Chữa táo bón cho trẻ bằng nghệ và mật ong cực hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Chữa táo bón cho trẻ bằng nghệ và mật ong cực hiệu quả

19/04/2015 06:14 AM
1,137
Chữa táo bón cho trẻ bằng nghệ và mật ong  cực hiệu quả. Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị thuốc quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà làm thuốc chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài thuốc để chữa nhiều bệnh thì còn nhiều người chưa biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh






CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ  BẰNG NGHỆ VÀ MẬT ONG

Trứng gà ngâm mật ong là một vị thuốc bổ rất tốt cho người  bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, lao phổi, hay bị tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

Mật Ong,   Mật Ong Nguyên Chất, Mật Ong Rừng, làm đẹp với mật ong, chữa bệnh với mật ong,Hỏi Đáp Về Mật Ong, 333Món NgonVới Mật Ong, Mật Ong - Trị Bệnh Tiểu Đường,  Mật Ong - Trị Bệnh Viêm Khớp,  0Mật Ong - Làm Đẹp Da,  Mật Ong - Chữa Bệnh,  20Mật Ong Giảm Cân An Toàn,  0Mật Ong - Trị Bệnh Dạ Dày,  1Mật Ong - Trị Mụn Chứng Cá,  2Phân biệt Mật Ong,  Bảo Quản Mật Ong,  Hợp Mật Ong Với Nha Đam,  Kết Hợp Mật Ong Với Quế,  Lưu Ý Khi Sử Dụng Mật Ong, giảm cân, sữa ong chúa, trị mụn, nấu ăn,ẩm thực, món ăn ngon, mật ong giảm béo, món ngon, chữa bệnh, www.mat-ong.net, Gà Quay Mật Ong, mat ong rung,gia mat ong rung,phan biet mat ong rung,ban mat ong rung,mat ong rung matongrung,mat ong rung nguyen,mat ong rung u minh,sua ong chua,mat ong nguyen chat,

Dưới đây là công dụng và cách sử dụng vị thuốc bổ này.

Kết hợp mật ong, nghệ, trứng gà với nhau, chúng ta sẽ có vị thuốc chữa trị được nhiều thứ bệnh rất hiệu nghiệm

- Do bên trong: thuộc nội thương tình chí quá hưng phấn hoặc ức chế: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng (thất tình).

- Do bị đánh, té, ngã, va chạm thương tích.

Do đó trong điều trị đã có các khoa ngoại cảm, nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ, thầy thuốc thường dùng thuốc hóa dược, thảo dược, thuốc tiêm, thuốc uống và giải phẫu (mổ xẻ thương tích). Ngày nay ngày càng nhiều người dùng thức ăn để chữa bệnh gọi là “thực liệu pháp” hoặc “thực dưỡng liệu pháp” để phòng bệnh.

Theo Đông y: mật ong có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, bổ tỳ vị, nhuận táo, trừ ho, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, nhuận tràng. Làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực toàn thân cho người lớn, trẻ em, người đau đại tràng – dạ dày, đại tiện táo kết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng, giải độc của vị ô đầu. Ngày dùng từ 20-50g và có thể tới 100-150g. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hoặc dùng riêng mật ong để băng bó vết thương, đắp lên vết loét, mụn nhọt.

Người ta còn dùng nọc ong để chữa thấp khớp, viêm tim do thấp, sưng cơ khớp, viêm khí quản, nhức đầu, tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2. Dùng sáp ong để chữa trĩ ra máu mủ, ung nhọt, chữa bỏng lửa.

Nghệ có vị đắng cay: tính ấm vào 2 tạng can và tỳ. Có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, chỉ thống, chữa phụ nữ kinh bế, đau máu do huyết ứ gây đau bụng, dạ trướng đau, dạ dày đau.

Trứng gà: Lòng đỏ trứng có nhiều chất mỡ tạo ra photpho và sắt  là loại thực phẩm quý và rất bổ dưỡng. Trong Đông y, lòng đỏ trứng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất. Có thể ăn 1-2 lòng đỏ trứng đánh với khoảng 10-20ml mật ong vào buổi sáng, khoảng 2 lần/ tuần. Trong 30g lòng đỏ có 7g anbumin, 15g mỡ, 67mg canxi, 226mg phospho, 3,5g sắt. Giá trị dinh dưỡng lòng đỏ trứng cao hơn lòng trắng, rất cần cho người lao động trí óc và những người suy nhược thần kinh. Vì vậy những ai mệt mỏi hay suy nhược cơ thể và bị ho đều dùng được. 

Theo Đông y: Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng, khi ăn để bổ dưỡng thì luộc hồng đào (lòng đỏ còn sền sệt) mỗi ngày một quả là đủ. Kết hợp 3 thứ thành bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh nói trên. Sau đây xin giới thiệu cách dùng nghệ, trứng gà, mật ong để chữa một số bệnh.


Ngoài tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe, trứng gà ngâm mật ong còn rất tốt cho da. Tuy nhiên vì trứng sống thường có Salmonella nên có thể gây bệnh cho người sử dụng.  Do đó, tốt nhất là đập trứng lấy lòng đỏ rồi đổ mật ong lên, đậy kín để qua đêm là có thể ăn được.

Một số bệnh mạn tính thể hư hàn:

- Bệnh thuộc tâm: Đau tức ngực, thiếu máu, mặt xanh vàng.

- Bệnh thuộc phế: Hen suyễn, viêm phế quản mạn, ho lâu ngày, viêm họng hạt, ho lao, phổi có nước, cảm lạnh.

- Bệnh thuộc can thận: Viêm đa khớp, đau khớp gối, bệnh gút, đau vai cổ gáy, tay chân lạnh thường xuyên, đau lưng, yếu sinh lý.

- Bệnh thuộc tiêu hóa: Biếng ăn, gầy ốm sụt cân, đau dạ dày. Viêm đại tràng mạn. Đau gan vàng da, trĩ.

- Bệnh thần kinh: Suy nhược cơ thể, thần kinh, đau đầu mất ngủ.

- Bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh khí hư bạch đới, sa tử cung.

- Các bệnh khác: Mụn, lở loét da, viêm xoang, viêm tai có mủ, viêm họng, viêm mũi dị ứng, rụng tóc, tóc bạc sớm.

Bài thuốc: Nghệ vàng 1 củ bằng ngón chân cái, trứng gà ta mới đẻ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, 1 quả; mật ong rừng là tốt nhất.

Cách chế: Rửa sạch nghệ, cạo vỏ, giã nhỏ, cho vào ít nước sôi, lọc lấy nước nghệ, bỏ xác, cho lòng đỏ trứng gà và 2 thìa cà phê mật ong đem chưng cách thủy, khi chín như bánh bông lan, ăn rất ngon. Nên ăn lúc 8-9 giờ tối, ngày ăn 1 lần, ăn liền, nam ăn 7 ngày, nữ ăn 9 ngày là một đợt điều trị. Chưa hết bệnh thì sau 7 ngày lại ăn tiếp, khi thấy bệnh khỏi thì thôi.

Nếu ăn 3 đợt mà chưa khỏi bệnh thì nghỉ một tháng lại ăn tiếp như các đợt trước.

Bài thuốc: Công dụng của mật ong kết hợp với nghệ đen

Khi kết hợp nghệ đen với mật ong sẽ có tác dụng ngăn ngừa và trị các bệnh về dạ dày như viêm loét, chống viêm nhiễm đường tiêu hóa, giúp mau lành vết thương, bổ máu, tăng cường sinh tố và sinh lực, giúp da dẻ hồng hào.


Công dụng của mật ong kết hợp với nghệ đen, Mật Ong,   Mật Ong Nguyên Chất, Mật Ong Rừng, làm đẹp với mật ong, chữa bệnh với mật ong, Hỏi Đáp Về Mật Ong, Món NgonVới Mật Ong, Mật Ong - Trị Bệnh Tiểu Đường,  Mật Ong - Trị Bệnh Viêm Khớp,  Mật Ong - Làm Đẹp Da,  Mật Ong - Chữa Bệnh,  Mật Ong Giảm Cân An Toàn,  Mật Ong - Trị Bệnh Dạ Dày,  Mật Ong - Trị Mụn Chứng Cá,  Phân biệt Mật Ong,  Bảo Quản Mật Ong,  Kết Hợp Mật Ong Với Nha Đam,  Kết Hợp Mật Ong Với Quế,  Lưu Ý Khi Sử Dụng Mật Ong, giảm cân, sữa ong chúa, trị mụn, nấu ăn,ẩm thực, món ăn ngon, mật ong giảm béo, món ngon, chữa bệnh

Củ nghệ đen

Trong thành phần của nghệ đen có chứa chất curcumin có tác dụng bổ trợ tiêu hóa. Thành phần này có khả năng thúc đẩy sự co bóp túi mật và không làm tăng tiết axit dạ dày. Đối với các khối u ở các bộ phận này thì curcumin trong nghệ đen sẽ ức chế được các khối u. Vì vậy đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày , tá tràng thì nghệ đen là một dược phẩm rất tốt.

Theo Y học cổ truyền thì nghệ đen được gọi với cái tên” nga truật, ngải tím, tam nại”. Theo Đông y “ nga truật” có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can. Còn theo y học cổ truyền thì nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Đối với các trường hợp rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao tử, kinh nguyệt không đều thì nga truật là một phương thuốc rất hữu hiệu. Nga truật ở dưới lòng đất được đào về, rửa sạch đất, thái mỏng rồi phơi khô dùng để sắc lấy nước uống hay xay thành bột dùng dần.

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng nghệ làm vị thuốc hàn gắn vết thương, họ thường bôi nghệ lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo. Để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da hay đau bụng sau khi sinh thì có thể xay nghệ dưới dạng  bột sắc lấy nước với liều lượng 1-6g/ngày. Khi phối hợp nghệ cùng với mật ong có thể chữa được bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

Mật ong có vị ngọt, tính bình nên nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh viêm loét dạ dày, ruột khi kết hợp với nghệ… Theo nghiên cứu của Nga về tác dụng của mật ong đối với bệnh viêm loét dạ dày thì mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết triệu chứng đau sót, khó chịu của bệnh này mang lại.

Khi kết hợp nghệ đen với mật ong sẽ có tác dụng ngăn ngừa và trị các bệnh về dạ dày như viêm loét, chống viêm nhiễm đường tiêu hóa, giúp mau lành vết thương, bổ máu, tăng cường sinh tố và sinh lực, giúp da dẻ hồng hào.

Theo Đông Y, người bị viêm loét tá tràng cũng được khuyên dùng bằng toa thuốc nghệ bột với mật ong (tỷ lệ 4-2), dùng mỗi ngày. Liên tục 40 ngày (đối với bệnh nặng); 5-10 ngày (mới phát bệnh).

Cũng có thể dùng ở dạng viên (5gr) dựa theo đơn thuốc như sau: Bột nghệ tươi 120gr hòa với 60gr mật ong, xe viên (khoảng 35-40 viên) uống 3 lần/ngày, lần 3 viên. Khi hết, làm thuốc mới, uống mau kết quả hơn. Đây là liều thuốc giúp trung hòa a-xít 340 milimol  a-xít hydrocloric, dùng mỗi ngày, cho kết quả khoảng 95% người viêm gan, loét dạ dày, tá tràng hay tắc mật đã lành bệnh. Chú ý, trẻ dưới 1 tuổi không được dùng vì kỵ mật ong.

CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN CHO TRẺ HIỆU QUẢ KHÁC


Trị táo bón cho trẻ bằng phương pháp dân gian

  Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ chậm lớn, mệt mỏi, vì vậy bố mẹ nên cho con ăn nhiều chất xơ có trong trái cây, rau xanh, uống nhiều nước và đi tiêu 1 lần/ ngày vào giờ nhất định.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, loại sữa công thức bé dùng không phù hợp hoặc uống không đủ nước.



Việc điều trị táo bón có nhiều cách, nhưng không gì tốt bằng phương pháp tự nhiên, sau đây là một vài mẹo chưa táo bón bằng cách dân gian hiệu quả:

Với trẻ từ 4 tháng tuổi trở xuống, cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê (những loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng). Khi bé 4-8 tháng tuổi, bé có thể uống 6-120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể cho đến 180 ml một ngày.

Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải, hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây, rau cải đã nghiền nát với bột ngũ cốc.

Với trẻ lớn, nếu bé chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn bé đang dùng để bé đi phân mềm và không đau. Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước trái cây. Trẻ 1-6 tuổi, không cho quá 120-180 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 1-2 ly 120 ml một ngày.

Bố mẹ không cần thiết phải cho bé uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên một tuổi, đủ nước được lấy mốc là 960 ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong một ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này.

Nước bồ kết cũng được coi như một bài thuốc trị táo bón hiệu quả. Cách này có thể thay cho thuốc thụt. Nướng mấy quả bồ kết, đun nóng, gạn nước vào cái lọ, cất tủ lạnh, dùng dần. Khi nào con táo quá, ko đi ngoài được thì lấy 1 ít nước bồ kết, hâm lên cho đỡ lạnh rồi lấy xi lanh (đã bỏ kim tiêm) bơm vào hậu môn của bé, khoảng mấy phút sau bé sẽ tự đi ngoài được.

Pha 1 thìa cà phê mật ông với 50ml nước ấm, cho trẻ uống khi ngủ dậy buổi sáng (Chú ý: ko dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi vì sẽ dễ bị ngộ độc) để việc đi ngoài của bé dễ dàng hơn.

Xoa bụng cho bé theo vòng tròn kim đồng hồ, xoa khoảng 100 lần/ngày để tăng nhu động ruột.


Nước mía + mật ong "cứu" bé táo bón

Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng có cảm giác "đau đớn" khi khó nhọc hỗ trợ con giải quyết "đầu ra".

Nhóc nhà mình bị táo bón khi được 24 tháng tuổi. Vì bé ‘đành hanh’, không chịu bú bình, mình phải lấy muỗng cho bé uống từng thìa nước nhỏ rất khó khăn. Hơn nữa, trong thời kỳ ‘kinh hoàng’ đó, nàng lại biếng ăn nên mình lo quýnh và stress ghê gớm. Mình ‘bán than’, hỏi han khắp mặt người thân và bạn bè có con nhỏ để ‘kiếm chác’ vài món ăn hoặc bài thuốc hay cải thiện tình trạng bé táo bónnhưng xem ra vẫn chẳng ăn thua.

Mỗi lần cho con đi vệ sinh, nhìn con nhăn nhó rồi khóc nấc vì đau mỗi cơn mót rặn, mình lại trực trào nước mắt. Chắc hẳn nhiều mẹ cũng từng bất lực trước những viên phân khô cứng cứ lỳ lợm tồn đọng trong trực tràng nhỏ bé và có cảm giác ‘đau đớn’ giống mình khi phải khó nhọc hỗ trợ con giải quyết ‘đầu ra’? Cũng may, như ‘buồn ngủ gặp chiếu manh’, có bà bác từ Sài Gòn ra công tác, ghé chơi nhà mình và mách cho mẹo:


Táo bón: dùng nước mía, mật ong (mỗi thứ một cốc nhỏ), trộn chung, khuấy đều rồi cho bé uống lúc bụng đói. Ngày cho trẻ dùng hai lần sáng và chiều.

Tin tưởng, mình làm theo. Chẳng thể ngờ, buổi sáng sau hai ngày uống, con gái đến bên giật giật tay ‘Đi ị, đi ị'. Lúc con đi, mình lặng lẽ quan sát sự lạ và tủm tỉm vì không còn thấy tiếng rên ‘ự ự’ hay nét mặt bí xị của con. Mình cũng hết sức ngỡ ngàng vì phân không còn ở dạng viên thâm đen khô cứng nữa, mà rất bình thường với màu vàng tươi.

Vui đến phát khóc, mình hí hửng khoe ngay với anh xã. Thế là nước mía + mật ong đã cứu mình một bàn thua trông thấy. Mình kiên trì cho con uống hơn một tháng, kể từ đó bệnh táo bón cũng 'giã từ dĩ vãn'.

Từ việc mắc lỗi để con bị táo bón, mình cũng rút ra được bài học 'nhớn' và thường xoa bóp giúp con nhuận tràng hơn. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Cho trẻ nằm ngửa trên giường. Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ. Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Chữa táo bón cho bé bằng vừng đen

Gửi các mẹ có con bị táo bón!
Sự bất lực và trái tim đau thắt của người mẹ khi nhìn thấy con buồn đi vệ sinh mà không giúp gì được chắc các mẹ đã hiểu.
Bé nhà mình đã bị táo 6 tháng nay. 6 tháng táo bón là 6 tháng mình vật lộn với việc đi vệ sinh của bé. Các biện pháp trị táo bón thông thường mà mình từng đọc trên mạng, đọc báo xem ra chẳng "xi-nhê" gì với bé cả. Nào rau khoai lang, củ khoai lang, tầm tơi, rau dền, nào xoa bụng theo khung đại tràng, nào uống cốm vi sinh, nào bột sắn dây, nào khám và uống thuốc Đông, Tây y, nào các mẹo vặt mà mình đọc được từ các mẹ trên diễn đàn như uống nghệ với mật ong, ăn sữa chua, uống chè hãm, uống thật nhiều nước... Tất cả rồi lại đâu vào đấy.
Cho đến khi mình cho bé ăn vừng đen.
Thọat đầu, mình chỉ cho bé ăn thay dầu ăn thông thường mà thôi, nhưng hiệu quả thì bất ngờ. Vừng mua về phải mang đãi sạch để hết sạn, đem phơi khô, rang cho thơm lên và giã thật nhỏ. Mỗi bữa ăn của bé mình cho 2-3 thìa cà phê, trộn luôn vào cháo. Ngày 3-4 lần như thế.
Có lúc mình còn cho vào sữa chua nữa. Vừng đen rất thơm và bùi nên bé rất thích. Đến bữa ăn là đòi mẹ: "Mẹ ơi, ăn vừng!".
Sau 2 tuần, phân của bé "mềm mại" hẳn. Tuy một ngày, có khi 2 ngày bé mới đi ngoài một lần nhưng phân không phải là phân dê rơi vào bô khô khốc nữa. Mình thở phào nhẹ nhõm mà không thể ngờ được vừng đen lại hiệu nghiệm như thế. Mình đã hỏi chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho trẻ và được đáp rằng: "Ăn vừng đen lâu dài không ảnh hưởng gì cả". Thế là mình duy trì cho bé ăn như vậy đã 3 tháng nay rồi. Tuy ăn vừng nhưng mình vẫn kết hợp cho bé uống nhiều nước, ăn ngày 1-2 hộp sữa chua và trái cây.
Giờ thì việc đi vệ sinh của bé không còn là nỗi lo nữa. Bé bây giờ đã tăng cân bình thường và ăn uống ngon lành trở lại. Nay được 19 tháng rồi. (Trộm vía con!).
Xin chia sẻ đến các mẹ có con bị táo bón. Hãy thử cho bé ăn vừng đen xem nhé!


Chữa táo bón cho trẻ bằng nước quả bồ kết

Có bài thuốc dân gian: nướng quả bồ kết lên pha vào nước ấm rồi dùng ống tiêm bơm vào hậu môn bé.

Tôi là bà mẹ đã có một con gái 3 tuổi và đã từng trải qua những cảm giác lo lắng, có khi sợ hãi khi con đau ốm.

Em bé tôi sinh ra đầu năm 2007, khỏe mạnh, hoàn toàn bú bằng sữa mẹ trong một năm đầu đời. Sáu tháng đầu bé đi tiêu bình thường. Bắt đầu tháng thứ sáu tôi cho bé ăn dặm từ lạt đến mặn. Từ khi ăn dặm, bé bị Tre tao bon , 4-5 ngày đi cầu một lần, phân vón cục rắn, nhỏ như trái nho.
Nhìn bé gồng mình rặn, mặt đỏ bừng mà vẫn không đi ngoài được, tôi xót con vô cùng. Nhiều lúc con đi cầu không được, tôi phải chạy nhanh ra tiệm thuốc tây mua chai bơm hậu môn cho bé.

Còn nhớ năm 2007, bé được một tuổi, tôi đưa về Bắc ăn Tết. Trời giá rét, nhà ông bà ngoại bé không gần tiệm thuốc tây để mua chai thụt, lại vào đêm khuya, con không quần che, lạnh tím chân mà nằm rặn mãi không đi cầu được. Bé khó chịu, quấy khóc. Thương con, tôi trào nước mắt mà không giúp gì được.

Lúc đó tôi chỉ biết gọi điện cho chồng đang ở trong Nam vừa nói vừa khóc vừa nhìn con. May quá lúc đó ông bà ngoại có bài thuốc dân gian, nướng quả bồ kết lên pha vào nước ấm dùng ống tiêm bơm vào *** con. Lúc đó bé mới đi ngoài được và lòng tôi nhẹ nhõm hẳn đi.

Thế đấy, nếu bạn có con thì ít hay nhiều bạn cũng đã từng trải qua những cảm giác như tôi lúc đó. Con bị Tre tao bon , tôi cũng biết phải cho con uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ lên. Trong cháo ăn của bé, tôi nấu nhiều rau xanh lên, nhưng vì bé lười uống nước nên vẫn Tre tao bon như thường.

Sau này khi biết cháu lười uống nước nấu chín, tôi ép thêm nước hoa quả pha cùng nước để có vị ngọt nhẹ và màu sắc tươi tắn cho bé uống, tình trạng Tre tao bon đã hết. Những hôm ăn ít rau xanh, bạn cho bé ăn thêm trái cây, uống nhiều nước chắc chắn bé sẽ chẳng bị táo bón nữa đâu.

Đó là những chia sẻ qua kinh nghiệm chăm sóc bé bị Tre tao bon của tôi. Chúc các bạn chăm con khỏe.

CÁCH PHÒNG TÁO BÓN CHO TRẺ HIỆU QUẢ

Thực phẩm ngăn ngừa chứng táo bón cho trẻ


Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển do cơ thể bị mất nước hoặc do chế độ ăn uống không hợp lí mà hầu hết các trẻ đều có thể mắc chứng táo bón. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyến khích các mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ để có thể làm mềm phân và giúp quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng.

Dưới đây là một vài loại thực phẩm tiêu biểu có thể giúp trẻ ngăn ngừa chứng táo bón:

Bột yến mạch và các sản phẩm được làm từ bột yến mạch


Bột yến mạch là một loại thực phẩm hữu ích để cung cấp cho cơ thể trẻ có được lượng chất xơ cần thiết giúp trẻ ngăn ngừa chứng táo bón. Để trẻ có thể ăn uống dễ dàng và đa dạng hơn, mẹ có thể chế biến bột yến mạch dưới nhiều hình thức, có thể làm bánh xốp nướng cho thêm vào đó các loại trái cây như quả việt quất, quả mâm xôi, nho khô… để ngoài việc tạo hương vị hấp dẫn trẻ cũng được cung cấp thêm lượng chất xơ từ trái cây. Theo tính toán thì trong một tách bột yến mạch có chứa 4 g chất xơ, khi cho thêm trái cây, lượng chất xơ tăng lên khoảng 5 g.

Súp rau

Súp rau là một cách tuyệt vời để mẹ bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn của con mình, và súp rau cung cấp chất xơ cần thiết để giúp ngăn ngừa và giảm táo bón. Nếu con của bạn trong quá trình ăn uống không nhận được lượng nước vào cơ thể, phân có thể trở nên cứng và trẻ sẽ khó khăn để đào thải chúng ra ngoài. Do đó, ngoài việc cung cấp chất xơ, súp rau còn cung cấp chất lỏng giúp cơ thể bổ sung lượng nước có thể giúp giảm táo bón. Mẹ có thể phục vụ các món súp rau đi kèm với bánh mì để cung cấp cho cơ thể trẻ nhiều hơn lượng chất xơ.

Bắp rang


Bắp (ngô) rang là một món ăn vặt mà trẻ rất yêu thích hơn thế đây cung là một nguồn cung cấp chất xơ khá tốt cho trẻ. Theo nhiều nghiên cứu thì cứ mỗi 3 chén bắp rang có chứa khoảng 3,5 g chất xơ. Do đó mẹ có thể cho trẻ ăn bắp rang mỗi ngày để tránh cho trẻ gặp phải chứng táo bón. Để tạo ra món bắp rang này, mẹ có thể mua loại bắp được bán sẵn trong siêu thị và vào buổi tối hôm trước mẹ hãy cho vào lò vi sóng rang theo hướng dẫn sau đó cho vào túi kín để ngày hôm sau trẻ có thể ăn sau bữa trưa hoặc ăn ngay cả khi trẻ đi trên đường từ nhà tới trường và ngược lại.

Một lưu ý là để con khỏe mạnh, mẹ hãy tránh cho con ăn các loại bắp được ngâm tẩm bơ qua nhiều, hãy chọn cho con loại bắp rang có hàm lượng chất béo thấp.

Đậu và gạo lứt

Với lợi ích của các loại đậu, có rất nhiều gia đình đã lựa chọn món đậu làm loại thực phẩm cho bữa tối của gia đình mình. Đậu rất tốt để loại bỏ chứng táo bón do trong các loại đậu có chứa hàm lượng chất xơ khá cao đặc biệt là đậu đen. Trong một chén đậu đen đã nấu chín chứa khoảng 15 g chất xơ.

Gạo màu nâu và gạo lứt cũng là một trong những loại thực phẩm có thể giúp trẻ tránh được chứng táo bón, với khoảng 3,5 g chất xơ trong một cốc gạo.

Ngoài ra việc sử dụng bánh mì và cho con ăn nhiều rau xanh cũng là biện pháp hữu hiệu cung cấp nguồn chất xơ để con có thể tránh và giảm chứng táo bón.


-Trẻ TD không bao giờ bị táo bón do chất xơ bên ngoài hạt gạo lứt làm nhuận trường.
-Một số trẻ mới sinh bị bón cả tuần thì chỉ cần cho trẻ uống nước cam thì phân sẽ bị tống ra hết.
-Bình thường trẻ vốn dương, nên nuôi trẻ không được cho trẻ ăn mặn như người lớn
-Nếu trẻ bị táo bón thì thường do ăn quá mặn.
-Mỗi ngày trẻ phải đi cầu một lần: phân chặt và nước tiểu vàng trong.
-Để trị táo bón cấp thời,ra nhà thuốc Tây mua thuốc bơm đít cho trẻ, thì cũng giải quyết được ngay.





Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả -
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Ăn gì chữa táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Bệnh táo bón ở trẻ em
Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý