Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu

seminoon seminoon @seminoon

Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu

19/04/2015 08:19 AM
7,278

Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu. Để xử trí tình trạng này, có thể nhỏ thuốc hoặc dùng bơm tiêm hút sạch mũi (ở trẻ nhỏ), hít nước qua mũi. Ngoài ra, có thể thực hiện một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: bấm huyệt. Các huyệt cần tác động là ấn đường, nghinh hương, hợp cốc.







Tự bấm huyệt chữa ngạt mũi, sổ mũi


\Huyệt ấn đường nằm ở giao điểm đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường chính trung (đi qua chính giữa mặt trước cơ thể), có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí. Việc tác động vào huyệt này giúp chữa ngạt mũi, cảm mạo, nhức đầu... Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8-0,9 cm). Đây là huyệt có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về mũi, có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí, giúp chữa viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi... Huyệt hợp cốc nằm tại hổ khẩu bàn tay (giữa ngón cái và ngón trỏ), có tác dụng dẫn khí đi lên đi xuống, chữa các bệnh cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi. Cách day bấm huyệt: Thường dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh. Mỗi huyệt nên bấm trong thời gian 1-3 phút, làm cả hai bên, ngày 1-2 lần, liên tục trong 7-10 ngày tùy theo tiến triển của bệnh. Nếu sổ mũi do cảm lạnh, sau khi day bấm các huyệt vị nói trên, có thể dán một miếng Salonpas kích thước 1,5 x 1,5 cm vào các huyệt vị này.

SỔ MŨI (Coryza)

1-Nguyên nhân :

Do nhiễm khuẩn nhẹ ở các hốc mũi, vào mùa thu-đông, làm tăng tiết dịch ở mũi. Trong hốc mũi đặc biệt có một hệ thống gọi là Cuốn Dưới Mũi có khả năng co giãn để điều tiết lượng máu nhiều hay ít, tùy thời tiết nóng hay lạnh. Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi qúa nhanh, hàn tà xâm nhập phế khí, làm cho Cuốn Dưới Mũi nở to sinh nghẹt mũi và tiết ra nhiều dịch chất ở mũi thành chảy nước mũi sụt sùi kéo dài. Tây y gọi là nhiễm siêu vi khuẩn Rhinovirus, vi khuẩn này đã gây ra sổ mũi kéo dài.

2-Cách điều trị :

-Tây y dùng máy xông mũi Rhinotherm trị khỏi bệnh sổ mũi trong vòng 24 giờ.-Y học cổ truyền xông mũi với tinh dầu thơm, nhỏ vài giọt vào ly nước nóng, hay chỉ dùng nước nóng ở nhiệt độ 43-60 độ C, xông liên tục vào niêm mạc mũi 30-60 phút mỗi lần. Làm nhiều lần đến khi hết sổ mũi.-Phương pháp trị liệu bằng sức nóng của máy Thermotherapy cho rằng siêu vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 33-35 độ C trong vùng niêm mạc mũi. Nhưng nhiệt độ trên 43 độ C vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, số vi khuẩn đã xâm nhập vào nhân tế bào tiếp tục sinh sàn, nên chúng không sinh sản cùng một lúc, do đó phải xông nhiều lần cách nhau 2-3 giờ.-Nếu xông bằng nồi xông với tinh dầu Bạc Hà, cơ thể sẽ xuất mồ hôi làm mất lượng nước trong cơ thể, nên cần phải uống nước chanh muối để bù lại lượng nước bị mất.-Có thể xông bằng Dấm Táo, dùng 2 muổng dấm táo với 1 ly nước nóng, đưa 2 lỗ mũi vào xông, khi nước mũi chảy ra, xịt hết nước trong mũi ra cho khô, tiếp tục hít cho hơi dấm xông vào trong xoang làm chết virus, khi nước mũi chảy ra lại xịt ra hết, rồi hít hơi vào sâu trong mũi tiếp tục cho đến khi xịt không ra nước mũi nữa lúc đó mũi đã khô và thở thông. Sau cùng, dùng bông gòn thấm nước dấm táo lau rửa trong hốc mũi để sát trùng niêm mạc.- Dùng dầu nóng day sau cổ gáy và dọc hai bên cột sống ở vùng huyệt Phong Môn, Phế Du. Dán cao nóng và day vào các huyệt Nghênh Hương, Hợp Cốc, Nhân Trung, Phong Phủ, Phong Trì, Đại Chùy. Cào đầu bằng các ngón tay vào vùng Bách Hội, Thượng Tinh.

III-VIÊM XOANG (Nasosinusitis)

Chung quanh hốc mũi có 5 đôi xoang chia làm hai nhóm :-Nhóm xoang trước gồm : xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước.-Nhóm xoang sau gồm : Xoang sàng sau và xoang bướm.

1-Nguyên nhân :

1-Do viêm mũi khi bị lệch vách ngăn hoặc cuốn dưới mũi sưng to.2-Do răng hàm trên số 5,6 làm viêm xoang hàm.3-Do bơi lội trong nước bẩn thấm vào xoang gọi là dị ứng.

2-Phân loại :

1-Viêm xoang dị ứng do phế khí và vệ khí hư không bảo vệ dưới nhiệt độ thích nghi ở mũi khi bị phong hàn xâm nhập.2-Viêm xoang cấp tính và mãn tính : do phong nhiệt làm độc.Giải thích theo sự khí hóa, bệnh viêm xoang thuộc tỳ, vị hư, không vận hóa được các dịch chất ở mũi, mũi không ngửi được mùi là do thận hư. Thận là gốc nguyên khí, Phế khí tích lũy được đem tàng trữ ở thận khí để bồi bổ cho nguyên khí, khi thận hư, nó không tàng trữ được nên phế khí gây ủng tắc nơi khiếu làm viêm xoang, nghẹt mũi, mất ngửi mùi. Khi ủng tắc là tà nhiệt làm độc gây ra viêm xoang.

3-Dấu hiệu lâm sàng :

a-Dấu hiệu cấp tính :

Bị sốt, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ. Đau vùng xoang do viêm, niêm mạc bị sưng tùy theo ở xoang nào :-Viêm xoang trán : Gây đau từng cơn, đau nhiều khi có nắng nóng vào giữa trưa, chiều giảm đau.-Viêm xoang hàm : Đau vùng má và dưới hố mắt.-Viêm xoang sàng : Đau ở góc trong trên hố mắt.-Viêm xoang trán : Đau trước trán phía trên lông mày.-Viêm xoang trước : Đau đầu vùng thái dương và trước trán.-Viêm xoang sau : Đau đầu từ đỉnh đầu xuống chẩm.Theo dõi việc chảy nước mũi có thể xác định viêm xoang nào :Lúc đầu chảy nước mũi nhầy, trắng vàng, chảy một bên hoặc hai bên. Sau mỗi cơn đau, mũi chảy nước làm nghẹt và mất khứu giác.Nếu viêm xoang trước : Bệnh nhân hay sổ mũi liên tục.Nếu viêm xoang sau : Bệnh nhân phải khịt đờm xuống họng.

4-Điều trị bằng huyệt :

a-Huyệt căn bản chung cho viêm xoang :-Huyệt Đào Đạo (M.Đốc 13) làm tăng bạch cầu chống viêm nhiễm.-Day ấn rồi dán cao 1cm vuông vào những huyệt : Phế Du, Phong Trì, Ngoại Quan, Thượng Tinh.b-Tìm điểm đau bằng cách ấn nhẹ hai ngón tay dọc theo hai bên sống mũi từ dưới lên, ấn ngón tay vào vùng Thái Dương và vùng dưới dái tai dọc theo bờ xương hàm trên, chỗ nào đau hãy day ấn cho đến khi hết đau rồi dán cao.
c-Nếu viêm xoang trán và xoang sàng :Day ấn và dán cao vào thêm các huyệt sau : Dương Bạch, Ấn Đường, Toản Trúc, Ngư Yêu, Thái Dương.



d-Nếu viêm xoang hàm :
Day ấn và dán cao vào thêm các huyệt Nghênh H



ương, Tứ Bạch. Quyền Liêu, Hạ Quan, Giáp Xa.

e-Tùy theo các huyệt đau khi ấn đè ở những huyệt sau : Thông Thiên, Hành Gian, Tam Trì, Ngạch Trung, Trung Chữ, Thủ Khiếu Âm, Tỵ Thông., nếu có huyệt nào đau thì day cho hết đau rồi dán cao.
f-Phài điều chỉnh sự khí hóa theo Quy Kinh Chẩn Pháp, tìm kinh bệnh để điều trị tận gốc.

5-Điều trị bằng khí công :

a-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp (tập bài số 9) 200 lần để tăng cường tông khí giúp cho sự tuần hoàn khí huyết tâm phế được mạnh thêm. Tập Dịch Cân Kinh 4 Nhịp để điều hòa âm-dươngVỗ Tay 4 Nhịp :

b-Bấm vào huyệt Trung Quản rồi tập thở để giúp cho sự khí hóa của cơ thể được trở lại hoàn chỉnh.


c-Nạp Khí Ngũ Hành để tăng cường nguyên khí, chuyển khí vào 2 ngón tay cái chữa phế làm mạnh phế khí.

(20-Nạp Khí Ngũ Hành. 21-Vận Khí Ngũ Hành.)

d-Tự chữa cho mình bằng cách tự day ấn huyệt, dán cao rồi tập khí công các bài hướng dẫn ở trên.

IV-MŨI CHẢY NƯỚC THỐI (Ozaena)

Cách điều trị bằng huyệt :

Tăng bạch cầu chống bệnh : Huyệt Đào Đạo (M. Đốc 13)

Cào đầu vùng huyệt Bách Hội, Thông Thiên, Thượng Tinh, Phong Phủ, Phong Trì. Đại Chùy, sau đó day ấn từng huyệt thông bổ 18 lần rồi dán cao.

Day ấn dán cao thêm các huyệt : Nghênh Hương, Tam Trì, Hợp Cốc, Dũng Tuyền.


V-CHẢY NƯỚC MŨI HAY NGHẸT MŨI (Occlusion of Nose)

Chữa tổng quát :

Cào đầu qua các huyệt Thượng Tinh, Thông Thiên, Bách Hội, dùng dầu nóng xoa trên huyệt rồi day bổ thuận chiều 18 lần Phong môn, Phế Du.

a-Chảy nước mũi :

Tả Hợp Cốc, day ngược chiều 18 lần. Bổ Thái Xung, day thuận chiều 18 lần. Day bồ Đại Chùy 18 lần.


b-Nghẹt mũi :

Day bổ Hợp Cốc, day thuận chiều 18 lần. Tả Thái Xung, day ngược 18 lần.


c-Mũi bị nghẹt vì lạnh :

Thoa dầu nóng trên huyệt Đại Chùy rồi day bổ 36 lần rồi dán cao, mục đích làm ấm cơ thể, ấm mũi, thông mũi.


d-Mũi sưng đau :

Day tả huyệt Đại Chùy, dùng đầu bút bi hết mực châm ấn vào huyệt, cảm thấy đau xuất mồ hôi để tả nhiệt.

VI-VIÊM MŨI (Rhinitis)

Điều trị bằng huyệt :

a-Cấp tính :

Tả Nghênh Hương, Ấn Đường, Khúc Trì, Hợp Cốc, day ngược chiều 18 lần trên mỗi huyệt.

b-Mãn tính :

Day tả thêm những huyệt Đào Đạo, Đại Chùy, Phế Du, Thông Thiên, Thiên Trụ, day ngược chiều 18 lần trên mỗi huyệt

c-Viêm mũi kinh niên làm hắt hơi chảy nước mũi:

Day bổ 18 lần thuận trên huyệt Tỵ Thông, Toản Trúc, Liệt Khuyết.


VII-VIÊM MŨI DỊ ỨNG (Rhinitis Anaphylactis)

Điều trị bằng huyệt :

1-Khi hắt hơi, sổ mũi, dùng tay xoa nóng hai bên sống mũi.

2-Dùng hai tay bấm vào huyệt Tình Minh, ấn hai tay vào vùng đầu chân mày trong.

3-Day ấn tả huyệt Nghênh Hương, Thượng Nghênh Hương, Tỵ Thông, Ấn Đường, Hợp Cốc.


VIII-MŨI MẤT MÙI. MẤT KHỨU GIÁC

1-Nguyên nhân :

Do chấn thương não, viêm não, cúm, dị ứng xoang, trĩ mũi, viêm xoang, polyp mũi, bướu vòm họng, u niêm dịch xương sàng, trán, bướu vùng trán, bướu tuyến yên, tiểu đường, tê liệt thần kinh

2-Điều trị bằng huyệt :

a-Dùng tay cào vùng Thượng Tinh.

b-Day ấn dán cao vào huyệt Thượng Tinh.

Chữa mỗi ngày cho đến khi khứu giác được hồi phục


3-Điều trị bằng khí công:

Xoa dầu bạc hà, khuynh diệp hay long não vào lòng bàn tay, hai bên cạnh sống mũi. Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, khi bỏ chân xuống nghỉ ngơi, miệng ngậm, để bàn tay đã bôi dầu lên mũi, khi thở tự nhiên bằng mũi, hơi dầu sẽ thông vào mũi mạnh, sẽ ngửi và phân biệt được mùi.

Ngoại khoa : Xông bằng Dầu Sả, nấu một nồi xông với lá Sả, ngồi xông kín hơi trong chăn 15 phút. Hay pha 1 ly nước sôi với vài giọt dầu Sả, hay bất kỳ tinh dầu nào, để xông lên mũi.

IX-VIÊM MŨI PHÌ ĐẠI (Rhinitis Hypertrophic)

Điều trị bằng huyệt :

1-Bấm tả Khúc Trì, Hợp Cốc, day ngược chiều 18 lần để tán phong nhiệt.


2-Day bổ 18 lần thuận, rồi dán cao lên các huyệt : Khúc Trì, Hợp Cốc, Nghênh Hương, Thượng Nghênh Hương, Tố Liêu.

X-TRĨ MŨI, THỊT DƯ TRONG MŨI (Nasal Polyp)

Điều trị bằng huyệt :

a-Tả Khúc Trì, Hợp Cốc. day ngược 18 lần mỗi huyệt.


b-Châm bằng đầu bút bi hết mực : Nghênh Hương, Hòa Liêu, Tố Liêu, rồi dán cao

XI- MŨI ĐAU VÀ NGHẸT

Điều trị bằng huyệt :

Bài 1 : Day tả nghịch 18 lần huyệt Não Không, Thủ Khiếu Âm.


Bài 2 : Day tả ngthịch 18 lần huyệt Thượng Tinh, Hợp Cốc, Thái Xung.


XII-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC :

1-Chảy máu cam :

a-Mài sừng tê giác uống :

Hải Thượng Lãn Ông giải thích : Máu mũi chảy ra đi từ mạch Nhâm-Đốc dẫn lên chóp đỉnh đầu vào mũi. Tê Giác có công năng đi vào thận thủy theo kinh mạch đi lên làm mát, giảm sự sung huyết.

b-Nấu Kim Châm :

Mua 1 gói Kim châm nấu canh thịt hoặc nấu nước uống một hai lần là khỏi. Người hay bị chảy máu cam, mỗi tháng ăn 2 lần.

c-Huyết heo với hành lá :

Xào huyết heo với 3 tép hành lá luôn cả củ, ăn nhiếu lần.

2-Sổ mũi kinh niên :

Phải dùng thêm đông dược để khu phong, tán hàn, bổ khí, cố biểu.

Tạm biệt" hắt hơi, sổ mũi

Chỉ bằng nước muối, gừng và một số mẹo vặt khác sẽ giúp bạn "tạm biệt" những cái hắt hơi, sổ mũi đầy phiền toái

Vệ sinh mũi bằng nước muối

Sử dụng nước muối là cách đơn giản nhất và cũng rất hiệu quả để "rửa"sạch những loại vi khuẩn gây nên chứng bệnh sổ mũi. Hãy dùng nước muối để vệsinh bên trong lỗ mũi, bằng cách pha khoảng một nửa thìa muối với một cốc nước ấm.

Tiếp đó dùng bông gòn thấm từng giọt nước muối nhỏ vàgiỏ vào trong mũi, nên nhớ hãy hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.

Đừng cho rằng nước muối sẽ khiến bạn có cảm giác khóchịu hơn trước, trái lại nó sẽ giúp bạn dễ thở và dễ chịu hơn rất nhiều.

Mỗi lần vệ sinh mũi bạn nên nhỏ vào mũi chừng vài balần, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả tức thì.


Gia vị có sẵn trong bếp gia đình

Bạn nên ăn bổ sung thêm các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,bởi nó có thể giúp làm "thông" tắc nghẹt đường thở và trị chứng sổ mũimột cách hiệu quả.

Cũng xin nói thêm rằng đây cũng là những loại gia vị bạn cũng nên bổ sungthêm vào các món ăn trong ngày đông, vì nó sẽ giúp cho bạn có được cảm giác ấmáp trong những ngày đông lạnh giá.

Súc miệng bằng nước muối

Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ nhưtrên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồingửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nướcmuối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.

Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phátâm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũivà rửa cho mũi sạch hơn.


Uống đủ và hơn 2 lít nước mỗi ngày

Bạn cần đảm bảo trong giai đoạn này cơ thể không bịkhử nước, vì điều này sẽ càng khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.

Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờmhay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn dễ thở hơn.


Cẩn trọng khi dùng thuốc

Bạn có thể sử dụng thuốc trong trường hợp này, tuynhiên bạn đừng nên tự ý mua và sử dụng thuốc, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiếnbác sĩ về loại thuốc và cách sử dụng.

Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉcó thể dùng tối đa 3 ngày, việc dùng lâu hơn có thể gây biến chứng ngược, thườnglàm mũi bị bít kín lại. Thuốc antihistamine có thể gây chứng buồn ngủ, bần thần;không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.


Nên hạn chế dùng sữa

Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp,không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩnnày sống mạnh, sống lâu và sinh sản nhanh hơn.

Thêm vào đó, trong sữa bò có rất nhiều chấtlactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thựcphẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.


Tắm hơi và xông lá

Tắm hơi nóng cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn giảmđược cảm giác khó chịu khi bị sổ mũi.

Trước khi tắm bạn nên để hơi nơi toả ra trong nhà tắmtrong vòng 1 phút.

Ngoài ra, bạn có thể mua lá xông để xông hơi. Ngoài chợ hiện nay có bán những bó lá xông với giá từ 5-7.000 đồng/ bó. Bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi, đau nhức hơn sau khi xông lá và tắm hơi kết hợp.


Chanh

Trong chanh có chứa lượng lớn vitamin, đặc biệt làvitamin C, có tác dụng cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn hãy dùngmột quả chanh có pha thêm chút đường và nước ấm để uống thường xuyên.


Gừng

Dùng một nước ép gừng, có thể thêm một chút mật ongcho dễ uống. Bạn nên uống nước gừng ép một lần vào buổi sáng sớm và một lần vàobuổi chiều.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một miếng gừng thái nhỏ sắclấy nước để uống hay dùng túi trà gừng pha nước cũng đem lại hiệu quả tương tự.


Mật ong

Hãy dùng một thìa mật ong để ngậm và nuốt từ từ cũngsẽ rất hiệu nghiệm, giúp bạn dễ thở và thở sâu hơn.

Lưu ý: Tuy xì mũi có thể sẽ đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn, tuynhiên bạn nên hạn chế xì mũi vì vi khuẩn rất dễ ngược theo vòi tai gây viêm taigiữa, hoặc gây viêm xoang, rất nguy hiểm.

Phòng chống

Trong nhiều trường hợp, không có cách nào để tránh các điều kiện cơ bản gây ra viêm mũi nonallergic. Tuy nhiên, nếu đã có nó, có thể thực hiện các bước để giảm triệu chứng và ngăn ngừa nó:

Nếu có thể xác định những điều gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng, tránh có thể tạo sự khác biệt lớn.

Đừng lạm dụng thuốc thông mũi mũi. Sử dụng các loại thuốc này trong hơn một vài ngày tại một thời điểm thực sự có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nếu điều trị không hiệu quả, gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi ngăn chặn tốt hơn hoặc làm giảm các triệu chứng.





Món ăn trị bện viêm mũi dị ứng
Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh
Món ăn trị cảm lạnh và cúm -
Thuốc chữa sổ mũi cho bà bầu an toàn, tự nhiên
Chữa sổ mũi không dùng thuốc cách chữa an toàn
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Bí quyết để món cá không tanh
Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm .



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Co the cho toi biết ro ve cac huyet Đao chua so mui lhong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý