Kinh nghiệm chữa đau dây thần kinh tọa cực hay

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm chữa đau dây thần kinh tọa cực hay

19/04/2015 07:49 AM
8,853

Kinh nghiệm chữa đau dây thần kinh tọa cực hay. Thần kinh toạ - nổi ám ảnh của rất nhiều người bệnh. Bệnh thần kinh toạ thường hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.









MỘT KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ "ĐAU THẦN KINH TỌA"







Tôi không phải là một thầy thuốc Đông hay Tây y,, chỉ là một giáo viên đã nghỉ dạy. Bản thân mình, đã hai lần bị đau " Thần kinh tọa ". Hiện nay, sức khỏe đã bình thường. Tôi muốn ghi lại đây một vài kinh nghiệm từ việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa của bản thân, ngỏ hầu nếu được, có thể giúp ích phần nào cho bà con xung quanh. Rất mong quý vị rành về nghề Y đóng góp thêm ý kiến.

Năm 1990, lần đàu tôi phát bệnh, lúc này trong khi cố gắng vác một bao phân xuống ruộng, với quãng đường khoảng 500 mét ( trước đó, vào năm 1983, có lần tôi đã bị " Cụp xương sống " do khiêng vác nặng), về nhà thấy chân bị mỏi và bắt đầu đau nhức, đau lan từ thắt lưng xuống sau mông, xuống tiếp phía sau đùi và đến gót chân, ngày càng đau nhức nhiều hơn, đi đứng, nằm ngồi, kể cả đi cầu rất khó khăn, mỗi lần thay đổi tư thế là một cực hình. Đến khám bệnh, bác sĩ Châu Hữu Hầu chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và viêm chùm dây thần kinh (trong cột sống) dẩn đến bị “đau thần kinh toạ”.



Lần ấy tôi theo Tây y điều trị mỗi ngày, uống 3B (B1,B6,B12)+thuốc chống viêm+thuốc chống đau nhức+chích Terneurine H5000. Sau vài tháng mới bớt đau nhức và đi lại được, nhưng chân đau bị teo lại (khoảng8/10) so với chân không đau, sau gần một năm hai chân mới bình thường.

Đầu năm 1992, một lần nữa tôi phát bệnh (đau thần kinh toạ). Lần nầy, không phải đau chân trái mà đau chân phải.Lúc đầu, tôi cũng theo Tây y và điều trị như trên, nhưng còn thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức trở lại. Điều kiện kinh tế gia đình ngày một khó khăn, sức khoẻ ngày một kém. Đầu hè 1992 tôi nộp đơn xin nghỉ dạy, ở nhà chuyên tâm trị bệnh.

Trong thời gian nằm nhà điều trị bệnh, bạn bè, người thân, học trò đến thăm, người chỉ phương cách nầy, người đưa tài liệu kia…để tham khảo.Tôi để ý đến một số tài liệu:

Toa I: Trị đau thần kinh toạ, có in trong quyển sách “Sổ tay Bệnh Lý&Điều trị Đông và Tây y”(tập III,bệnh ngoại và chuyên khoa,Hội Y Dược T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992) do em Nguyễn Văn No ( hiện là BS trưởng khoa ngoại Trung Tâm Y Tế Tân Châu) cho mượn:

1/-Rễ lá lốt 12g
2/-Thiên niên kiện 12g
3/-Cẩu tích 16g
4/-Quế chi 8g
5/-Ngãi cứu 8g
6/-Chỉ xác 8g
7/-Trần bì 8g
8/-Ngưu tất 12g
9/-Xuyên khung 12g

(Đổ 500ml nước, nấu sắc còn 100ml, ngày uống một thang 2-3 lần nấu)

-Toa II: Toa thuốc ngâm rượu (2lít) trị: tê-nhức, bao tử(ngày uống một ly nhỏ trước khi ngủ)

1/-Lưu lợi 2chỉ
2/-Hồng hoa 1chỉ
3/-Đại hoàng 3c
4/-Quyết kiệt 1c
5/-Ngưu thất 3c
6/-Lục đoạn 2c
7/-Đơn qui 2c
8/-Mộc hương 3c
9/-Mộc hoa 2c
10/-Đỗ trọng 2c

(Toa thuốc nầy tôi ghi lại từ một chương trình phát hình của Đài Truyền Hình Cần Thơ, khoảng thời gian 1988-1990 do một nữ dược sĩ phổ biến mà tôi quên ghi tên. Khi tôi bệnh, anh bạn nông dân tên Hết ngụ ở ấp Long Thạnh B Tân Châu đến thăm và mang cho toa nầy, nói toa gia truyền của ai đó anh nhờ người dịch lại từ chữ Hán, tôi đối chiếu hai toa giống hệt nhau)

-Một số bài báo và tài liệu do hai em Trần Ngọc Thu (phòng Giáo Dục Phú Châu) và Cao Thanh Đừng (Trường C2 Tân Châu) cho mượn.

Lúc đầu,cũng ngại thuốc “Bắc” mắc tiền và không trị đúng bệnh, nhưng hằng ngày điều trị theo Tây y cũng khá tốn, mà còn thuốc trong người thì bớt đau nhức, hết thuốc thì đau nhức nhiều.Tôi thử đến tiệm Phước Sanh Đường, Sanh Sanh Đường.. ở Tân Châu bổ thuốc. Thật không ngờ, toa I chỉ có3000đ, toa II chỉ có 5000đ ( hiện toa I khoảng 5000đ, toa II khoảng 8000đ). Hằng ngày, nhờ vợ con nấu thang I (2-3 lần nấu, đến chừng nào thuốc lạt thì thôi. Trước khi ngủ (trưa và tối),uống thêm một cốc ruợu thang II. Sau vài ngày sử dụng, thấy bớt đau nhức, người ấm hơn, đi cầu nhẹ nhàng hơn.

Trong thời gian rảnh, dưởng bệnh, những tài liệu của em Thu & Đừng cũng giúp thêm cho tôi một ít. Thì ra, theo đông y, đau thần kinh toạ (phổ biến) do “kinh dớn” bị viêm, trời lạnh đau nhức nhiều, ăn đồ ăn có tính “hàn”(như rau má, nước dừa, khổ qua…)gây nhiều đau nhức, tắm tối với nước lạnh cũng gây nhiều đau nhức.

Ngoài sử dụng hai thang thuốc trên, tôi kết hợp”nằm lửa” (như đàn bà đẻ ở quê ngày xưa),bên dưới có lót lá đu đủ dầu (hoặc lá điều, dây lá cù lần, lá huệ chuối),cũng thấy người ấm hơn và đở đau nhức kết hợp với tập thể dục nhẹ những động tác chân và lưng.

Sử dụng hai thang thuốc trên được khoảng một tháng hết đau nhức. Tôi bỏ thang I và chỉ sử dụng thang II . Hiện tại, tôi vẫn còn ngâm rượu thang II, lâu lâu uống một cốc, không bị táo bón và tay chân..cũng đở tê mỏi sau những giờ lao động ở ruộng về, đi đứng không còn bị đau nhức, nhưng chân phải (chân đau) bị teo nhiều, bước đi khập khểnh, chân thấp chân cao.

Kể từ lúc phát bệnh đến khi hết đau nhức khoảng 6 tháng,trong đó sử dụng thuốc tây khoảng hơn 5 tháng đầu, thời gian sau chỉ dùng hai thang trên, nhưng bước chân vẫn khập khểnh, mãi đến tháng 9/1996(sau hơn bốn năm),một sự tình cờ, tôi mới đi đứng bình thường .

Tháng 9/1996, sau khi nhận được giấy báo của trường Đại Học Đà Lạt không đồng ý cho phép con tôi tiếp tục nghỉ học thêm một năm nửa để điều trị bệnh (tâm thần), phải trở lại trường tiếp tục học, nếu không phải bỏ học.Với sự thiết tha việc học của con, sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tôi quyết định đưa con trở lại Đà Lạt để tiếp tục học (đây là một quyết định sai lầm của tôi, đứa con phát bệnh trở lại, điều trị đến giờ vẫn chưa khỏi).Trong thời gian chờ đợi quyết định (một tuần), hàng ngày, hai buổi đi bộ từ chợ Hoà Bình đén trường (khoảng 2 km), đường Đà Lạt nhiều dốc, lên và xuống dốc đều phải cố sức giữ thăng bằng, khi trở về nhà, bước đi không còn khập khểnh mà không hay.Hiện sức khoẻ của tôi bình thường, vác lúa, rải phân, xịt thuốc sâu đôi khi vẫn làm như thường.

Sau nầy, có nhiều người trong xóm cũng đau thần kinh toạ, sử dụng hai toa trên đều có kết quả tốt. Tôi không phải là thầy thuốc nên không rõ “đau thần kinh toạ “ do bao ngyên nhân, nhưng nếu có bạn nào bị đau và có triệu chứng giống như tôi ở trên, hãy thử sử dụng xem sao, không hại gì sức khoẻ và không tốn hao bao nhiêu đâu, đừng ngại!

THAM KHẢO CÁCH CÁCH CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA KHÁC

Có thể lựa chọn các thuốc họ xicam, nhóm coxcib, các nhóm này ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thời gian bán hủy dài nên có thể dùng một lần trong ngày. Tuy nhiên các tác dụng phụ trên hệ tim mạch còn đang được nghiên cứu và kiểm chứng. Tuyệt đối không được dùng các thuốc kháng viêm giảm đau để thủy châm hoặc phong bế trên đường đi của dây thần kinh hông to, vì các thuốc này có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi không hồi phục, gây liệt chi thể.

+ Những trường hợp nặng có thể dùng nhóm chống viêm dạng corticoid, tuy nhiên nhóm thuốc này cần rất thận trọng vì nhiều tác dụng phụ trên hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, chuyển hóa..., nên dùng ngắn ngày, liều cao hoặc dùng tại chỗ và có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc.

+ Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm...), có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Dùng sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dùng thuốc giãn cơ vân kéo dài tới cả tháng.

+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng. Hiện nay hay dùng dạng hỗn hợp 3 loại vitamin B.

+ Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế men cholinesterase (men phân hủy acethyl cholin ở khớp - xinap thần kinh). Chỉ định cho các trường hợp đau thần kinh hông to đã có ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể thấy là choáng váng, đau bụng, buồn nôn. Nên dùng liều thấp rồi tăng dần.

+ Các biện pháp điều trị tại chỗ như tiêm vào khoang ngoài màng cứng, khoang cùng cần được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành tại các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao.

Những trường hợp thoát vị nặng hoặc điều trị bảo tồn không khỏi cần sử dụng các biện pháp can thiệp như chọc hút đĩa đệm qua da, mổ nội soi hoặc phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm thoát vị... Các trường hợp này cần được chỉ định chặt chẽ và tiến hành tại các cơ sở y tế tin cậy.

Điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng và viêm khớp cùng chậuphương châm điều trị là bảo tồn, không can thiệp. Sử dụng các biện pháp sau:

+ Dùng thuốc giảm đau kháng viêm, lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac, xicam, nhóm coxcib.

+ Thuốc giãn cơ vân, myonal, mydocalm.

+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

+ Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh như galantamine.

+ Kết hợp với các thuốc dự phòng và chống loãng xương, thoái hoá cột sống như các thuốc nhóm biphosphonat, nhóm cancitonin, glucosamin...

Tóm lại, điều trị đau dây thần kinh hông to quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân, sử dụng nhiều biện pháp như nội, ngoại, đông tây y. Kết hợp tại chỗ với toàn thân, coi trọng các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, kết hợp giữa tự điều trị của người bệnh và có sự giúp đỡ của thầy thuốc.

A. THEO YHHĐ:

2.1. Triệu chứng:

*  Chủ quan:

-  Đau lưng lan dọc xuống chi dưới 1 hay 2 bên. Đau âm ỉ hoặc dữ dội.

-  Đau lan theo 2 kiểu:
+ Từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt mgoài đùi, mặt ngoài cẳng chân tới lưng bàn chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L).
+ Hoặc từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân tới gót lòng bàn chân, tận cùng ở ngón út (rễ S1).
+  Có thể kèm theo dị cảm (tê, nóng, đau như dao đâm, cảm giác kiến bò bên chi đau).

*  Thăm khám bệnh nhân:

- Quan sát bệnh nhân khi đi hoặc đứng: ½ người bên lành hạ thấp (vẹo người về bên lành). Khi đứng, chân bên đau hơi co lên, tay chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bên đau.
-  Quan sát khi bệnh nhân nằm: xem cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân có teo không ?
- Làm những nghiệm pháp căng dây thần kinh tọa:
+  Nghiệm pháp Lasègue: Bệnh nhân nằm ngữa, hai chân duỗi thẳng, nâng gót chân bệnh nhân lên cao khỏi giường. Chân bình thường nâng cao được tới 90o, chân đau chỉ lên tới 30o - 60o là bệnh nhân than đau lan tơi thắt lưng. Đây là dấu hiệu rất quan trọng, gần như lúc nào cũng có, còn dùng để theo dõi diễn tiến của bệnh.
+ Nghiệm pháp Bonnet: Bệnh nhân nằm ngữa. Gập gối về phía bụng và xoay khớp háng vào trong. Nếu gây đau, Bonnet (+).
+  Nghiệm pháp Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, giữ thẳng 2 gối, từ từ gập người để cố chạm 2 tay xuống đất. Nếu bệnh nhân than đau và không thể thực hiện động tác này (gập gối bên đau), Néri (+).
-  Nghiệm pháp làm tăng áp lực dịch não tủy: Nghiệm pháp Naffziger: đè vào tĩnh mạch cổ 2 bên. Nếu bệnh nhân than đau thốn từ cột sống lan xuống chân, nghiệm pháp (+). Có thể phối hợp với việc bảo bệnh nhân ho.
-   Nghiệm pháp gây đau bằng cách ấn vào lộ trình của dây thần kinh tọa:
   +  Dấu ấn chuông: ấn vào ngang gai sống L4- L hoặc L5 - S1 sẽ gây đau lan dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa tương ứng.
+  Thống điểm Valleix: ấn những điểm trên lộ trình dây thần kinh tọa (nhất là vùng dây thần kinh tọa đi gần xương) sẽ gây đau theo rễ.
-  Khám dấu cảm giác: Có thể giảm cảm giác ở vùng cơ thể tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương.
-  Khám dấu vận động:
   + Bệnh nhân đứng, nếp mông bên bệnh xệ thấp hơn bên đối diện.
+  Cơ bắp chân nhão.
+  Ấn mạnh vào gân gót ghi nhận bên bệnh lõm nhiều hơn bên lành.
+  Yếu cơ (tùy theo rễ bị tổn thương): nếu L5, xuất hiện yếu các nhóm cơ cẳng chân trước, duỗi các ngón, bệnh nhân không đứng bằng gót được và có dấu hiệu bàn chân rơi. Nếu S1, xuất hiện yếu các nhóm cơ ở mặt sau cẳng chân, bệnh nhân không đứng bằng ngón chân được.
+  Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ (tương ứng với rễ bị tổn thương).

+  Dấu hiệu tại cột sống: co cơ phản ứng. Cột sống mất đường cong sinh lý, có thể có vẹo cột sống tư thế.

Đông, tây y trong điều trị đau dây thần kinh tọa


dau day than kinh toa3 Đông, tây y trong điều trị đau dây thần kinh tọa (kỳ 2)

2. Dấu hiệu cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng) và chọc dò dịch não tủy trong trường hợp đau thần kinh tọa không điển hình và có nghi ngờ đến khối u trong ống sống …
- X quang cột sống quy ước:
+  Nếu có hình ảnh bản lề thắt lưng – cùng bình thường, cũng không cho phép loại trừ thoát vị đĩa đệm.
+ Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm: xẹp đĩa đệm biểu hiện chiều cao của khe gian đốt hẹp hơn so với khe gian đốt trên và dưới.
+ Dấu hiệu có giá trị lớn: hình hẹp hoặc hở 1 bên đĩa đệm. Trên phim thẳng, hở 1 bên có giá trị hơn hẹp 1 bên. Nếu trên phim chụp nghiêng, hình ảnh hở 1 bên đĩa đệm vẫn không mất đi thì rất có giá trị.
- Chụp X quang có cản quang: được chỉ định chủ yếu trong trường hợp nghi ngờ đau dây thần kinh tọa có khối u gây chèn ép và gồm:
+  Chụp tủy bơm hơi (sacco – radiculographie classique): Với kỹ thuật này, các chứng hẹp ống sống, các thoát vị đĩa đệm giữa và kề giữa thấy rất rõ trên phim, nhưng các thoát vị đĩa đệm bên không phát hiện được.
+  Chụp bao rễ thần kinh (radiculographie classique): các thoát vị đĩa đệm giữa và kề giữa thấy rất rõ trên phim.
+  Chụp đĩa đệm (discographie): Trên phim chụp thẳng, nghiêng có thể thấy đĩa đệm bị thoái hóa, nhưng chỉ có đĩa đệm nào gây đau nhiều khi bơm thuốc cản quang mới đúng là đĩa đệm cần phẫu thuật.
- Các phương pháp thăm dò khác:
+  Điện cơ đồ: ghi điện cơ và đo thời trị dây thần kinh, cho phép chẩn đoán vị trí của thoát vị đĩa đệm.
+  Chụp điện toán cắt lớp (CT- scan): là phương tiện hiện đại nhất được vận dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
B. THEO YHCT:
Y học cổ truyền phân làm 2 thể lâm sàng chủ yếu:

Thuốc chữa đau thần kinh tọa theo Đông y

Đau vùng thắt lưng là chứng bệnh thường gặp trong cuộc đời, những người trên 50 tuổi ít nhất cũng bị đau thắt lưng một đôi lần. Đau vùng thắt lưng nếu đau lan xuống mông, mặt sau đùi có thể xuống tới cổ bàn chân thì gọi là đau thần kinh tọa.









Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và to nhất trong cơ thể. Mỗi đốt sống chứa phần tủy ở trong cho ra một đôi dây thần kinh - một dây tiếp nhận cảm giác, một dây chỉ huy vận động cân cơ ở vùng tương ứng. Để dễ hình dung ta tưởng tượng: 7 đốt sống cổ sẽ có dây chi phối vùng cổ và tay, đốt sống vùng lưng ngực và bụng sẽ chi phối vùng lưng ngực và bụng, 5 đốt sống vùng thắt lưng chi phối vùng thắt lưng, mông và chân, hoạt động của các tạng vùng hố chậu. Như vậy dây thần kinh tọa do tủy sống thắt lưng tạo nên.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy.

Các nguyên nhân khác như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau.

Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau thắt lưng.

Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ - quan hệ âm dương. Kinh bàng quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm, xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân.

Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của thần kinh hông.

Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên.

Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng.

Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế.

Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp.

Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống.

Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”.

Khi đã đau vùng thắt lưng:Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút.

Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng... cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày làm 1-2 lần tùy điều kiện.

Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau:

Bài 1:Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3:Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4:Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ điều trị mới kết q

 Thể cấp: (Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):

Đặc điểm lâm sàng
- Đau:
* Đau lưng lan xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa.
* Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.
* Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng.
* Giảm đau với chườm nóng.
* Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).
* Lưỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ).
- Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1).
- Khám lâm sàng:
* Triệu chứng ở cột sống: cơ lưng phản ứng co cứng, cột sống mất đường cong sinh lý.
* Triệu chứng đau rễ: dấu hiệu Lasègue (+), Bonnet (+), Néri (+).
* Để xác định chính xác rễ nào bị xâm phạm, cần khám phản xạ, cảm giác, vận động, dinh dưỡng theo bảng sau:

RỄ

PXGX

Cảm giác

Vấn đề

Teo cơ

L5

PX gân gót
bình thường

Giảm hoặc mất phía ngón cái

Không đi được bằng gót chân

Nhóm cơ cẳng chân trước-ngoài- các cơ mu bàn chân.

S1

PX gân gót
giảm

Giảm hoặc mất phía ngón út

Không đi được bằng mũi bàn chân

Cơ bắp cẳng chân
Cơ gan bàn chân

Thể mạn: (Thể phong hàn thấp / Can thận âm hư):
Đây là loại thường gặp trong đau dây thần kinh tọa do các bất thường cột sống thắt lưng cũng như thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh.
Đặc điểm lâm sàng:
- Bệnh kéo dài. Đau âm ỉ với những đợt đau tăng. Chườm nóng, nằm nghỉ dễ chịu. Thường đau 2 bên hoặc nhiều rễ.
- Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi. Mạch nhu hoãn, trầm nhược.

ngăn ngừa chứng đau thần kinh tọa



Đau thần kinh tọa là một dạng đau xảy ra dọc theo thần kinh hông (chạy từ khung chậu cho đến bắp vế), từ cột sống. Cơn đau thường xảy ra ở mông, hông và phía sau đùi.









Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia để ngăn ngừa căn bệnh này.

- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

- Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.

- Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.

- Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.

- Làm nhẹ ví của bạn và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông.

- Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.

- Mang giày đúng cỡ, thoải mái...






Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa -
Tác dụng chữa bệnh của lá ngải cứu
Chữa dứt điểm bệnh đau lưng bằng phương pháp
Tác dụng chữa bệnh của cây sim
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng tốt nhất
Chữa bệnh đau lưng cơ năng nhanh hết bệnh
Công dụng của cây ngải cứu




(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý