Món ăn chữa bệnh sổ mũi rất hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Món ăn chữa bệnh sổ mũi rất hiệu quả

19/04/2015 08:19 AM
825
Món ăn chữa bệnh sổ mũi rất hiệu quả.Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do phấn hoa, bụi nhà; các tác nhân sinh hóa, hoặc thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường, bị lạnh đầu, lạnh chân, nơi ở ẩm thấp hoặc do strees, rối loạn nội tiết… Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng là do phế khí và vệ khí hư mà gây ra.





MÓN ĂN CHỮA BỆNH SỔ MŨI


p71191 Một số món ăn chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Dùng thịt bò 100g, tỏi tươi 60g, rau thơm 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo, khi gạo chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa, rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuốc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).

Dùng 15g tây dương sâm, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ (chừng 2 giờ) rồi nêm nếm gia vị vừa dùng, chia ăn vài lần trong ngày. Món này có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi, dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…).

Dùng một con chim bồ câu (chừng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, cắt miếng. Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút rồi nêm nếm gia vị, ăn nóng trong ngày. Trong món ăn này, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất, giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào; tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất. Dùng món này có tác dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi, dùng nó cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà dễ xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).

Một số bài thuốc Nam chữa viêm mũi

Hành tây có tác dụng chữa viêm mũi.












Để chữa viêm mũi, lấy 200 g hành tây sửa sạch, bỏ vào cối đá, cho thêm 1 thìa nước sôi rồi giã nát, nhỏ mũi ngày 3 lần. Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông rất nhanh.

Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Mật lợn và bột hoắc hương rang lên, hít hoặc thổi thuốc vào mũi.

- Bồ kết tán bột, thổi vào mũi ngày vài lần.

- Hoa mộc lan 30 g sấy khô, tán bột, đựng trong bình kín, thổi vào mũi ngày 3 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày.

- Cửu căn (rễ cây hẹ), giã lấy nước, để lắng, nhỏ vào mũi ngày 2 lần.

- Hành lá 7 cây, dầu bạc hà và dầu glycerin mỗi thứ 1 giọt. Hành rửa sạch, để khô, cắt nhỏ, giã nát, lọc lấy nước rồi cho dầu vào. Đựng thuốc trong bình kín, lắc đều trước khi dùng, ngày nhỏ 3 lần.

- Thầu dầu 300 hạt, táo lớn gọt vỏ 15 g, giã nát, dùng bông quấn thuốc cho vào lỗ mũi.

- Bột gừng trộn với mật ong nhét vào lỗ mũi.

- Hành tươi giã nát đưa vào lỗ mũi (sáng dùng phần củ, trưa dùng phần giữa, tối dùng phần còn lại).

Những món ăn phòng trị bệnh cúm

Nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm mình mẩy, đau họng, ho... có thể là dấu hiệu của cảm cúm. Một số món ăn sau đây  sẽ giúp bạn phòng trị căn bệnh khó chịu rất hay mắc phải này:

- Kinh giới 15 g, bạc hà 5 g, đạm đậu xị (đậu đen chế) 10 g, gạo 100 g. Kinh giới, Bạc hà, Đạm đậu xị nấu trong 5 phút từ khi sôi (không nên nấu lâu), lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín, thêm nước thuốc, nấu chung. Mỗi ngày 2 lần, ăn lúc nóng, một liệu trình là 3 - 4 ngày. Thích hợp dùng trong bệnh cảm, phát sốt ớn lạnh, đau đầu, đau họng, bứt rứt mất ngủ và thời kỳ đầu liệt thần kinh mặt.

Rau kinh giới.


- Phòng phong 15 g, hành 2 cọng, gạo 100 g. Phòng phong, hành nấu lấy nước, bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, chờ khi cháo chín thêm vào nước thuốc, nấu cháo loãng. Mỗi ngày 2 lần, ăn ngay lúc nóng, dùng liền 3 ngày. Thích hợp cho người bị cảm lạnh, phát sốt ớn lạnh, sợ gió, ra mồ hôi trộm, đau đầu, đau mình, lạnh đau tê các khớp. Món ăn thích hợp hơn cho người bệnh già và trẻ dạng suy yếu.

- Hành lá to với lượng vừa đủ, nếp 60 g, gừng tươi 5 lát, giấm 5 ml. Hành cắt thành đoạn dài 3 cm (dùng 5 đoạn), cùng nếp vo sạch, gừng lát nấu thành cháo. Sau cùng nêm giấm, ăn ngay lúc nóng. Sau ăn đắp chăn cho vã mồ hôi nhẹ. Thích hợp cho người cảm lạnh, ho. Món ăn này không dùng chung với mật ong.

- Gừng tươi 50 g, gạo rang 50 g, đường đen vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch cắt lát mỏng, cùng gạo rang nấu cháo, nêm đường đen trộn đều. Ăn ngay lúc nóng, ngưng ăn sau khi lành bệnh. Thích hợp dùng trong bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi chảy nước mũi, ho có đàm loãng, chán ăn. Cũng có thể dùng cho người bệnh nôn ói do lạnh. Không dùng cho người cảm nóng và nôn ói do nóng dạ dày.

- Đạm đậu xị (đậu đen chế) 20 g, Kinh giới 6 g, Ma hoàng 2 g, Sắn dây 30 g, Sơn chi 3 g, Thạch cao sống 60 g, gừng tươi 3 lát, hành 2 cọng, gạo 100 g. Trước tiên các vị thuốc cho vào nồi đất nấu chung (nấu khoảng 5 phút, không lâu), bỏ bã lấy nước, cho vào gạo, cùng nấu cháo loãng. Ăn ấm lúc đói, mỗi ngày 3 lần, ngưng ăn sau khi vã ra được mồ hôi, hạ sốt. Thích hợp dùng trong bệnh cảm mà gây sốt cao, phổi nóng phát suyễn, đau đầu, không mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, họng khô miệng khát, và những người nhiễm bệnh do virus gây sốt cao không vã được mồ hôi. Không dùng cho người bệnh cảm lạnh, sợ lạnh.

Hành lá.


- Bạc hà khô 15 g (tươi 30 g), gạo 100 g, đường phèn vừa đủ. Trước tiên nấu lấy nước bỏ bã (nấu 2 phút, không lâu). Gạo vo sạch nấu cháo, chờ khi cháo chín, nêm đường phèn vừa đủ và nước thuốc Bạc hà, nấu sôi gấp. Ăn khi ấm, mỗi ngày 2 lần. Thích hợp cho người bị cảm nóng, đau đầu mắt đỏ, cổ họng sưng đau. Cũng có thể làm thức uống ngừa say nắng vào mùa nóng.

- Thạch cao sống 60 g, Sắn dây 25 g, Đạm đậu xị (đậu đen chế) 2 g, Kinh giới 5 g, Ma hoàng 1,5 g, gừng tươi 3 lát, hành 3 cọng, gạo 100 g. Các vị thuốc trên rửa sơ, rồi nấu lấy nước bỏ bã, cho lắng cặn, gạo vo sạch thêm nước, sau khi nấu sôi, thêm nước thuốc, hành nấu thành cháo loãng. Ăn ngay lúc nóng, sau khi ăn vã mồ hôi hạ sốt thì ngưng. Thích hợp cho bệnh cảm sốt cao không giảm, phổi nóng ho suyễn, đau đầu, bứt rứt, mất ngủ, không mồ hôi, miệng khát, họng khô...

- Nếp 60 g, gừng tươi 5 g, hành 5 cọng, giấm 15 ml. Trước tiên nếp vo sạch cùng gừng tươi cho vào nồi đất nấu cháo, sau khi sôi lại thêm hành, nấu tiếp, chờ khi cháo chín, nêm giấm, nấu sơ thì dùng. Khi chữa bệnh cảm, nhất định ăn ngay lúc nóng, mỗi ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày. Sau khi ăn lên giường đắp chăn cho ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất. Sau khi vã mồ hôi cần tránh gió lạnh. Thích hợp cho bệnh cảm lạnh, đau đầu, ớn lạnh, phát sốt, đau nhức mình mẩy, nghẹt mũi chảy nước mũi, ho, nhảy mũi... Lưu ý: không dùng cho người bệnh cảm nóng, sốt cao bứt rứt, sợ nóng không sợ lạnh. Trong chế biến, giấm phải nêm vào sau, không nấu lâu.

Điều trị viêm mũi nonallergic phụ thuộc vào triệu chứng. Đối với trường hợp nhẹ, điều trị tại nhà có thể là đủ. Đối với nhiều triệu chứng khó chịu, một số thuốc có thể cung cấp cứu trợ, bao gồm:

Thuốc xịt mũi Saline

Sử dụng phun mũi nước mặn, giải pháp tự chế để rửa chất kích thích và giúp loãng chất nhầy và làm dịu các màng trong mũi.

Thuốc xịt mũi corticosteroid

Nếu các triệu chứng không dễ dàng kiểm soát bởi thuốc thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị một toa thuốc xịt mũi corticosteroid, chẳng hạn như fluticasone (Flonase) hoặc) mometasone (Nasonex). Corticosteroid giúp ngăn ngừa và điều trị viêm kết hợp với một số loại viêm mũi nonallergic. Tác dụng phụ có thể bao gồm khó tiêu, buồn nôn, nhức đầu và đau cơ thể.

Thuốc xịt mũi chống dị ứng

Thử phun thuốc kháng histamin như azelastine (Astelin) và olopatadine hydrochloride (Patanase). Trong khi thuốc kháng histamin đường uống không có vẻ giúp nonallergic viêm mũi, chống dị ứng ở dạng thuốc xịt mũi có thể làm giảm triệu chứng của viêm mũi nonallergic. Các tác dụng phụ có thể bao gồm một vị đắng trong miệng, đau đầu và mệt mỏi.

Thuốc xịt mũi kháng acetylcholin chống nhỏ giọt

Các ipratropium theo toa (Atrovent) thường được sử dụng như một loại thuốc xịt hen suyễn. Bây giờ có sẵn như là một thuốc xịt mũi và có thể hữu ích nếu chảy nước mũi nhỏ giọt là triệu chứng chính. Các tác dụng phụ có thể bao gồm một vị đắng trong miệng và làm khô bên trong mũi.

Uống thuốc thông mũi

Available toa hoặc bằng cách kê đơn, ví dụ bao gồm các loại thuốc có chứa pseudoephedrin (Actifed, Sudafed,…) và phenylephrine (Neo-Synephrine,…). Những thuốc này giúp thu hẹp các mạch máu, làm giảm tình trạng tắc nghẽn ở mũi. Tác dụng phụ có thể bao gồm huyết áp cao, mất ngủ, chán ăn, tim đập nhanh (đánh trống ngực), lo lắng và bồn chồn.

Thuốc xịt thông mũi

Bao gồm oxymetazoline (Afrin,…). Không sử dụng các loại thuốc này trong hơn ba hoặc bốn ngày, vì chúng có thể gây ra ùn tắc trở lại với các triệu chứng tồi tệ hơn, ngay cả khi ngừng sử dụng chúng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, mất ngủ và cảm giác thần kinh.

Toa thuốc uống kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine (Benadryl), clemastine (Tavist) và loratadin (Claritin), thông thường gần như không tác dụng cho viêm mũi nonallergic.

Trong trường hợp hiếm hoi, các thủ tục phẫu thuật có thể là một lựa chọn để điều trị các vấn đề phức tạp, chẳng hạn như là lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi dai dẳng.

Một số nghiên cứu đã cho thấy các ứng dụng lặp đi lặp lại vào bên trong mũi của chất hó

MỘT SỐ MẸO NHỎ CHỮA BỆNH SỔ MŨI

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Hãy thử các mẹo này để giúp làm giảm sự khó chịu và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi nonallergic:

Rửa mũi

Sử dụng chai nén thiết kế đặc biệt, chẳng hạn như một bộ dụng cụ bao gồm nước muối, bóng đèn ống tiêm hoặc nồi neti để rửa đường mũi. Điều này khắc phục tại nhà, được gọi là rửa mũi, có thể giúp đỡ để giữ cho mũi từ chất kích thích. Khi được sử dụng hàng ngày, đây là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho viêm mũi nonallergic.

Thổi mũi

Thường xuyên và nhẹ nhàng thổi mũi nếu chất nhầy hoặc chất kích thích có mặt.

Độ ẩm

Thiết lập một máy tạo độ ẩm trong công việc hoặc địa điểm ngủ. Hoặc hít hơi nước từ một vòi nước ấm để giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi và giảm nghẹt.

Uống nhiều nước

Uống nhiều chất lỏng, như nước, nước trái cây hoặc chè không caffein. Tránh các đồ uống chứa cafein, có thể gây mất nước và làm nặng thêm các triệu chứng.

Đối phó và hỗ trợ

Các triệu chứng viêm mũi nonallergic có thể can thiệp thường xuyên hằng ngày, bao gồm cả công việc hay trường học. Tác dụng phụ của thuốc đôi khi có thể làm cho những vấn đề tồi tệ hơn.

Nhận trợ giúp cho các triệu chứng sớm.

Nếu điều trị không hiệu quả, gặp bác sĩ.

Tạm biệt" hắt hơi, sổ mũi

Chỉ bằng nước muối, gừng và một số mẹo vặt khác sẽ giúp bạn "tạm biệt" những cái hắt hơi, sổ mũi đầy phiền toái

Vệ sinh mũi bằng nước muối

Sử dụng nước muối là cách đơn giản nhất và cũng rất hiệu quả để "rửa"sạch những loại vi khuẩn gây nên chứng bệnh sổ mũi. Hãy dùng nước muối để vệsinh bên trong lỗ mũi, bằng cách pha khoảng một nửa thìa muối với một cốc nước ấm.

Tiếp đó dùng bông gòn thấm từng giọt nước muối nhỏ vàgiỏ vào trong mũi, nên nhớ hãy hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.

Đừng cho rằng nước muối sẽ khiến bạn có cảm giác khóchịu hơn trước, trái lại nó sẽ giúp bạn dễ thở và dễ chịu hơn rất nhiều.

Mỗi lần vệ sinh mũi bạn nên nhỏ vào mũi chừng vài balần, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả tức thì.


Gia vị có sẵn trong bếp gia đình

Bạn nên ăn bổ sung thêm các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,bởi nó có thể giúp làm "thông" tắc nghẹt đường thở và trị chứng sổ mũimột cách hiệu quả.

Cũng xin nói thêm rằng đây cũng là những loại gia vị bạn cũng nên bổ sungthêm vào các món ăn trong ngày đông, vì nó sẽ giúp cho bạn có được cảm giác ấmáp trong những ngày đông lạnh giá.

Súc miệng bằng nước muối

Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ nhưtrên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồingửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nướcmuối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.

Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phátâm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũivà rửa cho mũi sạch hơn.


Uống đủ và hơn 2 lít nước mỗi ngày

Bạn cần đảm bảo trong giai đoạn này cơ thể không bịkhử nước, vì điều này sẽ càng khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.

Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờmhay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn dễ thở hơn.


Cẩn trọng khi dùng thuốc

Bạn có thể sử dụng thuốc trong trường hợp này, tuynhiên bạn đừng nên tự ý mua và sử dụng thuốc, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiếnbác sĩ về loại thuốc và cách sử dụng.

Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉcó thể dùng tối đa 3 ngày, việc dùng lâu hơn có thể gây biến chứng ngược, thườnglàm mũi bị bít kín lại. Thuốc antihistamine có thể gây chứng buồn ngủ, bần thần;không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.


Nên hạn chế dùng sữa

Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp,không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩnnày sống mạnh, sống lâu và sinh sản nhanh hơn.

Thêm vào đó, trong sữa bò có rất nhiều chấtlactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thựcphẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.


Tắm hơi và xông lá

Tắm hơi nóng cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn giảmđược cảm giác khó chịu khi bị sổ mũi.

Trước khi tắm bạn nên để hơi nơi toả ra trong nhà tắmtrong vòng 1 phút.

Ngoài ra, bạn có thể mua lá xông để xông hơi. Ngoài chợ hiện nay có bán những bó lá xông với giá từ 5-7.000 đồng/ bó. Bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi, đau nhức hơn sau khi xông lá và tắm hơi kết hợp.


Chanh

Trong chanh có chứa lượng lớn vitamin, đặc biệt làvitamin C, có tác dụng cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn hãy dùngmột quả chanh có pha thêm chút đường và nước ấm để uống thường xuyên.


Gừng

Dùng một nước ép gừng, có thể thêm một chút mật ongcho dễ uống. Bạn nên uống nước gừng ép một lần vào buổi sáng sớm và một lần vàobuổi chiều.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một miếng gừng thái nhỏ sắclấy nước để uống hay dùng túi trà gừng pha nước cũng đem lại hiệu quả tương tự.


Mật ong

Hãy dùng một thìa mật ong để ngậm và nuốt từ từ cũngsẽ rất hiệu nghiệm, giúp bạn dễ thở và thở sâu hơn.

Lưu ý: Tuy xì mũi có thể sẽ đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn, tuynhiên bạn nên hạn chế xì mũi vì vi khuẩn rất dễ ngược theo vòi tai gây viêm taigiữa, hoặc gây viêm xoang, rất nguy hiểm.

Phòng chống

Trong nhiều trường hợp, không có cách nào để tránh các điều kiện cơ bản gây ra viêm mũi nonallergic. Tuy nhiên, nếu đã có nó, có thể thực hiện các bước để giảm triệu chứng và ngăn ngừa nó:

Nếu có thể xác định những điều gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng, tránh có thể tạo sự khác biệt lớn.

Đừng lạm dụng thuốc thông mũi mũi. Sử dụng các loại thuốc này trong hơn một vài ngày tại một thời điểm thực sự có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nếu điều trị không hiệu quả, gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi ngăn chặn tốt hơn hoặc làm giảm các triệu chứng.




Món ăn trị bện viêm mũi dị ứng
Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh
Món ăn trị cảm lạnh và cúm -
Thuốc chữa sổ mũi cho bà bầu an toàn, tự nhiên
Chữa sổ mũi không dùng thuốc cách chữa an toàn
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Bí quyết để món cá không tanh
Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm .






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý