Mẹo chữa bệnh rong kinh rất đơn giản

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo chữa bệnh rong kinh rất đơn giản

19/04/2015 07:53 AM
473

Mẹo chữa bệnh rong kinh rất đơn giản.Bệnh nguy hiểm đến tính mạng đối với phụ nữ bị bệnh tim mạch. Hiện nay, tại Việt Nam có hàng ngàn phụ nữ thường xuyên bị bệnh rong kinh.







MẸO CHỮA BỆNH RONG KINH RẤT ĐƠNGIẢN


Chữa rong kinh bằng Dừa Cạn

Trước đây 9 năm tôi cũng từng bị rong huyết (rong kinh), đã đi bệnh viện phụ sản chữa trị gần nửa năm mà không hết. Thời gian đó tôi bị mất nhiều máu và mất sức đến nỗi không thể đi cầu thang lên lầu nổi. Mẹ tôi đã dùng bài thuốc nam là cây hoa dừa cạn (là tên dân gian, tôi cũng không rõ tên khoa học là gì), loại cây này chịu được điều kiện khô hạn, thân bụi nhỏ, hoa có bốn cánh màu tím nhạt hoặc màu trắng, ở giữa phần nhụy hoa có một chấm nhỏ màu tím. Bạn dùng cây này - lấy cả rễ, thân, lá, hoa rửa sạch rồi phơi khô, sau đó đem "xao vàng hạ thổ" có nghĩa là bạn dùng chảo rang hay xao đến khi phần cây khô đó ngả thành màu vàng (lưu ý không được để cháy), sau đó đổ phần cây đã xao vàng xuống nền gạch đã lau sạch và úp lại đ�� nguội. Bạn dùng 150gr phần cây đã xao đó cho vào siêu, thêm nước vào để sắc trong vòng 45 phút. Bạn căn lượng nước vừa đủ để lấy nước uống trong một ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ khoảng từ 50ml - 100ml. Thuốc nước được sắc xong có màu nâu đen và có mùi rất thơm nhưng cực kỳ đắng, đắng hơn thứ nước đắng người ta bán ngoài đường - báo trước để bạn chuẩn bị tâm lý. Tôi chỉ uống một ngày đầu tiên thì lượng máu giảm đi rõ rệt, qua ngày thứ hai thì dứt. Tiếp tục uống thêm 3,4 ngày nữa thì khỏi hẳn cho đến tận bây giờ mà cũng không có tác dụng phụ nào

cc 


                        

Cây cỏ mực có đặc điểm là khi vò nát có màu đen như mực. Dân gian thường gọi là " Cỏ nhọ nồi" hay là "Hạn liên thảo".
            Theo YHHĐ trong cỏ mực có Saponin, Tanin, chất đắng, Caroten, Alcaloid, tinh dầu, vitamin E, vitamin A...Tác dụng chính của cỏ mực là cầm máu.

Chỉ định điều trị: rong kinh, rong huyết, băng kinh, băng huyết, trị chảy máu, chảy máu cam, thổ huyết, sốt cao, mề đai…….          

            Theo Y Học Cổ Truyền: Cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; có tác dụng tư âm, bổ thận; lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu).Trên thực tế, cỏ mực thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

1-Rong kinh: Nếu huyết ra ít, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống.

                                 Nếu huyết ra nhiều, cần gia thêm Trắc bá diệp (Sao đen) .

2-Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực xay nhuyễn, đắp lên vết thương hoặc cỏ mực phơi khô, tán mịn, rắc lên vết thương.

3-Chảy máu cam: Cỏ mực 25gr, ngó sen 20gr. Sắc lấy nước; chia 2 lần uống vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày.- 

4- Trẻ bị tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g xay nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

5-Trị sốt xuất huyết ở giai đoạn I , II: Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết, đem lại hiệu quả cao.

6-Dùng ngoài da:

-Thợ nề dùng cỏ mực tươi để chà xát lên những vùng dính vôi, vữa... để tránh bị bỏng.

-Phòng viêm nhiễm ngoài da:

 -Chất tanin và một số hoạt chất khác trong cỏ mực có tác dụng làm săn da và phòng viêm nhiễm ngoài da.

-Phòng và chữa viêm da khi làm ruộng nước:

-Cỏ mực tươi 50gr, rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt. Chờ một lát cho da khô, xuống ruộng nước làm việc.

Cỏ mực và tác dụng chữa bệnh - Sức Khỏe - Kiến thức gia đình - Kiến thức y học

Cây cỏ mực chữa được rất nhiều bệnh.

Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).

Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.

Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng  nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 .

Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết

Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.

Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.


THAM KHẢO CÁCH CHỮA BỆNH RONG KINH HIỆU QUẢ KHÁC

Nghệ đen tăng cường sự bài tiết mật, kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn. 


Công dụng của nghệ đen

- Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6 g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.

- Trong Tây y, chúng được sử dụng trong các đơn thuốc bổ. Mỗi ngày, sử dụng một muỗng cà-phê bột nghệ đen hòa tan trong nước sẽ giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng đối với người không bị viêm loét dạ dày.

- Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, chữa các vết thâm tím trên da... Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, loại nghệ này vẫn thường được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thuốc viên.

Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen

Người bệnh có thể dùng nghệ đen để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ loại nghệ này:
 
- Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.

Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

- Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

- Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).

Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều,...


- Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.

Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.

- Bài 6: Trị đầy bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.

- Bài 7: Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy nghệ đen và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.

- Bài 8: Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.

- Bài 9: Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.

Bài thuốc dân gian trị rong kinh bằng cây nhọ nồi


Rong kinh là dấu hiệu rối loạn sức khỏe, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người phụ nữ.


Bài thuốc dân gian trị rong kinh bằng cây nhọ nồi
ảnh minh họa

Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Khi mới dậy thì, chu kì kinh nguyệt có thể chưa ổn định nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài đến cả tuần là chuyện dễ hiểu. Nhưng khi người phụ nữ đã trưởng thành, bất kỳ dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng cần phải chú ý. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày thì đó có thể là dấu hiệu rong kinh.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc dân gian chữa bệnh rong kinh bằng cây nhọ nồi.

Theo Đông y, cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen. Nhọ nồi tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát máu), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.

Các thầy thuốc đông y vẫn dùng cả thân và lá cây này để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể chữa bệnh rong kinh bằng cách hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ (loại chén uống trà) uống trong ngày. Mỗi ngày uống hai chén, giãn cách sáng, trưa, sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc.


Chữa bệnh rong kinh bằng Đông y

Khí hư

Triệu chứng: Kinh loãng và nhiều, mệt mỏi, da xanh ăn kém mạch trầm nhược. tương đương với chứng Rong kinh do thừa folliculin của y học hiện đại

Pháp trị: Bổ khí chỉ lậu

Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm hoặc Cử nguyên tiễn

cử nguyên tiễn

Nhân sâm

20

Hoàng kỳ

20

Cam thảo

8

Bạch truật

4

Thăng ma

4

Tỳ vị luận

Bổ trung ích khí

Đẳng sâm

16

Hoàng kỳ

20

Trích thảo

4

Thăng ma

8

Qui đầu

12

Sài hồ

10

Bạch truật

12

Trần bì

8

Hoài sơn

16

Trắc bách diệp

12

ý dĩ

16

Táo

4

Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lí, Huyết hải

2. huyết nhiệt

Triệu chứng: Kinh nhiều, kéo dài, mầu đỏ sẫm, nhầy, có cục nhỏ, đau vùng hạ vị và thắt lưng, buồn bực miệng khát, mặt đỏ, lưỡi khô. Thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng cơ địa

Pháp trị: Thanh nhiệt lương huyết

Bài thuốc: Tiên kỳ thang, hoặc Tứ vật gia Hoàng cầm, Hoàng liên

tiên kỳ thang  gia giảm

Đương qui

12

Sinh địa

20

Bạch thược

12

Xuyên khung

8

A giao

8

Hoàng bá

8

Tri mẫu

8

Cam thảo

4

Ngải diệp

8

Địa cốt bì

8

Củ gai

12

Hoàng cầm

8

Hương phụ

8

Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lí, Huyết hải

3. Rong kinh huyết ứ

Triệu chứng:   Lượng huyết ra nhiều có thể kèm cục huyết lớn, huyết cục ra được thì hết đau bụng, hoặc xuất huyết lượng ít không dứt, thường gặp sau khi đặt vòng

Pháp trị: Hoạt huyết khứ ứ 

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm

Qui xuyên

12

Thục địa

20

Bạch thược

12

Đào nhân

10

Hồng hoa

10

Xuyên khung

8

Uất kim

12

Nga truật

8

Hương phụ

8

Ích mẫu

20

Ngải cứu

8

Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lí, Huyết hải

4. Âm hư

Triệu chứng: kinh sắc đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác

Pháp: Bổ âm chỉ lậu  

Đan bì

6

Bạch linh

6

Trạch tả

6

Thục địa

16

Sơn thù

8

Hoài sơn

8

Nhọ nồi

12

Ngưu tất

12

Bạch thược

12

Kỉ tử

12

Qui bản

8

Xuyên khung

8

Trắc bách diệp

12

Châm cứu: Thận du, Huyết hải, Tam âm giao, they xung       

5. Đàm thấp

Triệu chứng: người béo, trệ, mạch hoạt, miệng nhạt, lợm giọng, lưỡi đỏ nhạt, dấu răng, rêu trắng nhờn, dầy

Pháp trị: Kiện tỳ tiêu đàm

Bạch truật

12

Bạch linh

12

Cam thảo

6

Trần bì

10

Bán hạ

8

Đẳng sâm

16

Hương phụ

8

Ngưu tất

12

Nhọ nồi

12

Châm cứu: Túc tam lí, Phong long, Trung quản






Bệnh phong thấp và cách chữa trị
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Tác dụng chữa bệnh của cây lá gai
Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc
Tác dụng chữa bệnh của cây khế
Bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa
Tác dụng chữa bệnh của giun đất -






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cay nho noi kho cach su dung va dieu tri
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý