Bấm huyệt chữa bệnh ù tai cho bệnh dứt hẳn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bấm huyệt chữa bệnh ù tai cho bệnh dứt hẳn

19/04/2015 07:55 AM
8,225

Bấm huyệt chữa bệnh ù tai cho bệnh dứt hẳn. Để điều trị hai chứng bệnh này, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, tập luyện dưỡng sinh khí công..., các thầy thuốc đời xưa còn khuyên người bệnh nên tự day bấm một số huyệt vị trên cơ thể.








BẤM HUYỆT CHỮA Ù TAI BỆNH DỨT HẲN


Phương pháp day bấm huyệt chữa ù tai


Hai chứng trạng này rất hay gặp ở người có tuổi và thường đi kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi cổ gáy...trong các bệnh huyết áp cao hoặc thấp, thiểu năng tuần hoàn não, hư xương sụn cột sống cổ, rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh...

Trong y học cổ truyền, tai ù và tai điếc thuộc phạm vi các chứng “nhĩ lung”, “nhĩ minh” và thường được liên hệ với tình trạng bệnh lý của tạng Thận. 

Dưới đây, xin được giới thiệu một trong những quy trình đó để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết

PHƯƠNG PHÁP 1:

Day bấm huyệt Thính cung và Ế phong

Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day bấm lần lượt hai huyệt, mỗi huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Thính cung: ở chỗ lõm ngang phía trước và giữa chân nắp tai. Vị trí huyệt Ế phong: ở chỗ lõm giữa xương hàm dưới và xương chũm, sát bờ dưới của dái tai khi ép vào sát xương.

Day bấm huyệt Ế minh

Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt Ế minh trong 2 phút. Vị trí huyệt Ế minh: ở ngay dưới điểm chót của xương chũm.

Day bấm huyệt Phong trì

Đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, bốn ngón tay còn lại ôm chặt lấy đầu, dùng lực day bấm trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tức nóng phía sau đầu là được. Vị trí huyệt Phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt.

Xoa vành tai

Đặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai tai có cảm giác nóng lên là được. Cũng có thể dùng các ngón tay bật vành tai từ sau ra trước hoặc lấy ngón tay miết lòng vành tai từ 10 - 20 lần.

Xoa bóp tai

Dùng hai bàn tay áp chặt lỗ tai rồi đột nhiên buông ra, làm như vậy 10 lần. Tiếp tục áp hai tay vào lỗ tai, các ngón tay để ở xương chẩm sau đầu, rồi bật ngón tay trỏ xuống xương chẩm 10 lần.

Xát lưng

Dùng hai bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống, xát từ trên xuống dưới và ngược lại trong 2 phút sao cho vùng lưng nóng lên là được.

Day bấm huyệt Thái khê

Dùng hai ngón tay cái day bấm đồng thời cả hai huyệt Thái khê trong 2 phút. Vị trí huyệt Thái khê: chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá chân trong và bờ sau gân gót.

Để đạt được hiệu quả cao, quy trình trên phải được thực hiện kiên trì, đều đặn và đúng cách. Thông thường, mỗi ngày làm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 15 - 20 phút. Có thể dùng thêm một vài loại trà dược hoặc tửu dược để tăng cường tác dụng. Ví dụ: Trà Thông nhĩ (tang diệp 9g, hoàng cầm 9g, tri mẫu 9g, ké đầu ngựa 9g, thạch xương bồ 9g, địa cốt bì 12g, tang bạch bì 12g, tất cả thái vụn, sao thơm, hãm nước uống thay trà trong ngày); Rượu Thông nhĩ (mộc thông 20g, thạch xương bồ 80g, từ thạch 30g, rượu trắng 1700 ml; các vị thuốc tán nhỏ, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau chứng 7 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml).

PHƯƠNG PHÁP 2:

guyên nhân là do bệnh lý ở tai như viêm nhiễm…, do dây thần kinh thính giác bị co hẹp làm rối loạn mạch máu nuôi vùng tai hoặc do các tác dụng phụ của thuốc như m ột số thuốc kháng sinh, aspirin; do phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài; nhưng chủ yếu là do viêm nhiễm mạn tính, do tuổi tác và  ảnh hưởng của bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… Biểu hiện là người bệnh thấy tai như có tiếng ve kêu, nhiều lúc cảm giác như có gió rít trong tai, về đêm to hơn gây khó ngủ, tai nghe kém dần, có thể bị một hay cả hai bên tai, kèm theo người bệnh thấy lưng mỏi yếu, mắt mờ… Khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, khả năng tập trung dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể.  Những người cao tuổi mắc bệnh này thường bi quan, xa lánh mọi người do gặp khó khăn  khi giao tiếp, khiến cho con cháu, bạn bè ít muốn trò chuyện. Theo y học cổ truyền, ù tai, điếc tai  liên quan trực tiếp đến tạng thận. Để điều trị, ngoài các trường hợp tổn thương thực thể ở tai cần phải điều trị theo chuyên khoa, còn lại có thể dùng các biện pháp của đông y như thuốc  sắc, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh… rất  hiệu quả. Xin được giới thiệu cách tự xoa bóp bấm huyệt nhằm mục đích bổ thận, thông tai, tăng cường thính lực để bạn đọc tham khảo vận dụng. Nên kiên trì thực hiện, mỗi ngày làm từ 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút.


 

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới



Day huyệt phong trì.


Day huyệt thính cung: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa đồng thời ấn vào huyệt thính cung hai bên tai và day trong 1-2 phút.

Day huyệt ế phong: Dùng 2 ngón tay trỏ hoặc ngón giữa đồng thời ấn vào huyệt ế phong hai bên tai và day trong 1-2 phút.

Day huyệt phong trì: dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 1-2 phút.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới



Xoa xát thắt lưng: Hai tay vòng ra sau lưng, hai lòng bàn tay xoa xát khối cơ cạnh hai bên cột sống thắt lưng cho tới khi nóng lên thì thôi.
Xoa thắt lưng.


Day huyệt thái k
hê:

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới


Dùng hai ngón tay cái bấm huyệt thái khê và day  trong 1 – 2 phút.

Đặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai tai có cảm giác nóng lên là được. Tiếp theo dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần (nên rửa tay sạch, móng tay cắt ngắn tránh gây tổn thương tai).

Gõ trống tai: Hai bàn tay khum lại, úp lòng bàn tay vào hai bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ, làm như vậy 30 lần. Sau đó dùng hai ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai 30 lần.

Lưu ý:

Chú ý giữ vệ sinh tai tránh các viêm nhiễm  hoặc khi lấy ráy tai  không đúng cách gây tổn thương tai.

Nếu mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận mạn,… nên điều trị  sớm.

Khi dùng thuốc nên lưu ý tới các tác dụng phụ tránh gây tổn thương thần kinh thính giác.

Nên tránh nơi quá ồn ào, náo nhiệt.

 PHƯƠNG PHÁP 3: Bấm huyệt chữa ù tai

Ngoài nguyên nhân bệnh tim và những lý do bên ngoài khác, chứng ù tai còn do kinh lạc thận bị suy nhược sinh ra. Khi kinh lạc này khác thường, công năng của tai sẽ bị ảnh hưởng ngay. Có thể chữa chứng này bằng cách bấm huyệt.

fg

Vị trí huyệt thận.

g

Từ trên xuống dưới: Huyệt Quan xung, Tiền cốc và Dương cốc.

Cần bấm vào các huyệt Thận, Tiền cốc, Dương cốc và Quan xung. Khi ấn các huyệt trên, cần dùng lực khá mạnh cho đến khi bệnh nhân thấy đau nhói mới thôi. Tốt nhất là ngày nào cũng bấm. Chỉ trong một thời gian ngắn, chứng ù tai sẽ hết.



Bài thuốc trị chứng chóng mặt, ù tai

Hội chứng chóng mặt do tai còn có tên là Meenie, là một hội chứng do mất cân bằng áp lực không khí của tai trong và tai ngoài. Thông thường biểu hiện bằng các chứng như mất thăng bằng, chóng mặt, nghe kém; lúc chóng mặt thì hay buồn nôn, ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch và nhức mắt. Người bệnh luôn luôn nhắm nghiền mắt, không dám hoạt động mạnh nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thao tác vận động. Nguyên nhân do rối loạn tiền đình (dây thần kinh số 8), tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thiếu máu...


THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA Ù TAI HIỆU QUẢ KHÁC

Thể can phong

Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô đắng, nôn, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ. Mạch huyền tế đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thân âm, bổ can huyết tiềm dương. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1. Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, đương quy 8g, bạch thược 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đơn bì 8g, cúc hoa 8g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, câu kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g,  hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu tăng huyết áp gây chóng mặt phiền táo, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác là biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài “Long đởm tả can thang gia giảm”: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết hư

Người bệnh có biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt hoa mắt, nữ giới thì kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Mạch tế nhược. Phép chữa:  dưỡng huyết tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1. Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, tang ký sinh 16g, hà thủ ô 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, kỷ tử 12g, a giao 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3. Ngũ vị tử thang: đương quy 8g, hoài sơn 12g, ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, long nhãn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm thấp

Người bệnh người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, hồi hộp, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính. Mạch hoạt. Phép chữa: hóa đàm trừ thấp.

Bài thuốc Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm: đảng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp day bấm các huyệt: lao cung, nội quan, thiên lịch.

Lao cung: ở lòng bàn tay từ khe giữa ngón tay 3 và 4 kéo xuống chạm vào đường tâm đạo là huyệt.

Nội quan: giữa lằn chỉ cổ tay trong lên 2 tấc (bằng chiều ngang 2 ngón tay 2 và 3 khép lại).

Thiên lịch: ở trên huyệt dương khê, từ dương khê đo lên 3 tấc.

Xoa bóp, day bấm 3 huyệt này có tác dụng ổn định thần kinh, trấn tĩnh tinh thần, trị đau các dây thần kinh, đau đầu ù tai. Có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh.

Điều trị ù tai bằng thuốc Nam  

Nếu bị ù tai do ảnh hưởng của tiếng ồn, dùng rau má 10 g, lá dâu 10 g, tơ hồng xanh 12 g, thổ phục linh 16g sắc uống. Nếu huyết áp cao, thêm lá tre 10 g; huyết áp thấp thêm ngải cứu 6 g; mất ngủ thì thêm lá vông 8 g.

Ù tai do làm việc mệt mỏi, căng thẳng: Đỗ đen (sao tồn tính), xích đồng mỗi thứ 16 g; hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn mỗi thứ 12g. Nếu ngủ ít, nhịp tim chậm, thêm lạc tiên 12 g, ngải cứu 6 g.
Ngủ ít, nhịp tim nhanh thêm cúc áo 12 g, cỏ mần trầu 10 g.

Ù tai do hỏa bốc: Đỗ đen 12 g, cúc hoa 6 g, vừng đen 10 g, lá tre 6 g, rau má 8 g, nhân trần 10 g. Nếu huyết áp cao, thêm cần tây tươi 50 g; huyết áp thấp thêm rau ngót tươi 100 g, ngải cứu 6 g.

Các thể bệnh trên đều cần kiêng các chất cay, thơm như rượu, ớt, hạt tiêu, các loại rau thơm. Đối với người huyết áp thấp, nhịp tim chậm, không nên dùng cam, chanh, nước dừa, nước đá, rau cải, củ cải.

Cách sắc thuốc: 1 thang sắc uống trong 1 ngày. Ngày sắc 2 lần, mỗi lần cho 3 bát nước, đun lấy nửa bát, uống thuốc lúc còn ấm, ngày uống 2 lần sáng, chiều.






Bệnh ù tai và cách điều trị -
Mẹo vặt chữa bệnh ù tai
Cách chữa ù tai khi đi máy bay đơn giản
Viêm tai giữa ở người lớn
Bệnh ù tai và cách điều trị
Làm sao để hết ù tai khi đi máy bay
Những điều cần lưu ý khi đi máy bay
Kinh nghiệm cho bé đi máy bay





(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi bi ú tai nhu tiieng ve kêu
hơn 1 tháng trước - Thích (25) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý