Chữa sổ mũi lâu ngày ở trẻ bằng phương pháp tốt nhất

seminoon seminoon @seminoon

Chữa sổ mũi lâu ngày ở trẻ bằng phương pháp tốt nhất

19/04/2015 07:58 AM
2,295
Chữa sổ mũi lâu ngày ở trẻ bằng phương pháp tốt nhất. Đa số các bé bị sổ mũi kéo dài, đặc biệt là khi xảy ra tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang hoặc vùng niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm.







CHỨNG HO LÂU NGÀY Ở TRẺ

Mặc dù ho lâu ngày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng nó thường tấn công là trẻ không được chủng ngừa và trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Theo thống kê, khoảng 40% trong số các ca nhiễm trùng gây ho lâu ngày xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, 15% xảy ra ở trẻ trên 15 tuổi. Một nửa trong số các ca tử vong do ho lâu ngày nằm trong nhóm trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, và các biến chứng nghiêm trọng cũng thường xảy ra ở nhóm này.

Trong những năm qua, bệnh ho lâu ngày cũng đang tăng lên ở nhóm thanh thiếu niên và người lớn. Việc chủng ngừa sớm có thể ngăn được bệnh này.

Các con đường lây lan của bệnh

Chứng ho lâu ngày có nguy cơ lây lan cao. Vi khuẩn lây từ người này sang người khác qua chất dịch từ mũi hay miệng của người nhiễm bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười to. Những người khác sau đó có thể bị nhiễm bệnh do hít phải các chất dịch này hoặc khi các chất này bám vào tay họ và họ vô tình chạm tay vào mũi hay miệng mình.

Người nhiễm bệnh thường lây bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh đến khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu bị ho.

Thời gian ủ bệnh thường từ 7-10 ngày, cũng có thể kéo dài đến 21 ngày.

Thời gian kéo dài bệnh

Ho lâu ngày có thể gây ra nhiều triệu chứng kéo dài. Triệu chứng đầu tiên là trẻ thường bị cảm lạnh từ 1-2 tuần. Sau đó là ho từ 2-4 tuần, đôi khi lâu hơn. Giai đoạn cuối bao gồm nhiều tuần để hồi phục từ từ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải mất đến nhiều tháng mới hồi phục hẳn.

Ngăn ngừa bệnh

            Đối với các chứng ho kéo dài của trẻ có thể dùng các sản phẩm điều trị ho của Dược Hậu Giang như: Mitux E, Mitux nhưng đặc biệt nhất là sản phẩm Eugica Syrup.

Eugica Syrup (sirô Eugica) là sản phẩm của sự kết hợp giữa y học dân gian và công nghệ bào chế hiện đại, với thành phần hoạt chất thiên nhiên – là các vị thuốc chữa ho rất phổ biến trong nhân dân ta từ rất lâu đời nay:

-Bọ mắm (Cây thuốc dòi): chữa bệnh viêm họng, ho lâu năm, ho lao.

-Núc nác (Mộc hồ điệp): chữa ho lâu ngày, viêm khí - phế quản, đau dạ dày.

-Viễn chí được dùng trong tây y làm thuốc chữa ho nhiều đờm. Theo tài liệu cổ: Viễn chí có vị đắng tính ôn vào 2 kinh tâm và thận. Có tác dụng an thần, ích trí, tán uất, hoá đờm, tiêu ung thủng. Dùng chữa hồi hộp, hay quên, hay sợ hãi, ho nhiều đờm, ung thư sưng thủng.

-Vỏ quả quýt cũng gọi là trần bì, là vị thuốc ngoài tac dụng chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa còn là vị thuốc chữa ho mất tiếng, trừ đờm.

-An tức hương (còn gọi là cánh kiến trắng, cây bồ đề): chữa viêm phế quản kinh niên.

-Húng chanh (Tần dày lá). Trong dân gian ngoài việc dùng làm gia vị húng chanh còn là vị thuốc rất phổ biến dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng rất hữu hiệu.

-Eucalyptol: có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hoá.

-Natri benzoat có tính sát trùng, thường dùng trong các chế phẩm chữa ho.

Với các thành phần hoạt chất từ thiên nhiên, Eugica syrup dùng điều trị các trường hợp: ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên, viêm đau họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi. Làm loãng dịch nhày đường hô hấp, long đờm.

+ Trẻ sơ sinh: uống 2,5ml – 5ml (1/2 – 1 muỗng cà phê hay ½ đến 1 gói) x 3 lần/ ngày.

+ Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: uống 5 – 10ml (1 – 2 muỗng cà phê hay 1 – 2 gói) x 3 lần/ ngày.

+ Trẻ em trên 6 tuổi: uống 15ml (1 muỗng canh hay 3 gói) x 3 lần/ ngày hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Không dùng trong các trường hợp quá mẫn với một hoặc trong các thành phần của thuốc.

Chứng ho lâu ngày có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vaccine, với 5 liều tiêm dành cho trẻ cho đến khi trẻ lên 6 tuổi. Các chuyên gia tin rằng có đến 80% những thành viên trong gia đình không được tiêm ngừa mắc bệnh ho lâu ngày nếu họ sống chung nhà với người mắc bệnh này. Vì lý do này mà bất cứ người nào có tiếp xúc gần với bệnh nhân ho lâu ngày cũng nên dùng kháng sinh để ngừa bệnh lây lan. Ta nên sử dụngRiêng trẻ nhỏ không nhận đủ 5 liều vaccine có thể yêu cầu một liều tăng cường nếu trong nhà có người bị bệnh.

Cực nhạy' 5 bài thuốc chữa ho cho trẻ


Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho trẻ. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.

Khi bé bắt đầu bị ho mà chưa có điều kiện đưa bé đến bệnh viện ngay thì bạn có thể làm một số món ăn dưới đây để chữa ho cho bé mà không cần đến sự can thiệp của y tế.

1. Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

2. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

'Cực nhạy' 5 bài thuốc chữa ho cho trẻ - 1

Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày. (Ảnh minh họa).

3. Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.

Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.

Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.

Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.

Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.

4. Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

5. Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.


THAM KHẢO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Những phương pháp chữa sốt ở trẻ em

Sốt không phải là một bệnh nhưng nó biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, trong đó sốt do nhiễm trùng hoặc do một số bệnh tật khác cần đặc biệt lưu ý. Sốt xảy ra khi cơ quan điều hòa nhiệt (hypothalamus) của cơ thể bị rối loạn làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường (37 độ C). Các bà mẹ cần chú ý những phương pháp chữa sốt ở trẻ em để phòng chống bệnh có hiệu quả.

Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ không phải do bệnh lý như: trẻ chơi ngoài trời nắng, mặc quần áo quá chật hoặc mặc nhiều áo quần quá hoặc ở trong phòng kín quá, thiếu ánh sáng, thiếu thông gió. Trẻ sốt, thậm chí sốt cao thường là do hiện tượng nhiễm trùng (do vi khuẩn, virút hoặc do một số ký sinh trùng).

Trẻ thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây sốt, chảy mũi nước, ho, điển hình là bị viêm VA hoặc viêm thanh quản cấp gây sốt, khàn tiếng hay mất tiếng; hoặc khi bị viêm tai cũng làm cho trẻ sốt kèm theo đau trong tai làm cho trẻ rất khó chịu nên quấy khóc hoặc lấy tay gãi vào tai. Một số trẻ lớn hơn có thể bị viêm đường hô hấp lâu ngày điều trị không dứt điểm, gây viêm xoang cũng gây nên triệu chứng sốt. Viêm đường hô hấp trên nhiều khi cũng có thể sốt cao. Đối với đường hô hấp dưới, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi. Các bệnh thuộc đường hô hấp dưới khi trẻ bị bệnh thường có sốt cao, thậm chí sốt rất cao và có thể gây co giật.

Bệnh tay, chân, miệng cũng là một bệnh gây cho trẻ sốt. Bệnh tay, chân, miệng có thể nhầm với một số bệnh như thủy đậu, bởi vì thủy đậu cũng làm cho trẻ sốt và có xuất hiện các nốt phỏng nhưng ở bệnh tay, chân, miệng ngoài các vị trí như miệng, mông thì thường có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trẻ cũng có thể mắc các bệnh sốt phát ban gây sốt (sởi, rubeol, sốt xuất huyết…), thậm chí sốt rất cao và có nguy cơ gây co giật.

Một số bệnh về đường tiết niệu như: viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp cũng làm cho trẻ bị sốt. Ở một số vùng có bệnh sốt rét lưu hành thì khi trẻ sốt cũng cần được quan tâm vì trẻ khi mắc bệnh sốt rét cũng gây sốt.

Bệnh về nhiễm trùng ở tim, gan, mật cũng có thể gây sốt, ví dụ như bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi (thường sốt nhẹ và dai dẳng).
Trẻ cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như viêm não hoặc nhiễm khuẩn huyết thì trẻ thường sốt cao, tình trạng rất nặng kèm theo nhiều triệu chứng đặc trưng khác.
 


Những phương pháp chữa sốt ở trẻ em
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt hoặc trẻ kêu bị sốt (trẻ lớn) thì cần lấy cặp nhiệt độ để cặp cho trẻ (lưu ý trước khi cặp nhiệt độ cho trẻ phải dùng tay vẩy cho cột thủy ngân trong cặp nhiệt độ về dưới 36oC). Nếu thấy trẻ sốt thì ngay tại gia đình cần chườm và lau nước ấm cho trẻ, tức là dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trẻ đang sốt 2 độ. Nên chườm ở trán, lau nước ấm ở nách, bẹn cho trẻ. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau hoặc chườm cho trẻ.

Khi trẻ sốt không nên mặc quần áo chật quá, không mặc quần áo ấm. Cần cho trẻ nằm ở vị trí thoáng, mát, không nên cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh có nhiệt độ phòng lạnh quá so với thân nhiệt của trẻ lúc đang sốt. Cũng không nên cho quạt xoáy vào người trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ sốt sẽ gây mất nước, nhất là trẻ bị sốt cao. Nước cho trẻ uống tốt nhất là loại dung dịch 0RS. Đối với trẻ nên dùng loại có trọng lượng 5,63g/gói, dùng một gói pha vào một cốc đựng 200ml nước sôi để nguội cho trẻ uống dần, nhất là lúc trẻ khát đòi uống nước.

Nếu không có 0RS, có thể dùng nước gạo rang pha vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa bò thì khi trẻ đói đòi bú hoặc đòi ăn thì vẫn cho trẻ bú và uống sữa bình thường, thậm chí còn tăng số lần cho trẻ bú hoặc uống sữa. Các loại cháo hầm với thịt vằm nhỏ cũng rất cần cho trẻ ăn khi bị sốt. Các loại súp như súp khoai tây, cà rốt cũng nên cho trẻ ăn khi trẻ sốt và đòi ăn. Nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi như: nước cam, chanh, xoài.

Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng trung bình là 10mg/kg cân nặng của trẻ, cứ sau 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt có thể cho uống lại một liều như ban đầu. Khi trẻ sốt, đặc biệt là trẻ sốt cao thì cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để đề phòng trẻ co giật, trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nặng hoặc bệnh nguy hiểm khác.

Không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho trẻ, bởi vì kháng sinh dùng cho trẻ phải đúng chỉ định. Nếu tự mua kháng sinh để cho trẻ dùng có khi bệnh của trẻ không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ


cách ngừa sổ mũi kéo dài ở trẻ trong mùa lạnh



Không nên xem thường sổ mũi, nghẹt mũi

Theo ThS.BS Phạm Thắng- Viện Tai mũi họng TW cho biết, trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính keo.Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí lại ra vào mạnh thường xuyên tạo nên tiếng kêu sột soạt và gây sổ mũi. Nước mũi có khi trở nên rất đặc, dính như keo, có màu xanh hay vàng, chảy ra gây nghẹt mũi, khó thở.

Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.

Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.

Cách ngừa sổ mũi kéo dài ở trẻ trong mùa lạnh - Mẹ và Bé - Cẩm nang gia đình - Chăm sóc bé - Chăm sóc sức khỏe - Sức khỏe trẻ em

Có thể áp dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị sổ mũi kéo dài

Mẹo nhỏ giúp bé phòng và tránh viêm mũi, ngạt mũi

Trong thời tiết mùa đông lạnh giá, mẹ hãy thử áp dụng một vài cách sau để phòng tránh ngạt mũi, viêm mũi cho bé nhé.

Dùng túi xông:

Mẹ có thể mua gói lá xông mũi về ở hiệu thuốc bắc (khoảng 3.000đồng/gói) về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé.

Dùng tinh dầu bạc hà:

Trước khi bé đi ngủ, mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé. Kê gối của bé cao hơn một chút so với ngày thường cho bé dễ thở. Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên áo, chăn, gối của bé. Mẹ chỉ nên nhỏ một lượng vừa phải, để bé không bị cay mắt hoặc chạm vào da bé, gây bỏng da.

Day hai bên cánh mũi:

Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi. Mẹ thường xuyên giúp bé hút mũi cũng tránh cho bé khi ngạt mũi và viêm mũi

Lưu ý, hàng ngày mẹ nhớ vệ sinh  mũi cho bé thật sạch sẽ nhé!

- Hàng ngày nhỏ cho bé nước muối sinh lý dành cho trẻ em.

- Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn.

- Khuyến khích bé tự xì hết dịch nhầy trong mũi. Nếu bé chưa thể tự làm việc đó, mẹ có thể giúp bé bằng cách hút mũi cho bé.

- Cần tiêm ngừa đầy đủ cho bé theo lịch, duy trì nguồn sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bảo đảm dinh dưỡng cho bé đầy đủ các nhóm chất, cho bé ngủ đủ giấc, giữ môi trường xung quanh trong sạch được xem là phương pháp khoa học để giúp bé tăng cường sức đề kháng, tránh các bệnh ở đường hô hấp, vốn rất phổ biến ở bé.






Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Chữa sổ mũi cho trẻ bằng thuốc nam an toàn
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả bất
Trẻ bị chảy nước mũi
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả
Mẹo chữa chảy nước mũi khi bị cảm cúm
Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản
Cách chữa bệnh viêm xong mũi hiệu quả nhất






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý