Thuốc nam chữa bệnh ù tai an toàn đơn giản

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thuốc nam chữa bệnh ù tai an toàn đơn giản

19/04/2015 07:55 AM
1,933

Thuốc nam chữa bệnh ù tai an toàn đơn giản. Những bệnh nhân ù tai “nghe” thấy trong tai mình có những tiếng động bên ngoài không hề có mà chính họ đôi khi tưởng là có






 THUỐC NAM CHỮA BỆNH Ù TAI

Điều trị ù tai bằng thuốc Nam

Dieu tri u tai bang thuoc Nam

Theo Đông y, người bị ù tai nên kiêng ớt.

Nếu bị ù tai do ảnh hưởng của tiếng ồn, dùng rau má 10 g, lá dâu 10 g, tơ hồng xanh 12 g, thổ phục linh 16g sắc uống. Nếu huyết áp cao, thêm lá tre 10 g; huyết áp thấp thêm ngải cứu 6 g; mất ngủ thì thêm lá vông 8 g.

Ù tai do làm việc mệt mỏi, căng thẳng: Đỗ đen (sao tồn tính), xích đồng mỗi thứ 16 g; hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn mỗi thứ 12g. Nếu ngủ ít, nhịp tim chậm, thêm lạc tiên 12 g, ngải cứu 6 g.
Ngủ ít, nhịp tim nhanh thêm cúc áo 12 g, cỏ mần trầu 10 g.

Ù tai do hỏa bốc: Đỗ đen 12 g, cúc hoa 6 g, vừng đen 10 g, lá tre 6 g, rau má 8 g, nhân trần 10 g. Nếu huyết áp cao, thêm cần tây tươi 50 g; huyết áp thấp thêm rau ngót tươi 100 g, ngải cứu 6 g.

Các thể bệnh trên đều cần kiêng các chất cay, thơm như rượu, ớt, hạt tiêu, các loại rau thơm. Đối với người huyết áp thấp, nhịp tim chậm, không nên dùng cam, chanh, nước dừa, nước đá, rau cải, củ cải.

Cách sắc thuốc: 1 thang sắc uống trong 1 ngày. Ngày sắc 2 lần, mỗi lần cho 3 bát nước, đun lấy nửa bát, uống thuốc lúc còn ấm, ngày uống 2 lần sáng, chiều.


THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA Ù TAI KHÁC
 

Mẹo chữa ù tai bằng bấm huyệt

Nếu bất ngờ bị tác động bởi âm thanh mạnh, như nghe nhạc to bằng phone, ở trong vũ trường sôi động lâu, đi đường bị tiếng xe phanh bất ngờ… tai dễ bị ù, lúc nghe được lúc không.

Bạn hãy ấn huyệt cho tai nhé. Cách thức đơn giản như sau:
 

- Đặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai tai có cảm giác nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần.

- Cách khác là gõ trống tai bằng cách úp lòng bàn tay vào hai bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ, làm như vậy 30 lần. Sau đó dùng hai ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần

- Nếu ù tai kéo dài thì trị bằng cách rang một ít muối hột lên, cho vào 1 túi nhỏ, chườm quanh tai khi còn ấm. Hơi nóng dịu nhẹ của muối có tác dụng giảm ù tai ngay.

- Đây chỉ là vài mẹo trị ù tai tức thời. Nếu bị ù tai kinh niên, các bạn nên gõ cửa bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Bài thuốc trị chứng chóng mặt, ù tai

Hội chứng chóng mặt do tai còn có tên là Meenie, là một hội chứng do mất cân bằng áp lực không khí của tai trong và tai ngoài. Thông thường biểu hiện bằng các chứng như mất thăng bằng, chóng mặt, nghe kém; lúc chóng mặt thì hay buồn nôn, ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch và nhức mắt. Người bệnh luôn luôn nhắm nghiền mắt, không dám hoạt động mạnh nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thao tác vận động. Nguyên nhân do rối loạn tiền đình (dây thần kinh số 8), tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thiếu máu...

Thể can phong

Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô đắng, nôn, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ. Mạch huyền tế đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thân âm, bổ can huyết tiềm dương. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1. Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, đương quy 8g, bạch thược 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đơn bì 8g, cúc hoa 8g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, câu kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g,  hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu tăng huyết áp gây chóng mặt phiền táo, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác là biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài “Long đởm tả can thang gia giảm”: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết hư

Người bệnh có biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt hoa mắt, nữ giới thì kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Mạch tế nhược. Phép chữa:  dưỡng huyết tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1. Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, tang ký sinh 16g, hà thủ ô 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, kỷ tử 12g, a giao 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3. Ngũ vị tử thang: đương quy 8g, hoài sơn 12g, ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, long nhãn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm thấp

Người bệnh người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, hồi hộp, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính. Mạch hoạt. Phép chữa: hóa đàm trừ thấp.

Bài thuốc Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm: đảng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp day bấm các huyệt: lao cung, nội quan, thiên lịch.

Lao cung: ở lòng bàn tay từ khe giữa ngón tay 3 và 4 kéo xuống chạm vào đường tâm đạo là huyệt.

Nội quan: giữa lằn chỉ cổ tay trong lên 2 tấc (bằng chiều ngang 2 ngón tay 2 và 3 khép lại).

Thiên lịch: ở trên huyệt dương khê, từ dương khê đo lên 3 tấc.

Xoa bóp, day bấm 3 huyệt này có tác dụng ổn định thần kinh, trấn tĩnh tinh thần, trị đau các dây thần kinh, đau đầu ù tai. Có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh.


 

chữa ù tai điếc tai bằng đông y

ù Tai điếc Tai

* Khái niệm:

- Ù tai là tình trạng người bệnh cảm thấy trong tai có tiến ồn, đây là một triệu chứng gặp trong nhiều bệnh tai và cũng có thể là một bệnh độc lập. Y học cổ tryền gọi chứng này là Nhĩ minh.

- Điếc tai là tình trạng giảm sút thính lực với những mức độ khác nhau thậm chí có thể không nghe thấy gì. Cũng như ù tai nó là triệu chứng của nhiều bệnh tai khác nhau nhưng cũng có thể là một bệnh độc lập. Căn cứ theo nguyên nhân Yhct gọi chứng này với những tên như: Lao lung, Phong lung, độc lung, hỏa lung… Nói chung các y văn của yhct xếp ù tai, điếc tai vào cùng nhóm với nhau.

* Chẩn đoán:

- Ù tai là triệu chứng chủ quan mà người bệnh tự  cảm thấy trong tai hoặc trong đầu mình có âm thanh.

- Điếc là chỉ sức nghe của người bệnh giảm sút thậm chí mất hẳn, hiện tượng này có thể xác định được bằng những kiểm tra khách quan.
 

1. Ù tai điếc tai thể phong nhiệt

* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:

- Phong nhiệt từ bên ngoài xâm phạm vào, cũng có thể phong hàn hóa nhiệt xâm phạm vào tai làm rối loạn khả năng tiếp thu âm thanh của nhĩ khiếu mà gây nên ù tai, điếc tai.

* Triệu chứng:

- Bệnh khởi phát tương đối nhanh. Người bệnh cảm thấy trong tai căng tức, tắc tị, sức nghe giảm sút trong khi tiếng ồn trong tai rất to. Khám tai có thể thấy màng nhĩ hơi đỏ cũng có khi không thấy gì đặc biệt. Có thể thấy đau đầu, sợ lạnh, sốt, miệng khô, mạch phù đại, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng

* Chẩn đoán:

- Bát cương: Biểu thực nhiệt

- Tạng phủ: Thận, Can, Đởm, Tam tiêu

- Nguyên nhân: Ngoại nhân

- Bệnh danh: Nhĩ minh.

* Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt tán tà

* Phương:

- Thuốc uống: Bài Ngân kiều tán

Liên Kiều

40g

Camthảo sống

20g

Kim ngân hoa

40g

Hoa kinh giới

16g

Cát cánh

24g

Đậu xị

20g

Bạc hà

24g

Ngưu bàng tử

24g

Lá tre

16g

Tán thành bột, lấy 24g sắc với nước uống. Dùng bài này dưới dụng thuốc sắc liều thích hợp.

- Thuốc dùng ngoài: Có thể dùng nước Thạch xương bồ tươi để nhỏ vào tai.

- Châm cứu: Châm tả các huyệt Thượng Tinh, Nghinh hương, Hợp cốc. Lưu kim 15 phút, mỗi ngày châm một lầ

2. Ù tai điếc tai thể can đởm thượng kháng

* Nguyên nhân

cơ chế bệnh sinh:

- Trong cơ thể can giữ vai trò tướng quân, tính mạnh mẽ, chủ về thăng phát sơ tiết. Nếu tức giận làm thương can sẽ dẫn đến can khí uất kết mà thượng nghịch rồi làm tắc trở nhĩ khiếu. Cũng có thể vì tình chí uất ức làm can không sơ tiết điều đạt được mà uất lại hóa hỏa. Can hỏa làm nhiễu loạn thanh khiếu rồi gây ù tai, điếc tai

* Triệu chứng:

- Tai ù như tiếng sóng cũng có khi như tiếng sấm, tiếng gió, thính lục giảm lúc nhiều lúc ít, sau mỗi lần uất ức, căng thẳng triệu chứng lại nặng lên. Kèm theo các triệu chứng căng tức đau trong tai, đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, đêm ngủ không yên, phiền táo, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác hữu lực

* Chẩn đoán:

- Bát cương: Biểu………. thực nhiệt

- Tạng phủ: Thận, can, đởm, tam tiêu

- Nguyên nhân: Nội nhân.

- Bệnh danh: Nhĩ minh

* Pháp điều trị: Thanh can tiết nhiệt, khai uất thông khiếu.

* Phương điều trị:

- Thuốc uống:  Long đởm tả can thang gia Thạch xương bồ

- Nếu can khí uất kết mà hóa nhiệt còn nhẹ có thể dùng phép sơ can giải uất thông khiếu bằng cách dùng bài Tiêu giao tán gia Mạn kinh tử, Thạch xương bồ, Hương phụ

Sài hồ

12g

Bạch thược

12g

Đương quy

12g

Bạch truật

12g

Camthảo

06g

Bạc hà

08g

Sinh khương

08g

Bạch linh

12g

Mạn kinh tử

08g

Thạch xg bồ

08g

Hương phụ

08g

4. Ù tai điếc tai thể đàm hỏa uất kết

* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:

- Ăn quá nhiều đồ cay ngọt, béo, uống nhiều rượu sẽ làm cho tỳ vị bị tổn thương. Thấp không được chuyển hóa rồi hóa đàm, đàm uất hóa hỏa bốc lên trên gây ù tai, điếc tai.

* Triệu chứng:

- Ù hai bên tai không ngừng, hai tai có cảm giác tắc tị, không nghe rõ âm thanh, chóng mặt nặng đầu, ngực bụng đầy chướng, ho có đờm nhiều, miệng đắng hoặc nhạt, nhị tiện không thông, lưỡi đỏ rêu vàng dày, mạch huyền hoạt

* Chẩn đoán:

- Bát cương: Biểu thực nhiệt

- Tạng phủ: Thận, can, đởm, tam tiêu

- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.

- Bệnh danh: Nhĩ minh

* Pháp điều trị: Thanh hỏa hóa đàm, hòa vị giáng trọc.

* Phương điều trị

                           Bài Nhị trần thang gia vị

Bán hạ

12g

Qua lâu nhân

12g

Phục linh

12g

Hoàng liên

10g

Trần bì

8-12g

Namtinh chế

10g

Camthào

4g

Chỉ thực

8g

Hoàng cầm

12g

Hạnh nhân

12g

4. Ù tai điếc tai thể thận tinh bất túc

* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:

- Thận tàng tinh, sinh cốt tủy, phía trên thông với não, khai khiếu ra tai. Nếu thận khí đầy đủ bể tủy sẽ đầy, tai nghe được rõ. Nếu vì bệnh tật hoặc tình dục quá độ làm thận tinh hoa tổn, bể tủy trống rỗng sẽ phát sinh ù tai, điếc tai. Mặt khác bình thường thận thủy và tâm hỏa chế ước lẫn nhau nếu thận thủy bất túc khiến cho tâm hỏa kháng thịnh cũng sẽ gây ù tai, điếc tai.

* Triệu chứng:

- Trong tai có cảm giác ve kêu, đêm ngày không nghỉ, có khi thấy hư phiền mất ngủ, thính lực  giảm từ từ, chóng mặt, mắt mờ, lưng gối mỏi. Là nam có thể thấy di tinh. Là nữ có thể thấy khí hư. Tiêu hóa kèm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch vi tế hoặc tế sác.

* Chẩn đoán:

- Bát cương: Biểu lý tương kiêm, thực nhiệt

- Tạng phủ: thận, can, đởm, tam tiêu

- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân, nội thương

- Bệnh danh: Nhĩ minh

* Pháp điều trị: Bổ Thận ích khí, tư âm tiềm dương

* Phương điều trị: Bài lục vị địa hoàng thang gia Ngũ vị tử, Từ thạch.

5. Ù tai điếc tai thể tỳ vị hư nhược

* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:

- Ăn uống không điều độ hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh sẽ làm tổn thương tỳ vị. Tỳ khí không được kiện vận, nguồn sinh hóa khí huyết không đầy đủ, kinh mạch sẽ trống rỗng không thể nuôi dưỡng cho tai được. Cũng có thể vì tỳ dương kém, tỳ khí không thăng được gây nên ù tai, điếc tai.

* Triệu chứng:

- Ù tai, điếc tai, khi mệt mỏi bệnh tăng lên. Trong tai có cảm giác trống rỗng mà lạnh. Người mệt mỏi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, đại tiện lỏng, sác mặt vàng úa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược.

* Chẩn đoán:

- Bát cương: Lý hư thiên hàn

- Tạng phủ: Tỳ, Thận, can, đởm, tam tiều

- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân

- Bệnh danh: Nhĩ minh

* Pháp điều trị: Kiện tỳ, ích khí, thăng dương

* Phương điều trị:

- Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia Thạch xương bồ

Hoàng kỳ

20g

Sài hồ

10g

Chích thảo

4g

Bạch truật

12g

Thăng ma

4-6g

Trần bì

4-6g

Đẳng sâm

16g

Thạch xương bồ

12g

- Châm cứu:

+ Chọn huyệt Nhĩ môn, Thính cung, Ế phong, Trung chữ, Ngoại quan, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao.

+ Chọn mỗi lần 2 – 3 huyệt

+ Thủ thuật bổ tả tùy theo nguyên nhân của bệnh.

+ Nếu bệnh thuộc hàn có thể cứu

- Nhĩ châm: Chọn các huyệt Tai trong, Thận, Can, Thần môn, Châm 15 – 20 phút, 15 ngày một liệu trình.


Dù không có tổn thương thực thể nào được tìm thấy khi khám tai, song chúng ta lại rất khổ sở bởi tình trạng tai bị ù hoặc bị điếc ở một hay cả hai bên.

Hai chứng trạng này rất hay gặp ở người có tuổi và thường đi kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi cổ gáy...trong các bệnh huyết áp cao hoặc thấp, thiểu năng tuần hoàn não, hư xương sụn cột sống cổ, rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh...

Trong y học cổ truyền, tai ù và tai điếc thuộc phạm vi các chứng “nhĩ lung”, “nhĩ minh” và thường được liên hệ với tình trạng bệnh lý của tạng Thận. Để điều trị hai chứng bệnh này, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, tập luyện dưỡng sinh khí công..., các thầy thuốc đời xưa còn khuyên người bệnh nên tự day bấm một số huyệt vị trên cơ thể.






Bệnh ù tai và cách điều trị -
Mẹo vặt chữa bệnh ù tai
Cách chữa ù tai khi đi máy bay đơn giản
Viêm tai giữa ở người lớn
Bệnh ù tai và cách điều trị
Làm sao để hết ù tai khi đi máy bay
Những điều cần lưu ý khi đi máy bay
Kinh nghiệm cho bé đi máy bay





(ST)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý