Chữa viêm mũi viêm họng cho trẻ so sinh

seminoon seminoon @seminoon

Chữa viêm mũi viêm họng cho trẻ so sinh

19/04/2015 08:00 AM
3,312

Chữa viêm mũi viêm họng cho trẻ so sinh. Viêm mũi là bệnh hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 75 – 80% số trẻ độ tuổi này), đặc biệt khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, trời đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột…







CHỮA VIÊM MŨI VIÊM HỌNG CHO TRẺ SƠ  SINH

Viêm mũi trẻ em – Dùng thuốc thế nào?


Viêm mũi được chia làm hai loại chính là viêm mũi xuất tiết và viêm mũi do vi khuẩn (viêm mũi mủ). Viêm mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính. Việc điều trị viêm mũi tùy thuộc vào thể viêm mũi mắc phải của trẻ cũng như giai đoạn bệnh.



p20491 Viêm mũi trẻ em – Dùng thuốc thế nào?

Viêm mũi cấp xuất tiết

Nguyên nhân chính là do virut. Viêm mũi cấp cũng có thể gây thành dịch. Biểu hiện bằng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi nên trẻ nhỏ khó bú. Những trường hợp này được xử trí theo phác đồ sau:

Toàn thân:

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu sốt trên 38,5oC (nhóm chứa paracetamol hiện vẫn được coi là nhóm hạ sốt an toàn nhất).

Thuốc chống xuất tiết: Do virut được coi là một kháng nguyên tác động lên mũi gây viêm nên người ta dùng kháng histamin H1 (có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào), với các thế hệ khác nhau như chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin… Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị.

Thuốc tăng cường chức năng miễn dịch hiện rất hay được sử dụng đi kèm là thuốc chứa thymomodulin, làm tăng cường miễn dịch do kích thích sự phát triển của tế bào Lympho T và Lympho B, đồng thời kích thích đại thực bào tấn công tác nhân gây bệnh, tăng hoạt động tổng hợp kháng thể từ tế bào B và hoạt hóa bạch cầu T làm tan rã các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào của cơ thể.

Tại chỗ:

Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề niêm mạc mũi: Thuốc thông dụng hiện nay là xylomethazolin 0,05%, thuốc dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn có adrénaline 0,01%, ephedrine 0,1-0,3%…

Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol. Thuốc này dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.

Viêm mũi mạn tính

Thường là viêm mũi mủ hoặc viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính thường đi kèm với viêm xoang. Thuốc sử dụng với những viêm mũi mạn tính thường là:

Toàn thân:

Kháng sig dị ứng: Nên dùng loại có chứa micocrystalline, cellulose… chỉ định cho trẻ trên 6 tháng.

Tại chỗ:

nh: Có thể nuôi cấy dịch mũi làm kháng sinh đồ được coi là biện pháp tối ưu khi điều trị. Kháng sinh thường dùng trong viêm mũi mạn tính phải có phổ rộng để có thể diệt được cả vi khuẩn gram âm, gram dương và vi khuẩn kỵ khí nên hay dùng nhóm cepholosporin thế hệ III.

Thuốc chốn

Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa.. dùng dưới 7 ngày. Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh. Thuốc coricoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm teo vỏ thượng thận, gây hội chứng biến dưỡng do tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang.

Thuốc corticoid dùng tại mũi với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều không có tác dụng toàn thân. Trẻ em từ 3-11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằng nasonex được khuyên dùng 2 – 4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêm mũi.

Không được dùng khi có các tổn thương khu trú ở mũi vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid. Đối với bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành. Khi dùng kéo dài phải được kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạc mũi họng cần ngưng điều trị. Kích ứng họng dai dẳng cũng là một chỉ định để ngưng thuốc.

V

Bệnh viêm mũi họng ở trẻ khi thời tiết thay đổi


Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. Trong thời tiết lạnh hiện nay của miền Bắc, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến con trẻ để phòng bệnh cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng cho các cháu.

iêm mũi tuy không nguy hiểm nhưng lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản… Chính vì thế cần chẩn đoán và điều trị viêm mũi sớm và triệt để.

Virut là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi.

Có điều trị dứt điểm viêm mũi họng ở trẻ em?

Viêm mũi họng là bệnh thường gặp ở trẻ em từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, hay tái phát tới 3 hoặc 5-6 lần trong năm. Bệnh do các virut gây ra như cúm, giả cúm... Nếu không điều trị tốt, bệnh nhân có thể bội nhiễm các loại vi khuẩn và có các biến chứng như: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, viêm phổi, viêm hạch và áp-xe hạch vùng cổ, áp-xe thành sau họng...

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng. Nếu trẻ bị sốt cao cần hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol. Bên cạnh đó cần giảm viêm, giảm sung huyết đỏ, phù nề bằng chymotrypsin; nhỏ sulfarin, efedrin 1% chống tắc ngạt mũi; sát khuẩn mũi bằng cách nhỏ argyrol 1%, 2%, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch B.B.M... Ngoài ra cần cho trẻ ăn đủ chất và uống thêm các vitamin nhóm B,C... Các bạn nên nhớ, không được dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chỉ nên dùng kháng sinh khi có biến chứng, hoặc có bội nhiễm gây chảy mũi mủ đặc xanh. Ở trường hợp con chị nếu cháu bị tái phát viêm mũi họng nhiều lần trong năm, tốt nhất chị nên cho cháu đến chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra sự quá phát, viêm V.A để nạo V.A nếu cần. Chúc cháu mau khỏi bệnh.


Bệnh viêm mũi họng ở trẻ khi thời tiết thay đổi - Chăm sóc bé - Bệnh viêm mũi ở trẻ em - Viêm họng ở trẻ em

Thời tiết thay đổi trẻ dễ mắc

Viêm mũi họng ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ còn bú mẹ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng một số loại virus, vi khuẩn như Adeno virus, Rhino virus, liên cầu khuẩn.

Thêm vào đó là một số yếu tố thuận lợi như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không kín bị gió lùa sẽ khiến virus dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Mặt khác trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm mũi họng tái phát.

Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi nhà trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Tuy nhiên nếu tái phát quá nhiều có thể dẫn đến các biến chứng như viêm màng não, viêm tai…

Triệu chứng

Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là trẻ sốt cao, có khi 39 – 40°C, ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

Mỗi đợt bệnh như vậy kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

Đặc biệt khi trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A, có thể dẫn tới biến chứng viêm cầu thận cấp, hoặc bệnh thấp tim, các biến chứng này thường xuất hiện khoảng một vài tuần sau khi trẻ hết viêm họng, trẻ có thể tử vong hoặc gây nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và thể lực của trẻ về sau này.

Điều trị như thế nào?

Về vấn đề điều trị, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng khi có biến chứng hoặc đe doạ có biến chứng, điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm phù nề, xung huyết mũi họng như alpha chymotrypsin, nếu trẻ sốt thì hạ sốt bằng chườm mát hoặc thuốc hạ sốt như paracetamol (Efferalgan), khi trẻ tắc mũi có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4-5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.

Đối với trẻ lớn cần hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, còn trẻ nhỏ hơn phải vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng gạc mềm, sạch. Ngoài ra cần nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho ăn uống đủ chất, nếu trẻ bỏ bú phải cho trẻ uống sữa bằng thìa. Chú ý không nên dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể sẽ làm bệnh nặng hơn.

Phương phápphòng bệnh

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, phòng ngủ của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng, tránh khói bụi hoặc gió lùa. Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, cho trẻ đi tiêm chủng theo định kỳ. Ngoài ra cần phải chăm sóc điều trị tốt các trẻ bị viêm mũi, họng thông thường, phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời.

Trị viêm mũi cho bé bằng... rửa mũi

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và niêm mạc mũi cũng vậy. Rất dễ bị vi khuẩn và các tác nhân khác tấn công gây viêm. Để tránh việc đưa trẻ đến bác sĩ tai – mũi – họng nhiều lần, phụ huynh biết rửa mũi cho bé đúng cách tại nhà cũng là cách ngừa bệnh hữu hiệu.

Viêm mũi là tình trạng viêm, sung huyết, phù nề niêm mạc mũi làm tắc nghẽn hay kích thích mũi. Ở trẻ, viêm mũi cũng là một bệnh lý thường gặp và gây cho trẻ nhiều triệu chứng khó chịu như: ngạt mũi, khó thở, nhảy mũi, chảy nước mũi…

Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi có thể do cảm lạnh, vi trùng hay hóa chất, bụi, thay đổi thời tiết, dị ứng (do dị nguyên)… Viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm khi trẻ hoặc người lớn tiếp xúc với các dị nguyên trong nhà như: mạt nhà, lông súc vật hoặc xuất hiện theo mùa do các dị nguyên ngoài trời: phấn hoa, nấm mốc…


BS Trịnh Hồng Nhiên (khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1) cho biết: Viêm mũi ở giai đoạn sớm thường có các biểu hiện như chảy mũi, hắt hơi từng đợt hoặc liên tục, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, họng hay sàn miệng. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Đồng thời, đề phòng trường hợp nặng sẽ gây nghẹt mũi, mệt mỏi, thay đổi tri giác, giảm hay mất vị giác, khứu giác, chảy mũi sau, ù tai nhiều, quầng thâm mắt…

BS Nhiên cũng lưu ý các bậc phụ huynh về vấn đề vệ sinh mũi cho trẻ, vì đây là một khâu quan trọng trong điều trị viêm mũi.

Lợi ích của việc vệ sinh mũi là làm sạch các dịch niêm dính, đặc, giảm nghẹt mũi, loại bỏ chất tiết, dị vật, vi trùng, dị nguyên, giúp mũi thông thoáng, dễ thở. Ngoài ra, vệ sinh mũi sạch còn đề phòng được cảm cúm, điều trị viêm xoang mãn, viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng, viêm mũi dị ứng, giảm khô mũi, giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi, cải thiện hô hấp và tình trạng của các xoang mũi.

Các bước vệ sinh mũi

Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm.

Trẻ lớn có thể dùng bình rửa Neti pot hay syringe. Trẻ nhỏ nên dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương.

Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay ẵm ngửa trẻ, xịt 1-2 nhát bình xịt vào mũi.

Nếu dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3-5 giọt. Lưu ý, nhỏ bên nào thì hút sạch mũi bên đó.

Đối với trẻ lớn, có thể dùng bình rửa mũi, để trẻ nghiêng đầu qua một bên há miệng thở, xối nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.

Hút sạch mũi

Trẻ lớn, cho trẻ hỉ sạch nhiều lần. Trẻ nhỏ, dùng dụng cụ hút mũi là bóng cao su hay bấc sâu kèn (là miếng giấy thấm, mềm được se nhỏ để cho vào mũi trẻ lau mà không làm trẻ khó chịu).

Lặp lại các bước trên cho tới khi mũi trẻ thông sạch.

Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu viêm mũi dị ứng nên loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi phòng ngủ của bé như thú nhồi bông, phấn rôm, các loại gối có lông … Thường xuyên giặt drap, gối, rèm cửa. Luôn mở cửa sổ để đón ánh nắng, giúp thông thoáng không khí trong phòng.

Tham khảo thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em


Thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Trời mùa đông lạnh giá, khô hanh làm cho trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, nhất là bệnh viêm họng cấp. Viêm họng cấp ở trẻ em là loại bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu tại các phòng khám nhi khoa. Vậy sử dụng thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em sao cho an toàn hợp lý là băn khoăn của các bậc cha mẹ. Những thông tin dưới đây giúp giải tỏa phần nào những băn khoăn của các bậc cha mẹ về thuốc điều trị viêm họng.


Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ em:

Virus phổ biến bao gồm cả virus gây ra mononucleosis và các bệnh cúm. Một số virus cũng có thể sản xuất các mụn nước trong miệng và cổ họng (viêm miệng aphthous).
Nhiễm trùng amiđan hoặc vòm họng.
Thở bằng miệng hoặc hút thuốc lá thụ động làm khô cổ họng và đau nhức.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trong khi nằm ngủ.
Chảy nước mũi do dị ứng hoặc viêm xoang mãn tính.
Nhiễm khuẩn: Hai vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm họng là liên cầu khuẩn và Arcanobacterium haemolyticum. Arcanobacterium gây ra viêm họng chủ yếu là ở người trẻ tuổi và đôi khi được kết hợp với một tiền phát ban đỏ .
Viêm họng xuất hiện sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh, hóa trị liệu, hoặc các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khác có thể là do nấm men Candida, thường được gọi là “tưa”.
Viêm họng kéo dài hơn hai tuần có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư cổ họng hoặc AIDS.

Triệu chứng

Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39- 40°C, kèm theo là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, có thể kèm theo các triệu chứng khác như: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, sưng đau hạch góc hàm… Với trẻ còn bú, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, khó chịu và quấy khóc. Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng với một số bệnh răng miệng…

Thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em:

Các biện pháp khắc phục tại nhà ngay khi có triệu chứng đau cổ họng bao gồm các thuốc súc miệng nước muối và làm ẩm không khí. Không cho trẻ nhỏ uống các loại thuốc điều trị bệnh khi chúng đang bị ngạt thở.

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ sốt trên 38°C để được dùng thuốc điều trị đúng nguyên nhân và hợp lý.

Rất ít trường hợp phải dùng đến thuốc kháng sinh, trừ khi viêm họng được xác định do vi khuẩn. Vì vậy, đừng tự tiện dùng thuốc kháng sinh khi trẻ viêm họng kẻo gây nhờn thuốc và gây hậu quả không tốt.

Với trẻ dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì cần nhanh chóng cho trẻ đi khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ sốt cao rất dễ dẫn đến co giật. Cần cho trẻ uống đúng thuốc điều trị viêm họng, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, làm cho các lần điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

Sử dụng thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Thuốc điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn

Chỉ dùng kháng sinh khi viêm họng do vi khuẩn (theo chỉ định của bác sĩ). Có thể xông họng, khí dung bằng các loại kháng sinh, kháng viêm. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng là: rovamycin, loại này rất tốt nhưng không phòng được thấp tim.

Nhóm thuốc kháng sinh benzylpenicilin hay được dùng như amoxicillin, augmentin. Các loại này có thể tiêu diệt được vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Đó là kháng sinh khá phổ biến và có hiệu quả hiện nay. Với viêm họng mạn tính, súc họng bằng các dung dịch kiềm. Một số trường hợp có thể đốt hạt ở họng bằng muối bạc (Ag NO3¬¬), đốt điện, lazer CO2  hoặc nitơ bạc.

Thuốc điều trị, viêm họng cấp, trẻ em, viêm họng

Thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Thuốc điều trị viêm họng cấp do virus

Không cần dùng thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc điều trị hạ nhiệt: efferalgan, paracetamol, aspegic… chỉ dùng khi nhiệt độ trên 38°C và sau 4-6 giờ mới dùng lại;
Nhóm thuốc điều trị giảm ho: atussin, siro phenergan, ho bổ phế, theralen…;
Nhóm thuốc điều trị để ổn định độ pH ở họng, giảm ngứa, giảm rát: rhinathiol viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc phun như locatiotal…;
Nhóm thuốc súc họng bằng các dung dịch kiềm: nước muối sinh lý…;
Nhóm thuốc điều trị làm giảm phù nề chống viêm, tan đờm: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval…
Các thuốc điều trị chống viêm nhóm glucocorticoid:

Dexamethason, prednisolon đã được chứng minh là có tác dụng tốt với nhiều bệnh lý có viêm đường hô hấp ở trẻ em như hen phế quản, viêm tiểu phế quản… Tuy nhiên, tác dụng của các thuốc điều trị viêm họng cấp vẫn là một đề tài còn nhiều tranh cãi. Hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh glucocorticoid khi dùng phối hợp với kháng sinh giúp giảm triệu chứng đau họng nhanh và mạnh hơn rõ rệt so với giả dược.Vì thế, glucocorticoid đã là thuốc điều trị triệu chứng đau họng trong viêm họng cấp ở trẻ em khá phổ biến, nhất là trường hợp viêm họng cấp do liên cầu.

Các loại glucocorticoid như dexamethason, betamethason được ưa dùng hơn so với prednisolon hoặc methylprednisolon do ít gây phù và giữ nước hơn, đường uống được ưa dùng hơn đường tiêm do hiệu quả tương đương mà không gây đau và ít nguy cơ hơn cho trẻ.  Glucocorticoid chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng sưng đau họng, không giúp chữa khỏi bệnh hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh, chúng không thể thay thế được kháng sinh hoặc các thuốc kháng virus và chỉ nên sử dụng trong trường hợp bị sưng đau họng ở mức độ vừa và nặng. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc loại này, nên dùng với liều thấp và trong một thời gian ngắn (từ 3-5 ngày), uống 1 lần trong ngày vào buổi sáng, sau khi trẻ đã ăn no.








Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu quả nhanh
Chữa sổ mũi không dùng thuốc cách chữa an toàn
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả
Trẻ bị chảy nước mũi -
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị -
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả





(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
trẻ sơ sinh bị viêm họng chữa loại thuôc nào cho dỡ ngứa cổ
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
- Nếu bé chỉ ho, sốt nhẹ, sổ mũi hoặc không, tức là bé bị nhiễm khuẩn nhẹ ở đường hô hấp trên thì chỉ cần cho bé nhấp ít mật ong (cứ 6 giờ một lần, mỗi lần nửa thìa cà phê) hoặc nhấp nước quất hấp đường kính (lấy quả quất vắt bỏ bớt nước, đem hấp cách thủy với đường kính trong 20 phút, chắt lấy nước, thỉnh thoảng cho bé nhấp miệng). - Nếu bé ho, sốt, thở nhanh (trên 50 lần trong một phút) là bé bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ; cho bé đến trạm y tế khám bệnh và dùng thuốc theo chỉ dẫn của y, bác sĩ. - Nếu bé ho, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực (rút lõm) là bé bị viêm phổi rồi; cho bé điều trị tại trạm y tế, để được theo dõi và kịp thời xử trí khi cần. - Nếu bé ho, thở nhanh, co rút lồng ngực kèm theo tím tái (tím tái quanh môi, lưỡi) là bé đã bị viêm phổi nặng và đã bị biến chứng, phải cho bé đi bệnh viện ngay để được hồi sức cấp cứu.
trẻ sơ sinh bị viêm họng chữa loại thuôc nào cho dỡ ngứa cổ
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Thường kết hợp sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm họng, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm dạng hòa tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. Phòng bệnh viêm họng ở trẻ rất quan trọng, đặc biệt khi có dịch viêm mũi họng. Giữ ấm vùng cổ, tránh ngồi, ngủ, tắm… ở nơi có gió lùa. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý