Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu quả nhanh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu quả nhanh

19/04/2015 07:55 AM
1,185

Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu  quả nhanh. Chỉ bằng vài cây thuốc nam đơn giản, bạn có thể trị được căn bệnh viêm mũi khó chịu thường phát sinh nhiều trong thời điểm giao mùa này.









CÁC CHỮA SỔ MŨI BẰNG THẢO DƯỢC


Chữa viêm mũi bằng thảo dược

Bạc hà, gừng tươi, vỏ quýt, tía tô, quế chi... là những vị thuốc mà Đông y dùng chữa viêm mũi. Liều lượng và cách phối hợp phải tùy thuộc vào thể bệnh.

gf

Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.














Viêm mũi cấp tính thông thường

Nguyên nhân: Do ngoại cảm, phong hàn.

Triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân và đau lưng, chảy nước mũi trong, loãng, sau dần trở nên đặc, nghẹt mũi, nặng đầu, sốt nhẹ, người mệt mỏi.

Hoắc hương, hậu phác, bạc hà, vỏ quít mỗi thứ 10 g, bạch chỉ 8 g, gừng tươi, mạn kinh tử, tô diệp mỗi thứ 12 g. Sắc với 600 ml nước còn lại 300 ml. Uống ấm, trùm chăn cho ra mồ hôi. Ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml (nửa chén). Ngày thứ 2 không trùm chăn nữa. Uống liền 3 ngày.

Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân: Viêm mũi dị ứng cũng là viêm mũi cấp nhưng nguyên nhân có liên quan đến yếu tố dị ứng gây viêm như: khí hậu lạnh, nóng, bụi bặm, khói thuốc, phấn hoa, lông thú, thức ăn, thuốc…

Triệu chứng: Viêm mũi chu kỳ: Bệnh xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Thường vào buổi sáng, đột nhiên bệnh nhân hắt hơi liên tục, cay mắt, đỏ và chảy nước mắt. Nước mũi trong như nước lã, chảy đầm đìa. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, nặng đầu. Bệnh kéo dài 3 đến 5 ngày thì hết. Bệnh giảm dù không điều trị hoặc khi thay đổi chỗ ở đến nơi không khí trong lành (nhưng khi về nơi ở cũ thì bệnh lại tái phát). Đó là viêm mũi ngắn hạn. Nếu để bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần thì diễn biến sẽ nặng hơn, niêm mạc mũi dần bị thoái hóa và bị nhiễm trùng, bệnh nhân xì mũi vàng, thỉnh thoảng bị sốt nhẹ và nhức đầu, mũi bị nghẹt thường xuyên.

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Có 2 đặc điểm thêm vào các triệu chứng trên là bệnh xuất hiện không theo thời tiết và mỗi lần hắt hơi chỉ vài cái nhưng cơn nghẹt mũi kéo dài. Niêm mạc mũi luôn bị phù nề nên dễ bị thoái hóa dẫn đến viêm mũi mạn tính.

Bài thuốc: Hoàng kỳ 16 g, phòng phong 10 g, bạch truật 12 g, quế chi 8 g, đẳng sâm 16 g, bạch thược 12 g, ma hoàng 4 g, tế tân 8 g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc với 600 ml nước còn lại 300 ml thuốc. Uống ấm ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml.

Viêm mũi dị ứng mạn tính: Hoắc hương, kinh giới, phòng phong, bản lam căn mỗi thứ 12 g; ké đầu ngựa 16 g, bạc hà 8 g, tân di hoa 8 g, bạch chỉ, cát cánh, cam thảo mỗi thứ 6 g, hạ khô thảo 10 g. Sắc với 600 ml nước còn lại 300 ml thuốc. Uống ấm ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml. Nếu nước mũi trong, thêm khương hoạt 12 g. Nếu nước mũi vàng đục, thêm hoàng cầm 12 g, tang bạch bì 12 g.


Chữa ho bằng thảo dược




Cây húng chanh

Hiện nay, ở các quốc gia kỹ nghệ phát triển, dược thảo đang được công chúng sử dụng rộng rãi. Những bài thuốc từ “mẹ thiên nhiên” như lá, củ, rễ, vỏ, hoa… đã mau chóng trở thành những phương tiện trị liệu ưa thích của nhiều người.

Trong ngành công nghệ dược phẩm nước ta cũng vậy. Ngày nay, để trị ho, người ta thường ưa chuộng những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây thuốc hơn. Tác dụng của chúng đã được chứng minh qua hàng trăm năm nay như bạc hà, tần dày lá, gừng, tràm…

Bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Gừng: Là vị thuốc quý chữa bách bệnh, được dùng từ rất lâu ở VN cũng như trên thế giới, có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống viêm và giảm đau.

Tràm: Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tinh dầu tràm chứa eucalyptol là một hoạt chất có tính sát trùng, dùng rất tốt để chữa ho, kích thích tiêu hóa. Nó được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại từ các thành phần thiên nhiên đang rất được chú trọng, đặc biệt là sự kết hợp các thành phần hoạt chất trích tinh từ các cây thuốc, vị thuốc thiên nhiên.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược, đông y
.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng 3 triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi. Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử trí.

Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các triệu chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”... Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” của y học cổ truyền. Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:


THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA SỔ MŨI KHÁC


Phương pháp dùng thuốc

Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70o rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày 3 lần.

Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, sắc với 300ml nước lấy 150ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa  sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.

Bài 7: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hòa đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt  nước bỏ bã, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ,  nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.

Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả. Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.

Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả, hai thứ đánh đều gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn.


Phương pháp không dùng thuốc

Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm 3-7 lần.

Cách 2: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt dũng tuyền: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ hai (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Để nâng cao hiệu quả, có thể dùng kết hợp các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ mũi với một phương pháp không dùng thuốc.



Một số bài thuốc Nam đơn giản chữa viêm mũi



Một số bài thuốc Nam đơn giản chữa viêm mũi  1
Hoa Mộc Lan là cây thuốc hiệu nghiệm.
Để chữa viêm mũi, lấy 200 g hành tây sửa sạch, bỏ vào cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông rất nhanh.
Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Mật lợn và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.

- Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.

- Hoa mộc lan 30 g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày 3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.

- Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.

- Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch, để khô, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.

- Thầu dầu 300 hạt, táo lớn gọt vỏ 15 g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho vào lỗ mũi.

- Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.

- Hành tươi giã nát đưa vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần giữa, tối dùng phần còn lại).


Bài thuốc chữa sổ mũi, nứt môi miệng đơn giản từ cây mía


Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt. Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía.

Bài thuốc chữa sổ mũi, nứt môi miệng đơn giản từ cây mía 1
Cây mía là vị thuốc tốt với sức khỏe con người.

Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.

Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn:nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.

Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa:nước mía 150ml, nước gừng 5 - 10 giọt. Uống từng ngụm một.

Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.

Người gầy (hốc hác) da tóc khô:rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.

Chữa người gầy:lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.

Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô:mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.

Giải say rượu:uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Ngộ độc cá nóc:nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.





Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Chữa sổ mũi cho trẻ bằng thuốc nam an toàn
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả bất
Trẻ bị chảy nước mũi
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả
Mẹo chữa chảy nước mũi khi bị cảm cúm
Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản
Cách chữa bệnh viêm xong mũi hiệu quả nhất





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý