Làm thế nào để chữa bệnh táo bón nhanh khỏi?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm thế nào để chữa bệnh táo bón nhanh khỏi?

19/04/2015 06:03 AM
599

Làm thế nào để chữa bệnh táo bón nhanh khỏi? Những cách chữa bệnh táo bón đơn giản an toàn sau đây giúp chữa bệnh táo bón hiệu quả! Hãy cùng tham khảo nhé!








LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỮA BỆNH TÁO BÓN NHANH KHỎI




Táo bón được định nghĩa theo y khoa là có dưới 3 lần đi tiêu mỗi tuần và táo bón nặng là khi có dưới một lần đi tiêu mỗi tuần.


Táo bón thường là do sự di chuyển phân trong đại tràng chậm.


Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, gồm có:


- Do dinh dưỡng: Những người bị táo bón thường có chế độ ăn không hợp lý. Đặc biệt với những người ăn ít chất xơ, vì chất xơ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tiêu hóa và co bóp của dạ dày. Những người có chế độ ăn kiêng khắt khe cũng dễ bị táo bón.


- Uống ít nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển chất trong cơ thể và giúp thức ăn dễ tiêu hóa. Khi lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, rất dễ gây táo bón.


- Do tâm lý: Thói quen nhịn đi cầu, đặc biệt là vừa đi vừa đọc sách, báo làm kéo dài thời gian đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.


- Một số nguyên nhân khác: Do bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng… Sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng như: Thuốc giảm đau, thuốc điều trị tăng huyết áp. Nghề nghiệp phải ngồi lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân của táo bón.


Táo bón kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, ăn không ngon, đầy bụng, trướng hơi. Biến chứng nguy hiểm hơn là nó có thể gây bệnh trĩ hoặc sa hậu môn…


Phòng bệnh bằng cách tập luyện thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng; Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống đủ lượng nước trong ngày; Xoa bóp bụng hàng ngày để quá trình co bóp đại tràng đẩy phân di chuyển trong ruột được dễ dàng; Có thể sử dụng thuốc điều hòa hoặc tăng cường co bóp đại tràng nhưng phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.


Người trẻ tuổi nên có một thói quen ăn uống hợp lý để phòng tránh táo bón: ăn đủ chất xơ thường có trong rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn 25 – 30g chất xơ tức khoảng 300g rau trái cây. Khi vào cơ thể, chất xơ không bị tiêu hóa, hấp thu tại ruột và hút nước làm phân trở nên mềm, xốp, giúp nhuận trường. Cũng nên, phối hợp đồ ăn thức uống và thay đổi món ăn thường xuyên để tạo cảm giác ngon miệng và tận dụng hết những ưu thế của các thực phẩm khác nhau. Ngoài việc uống nhiều nước để phân trong ruột luôn mềm nhão; nên hạn chế nước trà đặc, cà phê, côca côla… Các loại nước trái cây, nước rau, canh súp lỏng cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.


Nhân viên một số ngành nghề đòi hỏi phải ngồi lâu, bất động như thợ may, nhân viên vi tính, lái xe… nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để vận động cơ thể phòng ngừa táo bón và tập một thói quen đi cầu đúng giờ, chẳng hạn như đi cầu vào buổi sáng để tránh nhu cầu phát sinh trong lúc đang làm việc.


  CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN NHANH KHỎI

  Chữa bệnh táo bón bằng thuốc Tây


Thuốc xổ làm mềm phân, trơn phân (softening laxative) là thuốc chứa dầu khoáng chất như paraftin hoặc các chất giúp thấm nước tốt như natri docusat (Norgalax) hoặc chứa glycerol như Rectiofar dùng bơm hậu môn. Thuốc có đặc tính là sau khi uống hoặc bơm vào hậu môn sẽ bao lấy khối phân để phân trở nên trơn trong ruột nên dễ được bài tiết ra ngoài. Thuốc có thể làm giảm sự hấp thu nước, giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Thuốc cũng có tác dụng kích thích niêm mạc trực tràng nhưng vẫn có tính nhuận trường và ôn hòa. Người già, người suy nhược không đủ sức rặn, phụ nữ có thai, trẻ em, các trường hợp phân khô cứng thích hợp với việc sử dụng thuốc này.


Mặc dù thuốc nhuận trường có tác dụng nhanh, hiệu quả trong những trường hợp cấp cứu nhưng không nên lạm dụng dùng dài ngày xuyên vì sợ rằng chúng có thể tổn thương đại tràng vĩnh viễn.


Để điều trị khỏi táo bón, hãy bắt đầu bằng cách thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống như năng vận động, uống đủ nước… Chỉ sử dụng thuốc khi thay đổi lối sống không cải thiện được tình hình và nên tới bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về loại thuốc phù hợp và cách dùng.

Ăn uống và tập luyện chữa trị chứng táo bón

Sự rối loạn chức năng của bất kỳ một đoạn nào của đại tràng (6 đoạn) đều có thể gây chứng táo bón. Chức năng co bóp của ruột bị ảnh hưởng bởi thành phần của thức ăn, trạng thái của các chủng vi khuẩn trong ruột.

Táo bón có thể do yếu tố thần kinh ở những người luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, điều kiện đi đại tiện không thuận tiện (chỗ, thời gian…). Ngoài ra, một số bệnh như trĩ, nứt hậu môn, thoát vị thành bụng, thoát bị bẹn, một số thuốc (antacid, kháng sinh, an thần, chống trầm cảm, chống nôn, lợi tiểu, chữa trị viêm loét dạ dày, hạ huyết áp) cũng có thể gây táo bón.

Ai hay bị táo bón?

Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, bệnh dạ dày, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột, với biểu hiện tăng khoảng thời gian giữa các lần đi đại tiện so với mức sinh lý bình thường hay thường xuyên không đi hết phân. Mức sinh lý bình thường được coi là đi đại tiện không quá 2 – 3 lần/ngày, không ít hơn 3 lần/tuần. Nếu thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g) là bị bệnh táo bón.

Điều trị chứng táo bón là một công việc khó khăn, thành công phụ thuộc nhiều vào sự xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, nhưng trước hết - nguyên tắc cơ bản là sự điều chỉnh chế độ ăn.

Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn là ở những người lao động chân tay. Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh rắm, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đôi khi, chứng táo bón gây hội chứng rối loạn thần kinh- luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi. Thực ra đa số trong số họ khi thăm khám lâm sàng chẳng phát hiện ra bệnh gì, thường chỉ là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột) với các nguyên nhân dễ điều chỉnh.

Tăng cường ăn các thức ăn có tính kích thích nhu động ruột, như: Các thức ăn có nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc, bánh mỳ đen, gạo lứt. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế các quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân - kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đi ngoài.

Các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau dền, mùng tơi, rau khoai lang, củ quả (khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu). Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhu động ruột.

Tránh ăn các thức ăn ức chế nhu động ruột, như:

Các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá; các thức ăn nóng, các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…); các thức ăn nhanh (fast food); thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành, củ cải), nấm, các đồ rán.

Ngoài ra, muốn phòng ngừa táo bón phải ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4- 5 bữa/ngày), trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua có tác dụng cải thiện chủng vi khuẩn có lợi trong ruột. Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muộn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại…) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

Uống đủ nước: đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỉ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 - 78% nước. Nếu tỉ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó khăn di chuyển theo ruột già, còn nếu tỉ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo, mỗi ngày uống khoảng 1,5 - 2 lít gồm nước có canh và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…). Nếu có thói quen đi đại tiện buổi sáng thì ngay sau khi ngủ dậy uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc có thể gây táo bón (nói ở trên) thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Một số thực phẩm thông thường có tác dụng nhuận trường, rất tốt cho người bị táo bón:


Các loại rau: Rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, rau càng cua, lá sâm mồng tơi, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ…


- Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam quít, chuối, thơm, táo, lê…

- Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…

- Ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức…

- Các loại khác: Hạt é, rau câu, sương sâm, sương sáo, đậu ma…

  Chứng táo bón tuy chỉ giống tật nhỏ, nhưng lại là căn nguyên của không ít bệnh khác bởi thực phẩm bị lưu lại quá lâu trong ruột sẽ sinh ra hơn 30 loại độc tố, theo tuần hoàn máu đi vào lục phủ ngũ tạng, gây bệnh cho các cơ quan trong cơ thể.

Mách bạn 6 thực phẩm dưới đây có thể nhanh chóng giúp giải quyết tật nhỏ này:

Sữa chua

 Những thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả

Các loại sữa chua đều có thể phòng ngừa chứng táo bón. Lợi khuẩn probiotics và lactobacillus sinh ra trong quá trình lên men sữa có công dụng điều hoà các vi khuẩn đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng cho chức năng ruột. Nhờ đó, không chỉ giúp ngăn ngừa chứng táo bón, mà còn phòng ngừa bệnh tiêu chảy.

Lưu ý: Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn dễ gây táo bón. Do trong hoa quả chứa nhiều các loại axit hữu cơ, axit tannic và các loại men protein có hoạt tính mạnh, dùng không đúng lúc có thể gây kích thích và làm tổn thương dạ dày. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, chất protein, tinh bột vốn được tiêu hoá chậm sẽ gây trở ngại cho việc tiêu hoá hoa quả. Do đó các thực phẩm bị lưu lại trong dạ dày. Hoa quả dưới tác dụng của nhiệt độ cơ thể sẽ có phản ứng lên men, thậm chí thối rữa, từ đó gây ra các hiện tượng như chướng khí, táo bón…

Các loại hạt khô

 Những thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả

Hàm lượng chất xơ tốt trong các loại hạt khô không ít hơn trong các loại rau quả. Trong các loại hạt khô chứa nhiều vitamin B, E, protein, axit linoleic mang lại tác dụng nhuận tràng thông tiện, trị chứng táo bón rất hiệu quả.

Táo

 Những thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả

Táo là thực phẩm tính ôn, người có thể chất hàn hay nhiệt đều có thể sử dụng. Trong táo chứa nhiều pectin giúp dung hoà các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hoà chức năng dạ dày, ngăn ngừa táo bón.

Măng tây

 Những thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả

Măng tây chứa lượng đường và chất béo thấp, hàm luợng chất xơ cao, tuyệt đối là thực phẩm tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, với hàm lượng nước và chất xơ tốt phong phú, măng tây rất có công hiệu trong việc điều trị chứng táo bón.

Cà chua

 Những thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả

Giá trị dinh dưỡng phong phú của cà chua từ lâu đã được biết đến. Mùa hè ăn nhiều cà chua còn có tác dụng ngăn ngừa tia tử ngoại. Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.

Mật ong

 Những thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả

Theo Đông y, mật ong có công dụng thông tiện, giải suy nhiệt, trị chứng bệnh về tim, trung hoà các loại thuốc, điều hoà sắc mặt. Trong mật ong chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các loại enzyme phong phú. Các loại enzyme sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn 1 thìa mật ong trước khi ngủ để đẩy lùi chứng táo bón!


Chữa táo bón bằng các món canh

Món ăn trị táo bón

1. Món canh:
- Rau mồng tơi.
- Rau dền đỏ.
- Muối và gia vị.
Hai thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày.

2. Khoai lang củ:
Nấu chín ăn mỗi ngày.

3. Dầu vừng (mè đen): 10 ml.
Mật ong: 15 ml.
Hai thứ hòa lẫn nhau, uống 1 lần/ngày (dùng trong một tuần).

4. Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

5. Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú.

6. Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

7. Giá  Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

8. Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….

Ngoài ra, để phòng ngừa chứng táo bón không nên dùng những thức ăn cay nóng và đồ uống chứa nhiều chất kích thích, nên dùng rau xanh, hoa quả; tránh ngồi lâu, nên vận động (đi lại…); bồi bổ sức khỏe, để cho cơ thể không bị hư suy.

Táo bón là một triệu chứng xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt hay gặp ở người lớn tuổi. Nếu không được chữa trị sớm, táo bón sẽ gây nhiều biến chứng.

PGS-TS-BS Lưu Thị Hiệp - Trưởng khoa Đông y BV Đa khoa Hồng Đức III (TP.HCM) cho biết, để tránh táo bón không cần dùng những loại thuốc đắt tiền, mà chỉ cần các món ăn thường dùng như rau củ quả được chế biến dưới nhiều dạng: canh, rau luộc, chè, trái cây… cũng có hiệu quả cao. Cụ thể:

1. Canh chua đậu bắp:
Thuc pham tri tao bon

Đầu cá lóc tươi, rửa sạch. Đậu bắp rửa sạch cắt đoạn 4cm, cà chua xắt ra thành từng múi, giá rửa sạch ngâm nước cho trắng, me cạo sạch vỏ ngoài. Nấu chín me, vớt ra tô, dằm me cho ra hết chất chua, nêm vào một ít đường, muối. Khi nước sôi, cho cá, đậu bắp vào, nêm vừa ăn. Khi đậu bắp chín cho giá và cà chua vào, nhấc nồi xuống, sau đó cho vào rau thơm như: rau quế, rau om, ngò tây.

Chú ý: Người có hội chứng dạ dày - tá tràng không nên ăn canh chua. Ngoài ra, có thể ăn canh mồng tơi, rau ngót nấu với tôm hay thịt hoặc canh rau đay. Rau đay nấu với cua đồng có tác dụng nhuận tràng.

2. Chè nha đam (lô hội):
Thuc pham tri tao bon

Dùng khoảng hai lá nha đam, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần trắng bên trong nấu với đậu xanh, hoặc có thể ăn sống bằng cách gọt bỏ vỏ xanh, cắt phần trắng ra thành miếng nhỏ, trộn với đường cát trắng và cho một ít nước đá vào ăn. Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi), liều cao: 200 - 500mg (10 - 20 lá tươi).

Chú ý: Không sử dụng lô hội đối với người đang có thai, đang hành kinh, người bị tiêu chảy, người có tỳ vị hư hàn (da xanh, tiêu chảy, đau bụng khi ăn thức ăn sống lạnh như: dưa leo, nước đá). Ngoài ra, còn có chè đậu đen, chè mè đen.

Người bị táo bón nên uống nhiều nước, ăn hai trái chuối chín mỗi ngày để có tác dụng nhuận tràng. Người ốm đang bình phục sau khi ốm, nên nấu chuối chín để ăn. Hoặc có thể bổ sung khẩu phần ăn chứa nhiều magiê như: sữa, kê, đậu đũa, khoai lang. Magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột. Mỗi sáng khi thức dậy, cần uống một ly nước lạnh (nước sôi để nguội, nước khoáng) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Trong ngày uống khoảng 6 - 8 ly nước. Người lao động trong điều kiện nóng ẩm, những ngày nóng bức, cần uống từ 2 lít đến 2,5 lít/ngày. Thức uống có lợi cho người bị táo bón là nước trái cây, lá hoa actisô….

Đồng thời, người bị táo bón cần hạn chế các thức ăn có ít hoặc không có chất xơ như: kem, phô mai, thịt, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh ăn các thức ăn nhanh, thức ăn tinh chế như: cháo, xúp đặc chứa nhiều khoai tây, cà rốt nghiền, thức ăn chứa chất kích thích như: tiêu, ớt, nước chè đặc, ca cao. Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá và cả những trái cây có vị chát như: sim, ổi.

Chế độ tập luyện

Cuộc sống tĩnh tại ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng táo bón. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi, cầu lông) sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng táo bón. Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng cải thiện đáng kể chức năng của ruột (ruột được xoa bóp), tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết vào thành ruột muối magiê làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột. Và như vậy có thể nói, đi bộ và chạy sức khoẻ thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để chữa chứng bệnh táo bón. Ngoài ra, thường xuyên làm động tác xoa nhẹ ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh sẽ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu tháo của ruột.





Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Bài thuốc chữa bệnh táo bón đơn giản hiệu quả cao
Ăn gì chữa táo bón
Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả .
Chữa bệnh táo bón bằng thuốc nam rất hiệu nghiệm -
Các món ăn trị bệnh táo bón
Bà bầu bị táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi








(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý