Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa cực hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa cực hiệu quả

19/04/2015 07:39 AM
1,013

Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa cực hiệu quả. Đau vùng thắt lưng là chứng bệnh thường gặp trong cuộc đời, những người trên 50 tuổi ít nhất cũng bị đau thắt lưng một đôi lần. Đau vùng thắt lưng nếu đau lan xuống mông, mặt sau đùi có thể xuống tới cổ bàn chân thì gọi là đau thần kinh tọa. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và to nhất trong cơ thể.








MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA

1. Châm cứu: tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh; các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 2 tuần, giữa các liệu trình có thể nghỉ 5 đến 7 ngày.

2. Đắp chườm vùng lưng và chân đau: bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng thêm ít dấm, hoặc dán cao giảm đau.

3. Tập luyện phục hồi sinh lý cột sống và chi bị bệnh:

Phương pháp 5 điểm như sau: người bệnh nằm ngửa trên giường, dùng 5 điểm tỳ xuống mặt giường là đầu, hai khuỷu tay và hai gót chân, ưỡn cong lưng lên khỏi mặt giường. Mỗi ngày tập 1-2 lần, nâng, mỗi lần nâng hạ khoảng 50 đến 100 cái trong khoảng 15-30 phút.

Phương pháp 3 điểm: Khi tập bài 5 điểm đã quen, khối cơ lưng khỏe hơn, nên sử dụng 3 điểm: đầu và hai gót chân làm điểm tỳ và tập như trên.

Phương pháp tập xà đơn: người bệnh cần tạo một chỗ bám chắc chắn như xà đơn. Đu người và kéo xà ra sau gáy, lưng ưỡn cong. Tùy điều kiện và sức khỏe để điều chỉnh thời gian và cường độ tập phù hợp.

Một vài động tác khác như: đi thụt lùi ở đường phẳng và khiêu vũ có thể giúp tăng cường sức khối cơ cạnh sống, giảm chèn ép rễ thần kinh và phục hồi chức năng cột sống.

Cần lưu ý là người bệnh không nên bơi lội để tránh nhiễm lạnh, ẩm, ảnh hưởng xấu đến việc chữa trị.

4. Dùng thuốc tây y:tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có các bài thuốc phù hợp như sau:

- Đau thần kinh tọa do sang chấn với các triệu chứng đau ngang thắt lưng, lan xuống mông hoặc sau đùi, xuống phía sau hoặc trước ngoài cẳng chân. Nên dùng bài thuốc gồm tô mộc 12 g, huyết giác 12 g, nghệ củ 8 g, ngải cứu 12 g, lá móng tay 12 g, ngưu tất 12 g, sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày. Bài thuốc nhằm hoạt huyết, tiêu ứ và giảm đau.

- Đau thần kinh tọa do lạnh: ngoài các triệu chứng đau như trên, bệnh còn đau tăng khi bị ẩm, lạnh, nếu được chườm ấm sẽ thấy dễ chịu. Nên cùng bài thuốc nam: rễ lá lốt 12 g, ráy sơn thục 12 g, cẩu tích 16 g, quế chi 8 g, ngải cứu 8 g, vỏ quýt 8 g, rễ cỏ xước 12 g, rễ cây kiến cò 8 g; sắc uống ngày 1 thang. Phương pháp này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

- Nếu ở thể mạn tính (kết hợp các nguyên nhân phong, hàn, thấp) nên dùng bài Độc hoạt tang ký sinh có tác dụng khu phong tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc gồm độc hoạt 4 g, tang ký sinh 4 g, tế tân 2 g, tần giao 4 g, phòng phong 4 g, ngưu tất 4 g, quế tâm 2 g, đỗ trọng 8 g, đảng sâm 8 g, phục linh 8 g, cam thảo 2 g, sinh địa 12 g, bạch thược 8 g, xuyên khung 4 g, đương quy 8 g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng từ 20 đến 50 thang. Lưu ý là uống liên tục 10 thang và nghỉ vài ngày trước khi tiếp tục.

Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn có thể được điều trị bằng cách kết hợp Đông - Tây y như các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin (B1, B6, B12), thủy châm vào huyệt...

Điều trị đau dây thần kinh hông to trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau thần kinh hông to. Cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Giai đoạn cấp tính (trong vòng một tuần đầu tiên) người bệnh cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh vận động, không xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, điện châm... để tránh co cứng cơ, có thể làm bệnh nặng thêm.

Sau giai đoạn cấp cho bệnh nhân vận động nhẹ nhàng tại chỗ tránh teo cơ, rối loạn dinh dưỡng.

Có thể kết hợp nhiều biện pháp như dùng thuốc tại chỗ với toàn thân, tây y kết hợp với đông y, lý liệu, vận động.

Điều trị đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc ở trên, các biện pháp cụ thể như sau:

+ Dùng thuốc giảm đau kháng viêm toàn thân: lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac,... Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu... Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày.

Có thể lựa chọn các thuốc họ xicam, nhóm coxcib, các nhóm này ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thời gian bán hủy dài nên có thể dùng một lần trong ngày. Tuy nhiên các tác dụng phụ trên hệ tim mạch còn đang được nghiên cứu và kiểm chứng. Tuyệt đối không được dùng các thuốc kháng viêm giảm đau để thủy châm hoặc phong bế trên đường đi của dây thần kinh hông to, vì các thuốc này có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi không hồi phục, gây liệt chi thể.

+ Những trường hợp nặng có thể dùng nhóm chống viêm dạng corticoid, tuy nhiên nhóm thuốc này cần rất thận trọng vì nhiều tác dụng phụ trên hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, chuyển hóa..., nên dùng ngắn ngày, liều cao hoặc dùng tại chỗ và có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc.

+ Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm...), có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Dùng sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dùng thuốc giãn cơ vân kéo dài tới cả tháng.

+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng. Hiện nay hay dùng dạng hỗn hợp 3 loại vitamin B.

+ Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế men cholinesterase (men phân hủy acethyl cholin ở khớp - xinap thần kinh). Chỉ định cho các trường hợp đau thần kinh hông to đã có ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể thấy là choáng váng, đau bụng, buồn nôn. Nên dùng liều thấp rồi tăng dần.

+ Các biện pháp điều trị tại chỗ như tiêm vào khoang ngoài màng cứng, khoang cùng cần được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành tại các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao.

Những trường hợp thoát vị nặng hoặc điều trị bảo tồn không khỏi cần sử dụng các biện pháp can thiệp như chọc hút đĩa đệm qua da, mổ nội soi hoặc phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm thoát vị... Các trường hợp này cần được chỉ định chặt chẽ và tiến hành tại các cơ sở y tế tin cậy.

Điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng và viêm khớp cùng chậuphương châm điều trị là bảo tồn, không can thiệp. Sử dụng các biện pháp sau:

+ Dùng thuốc giảm đau kháng viêm, lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac, xicam, nhóm coxcib.

+ Thuốc giãn cơ vân, myonal, mydocalm.

+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

+ Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh như galantamine.

+ Kết hợp với các thuốc dự phòng và chống loãng xương, thoái hoá cột sống như các thuốc nhóm biphosphonat, nhóm cancitonin, glucosamin...

Tóm lại, điều trị đau dây thần kinh hông to quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân, sử dụng nhiều biện pháp như nội, ngoại, đông tây y. Kết hợp tại chỗ với toàn thân, coi trọng các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, kết hợp giữa tự điều trị của người bệnh và có sự giúp đỡ của thầy thuốc.



Kinh nghiệm trị bệnh đau thần kinh tọa



Tôi không phải là một thầy thuốc Đông hay Tây y,, chỉ là một giáo viên đã nghỉ dạy. Bản thân mình, đã hai lần bị đau " Thần kinh tọa ". Hiện nay, sức khỏe đã bình thường. Tôi muốn ghi lại đây một vài kinh nghiệm từ việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa của bản thân, ngỏ hầu nếu được, có thể giúp ích phần nào cho bà con xung quanh. Rất mong quý vị rành về nghề Y đóng góp thêm ý kiến.

Năm 1990, lần đàu tôi phát bệnh, lúc này trong khi cố gắng vác một bao phân xuống ruộng, với quãng đường khoảng 500 mét ( trước đó, vào năm 1983, có lần tôi đã bị " Cụp xương sống " do khiêng vác nặng), về nhà thấy chân bị mỏi và bắt đầu đau nhức, đau lan từ thắt lưng xuống sau mông, xuống tiếp phía sau đùi và đến gót chân, ngày càng đau nhức nhiều hơn, đi đứng, nằm ngồi, kể cả đi cầu rất khó khăn, mỗi lần thay đổi tư thế là một cực hình. Đến khám bệnh, bác sĩ Châu Hữu Hầu chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và viêm chùm dây thần kinh (trong cột sống) dẩn đến bị “đau thần kinh toạ”.



Lần ấy tôi theo Tây y điều trị mỗi ngày, uống 3B (B1,B6,B12)+thuốc chống viêm+thuốc chống đau nhức+chích Terneurine H5000. Sau vài tháng mới bớt đau nhức và đi lại được, nhưng chân đau bị teo lại (khoảng8/10) so với chân không đau, sau gần một năm hai chân mới bình thường.

Đầu năm 1992, một lần nữa tôi phát bệnh (đau thần kinh toạ). Lần nầy, không phải đau chân trái mà đau chân phải.Lúc đầu, tôi cũng theo Tây y và điều trị như trên, nhưng còn thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức trở lại. Điều kiện kinh tế gia đình ngày một khó khăn, sức khoẻ ngày một kém. Đầu hè 1992 tôi nộp đơn xin nghỉ dạy, ở nhà chuyên tâm trị bệnh.

Trong thời gian nằm nhà điều trị bệnh, bạn bè, người thân, học trò đến thăm, người chỉ phương cách nầy, người đưa tài liệu kia…để tham khảo.Tôi để ý đến một số tài liệu:

Toa I: Trị đau thần kinh toạ, có in trong quyển sách “Sổ tay Bệnh Lý&Điều trị Đông và Tây y”(tập III,bệnh ngoại và chuyên khoa,Hội Y Dược T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992) do em Nguyễn Văn No ( hiện là BS trưởng khoa ngoại Trung Tâm Y Tế Tân Châu) cho mượn:

1/-Rễ lá lốt 12g
2/-Thiên niên kiện 12g
3/-Cẩu tích 16g
4/-Quế chi 8g
5/-Ngãi cứu 8g
6/-Chỉ xác 8g
7/-Trần bì 8g
8/-Ngưu tất 12g
9/-Xuyên khung 12g

(Đổ 500ml nước, nấu sắc còn 100ml, ngày uống một thang 2-3 lần nấu)

-Toa II: Toa thuốc ngâm rượu (2lít) trị: tê-nhức, bao tử(ngày uống một ly nhỏ trước khi ngủ)

1/-Lưu lợi 2chỉ
2/-Hồng hoa 1chỉ
3/-Đại hoàng 3c
4/-Quyết kiệt 1c
5/-Ngưu thất 3c
6/-Lục đoạn 2c
7/-Đơn qui 2c
8/-Mộc hương 3c
9/-Mộc hoa 2c
10/-Đỗ trọng 2c

(Toa thuốc nầy tôi ghi lại từ một chương trình phát hình của Đài Truyền Hình Cần Thơ, khoảng thời gian 1988-1990 do một nữ dược sĩ phổ biến mà tôi quên ghi tên. Khi tôi bệnh, anh bạn nông dân tên Hết ngụ ở ấp Long Thạnh B Tân Châu đến thăm và mang cho toa nầy, nói toa gia truyền của ai đó anh nhờ người dịch lại từ chữ Hán, tôi đối chiếu hai toa giống hệt nhau)

-Một số bài báo và tài liệu do hai em Trần Ngọc Thu (phòng Giáo Dục Phú Châu) và Cao Thanh Đừng (Trường C2 Tân Châu) cho mượn.

Lúc đầu,cũng ngại thuốc “Bắc” mắc tiền và không trị đúng bệnh, nhưng hằng ngày điều trị theo Tây y cũng khá tốn, mà còn thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức nhiều.Tôi thử đến tiệm Phước Sanh Đường, Sanh Sanh Đường.. ở Tân Châu bổ thuốc. Thật không ngờ, toa I chỉ có3000đ, toa II chỉ có 5000đ ( hiện toa I khoảng 5000đ, toa II khoảng 8000đ). Hằng ngày, nhờ vợ con nấu thang I (2-3 lần nấu, đến chừng nào thuốc lạt thì thôi. Trước khi ngủ (trưa và tối),uống thêm một cốc ruợu thang II. Sau vài ngày sử dụng, thấy bớt đau nhức, người ấm hơn, đi cầu nhẹ nhàng hơn.

Trong thời gian rảnh, dưởng bệnh, những tài liệu của em Thu & Đừng cũng giúp thêm cho tôi một ít. Thì ra, theo đông y, đau thần kinh toạ (phổ biến) do “kinh dớn” bị viêm, trời lạnh đau nhức nhiều, ăn đồ ăn có tính “hàn”(như rau má, nước dừa, khổ qua…)gây nhiều đau nhức, tắm tối với nước lạnh cũng gây nhiều đau nhức.

Ngoài sử dụng hai thang thuốc trên, tôi kết hợp”nằm lửa” (như đàn bà đẻ ở quê ngày xưa),bên dưới có lót lá đu đủ dầu (hoặc lá điều, dây lá cù lần, lá huệ chuối),cũng thấy người ấm hơn và đở đau nhức kết hợp với tập thể dục nhẹ những động tác chân và lưng.

Sử dụng hai thang thuốc trên được khoảng một tháng hết đau nhức. Tôi bỏ thang I và chỉ sử dụng thang II . Hiện tại, tôi vẫn còn ngâm rượu thang II, lâu lâu uống một cốc, không bị táo bón và tay chân..cũng đở tê mỏi sau những giờ lao động ở ruộng về, đi đứng không còn bị đau nhức, nhưng chân phải (chân đau) bị teo nhiều, bước đi khập khểnh, chân thấp chân cao.

Kể từ lúc phát bệnh đến khi hết đau nhức khoảng 6 tháng,trong đó sử dụng thuốc tây khoảng hơn 5 tháng đầu, thời gian sau chỉ dùng hai thang trên, nhưng bước chân vẫn khập khểnh, mãi đến tháng 9/1996(sau hơn bốn năm),một sự tình cờ, tôi mới đi đứng bình thường .

Tháng 9/1996, sau khi nhận được giấy báo của trường Đại Học Đà Lạt không đồng ý cho phép con tôi tiếp tục nghỉ học thêm một năm nửa để điều trị bệnh (tâm thần), phải trở lại trường tiếp tục học, nếu không phải bỏ học.Với sự thiết tha việc học của con, sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tôi quyết định đưa con trở lại Đà Lạt để tiếp tục học (đây là một quyết định sai lầm của tôi, đứa con phát bệnh trở lại, điều trị đến giờ vẫn chưa khỏi).Trong thời gian chờ đợi quyết định (một tuần), hàng ngày, hai buổi đi bộ từ chợ Hoà Bình đén trường (khoảng 2 km), đường Đà Lạt nhiều dốc, lên và xuống dốc đều phải cố sức giữ thăng bằng, khi trở về nhà, bước đi không còn khập khểnh mà không hay.Hiện sức khoẻ của tôi bình thường, vác lúa, rải phân, xịt thuốc sâu đôi khi vẫn làm như thường.

Sau nầy, có nhiều người trong xóm cũng đau thần kinh toạ, sử dụng hai toa trên đều có kết quả tốt. Tôi không phải là thầy thuốc nên không rõ “đau thần kinh toạ “ do bao ngyên nhân, nhưng nếu có bạn nào bị đau và có triệu chứng giống như tôi ở trên, hãy thử sử dụng xem sao, không hại gì sức khoẻ và không tốn hao bao nhiêu đâu, đừng ngại!

Đau thần kinh tọa là một trong những chứng đau rễ thắt lưng (L5) và rễ cùng (S1) lan theo hướng đi của dây thần kinh hông. Đau là triệu chứng nổi bật, có thể đau từ mông nhưng thường gặp đau lưng lan xuống mông, đau lan theo đường đi của hai dây th���n kinh hông.

Đau thường xảy ra sau khi gắng sức, khi bệnh nhân nâng vác vật nặng thấy đau nhói ở lưng phải ngừng làm việc. Sau đó vẫn tiếp tục đau tuy đi lại và vận động nhẹ nhàng vẫn được, nhưng hôm sau hoặc ít tuần lễ sau đau lan truyền xuống theo đường đi của dây thần kinh.


Bài thuốc Đông Y chữa đau thần kinh tọa hiệu quả


Trong y học cổ truyền, đau thần kinh tọa thuộc phạm vi chứng tý còn gọi là tọa điển phong, tọa cốt phong...

Nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm nhập hoặc do can thận âm hư lâu ngày chính khí suy giảm, cân cơ bị yếu, ngoại tà xâm phạm. Tùy thể bệnh mà phép điều trị khác nhau.

Thể phong, hàn, thấp: Đau ngang thắt lưng lan xuống mông và bàn chân, đi lại, vận động đau, lạnh đau tăng, trong người sợ lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia giảm:

Can khương 4g, thương truật 8g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 12g, phụ tử chế 4g. Sắc uống ngày một thang.

Thể thấp nhiệt: Đau buốt từ mông xuống gót chân, có điểm đau, đau nhức như kim châm, có sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang + nhị diệu thang gia giảm:

Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, phòng phong 8g, ý dĩ 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g, ngưu tất 12g, thương truật 8g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày một thang.

Thể huyết ứ: Đau từ mông đến gót chân, đau dữ dội ở một điểm, đột ngột lan xuống hai chân.

Pháp điều trị: Tán ứ, hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm:

Sinh địa 12g, xích thược 8g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, đào nhân 8g, hồng hoa 4g. Sắc uống ngày một thang.

Thể can thận âm hư: Đau âm ỉ ngang thắt lưng lan xuống mông, chân, lưng đau nhiều, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, mạch trầm nhược.

Pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, bổ can thận, kiện tỳ, thông kinh lạc.

Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm:

Độc hoạt 8g, phòng phong 8g, tang ký sinh 12g, tế tân 4g, tần giao 12g, quế chi 4g, sinh địa 8g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 10g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 1: Chủ trị: Thần kinh tọa, đau từng chỗ hay đau đường dây thần kinh, đau liên tục hay đau từng cơn, phía sau bắp đùi trên, phía ngoài ống chân, sau lưng, thường đau nửa lưng và sườn.

Bài thuốc

Hoàng kỳ

60

Bạch thược

20

Tục đoạn

12

Ngũ gia bì

12

Uy linh tiên

12

Xuyên ô đầu

12

Thảo ô

12

Ngưu tất

12

Đương qui

12

Quế chi

12

Cam thảo

6

Sinh khương

5

Đại táo

5

Sắc 15 phút chắt lấy nước. Còn bã đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút lọc bỏ bã trộn hai nước thuốc chia đều uống ngày 1 thang.

Nếu khí hư thì thêm Hoàng kỳ một ít, nếu khí huyết hư thi thêm lương Đương qui, nếu dương hư thì thêm Phụ tử 15g, nếu thận hư thì thêm lượng Ngũ gia bì 15g, nếu bị co giật nhiều thì thêm mộc qua 15g, nếu buồn bực thì thêm Phòng kỉ, Khương hoạt mỗi vị 10g, nếu tê dại thì thên Kê huyết đằng 15g.

Bài 2: Chủ trị: Đau thần kinh tọa

Bài thuốc: Lục nguyệt tuyết, Ngưu bàng tử, mỗi vị 10g. Cách sắc uống như bài 1

Bài 3: Chủ trị: Đau thần kinh tọa

Bài thuốc

Nhũ hương

15

Một dược

15

Huyết kiệt

15

Nhi trà

15

Chu sa

15

Tam thất

15

Đinh hương

10

Long não

10

Ngũ linh chi

10

Cam thảo

5

Xạ hương

3

Tất cả nghiền nhỏ, ngày uống 2-3 lần mỗi lần 3g

Bài 4 Chủ trị: Đau thần kinh tọa

Bài thuốc

Quá giang long

150

Kê huyết đằng

30

Bán phong hà

30

Thiên cân bạt

30

Cẩu tích

30

Tam tham tử

30

Kê cốt hương

15

Hắc lão hổ

15

Lộ lộ thông

15

Uy linh tiên

15

Cách sắc uống như bài 1

Bài 5: chủ trị đau thần kinh tọa.

Bài thuốc

Hy thiêm thảo

60

Bào khương

60

Phụ tử

30

Xuyên ô đầu

30

Nhục quế

30

Đản nam tinh

30

Nhũ hương

15

Tế tân

15

Một dược

15

Bài 6: chủ trị đau thần kinh tọa

Bài thuốc

Kê huyết đằng

30

Xuân thụ căn

30

Đan sâm

30

Thạch nam đằng

15

Lược thạch đằng

15

Thiên ninh kiện

15

Chiếm địa phong

15

Uy linh tiên

15

Đương qui

15

Ngưu tất

15

Độc hoạt

10

Khương hoạt

10

Tần cửu

10

Bài 7: Chủ trị: Đau thần kinh tọa

Bài thuốc

Bạch thược

30

Độc hoạt

10

Khương hoạt

10

Tầm gửi

10

Phòng phong

10

Đương qui

10

Xuyên khung

10

Phục linh

10

Ngưu tất

10

Tục đoạn

10

Đỗ trọng

10

Đẳng sâm

10

Quế chi

10

Cam thảo

6

Mã tiền tử

0.5

Cách sắc uống như bài 1.

Nếu khí hư thì thêm hoàng kỳ 30g, nếu dương hư thì thêm phự tử, Nhục quế mỗi vị 5g, nếu ôn thịnh thì thêm ý dĩ, khương truật 5g

Bài 8: Điều trị đau thần kinh toạ

Mã tiền tử

45

Nhũ hương

30

Một dược

30

Ma hoàng

30

Nhục quế

30

Tất cả nghiền nhỏ mỗi ngày uống 2-3 lần mỗi lần 0.5g.

Bài 9: Điều trị đau thần kinh toạ

Ngưu tất

15

Lương độc

10

Kê huyết đằng

10

Hải phong đằng

10

Chiếm địa phong

10

Thiên ma

10

Xuyên ô đầu

10

Thảo ô

10

Xuyên sơn giáp

10

Thanh đại

10

Tất cả đem nghiền nhỏ, ngâm vơi 750ml rươu 650 trong 4 ngày đêm, lọc bỏ bã, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 50ml.

Bài 10: Điều trị đau thần kinh toạ

Ngưu tất

30

Tục đoạn

30

Tầm gửi

30

Mộc qua

15

Độc hoạt

15

Đào nhân

10

Hồng hoa

10

Cách sắc uống như bài 1 mõi ngày 1 thang

Bài 11: Điều trị đau thần kinh toạ

Hoàng kỳ

60

Mật ong

60

Ô dầu

30

Bạch thược

30

Độc hoạt

20

Kê huyết đằng

20

Ma hoàng

15

Ô xà

15

Ngưu tất

10

Cam thảo

10

Cách sắc uống như bài 1 mỗi ngày 1 thang

Bài 12: Điều trị đau thần kinh toạ

Hoàng kỳ

40

Quế chi

40

Đan sâm

40

Xích thược

40

Tần cửu

20

Lộ lộ thông

20

Tục đoạn

20

Đỗ trọng

20

Đương qui

20

Bạch thược

20

Khương hoạt

20

Độc hoạt

20

Phụ tử

20

Phòng phong

20

Phục linh

20

Cách sắc uống như bài 1 mỗi ngày 1 thang

Bài 13: Điều trị đau thần kinh toạ

Bạch thược

50

Cam thảo

50

Diên hồ sách

15

Anh túc xác

15

Cách sắc uống như bài 1, mỗi ngày 1 thang

Bài 14: Điều trị đau thần kinh toạ

Bạch thược

80

Ngưu tất

30

Địa miết trùng

20

Đỗ trọng

20

Xích thược

15

Cam thảo

15

Cách sắc uống như bài 1 mỗi ngày 1 thang

Bài 15: Điều trị đau thần kinh toạ

Đương qui

30

Tần cửu

15

Bạch thược

15

Phục linh

15

Đại táo

15

Ô đầu

10

Phụ tử

10

Nhục quế

10

Độc tiêu

10

Tế tân

5

Can khương

5

Cam thảo

5

Cách sắc uống như bài 1, mỗi ngày 1 thang

Nếu đau nửa lưng thì thêm Tục đoạn, Đỗ trọng, Ngưu tất mỗi vị 12g. Nếu khí hư thì thêm Hoàng kỳ, Nhân sâm 10g. Nếu khát nước bí tiểu thì bỏ Phụ tử, Can khương, Nhục quế mà thay bằng Thiên hoa phấn,  Nhục thung dung mỗi vị 10g.

Bài 16: Điều trị đau thần kinh toạ

Hoàng kỳ

24

Đương qui

15

Xuyên khung

10

Đào nhân

10

Hồng hoa

10

Xích thược

10

Cách sắc uống như bài 1

Nếu hàn thấp thì thêm ý dĩ 30g, cẩu tích 15g, Ma hoàng, tế tân, Phụ tử 15g. Nếu thấp nhiệt thì thêm thương truật, Hoàng bá mỗi vị 15g. Nếu ứ huyết nặng thì thêm Kê huyết đằng 15g. Nếu thận dương suy thì thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, uông dương uy mỗi vị 15g.









Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa -
Tác dụng chữa bệnh của lá ngải cứu
Chữa dứt điểm bệnh đau lưng bằng phương pháp
Tác dụng chữa bệnh của cây sim
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng tốt nhất
Chữa bệnh đau lưng cơ năng nhanh hết bệnh
Công dụng của cây ngải cứu




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý