Chữa táo bón bằng nghệ và mật ong hiệu quả nhanh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa táo bón bằng nghệ và mật ong hiệu quả nhanh

19/04/2015 06:03 AM
2,410

Chữa táo bón bằng nghệ và mật ong hiệu quả nhanh. Táo bón có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước, bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn và sử dụng thuốc nhuận tràng. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng mật ong và nghệ chữa táo bón.


Kết quả hình ảnh cho Chữa táo bón bằng mật ong



CÁC CHỮA BỆNH TÁO BÓN BẰNG MẬT ONG VÀ NGHỆ

Cách giải độc và chữa táo bón hiệu quả bằng mật ong

Mật ong không chỉ tốt cho da mà còn hữu ích cho đường ruột

Mật ong

Mật ong có nhiều chức năng bổ sung dinh dưỡng tự nhiên. Nó không chỉ có lợi cho sự gia tăng giải độc gan, phổi và ruột mà còn có thể hỗ trợ tiêu hóa đắc lực cho dạ dày. Mật ong còn có tác dụng diệt khuẩn tuyệt vời cũng như hiệu quả giải độc rất tốt. Nó giúp cơ thể bài tiết những chất độc tích lũy, nhờ đó cải thiện táo bón và chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Vì vậy, nhưng người gặp vấn đề về tiêu thụ chất béo cũng nên chú ý đến mật ong trong chế độ ăn uống của mình. Để nâng cao hiệu quả ngăn chặn táo bón thì bạn nên uống thêm một cốc mật ong pha với nước ấm vào buổi tối.

Mật ong có chứa lượng đường cao, giàu vitamin và khoáng chất, có thể đốt cháy năng lượng cơ thể. Lượng đường chất lượng cao khi vào trong máu biến thành năng lượng, loại trừ mệt mỏi, giảm bớt cơn đói. Đây là loại thực phẩm không đắt mà lại hiệu quả để giảm trọng lượng, đặc biệt tốt cho táo bón bị gây ra bởi bệnh béo phì.

Do đó, giảm cân với mật ong đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn, đồng thời lại chống được táo bón. Hơn thế, sau một thời gian tuân thủ thì làn da thô trở nên mềm và ẩm hơn.

Nước muối loãng

Trong những trường hợp bình thường, sau khi dư lượng thức ăn bữa tối được tiêu hóa, một phần tích tụ trong ruột, qua một đêm không được bổ sung thêm nước, cộng với vi khuẩn trong đường ruột sẽ lên men và sản xuất ra các chất có hại.

Buổi sáng, trước khi ăn bất kỳ thứ gì thì một ly nước muối ấm có thể giúp làm sạch cặn, khử trùng, giúp ngăn chặn sự hấp thụ quá nhiều nước cho đại tràng, giảm tình trạng táo bón, phòng ngừa viêm dạ dày mãn tính, cải thiện chức năng miễn dịch...

Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu vitamin E (gấp 2 lần gạo nâu). Khoai lang màu vàng còn rất giàu vitamin B, carotene và phòng chống ung thư. Nó còn giàu cellulose có thể loại bỏ các cholesterol cũng như khắc phục tình trạng táo bón. Thậm chí ăn nhiều khoai thì bạn sẽ không bị tiêu chảy nữa.

Nước trái cây

Theo các nghiên cứu Y học Mỹ đã chỉ ra thì phần lớn nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của táo bón là do thiếu nhu động ruột. Trái cây tự nhiên có chứa chất xơ pectin hòa tan trong nước tự nhiên và chất xơ thực vật không hòa tan. Sự kết hợp của hai loại chất xơ rất hiệu quả có thể làm tăng khả năng của nhu động ruột, làm tăng số lần đi tiêu.

Nước trái cây tổng hợp có chứa sorbitol và xylitol. Trong đó, xylitol thúc đẩy dạ dày trống rỗng và làm giảm nhu động ruột, còn sorbitol lại có tác dụng thư giãn làm dịu dạ dày, điều tiết hệ thực vật đường ruột và giúp làm mềm các chất bài tiết đường ruột. Vì vậy, chúng có một hiệu quả đặc biệt giảm táo bón nhanh chóng.

Đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa một lượng lớn các chất xơ, có tác dụng nhất định để điều trị táo bón. Đồng thời nó cũng chứa kali giúp lợi tiểu. Hai thành phần này có thể giúp loại bỏ các thành phần không cần thiết như cholesterol và bài tiết muối. Nhờ đó, đậu đỏ được xem như là thực phẩm giải độc tốt.

Súp đậu đỏ có thể điều trị bệnh thận, tim, gan, viêm nhiễm, suy dinh dưỡng và các nguyên nhân của chứng phù khác. Nghiền đậu thành bột, ăn kèm với trứng hoặc mật ong hay giấm có thể chữa bệnh quai bị và tất cả các nhọt độc sưng tại chỗ.

Sữa chua

Sữa chua có tác dụng giảm cân, chủ yếu là bởi vì nó có chứa một lượng lớn các vi khuẩn axit lactic, hiệu quả là có thể điều chỉnh sự cân bằng của hệ thực vật trong cơ thể, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và do đó giảm táo bón.

Táo bón lâu dài và tăng cân có một mối quan hệ nhất định. Vì thế sữa chua còn có ý nghĩa khác, uống sữa chua khi đói có thể làm giảm bớt sự thèm ăn khẩn cấp, do đó làm giảm lượng ăn ở bữa ăn kế tiếp.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sữa chua. Vì chính bản thân sữa chua chứa một lượng nhiệt nhất định. Trên cơ sở của chế độ ăn uống ban đầu mà cố tình ăn thêm, sữa chua sẽ gây tăng cân. Cách tốt nhất là lựa chọn các loại sữa chua đã được tách béo hay hàm lượng calo thấp. Chúng không gây nóng, không làm tích tụ chất béo trong cơ thể nên giảm táo bón nhanh chóng.

TÁC DỤNG CỦA NGHỆ


Ở Việt Nam nghệ có ở rất nhiều nơi, từ đồng bằng tới miền núi. Ở một số vùng Hà Giang và Lai Châu, nghệ là những cây "dại" mọc chiếm chỗ của ngô, sắn trên nương rẫy, nhưng đồng bào dân tộc không loại bỏ nó vì chính cây, lá và cả "củ" nghệ nữa, khi thối rữa lại chính là nguồn phân bón nương rất tốt.

Kết quả hình ảnh cho Chữa táo bón bằng mật ong

Nghệ có hai loại "củ", củ chính là thân rễ của nó, "củ cái" là những thân rễ mà cây từ đó mọc lên đã ra hoa và tàn lụi, thường có độ tuổi 2 - 3 năm. "Củ con" là những nhánh mọc ra hàng năm rất dễ thối hỏng khi bị ẩm ướt.

Nghệ thu hoạch vào mùa đông khi lá bắt đầu tàn lụi, còn nếu trồng ở vườn nhà hay chậu cảnh, khi bạn cần cứ bới đất lấy một vài nhánh cũng không sao.

 

Nghệ có tên khoa học là Cureuma longa.L thuộc họ Gừng (Zingiferaceae). Y học cổ truyền dùng nghệ với tên khương hoàng (thân rễ) và uất kim (củ nghệ). Từ xa xưa nghệ đã được sử dụng để chữa bệnh.

 

Nghệ vàng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ nghệ) có vị cay đắng, mùi thơm, hắc, tính ấm có tác dụng thông kinh chi thống tiêu mũi, liền da... Tác dụng: Thông ứ, hành huyết, dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, đầy bụng, tức ngực, khó thở, đau vùng hạ sườn phải,... Sản phụ đẻ máu hôi không ra hết, huyết ứ gây đau bụng.

Dùng ngoài: Giã đắp vào những vết thương bầm dập, ung nhọt,... đỡ đau hoặc đã lở loét không lành.

Đặc biệt nghệ có tác dụng chữa viêm loét dạ dày rất tốt, có thể dùng theo hai cách sau:

Nghệ tươi 20-30g (củ cái càng tốt) bẻ vỡ, gãi dập vắt lấy nước hoặc xay vụn. Mật ong 5-10g, khoảng một thìa cà phê (5g) hay một thìa canh (10g) hấp vào nồi cơm ăn hằng ngày vào lúc 10 giờ sáng hoặc 10 giờ tối (trước đi ngủ) hay khi dạ dày rỗng. Bài thuốc này không những làm hết viêm loét dạ dày mà còn giúp thông ứ, hành huyết,... chị em uống liên tục từ 3-6 tháng, da dẻ mịn màng, nước da sáng bóng rất đẹp, lại thêm hành kinh đều, máu đỏ, hết đau bụng, đầy hơi: ăn ngủ tốt. Và nhất là không gây béo phì.

Bột nghệ khô 5-10g. Mật ong một thìa cà phê (5g), nước ấm 100ml pha uống vào lúc đói cũng rất hay.

Ở thị trường có bán viên nghệ mật ong chữa dạ dày cũng rất tốt.

Nghệ với phụ nữ sau sinh

Dùng ngoài: Giã nghệ thành bột nhão mịn, có thể cho thêm chút nước, xoa hết mặt mũi, chân tay và cả người ngay sau khi sinh, ngày 1-2 lần bạn sẽ giữ được nước da mịn màng, trắng hồng và ít bị tàn nhang hoặc rám má cho tới lúc tuổi già (60-70 tuổi). Đây là cách mà các bà, các mẹ đã dùng và truyền lại cho người viết bài này. Bạn bè ở tuổi 60-70 bây giờ, khi sinh nở nếu bôi nghệ toàn thân thì vẫn có nước da mịn và ít bị rám hơn nhiều người cùng tuổi.

Dùng trong: Có thể cho sản phụ uống nước nghệ tươi và mật ong hấp chín ngày một lần trong một tuần đến 10 ngày, ai dùng càng lâu càng tốt, sẽ không bị ra máu hôi kéo dài, bụng dạ không bị phản ứng với thức ăn lạ.

Có thể giã nghệ rang với thịt thăn nạc cho sản phụ ăn. Đây là cách ngày xưa các cụ vẫn làm mà thường khi đó chỉ có nghệ rang với muối trắng. Cách này rất tốt cho hệ tiêu hóa, cũng như giúp cho hành huyết, thông ứ rất hay.

Uất kim (củ nghệ): Có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng hành huyết, phá ứ, hành khí, giải uất rất tốt. Thường dùng chữa: Khí huyết uất trệ, hạ sườn đau, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu... Đặc biệt đối với chảy máu cam thì khó có vị thuốc nào sánh nổi với uất kim.

Cách dùng:

Với trẻ hay bị chảu máu cam: Bột uất kim một ít, dùng bông thấm bột này nhét vào mũi - cầm rất nhanh. Cho uống: Bột uất kim 5g/lần với nước ấm sẽ tăng độ bền mạch máu có thể phòng bệnh được.

Nghệ chữa ung thư

Hiện nay, nghệ là cây thuốc được chú ý đến trong phòng chống ung thư.

Tinh nghệ: TS. Ngô Đình Tỵ và cộng sự đã triết từ nghệ một hợp chất thô mà ông gọi là tinh nghệ dùng để chữa bệnh ung thư rất tốt. Chế phẩm này đã được bán rộng rãi trên thị trường và được xuất sang nước ngoài. Có thể uống theo chỉ dẫn trên chế phẩm.

Trong hoàn cảnh mỗi người, ta có thể tự chế nghệ như phương pháp trên đã giới thiệu (nghệ tươi - mật ong) là cách phòng tránh ung thư và các bệnh huyết mạch rất tốt. Các bệnh như xơ vữa động mạch, có thể giảm nhiều nếu bạn dùng thường xuyên nghệ và mật ong.

Nghệ trong y học dân gian thế giới

Ở Ấn Độ:

Nghệ được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, lọc máu, chữa sốt rét, trị cảm lạnh (nước nghệ tươi + sữa nóng sôi).

Nước ép nghệ tươi dùng làm thuốc bôi chữa nấm, côn trùng cắn, gây mẩn ngứa, chữa chấy, rận, ghẻ lở.

Bột nghệ từ củ cái + 5% vôi đắp chữa đau khớp.

Cao nghệ 20% uống ngày 30ml có tác dụng phụ trợ chữa viêm tấy có mủ và các bệnh về mật.

Hình ảnh có liên quan

Ở Trung Quốc:

Nghệ được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hóa. Nghệ được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Dùng ngoài: nước ép nghệ có thể bôi để làm lành vết thương, trị nấm tóc.

Ở Nêpan:

Ngoài các tác dụng trên, họ dùng nước ép nghệ tươi uống 20-30ml/lần để chữa giun sán có hiệu quả.

Hiện nay, nghệ (chủ yếu là tinh nghệ) được dùng kết hợp để phòng và chống ung thư có hiệu quả với ung thư tiêu hóa và ung thư tử cung, ngày từ 5-10g, chia 2 lần uống kết hợp với nhiều thuốc khác.

Một số bài thuốc từ nghệ

Sỏi mật: Nghệ khô 12g, lá vảy rồng (kim tiền thảo) 40g, mộc hương 4g, nhân trần 12g, chi xác 8g, đại hoàng 8g, sắc uống hàng ngày, mỗi lần uống từ 150-200ml.

Chữa trĩ ngoại: Nghệ tươi giã nhuyễn đắp vào trĩ ngoại, có thể chống viêm và chống chảy máu rất tốt.

Kinh nguyệt không đều, ra máu cục, máu đen: Nghệ 8g, ích mẫu, kê huyết đằng 16g, sinh địa 12g, xuyên khang 8g, đào nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trước hành kinh 10 ngày, mỗi lần 5 thang liền trong 3 tháng.

Chữa đái ra máu, đái rắt: Nghệ 40g, hành hoa 1 nắm (lấy phần trắng) giã lấy nước uống, ngày 2 lần tới khi khỏi

Phòng hậu sản: Nghệ bột 4-8g uống với nước hàng ngày. Nghệ tươi 1 củ nướng chín ăn hàng ngày.

Chữa ra mồ hôi nhiều: Nghệ, củ cây vú bò (cây gió), ngũ bội tử tán bột hòa với ít nước đắp vào rốn. (Theo Hải Thượng Lãn Ông)

Nghệ một gia vị thân quen, một cây thuốc quý chữa nhiều bệnh, xin giới thiệu để mọi người cùng biết.


Điều trị và ngăn ngừa bệnh táo bón

Bí quyết chữa táo bón

Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau.
 

MỘT SỐ CÁCH CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ KHÁC  BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN
 

1.   Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

2.   Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

3.  Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

4.  Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

Bí quyết chữa táo bón - 1

Ăn đậu đen nấu nhừ cùng mật ong chữa trị bệnh táo bón.

5.   Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.

6.  Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.

7.  Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

Bí đỏ chữa đau đầu, táo bón

Nếu bị đau đầu, táo bón, ho hay đau dạ dày… bạn có thể dùng bí đỏ để hỗ trợ việc điều trị.

Bí đỏ có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho…

Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị.

Chữa mề đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.

Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.

Bí đỏ chữa đau đầu, táo bón - 1

Hạt bí đỏ chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng.

Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.

Chữa ho, tiêu đờm: Hạt bí đỏ 30 gr để cả vỏ, cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường trắng. Ngày uống ba lần, mỗi lần 1,5 gr.

Chữa đau dạ dày: Quả bí đỏ sắc lấy nước uống.

Cách cải thiện bệnh táo bón
 

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TÁO BÓN

Mọi người vô tư bày tỏ về tình trạng bản thân bị đau cột sống hoặc nhức đầu. Song tảng lờ táo bón, làm như nó không hề tồn tại. Trong khi trung bình cứ bốn người có một người là nạn nhân…

Táo bón được coi là bệnh của nền văn minh, bởi nguyên nhân chính gây bệnh là lối sống và cách ăn uống. Chúng ta ăn quá mỡ màng, trong khi né tránh những thực phẩm khả dĩ hỗ trợ chức năng ruột.

Nếp sống ngồi nhiều, hàng ngày vội vã, căng thẳng cũng là đồng minh mẫn cán của chứng bệnh. Không phải lo lắng – nếu thỉnh thoảng bị táo bón. Song dứt khoát cần điều chỉnh hoạt động của ruột vì sức khỏe – nếu táo bón thường xuyên.

1.    Không vội vàng sáng sớm

Vào thời điểm này trong ngày chính là lúc trực tràng hoạt động tích cực nhất. Tuy nhiên sáng sớm bạn thường vội vã đến mức không có thời gian ngồi hơi lâu trong toa lét. Hệ quả phản xạ tự nhiên làm rỗng trực tràng bị thui chột theo thời gian – yếu tố dẫn đến tình trạng táo bón vì thói quen.

Vậy nên hãy cố gắng dậy sớm hơn dăm, mười phút buổi sáng, để có đủ thời gian “làm vệ sinh đường ruột”.

2.    Hãy lắng nghe cơ thể

Không phớt lờ cảm giác buồn đại tiện – những khi ở xa nhà. Sẽ tự tạo cho mình táo bón – nếu thường xuyên cố sức nhịn. Nếu muốn có cảm giác an toàn và thoải mái hơn trong toa lét công cộng – hãy sử dụng giấy vệ sinh lót bệ xí.

Cách cải thiện bệnh táo bón - 1

Chất xơ chống lại táo bón bằng thành phần tan và không tan trong nước. (ảnh minh hoạ)

3.    Ăn chất xơ nhiều hơn

Ăn chất xơ vốn phát huy tác dụng kích thích đội quân vi sinh vật có ích ký sinh trong ruột, làm gia tăng tính mềm mại của cặn bã thức ăn dư thừa, bởi chất xơ hấp thụ nước. Chất xơ chống lại táo bón bằng thành phần tan và không tan trong nước.

Thành phần thứ nhất (“chất thịt” của rau xanh, hoa quả và ngũ cốc) điều chỉnh các quá trình tiêu hóa, thành phần thứ hai (vỏ quả, thực vật có nốt sần, vỏ hạt ngũ cốc…) càn quét cặn bã thức ăn. Rau xanh, hoa quả, thực vật có nốt sần, hạt ngũ cốc… là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

4.    Uống nhiều nước, nước ép hoa quả

Trong vòng một ngày cần uống khoảng 2 lít nước. Nhờ thế cặn bã thức ăn sẽ không bị vón cục và cơ thể dễ đào thải hơn. Ngoài ra nước ép hoa quả (thí dụ nước cam, nước chanh, nước đu đủ…) chứa axit hoa quả vốn phát huy tác dụng như chất tẩy nhẹ.

Cần tránh những loại nước uống có ga. Khí các bô níc ẩn mình trong loại nước này gây hiệu ứng đầy hơi, táo bón.

5.    Tăng cường men vi sinh

Những vi khuẩn thân thiện với con người thuộc dòng Bifidobacterium (thí dụ ActiRegularis) phát huy tác dụng điều hòa hoạt động của ruột, thúc đẩy sự chuyển dịch thức ăn đã tiêu hóa. Một số sản phẩm lên men của sữa bò như sữa chua, pho mát chứa nhiều vi khuẩn này.

6.    Tránh sử dụng thuốc tẩy rửa

Hạn chế tẩy rửa hệ tiêu hóa. Việc sử dụng loại thuốc này thường xuyên sẽ tiêu diệt đội quân vi sinh vật có lợi ký sinh trong ruột và làm suy giảm khả năng nhu động ruột.

Cách cải thiện bệnh táo bón - 2
Tăng cường hạt thực vật có dầu để hạn chế táo bón. (ảnh minh họa)

7.    Tăng cường hạt thực vật có dầu

Hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt cải… ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng cặn bã thức ăn mất nước và giúp chúng lưu thông dễ dàng trong ruột. Ngoài ra dầu hạt thực vật còn kích thích nhẹ thành ruột, khuyến khích hoạt động của vi khuẩn.

Nếu có điều kiện, mỗi ngày uống một thìa cà phê dầu hạt cải. Chỉ cần nhớ: nhất thiết phải chiêu bằng một ly nước đun sôi để nguội.

8.    Cần gõ cửa phòng khám, nếu…

-    Bị táo bón luân phiên tiêu chảy.

-    Xuất hiện máu trong phân.

-    Táo bón liên tục không thể tự xoay xở được.

-    Nghi ngờ phiền toái xuất hiện có liên quan đến sử dụng thuốc.

Cách cải thiện bệnh táo bón

Mọi người vô tư bày tỏ về tình trạng bản thân bị đau cột sống hoặc nhức đầu. Song tảng lờ táo bón, làm như nó không hề tồn tại. Trong khi trung bình cứ bốn người có một người là nạn nhân…

Táo bón được coi là bệnh của nền văn minh, bởi nguyên nhân chính gây bệnh là lối sống và cách ăn uống. Chúng ta ăn quá mỡ màng, trong khi né tránh những thực phẩm khả dĩ hỗ trợ chức năng ruột.

Nếp sống ngồi nhiều, hàng ngày vội vã, căng thẳng cũng là đồng minh mẫn cán của chứng bệnh. Không phải lo lắng – nếu thỉnh thoảng bị táo bón. Song dứt khoát cần điều chỉnh hoạt động của ruột vì sức khỏe – nếu táo bón thường xuyên.

(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý