Máu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Máu

18/04/2015 10:40 AM
349

Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là hệ thống vận tải của cơ thể, gồm 3 thành phần. Máu là chất lỏng, có vai trò chuyên trở oxy, thực phẩm, nước và các chất thiết yếu khác đến tế bào, sau đó lấy chất thải từ đó đi. Tim là cơ quan bơm máu đi khắp cơ thể. Các mạch máu (động mạch, tĩnh mach và mao mạch) là ống dẫn máu. Máu trong lòng động mạch có áp suất cao, trong khi máu tĩnh mạch trở về tim thì có áp suất thấp. Do đó, thành động mạch dày, chắc và đàn hồi hơn thành tĩnh mạch. Nhờ đó động mạch có thể giãn ra khi tim bơm máu đi để làm dịu tốc độ dòng máu.

Máu

Một người phụ nữ khoẻ mạnh có khoảng 4 lít màu trong cơ thể; chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể. Máu có dạng chất lỏng, sệt, đỏ; máu động mạch chứa oxy nên có màu đỏ tươi, máu tĩnh mạch bị khử oxy nên có màu đỏ sậm. Huyết tương là chất lỏng chứa các tế bào máu. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều thành phần khác như protein, hormone, kháng thể, khoáng chất, axit uric, glucose và cholesterol.

Thành phần của máu

Huyết tương (90% thành phần là nước) chiếm 55% thể tích máu. Phần còn lại gồm 43% là hồng cầu và 2% là bạch cầu.

Sự tạo máu

Tất cả hồng cầu và một số bạch cầu được tạo ra từ tế bào gốc trong tuỷ xương.

Các tế bào máu

Bạch cầu

Bạch cầu lớn gấp đôi hồng cầu nhưng có số lượng ít hơn (8.000/mm3 máu). Có 5 loại bạch cầu chính, mỗi loại có chức năng khác nhau, dù chúng đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan, gọi chung là bạch cầu hạt, chỉ tồn tại từ vài giờ đến vài ngày. Chúng là lực lượng phản ứng nhanh để bảo vệ cơ thể bằng cách phản công và tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập. Bạch cầu hạt có khả năng phóng thích các chất để thu hút các tế bào phòng ngự khác đến vị trí tổn thương. Bạch cầu đơn nhân thì sống lâu hơn. Chức năng của chúng là dọn dẹp các tế bào chết và nuốt chửng các vi sinh vật xâm nhập. Lympho bào giữ vai trò trung tâm trong hệ miễn dịch. Lympho T loại trừ dị vật và kích thích, Lympho B sản xuất ra kháng thể. Sau đó kháng thể sẽ tấn công vi sinh vật xâm nhập.

Hồng cầu

Hồng cầu có hình chiếc bánh tiêu lõm 2 mặt, có diện tích bề mặt lớn và rất linh hoạt. Chúng có nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các nơi khác trong cơ thể, và trong mỗi milimet khối máu có xấp xỉ 5 triệu hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra trong tuỷ xương và là cơ sở để xác định nhóm máu và yếu tố RHESUS.

Tiểu cầu

Là những tế bào nhỏ nhất trong cơ thể được tạo ra trong tuỷ xương, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đông máu. Chúng bám vào chất tạo keo của lớp nội mạc mạch máu nơi bị tổn thương. Có khoảng 500 tỉ tiểu cầu trong mỗi lít máu. Con số này dao động theo thực tế sử dụng.

Yếu tố Rhesus

Là yếu tố thứ yếu để xác định nhóm máu, có yếu tos này có nghĩa là thuộc nhóm máu Rhesus dương (Rh+), không có là Rhesus âm. Ngừoi mẹ thuộc nhóm Rh- chỉ gặp rắc rối trong lần mang thai thứ hai nếu máu của cả 2 đứa con đều là Rh+, vì trong lần mang thai đầu có khả năng trong máu mẹ đã hình thành kháng thể, và kháng thể này sẽ gây tác hại cho đứa con thứ 2.

Nhóm máu

Các cấu trúc hoá học trên màng tế bào, gọi là kháng nguyên, nói lên sự khác nhau giữa các nhóm máu. Người thuộc nhóm máu A có thể cho máu cho ngườinhóm máu A hoặc AB, và nhận máu từ người máu A hoặc O; người máu O có thể cho máu cho bất cứ nhóm máu nào, nhưng chỉ có thể nhận máu từ người máu O; người máu B có thể cho máu cho người máu B hoặc AB, và nhận máu từ người máu B hoặc O; người máu AB chỉ có thể cho máu cho người máu AB, nhưng có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào.

Cơ chế đông máu

Khi mạch máu bị tổn thương, máu sẽ lập tức thoát ra ngoài. Khi đó, cơ trơn sẽ siết lại làm thành mạch co nhỏ. Các tiểu cầu ở gân đó sẽ tụ tập ngay chỗ tổn thương và bắt dính vào chất tạo keo của lớp nội mạc mạch máu.

Mạch máu

Hai loại mạch máu chính là động mạch và tĩnh mạch. Động mạch đưa máu từ tim đi, còn tĩnh mạch đưa máu về tim. Thành của động mạch và tĩnh mạch đều gồm 5 lớp: 2 lớp bảo vệ, lớp giữa là cơ trơn và mô chun; 1 lớp đơn các tế bào nội mạc.

Động mạch

Động mạch là loại mạch máu dày và đàn hồi nhất, nhờ đó chúng có khả năng giãn nở theo từng đợt tăng huyết áp khi tim tống máu ( thể hiện bằng mạch đập). Động mạch khi xa tim sẽ nhỏ dần cho đến khi chúng phân nhánh thành các tiểu động mạch.

Tĩnh mạch

Dòng máu trong tĩnh mạch được dẫn về tim nhờ cơ co bóp. Các van trong lòng tĩnh mạch bảo đảm cho máu đi theo một chiều.

Động mạch chủ

Mạch máu lớn nhất cơ thể là động mạch chủ. Đường kính của động mạch chủ nơi đi ra khỏi tim là 3cm.

Dòng máu tĩnh mạch

Áp suất động mạch cao, còn áp suất tĩnh mạch lại thấp, nên máu di chuyển chậm chạp trong lòng tĩnh mạch. Tĩnh mạch có thể xẹp xuống hoặc phình ra để thích ứng với lưu lượng máu. Máu tĩnh mạch di chuyển được là nhờ sự co bóp của các cơ xung quanh và sự đập của động mạch kế bên. Ở các tĩnh mạch lớn có van hình bán nguyệt có nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược lại. Tĩnh mạch chia thành những mạch máu nhỏ hơn gọi là tiểu tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch

Khi van trong tĩnh mạch bị hư hại, máu sẽ chảy ngược lại. Hậu quả là tĩnh mạch sẽ phình to. Phụ nữ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch hơn hơn đàn ông.

Cấp máu cho mô

Các mạch máu nhỏ xíu đem máu tới nuôi các mô. Máu đi vào mạng mao mạch từ các tiểu động mạch và đi ra bằng các tiểu tĩnh mạch.

Sự tuần hoàn của máu

Tim và các mạch máu giúp máu chảy liên tục quanh cơ thể để cung cấp ôxy và dưỡng chất cho các mô cũng như lấy đi các chất thải. Trừ phổi, các bộ phận còn lại của cơ thể đều nhận máu từ vòng tuần hoàn hệ thống. Riêng phổi có vòng tuần hoàn phổi, trong đó CO2 và ôxy trao đổi với nhau qua bề mặt phế nang. Tim được nuôi bằng máu mới nhận ôxy thông qua động mạch vành, là động mạch đầu tiên tách ra từ động mạch chủ.

Hệ thống tuần hoàn

Cơ thể được cung cấp máu bằng một mạng lưới mạch máu có tổng chiều dài là 96km. Máu được bơm đi từ tâm thất trái, qua động mạch chủ và các nhánh của nó. Sau đó tiếp tục qua các động mạch, đến tiểu động mạch để đến tất cả các nơi trong cơ thể. Trên dường đi, máu động mạch sẽ phân tán dần ôxy và cuối cùng được bơm trở về phổi để nạp lại ôxy.

Động mạch vành là động mạch đầu tiên tách phân nhánh từ động mạch chủ, kế đến là động mạch cánh tay và động mạch cảnh đưa máu đi nuôi cánh tay và đầu.

Sau đó, động mạch chủ chạy dọc theo mặt trước cột sống và nằm sau thực quản, đi xuống bụng, chia nhiều nhánh lớn nhỏ đi vào cột sống, vào ổ bụng, đến cơ hoành, nách và các cơ sườn.

Khi vào vùng chậu động mạch chủ chia làm 2 nhánh lớn là 2 động mạch chậu để đưa máu xuống chân. Máu theo đường tĩnh mạch chủ trên và dưới để đổ vào tâm nhĩ phải của tim.

Trong phổi, ôxy được chuyển từ phế nang vào hồng cầu. Máu sau khi nhận ôxy sẽ trở về tâm nhĩ trái của tim.

Huyết áp

Máu cần lưu thông ở một áp suất tối thiểu nào đó để duy trì vòng tuần hoàn. Tuy nhiên, do tim co bóp theo từng nhịp, nên huyết áp thay đổi nhanh chóng và liên tục. Huyết áp đạt mức cao nhất khi tâm thất bóp (huyết áp tâm thu) và thấp nhất khi nghỉ(huyết áp tâm trương).

Trong mỗi đợt bóp, mỗi tâm thất tống đi được khoảng 70ml máu. Điều này có nghĩa trên ½ thể tich đợt bóp bị giữ lại khi tâm thất thụ và sau đó được tống ra khi tim nghỉ. Các động mạch chính luôn căng đầy máu.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là sự hình thành trong lòng mạch những khối xơ mỡ có thành phần chủ yếu là cholesterol, lipid máu, nếu để mô xơ và quá trình này bắt đầu từ nhỏ. Khối tích tụ này được gọi là mảng xơ vữa và lâu ngày canxi sẽ lắng đọng lại làm thành động mạch cứng dần. Mảng xơ vữa sẽ làm lòng động mạch hẹp dần và máu lưu thông qua đó ngày càng khó khăn.

St

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý