoài ra, thường xuyên làm động tác xoa nhẹ ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh sẽ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu tháo của ruột.

Những món ăn hằng ngày chữa trị bệnh táo bón


1.Biểu hiện táo bón

Cần bổ sung thức ăn nhiều chất xơ

Cần bổ sung thức ăn nhiều chất xơ

Sắc mặt vàng, dễ mọc mụn, ăn ít, tăng cân không lý do, bụng ngày càng to… đều có thể do các độc tố trong cơ thể không thể kịp thời bài thải ra ngoài, bị tích tụ lâu ngày, tạo thành gánh nặng cho cơ thể.

Những người bị táo bón lâu ngày, độc tố tích tụ có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội cho bệnh ung thư đại tràng phát tác. Chứng táo bón phần nhiều do thói quen ăn uống, sinh hoạt gây ra, nguyên nhân khác nhau với từng đối tượng.

2.Đối tượng hay mắc táo bón và cách khắc phục

Dân văn phòng

Ngồi lâu ít hoạt động, ăn uống không điều độ, thích ăn cay, hay uống rượu…đều có thể là nguyên nhân táo bón. Ngoài ra, áp lực tinh thần lớn cũng là 1 nguyên nhân thường gặp.

Nhóm đối tượng này nên cải thiện trạng thái hay lo lắng, kịp thời giải toả áp lực, cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ cân bằng hệ thần kinh, giúp ruột và dạ dày được thông suốt.

Trẻ nhỏ

Nhiều trẻ do kén ăn dẫn đến táo bón. Một số em do mải chơi cũng gây ức chế cho việc đại tiện, thời gian dài, chất thải tích tụ quá lâu trong ruột sẽ bị khô, cứng, gây táo bón.

Trẻ bị táo bón thường do hai nguyên nhân gây nên: Do ăn uống qúa ít chất xơ, uống ít nước và do hay nhịn đại tiện, thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo.

Chữa táo bón phải cho trẻ ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ như: Các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau dền…

Nếu trẻ còn nhỏ, nên thái rau nhỏ cho vào cháo, bột. Trẻ lớn có thể luộc, nấu canh rồi cho ăn riêng. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm khoai lang, khoai sọ, khoai tây và ăn nhiều các loại quả chín như đu đủ, chuối, cam, bưởi. Trước khi ăn thì nên xoa bụng cho trẻ để kích thích nhu động ruột.

Đối với trẻ lớn, nên tập thói quen cho trẻ đi đại tiện đúng giờ, khi muốn đi đại tiện phải đi ngay, không được nhịn.

Bà bầu 

Bà bầu bị táo bón chủ yếu do ăn uống quá chọn lọc, vận động ít, hoặc vị trí thai bị lệch ép lên ruột và dạ dày. Bà bầu nên ăn nhiều rau củ chứa nhiều chất xơ,  uống sữa chua, và tăng lượng thời gian vận động.

Người già

Nguyên nhân táo bón chủ yếu ở người cao tuổi do suy yếu các chức năng của các cơ quan nội tạng, khiến ruột và dạ dày hoạt động kém. Người già nên mát-xa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi sáng sớm 100 lần.

Lưu ý: Người bị đi ngoài ra máu, phân đen cần chú ý có thể do niêm mạc bị tổn thương, nặng hơn có thể do viêm loét dạ dày, hoặc do khối u.

Cách đơn giản để trị chứng táo bón: uống 1 ly nước muối loãng, hoặc nước mật ong kết hợp mát-xa bụng và lắc hông mỗi sáng sớm.

Để đề phòng TB hoặc giảm dần bệnh TB nên ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Các loại rau phù hợp với NCT là rau mồng tơi, rau khoai lang, rau muống, rau dền, rau đay. Nên ăn một số thức ăn có nhiều chất xơ. Nên ăn một số quả như: cam, quýt, bưởi (nên ăn cả múi để có chất xơ), đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng, quả mướp. Chuối chín hoặc củ khoai lang cũng có giá trị đáng kể trong việc phòng TB.

3.thực phẩm hàng ngày chữa táo bón

Món ăn trị táo bón

1. Món canh:
- Rau mồng tơi.
- Rau dền đỏ.
- Muối và gia vị.
Hai thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày.

2. Khoai lang củ:
Nấu chín ăn mỗi ngày.

3. Dầu vừng (mè đen): 10 ml.
Mật ong: 15 ml.
Hai thứ hòa lẫn nhau, uống 1 lần/ngày (dùng trong một tuần).

4. Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

5. Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú.

6. Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

7. Giá  Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

8. Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….

Ngoài ra, để phòng ngừa chứng táo bón không nên dùng những thức ăn cay nóng và đồ uống chứa nhiều chất kích thích, nên dùng rau xanh, hoa quả; tránh ngồi lâu, nên vận động (đi lại…); bồi bổ sức khỏe, để cho cơ thể không bị hư suy.

4.Cách massage giảm táo bón:

1. Xoay vòng nhỏ quanh rốn: Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.

2. Xoay vòng lớn xung quanh bụng: Bắt đầu bên trong hông phải, di chuyển ngón tay và mặt lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi.

3. Đạp xe bằng hai chân: Giữ cổ chân bé và một đầu gối gập lại, đẩy đùi ép vào bụng. Tiếp theo kéo chân bé thẳng ra lại và lại gấp bụng như trước. Lặp lại chuyển động xe đạp này nhịp nhàng vài lần. Động tác này làm tăng nhu động ruột.

4. Cong gối tuần tự: Giữ mắt cá bé và cong cả hai gối cùng lúc, đẩy chúng về phía bụng. Giữ hai chân bé ở tư thế này trong vài giây, sau đó kéo xuống nhẹ nhàng đến khi chúng thẳng ra. Lặp lại chầm chậm vài lần. Động tác này sẽ giúp thoát hơi trong ruột ra.

Bên cạnh việc massage bụng, có những cách khác mà bạn có thể làm để giảm hoặc phòng ngừa táo bón.

- Uống nhiều nước: Bảo đảm rằng bé uống đủ nước. Nước cam ép có thể tăng nhu động ruột. Cho bé uống 1 đến 2 lít nước cam pha loãng một ngày. Bạn ép vài trái cam, lấy nước và pha loãng với tỷ lệ một phần nước cam và bốn phần nước đun sôi để nguội.

- Chế độ ăn: Kiểm tra xem chế độ ăn hằng ngày của bé đã đầy đủ những chất cần thiết để phòng ngừa bệnh táo bón chưa. Khi bé được 4 tháng tuổi, cho ăn cháo, bột bắp, trái cây tươi, rau cải và trái cây khô đã nấu nhừ. Từ 6 tháng trở đi, cho bé ăn thêm ngũ cốc và các loại hạt khác. Chất xơ và nước trái cây cũng giúp phòng ngừa táo bón. Phải bổ sung chất béo vào các bữa ăn cho bé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy cần.


Các loại rau quả chữa táo bón cực tốt

Nguyên nhân gây ra chứng táo bón rất đa dạng như chế độ ăn uống không hợp lý, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ, yếu tố tâm lý... nên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ để xác định phương pháp điều trị phù hợp, tránh dẫn đến các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư trực tràng, đại tràng, hậu môn …

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau củ có tác dụng chữa táo bón hiệu quả. Dưới đây là một số loại rau, củ, quả rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày điều trị căn bệnh trên:

Rau mồng tơi: Dùng một nắm lá mồng tơi, rửa kỹ, giã nát vắt lấy nước cốt pha với một tách nước uống, chỉ một vài lần là thấy ruột mát, đi đại tiện dễ dàng. Khi dùng thang này, tránh ăn các thứ cay, nóng, uống rượu; khi uống được vài giờ, ăn thêm củ Khoai lang luộc rất hiệu  nghiệm.

Rau má: Dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài ngày.

Rau diếp cá: Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau đó uống thay trà.

Cà chua: Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.

Cà rốt: Đây là loại củ chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

Khoai lang: Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Thêm vào đó, vào mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, bạn cũng nên cần uống một cốc nước đun sôi để nguội sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong suốt 1 ngày bạn cần đáp ứng 2 lít nước cho cơ thể.

THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TÁO BÓN ĐƠN GIẢN


Bài thuốc chữa táo bón

Bài thuốc chữa táo bón

Táo bón Đông y gọi là táo kết, nguyên nhân do khí hư, huyết hư, do nhiệt tà tích tụ ở đại trường; do âm hư sinh nội nhiệt; do ăn nhiều thức ăn cay nóng. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh này hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Táo bón do huyết hư: người bệnh gầy, niêm mạc nhợt nhạt, hay bị hoa mắt chóng mặt… Dùng một trong các bài:

Bài 1: đương quy 16g, thục địa 16g, hà thủ ô 16g, đại táo 10g, bạch thược 12g, chỉ xác 12g, đào nhân 12g, cam thảo 10g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, hoa kim ngân tươi 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: hà thủ ô 16g, cỏ mực 16g, tang diệp 16g, rau má 20g, sinh địa 12g, chỉ xác 10g, đào nhân 12g, kê huyết đằng 15g, đại táo 12g, sơn tra 10g, thảo quyết minh (sao vàng) 16g, đương quy 16g, sa sâm 16g, mộc thông 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: đương quy 20g, ngưu tất 16g, chỉ xác 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, ngân hoa 12g, nhục thung dung 12g, đại táo 10g, sa sâm 16g, hồng hoa 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo tón do khí trệ: thường gặp ở người cao tuổi, thể trạng hư yếu, người mệt mỏi, toát mồ hôi, hông sườn đầy ách, lưỡi đỏ, mắt đỏ… Dùng một trong các bài:

Bài 1: chỉ xác 12g, đại hoàng 5g, trần bì 12g, sinh địa 12g, sa sâm 16g, hoàng kỳ 10g, kim ngân hoa 14g, cam thảo 12g, rau má 16g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, bạch thược 12g, bạch linh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: trần bì 12g, chỉ xác 12g, mộc thông 16g, sinh địa 16g, sa sâm 16g, sâm hành 16g, thăng ma 10g, hồng hoa 6g, cam thảo 10g, mơ muối 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: mộc thông 12g, binh lang 10g, đào nhân 12g, hồng hoa 8g, nhục thung dung 10g, sinh địa 10g, trần bì 10g, sa sâm 16g, cam thảo 10g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do nhiệt tà tích tụ ở đại trường: người bệnh miệng khô họng ráo, khó ngủ, bụng nổi cục, chất lưỡi đỏ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cát căn 16g, sinh địa 16g, cỏ mực 16g, chỉ xác 12g, trần bì 12g, đại hoàng 6g, bạch thược 12g, sa sâm 16g, hồng hoa 8g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: sinh địa 16g, chỉ xác 12g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, tri mẫu 10g, hoàng bá 10g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, liên kiều 12g, cát căn 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: trần bì 12g, chỉ xác 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, rau má 20g, cỏ mực 20g, cát căn 16g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý:Để phòng bệnh táo bón, nên ăn nhiều rau, hoa quả chín, kiêng ăn các chất cay nóng, khô cứng, uống đủ nước (1,5 – 2 lít nước/ngày), vận động tập luyện vừa sức, tránh ngồi lâu.






Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả -
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Ăn gì chữa táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Bệnh táo bón ở trẻ em
Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả







(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý