Mang thai cần chú ý những điều quan trọng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mang thai cần chú ý những điều quan trọng

18/04/2015 10:40 AM
551

Thai kỳ

Thời gian trung bình cho 1 thai kỳ là 9 tháng 2 tuần; dù thực tế có thể kéo dài đến 10 tháng. Mặc dù người phụ nữ nào cũng thích có con, nhưng họ thường lo lắng những chuyển biến của cơ thể khi mang thai. Có thể người mẹ có những thay đổi lớn về thể chất để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển một các tối ưu

Bạn có biết

Người phụ nữ có nhiều con nhất

Bà Fedor Vassilyev ở Shuya, Nga đã sinh được 69 người con trong thời gian từ năm 1725 – 1765. Trong 40 năm bà đã trải qua 27 lần sinh nở với 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh ba và 4 lần sinh tư.

Sản phụ lớn tuổi nhất

Phu nhân Maria Aparecida Brito ở Mandaguari, Brazil sinh đứa con thứ 8 vào năm bà được 60 tuổi (tháng 9/1993). Bà sinh đứa đầu tiên vào năm 41 tuổi.

Thai kỳ bất ngờ nhất

Vào tháng 10/1992,bà Karen Toole ở Watford, Anh, đã bất ngờ sinh 1 bé trai nặng 3,7kg sau khi đau bụng do té ngã. Bà đã dùng thuốc ngừa thai trong 5 năm.

Các dấu hiệu thường gặp

Mất kinh

Mất kinh thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, một số người cho biết họ vẫn còn ra kinh ít cho đến tháng thứ 6, và thỉnh thoảng vẫn ra kinh trong suốt thai kỳ.’

Mắc tiểu

Mắc tiểu cũng là một dấu hiệu phổ biến, do máu được tăng cường đến vùng chậu, gây ra tình trang ứ huyết. Do đó, những cơ quan như bàng quang trở nên cực kỳ nhạy cảm.

Mêt mỏi

Sư mệt mỏi có thể quá sức chịu đựng, đây là do cơ thể sản phụ phải hoạt động tích cực để nuôi dưỡng thai nhi.

Buồn nôn

Buồn nôn có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày hoặc xảy ra liên tục, nhưng thường nhất là vào sáng sớm. Nguyên do là do lượng oestrogen cao và đường trong máu thấp.

Thay đổi ở vú

Những dấu hiệu này xuất hiện rõ ngay từ lúc bắt đầu thai kỳ. Những thay đổi đó bao gồm tăng sự nhạy cảm, nổi hạt lổn nhổn, giãn tĩnh mạch ngay dưới da và quầng vú sậm màu (hình dưới)

Các xét nghiệm xách định có thai

 Thử máu

Thử máu để phát hiện hCG, một hormone lúc đầu được sản xuất bởi phôi và sau đó bởi bánh nhau, trong máu 8 ngày sau khi thụ thai. Xét nghiệm máu do bác sĩ thực hiện.

Thử nước tiểu

Thử nước tiểu là để phát hiện hCG trong nước tiểu. Xét nghiệm này có thể thực hiên tại nhà và cho kết quả tức thì. Khi cho que thử tiếp xúc với nước tiểu của người thử, trên cửa sổ bên phải xuất hiện một vạch có nghĩa rằng que thử hoạt động tốt. Nếu có một vạch xuất hiện trên cửa sổ bên trái thì có nghĩa là có thai.

Thử thai tại nhà

Thử nước tiểu nhằm tìm hCG trong nước tiểu. Xét nghiệm này có thể thực hiện tại nhà để xác định có thai hay không. Dù tính chính xác của xét nghiệm này có biến thiên, nhưng đây vẫn là cách phát hiện hCG sớm, hai tuần sau khi thụ thai. Xét nghiệm nước tiểu hiệu của nhất là đạt độ chính xác trên 90%. Hầu hết các bộ thử nước tiểu đều có 2 test để người thử kiểm tra lại kết quả

Cách dùng bảng tính

Bảng tính này căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt trung bình 28 ngày để dự đoán ngày thai nhi đủ tháng, và lấy mốc là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Tìm trên bảng ngày đầu của kỳ kinh cuối trên dòng in đậm, thì dòng bên dưới là ngày dự sinh. (Ví dụ, ngày đầu của kỳ kinh cuối là 25/1 thì ngày dự sinh sẽ là 1/11). Tuy nhiên,trẻ sinh đúng ngày dự sinh thường không đến 5%.

3 tháng đầu thai kỳ

Chia thai kỳ thành 3 giai đoạn (tam cá nguyệt) để tiện theo dõi. Giai đoạn 3 tháng cuối có đ ộ dài biến thiên tuỳ theo thai kỳ kéo dài bao lâu. Trong 3 tháng đầu, cơ thể người phụ nữ phải hoạt động rất cật lực để hỗ trợ cho phôi và bánh nhau phát triển.

- Tốc độ chuyển hoá tăng từ 10- 25% để cơ thể tăng cường các hoạt động chức năng.

- Nhịp tim, cung lượng tim và nhịp thở đều tăng để oxy đến thai nhi nhiều hơn và CO2 thải ra nhiều hơn.

- Các sợi cơ tử cung to lên nhanh chóng, và tử cung to sẽ chèn ép bàng quang, gây cảm giác mắc tiểu.

- Kích cỡ và trọng lượng vú tăng nhanh.

- Vú trở nên rất nhạy cảm, thường bắt đầu từ vài tuần đầu tiên của thai kỳ.

- Các ống dẫn sữa mới phát triển.

- Quầng vú quanh đầu vú sậm màu hơn; các tuyến trong quầng vú, gọi là các hạt Montgomery phát triển nhiều hơn và nổi rõ hơn.

- Các tĩnh mạch ở vú nổi lên do máu đến nuôi vú nhiều hơn.

Trong những tuần đầu tiên

Các sợi cơ tử cung dày lên ngay từ khi bắt đầu có thai, làm tử cung tăng kích thước. Tuy nhiên, lúc này khó nhận biết người phụ nữ có thai.

3 tháng giữa thai kỳ

Vào đầu giai đoạn này ,tử cung đã nhô lên khỏi vùng chậu và bắt đầu mất dấn vòng eo .

- Hệ thống cơ đường ruột hoạt động ỳ ạch, làm giảm tiết dịch vị và thưc ăn lưu lại da dày lâu hơn .

- Do cơ đường ruột hoạt đông kém nên thai phụ ít đi cầu ,và có thể dẫn đến táo bón.

- Vú có thể ngứa và đau.

- Có khuynh hướng tăng sắc tố da, đặc biệt ở những vùng có nhiều sắc tố như tàn nhang ,nốt ruồi và đầu vú .

- Có thể xuất hiện đường đen giữa bụng .

- Nướu trở nên hơi xốp do tác dụng của các hormone thai kỳ .

- Hồi lưu thực quản (sự trào ngược các chất trong dạ dày lên thực quản) do giãn cơ thắt tâm vị có thể gây ợ nóng.

- Tim làm việc gấp đôi so với lúc chưa có thai, và lưu chuyển 6 lít máu trong mỗi phút.

- Tử cung cần thêm 50% luợng máu so với lúc bình thường.

- Thận cần thêm 25% lượng máu só với lúc bình thường.

         3 tháng cuối thai kỳ

Đến lúc này, thai nhi ngày càng chèn ép và hạn chế hoạt động của cơ hoành. Do đó, thai phụ thở nhanh hơn và sau, lấy nhiều không khí hơn ở mỗi lần hô hấp. Việc này làm tăng tiêu thụ oxy.

- Tốc độ không khí tăng khoảng 40% từ 7 lít khí/phút, lúc bình thường lên đến 10 lít/phút, trong khi lượng oxy tiêu thụ chỉ tăng 20%. Sự tăng nhạy cảm ở trung tâm hô hấp đối với nồng độ CO2 máu cao có thể dẫn đến khó thở.

- Khi thai lớn làm bụng thai phụ tăng kích thước, các xương sườn dưới có thể bị đẩy dạt sang 2 bên.

- Các dây chằng, kể cả ở khung chậu và hông, giãn ra làm việc di chuyển khó khăn.

- Phù bàn tay, bàn chân gây khó chịu và có thể là dấu hiệu của tiền sản giật

- Có thể có triệu chứng đau thắt lưng, có thể do trọng tâm cơ thể thay đổi và các khớp vùng chậu hơi bị lỏng (do dây chằng giãn).

- Vú có thể tiết ra sữa non.

- Đi tiểu nhiều lần hơn trước.

- Cần nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn

So với động vật

Một thai kỳ ở người thường kéo dài 9 tháng 2 tuần; đa số là đơn thai. Thụ thai có thể xảy ra trong độ tuổi từ 10 – 60 tuổi, nhưng đa số phụ nữ có thai ở độ tuổi 20 đến 35.

Thời gian mang thai của voi kéo dài đến 2 năm rưỡi, và chỉ sinh 1 con; voi cái sinh nở trong độ tuổi 16 – 80.

Mèo thường mạng thai trong 9 tuần và thường đẻ 3 đến 5 con; kỷ lục hiện nay là 19 con. Mèo cái có thể bắt đầu sinh đẻ khi được 18 tháng tuổi.

Các quan niệm về thai kỳ

Có nhiêu quan niệm khác nhau xung quanh vấn đề thụ thai và mang thai. Ở Châu Âu thời trung cổ, hầu hết những phụ nữ chưa chồng đều tin rằng sự thụ thai xảy ra ở rốn, trong khi một số bộ lạc sơ khai cho rằng linh hồn của đứa bé nhập vào người mẹ lúc bé máy và nơi mà người mẹ phát hiện bé máy chính là nơi linh hồn chui vào. Người Anglo-Saxons cũng từng cho rằng linh hồn đứa bé chui vào cơ thể mẹ lúc nó máy; một số người Eskimo đến nay vẫn còn tin như thế. Những tín đồ thiên chúa giá La Mã thì lại cho rằng linh hồn đứa bé vào cơ thể mẹ ở thời điểm thụ thai.

Chuyện kiêng ăn khi mang thai khá phổ biến ở hầu hết các nền văn hoá. Ở xã hội phương Tây, một số thực phẩm bị hạn chế vì sơ nhiễm khuẩn. Ở Bolivia, thai kỳ được xem là có tính nhiệt do đó phải kiêng những thực phẩm có tính “hàn”; Tuy nhiên, ở Puerto Rico, nơi mà có thai được xem là nhiệt thì thai phụ phải tránh những thực phẩm “nhiệt” để bé sinh ra không bị ban. Ở Trung Quốc, thai phụ không dùng thực phẩm hàn vì sợ sẩy thai.

Ở nhiều nơi thuộc Caribê, cho rằng nếu thai phụ ăn trứng thì thai nhi sẽ rất to và sau này đứa bé sẽ khóc như gà kêu.

Lạ miệng và ăn thèm

Sự thay đổi của nồng độ hormone ảnh hưởng đến nước bọt, làm thai phụ có cảm giác lạ miệng. Tình trạng này làm họ không còn thích dùng những món khoái khẩu trước đây (rõ rệt nhất là cà phê) hoặc trở nên thèm ăn đối với những món trước đây ít ăn. Có những trường hợp thai phụ ăn cả những thứ không phải đồ ăn như đất hay than đá (hiện tượng này được gọi là dị thực).

Mặc dù thường được lý giải bằng nguyên nhân cơ thể thiếu khoáng chất, nhưng dị thực thường là do tác động củanền văn hoá. Trong hoàn cảnh đó thì dị thực không chỉ xảy ra ở những phụ nữ mang thai.

Tăng cân trong thai kỳ

Đối với phụ nữ, mức tăng cân lý tưởng cho một người phụ nữ trung bình là 8,8 – 12,4 kg cho toàn bộ thai kỳ. Trọng lượng tăng thêm này là do thai nhi chiếm 2,6 – 3,5 kg và hệ thống nuôi dưỡng thai chiếm 6,3 – 10,6 kg. Đa số phụ nữ tăng cân rất ít trong những tháng đầu. Trong vài tháng cuối, thai phụ có thể bị giảm cân.

Nhu cầu Vitamin và khoáng chất đối với thai phụ (và cả cho bé)

Chất

Nguồn

Cần cho

Vitamin A

Sản phẩm sữa, trứng, cá, rau quả màu cam đỏ.

Tế bào tăng trưởng và phát triển, mắt khoẻ mạnh, da và viêm mạc tốt, xương tăng trưởng, suéc khoẻ sinh sản, chuyển hoá mỡ và kháng khuẩn.

Vitamin B1

Ngũ cốc nguyên cám, quả hạch, thịt heo

Chuyển hoá chất bột đường

Vitamin B2

Ngũ cốc nguyên cám, trứng

Chuyển hoá chất bột đường và chất đạm; duy trì chức năng và sự oxy hoá ở mô.

Vitamin B5

Nội tạng động vật, ngũ cốc nguyên cám, trứng

Chuyển hoá chật bột đường và chất béo; duy trì sức khoẻ cho tế bào, hệ thần kinh, da và ruột.

Vitamin B6

Ngũ cốc nguyên cám, nấm

Chuyển hoá chất đạm, chất béo và chất bột đường.

Vitamin B12

Thịt, cá, trứng, sữa

Duy trì sự hình thành tế bào bình thường - đặc biệt là hồng cầu – và tốt cho hệ thần kinh.

Acid folic

Đậu Hà Lan, chuối, quả hạch

Tổng hợp các axit nucleic cần thiết cho sự phân bào; thúc đẩy sự hình thành hồng cầu.

Vitamin C

Lý chua, trái cây họ cam quýt, cà chua

Cung cấp nguyên liệu cho xương, mạch, cơ, sụn, mô; thúc đẩy sự hình thành haemoglobin và hồng cầu; hỗ trợ cơ thể chống nhiễm khuẩn và stress.

Vitamin D

Cá có dầu, trứng, sản phẩm sữa

Tăng cường hấp thu canxi và phốt pho trong đường tiêu hoá, lưu giữ và sử dụng chúng ở xương, máu và các mô khác.

Vitamin E

Mầm lúa mì, trứng, cá, bông cải xanh

Duy trì enzyme, cấu trúc tế bào và gian bào; chống oxy hoá, có khả năng vô hiệu hoá độc tính của các gốc tự do; thiếu vitamin này có thể dẫn đến vô sinh hoặc sẩy thai.

Canxi

Sản phẩm sữa, cá luôn xương (cá mòi), quả hạch

Làm chắc xương và răng, duy trì sự co cơ bình thường, nhịp tim, đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh, hoạt động của enzyme.

Sắt

thịt, cá, lòng đỏ trứng

Chuyên chở và trao đổi õy.

Kẽm

Trứng, quả hạch, tôm cua, nghêu sò

Thúc đẩy sự phát triển và duy trì hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.


Cơ thể người hấp thu tốt nhất các vitamin và khoáng chất từ thức ăn, chứ không phải từ các nguồn bổ sung. Cơ thể cần vitamin và khoáng chất với lượng rất nhỏ.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho minh hoi neu co bau nhung khong uong duoc sua va thuoc sat bac si cho co anh huong gi toi em be khong
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
cho tôi hỏi, tôi có bầu ngay lúc đầu tôi hay nôn mưa và cơ thể rất là mệt, giống như người không có sức ấy? Xin hỏi có cách nào cho khỏi nôn không, đỡ mệt không
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn có thể tham khảo những mẹo giảm ốm nghén sau: www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý