Bí quyết chống say rượu bia rất nhạy, cực đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bí quyết chống say rượu bia rất nhạy, cực đơn giản

19/04/2015 08:20 AM
7,577

Bí quyết chống say rượu bia rất nhạy, cực đơn giản . Khi đã quá chén, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, không kiểm soát được cử chỉ hành động. Khi không thể "kìm hãm" được và để say, cần làm gì, giải say như thế nào? Và không phải ai uống rượu bia cũng biết cách giải say.





Mẹo uống rượu bia lâu say, chóng tỉnh

Cần biết một vài mẹo để rượu bia không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong ngày Tết.

Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.

Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.

Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.

Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.

“Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

Mẹo uống rượu bia lâu say, chóng tỉnh - 1

Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan (Ảnh: Internet)

Mẹo giải rượu:

Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.

Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.

Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.

Cam: lấy 3 - 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống

Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn.

Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.

Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3l5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.

Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.

Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300gr dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.

Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.

Đỗ xanh: lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.

Khoai lang: lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.

Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.

7 Bí Quyết Uống Rượu Mà Không Say

Không chỉ với những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác mà ngay trong dịp cuối năm này mỗi người sẽ tham dự rất nhiều các bữa tiệc. Dưới đây là vài bí để bạn có thể giữ được sức khỏe nhưng không phải từ chối quá nhiều lời chúc tụng khi “được mời” uống bia rượu.

1. Biết rõ tửu lượng của mình

Tửu lượng của mỗi người rất khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Hãy xác định rõ tửu lượng của mình và tránh vượt quá “ngưỡng an toàn” này để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau những buổi tiệc. Thông thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml, rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml.

uống bia rượu

Biết rõ tửu lượng của mình là bí quyết uống rượu mà không say. Ảnh: internet

2. Ăn trước khi uống

Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, mà khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày.

Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.

3. Uống chậm trong suốt buổi

Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể:

uống rượu

Hãy uống thật chậm, từ từ. Ảnh: internet

5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu.  30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu.

 Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.

 Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”.

4. Tuyệt đối không “đọ”

Đừng vì bất cứ lý do gì mà “hơn thua” trong khi uống rượu. Tất cả hậu quả chỉ có bạn chịu thôi. Chỉ lên ly khi có lý do thực sư hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác. Khuấy động không khí trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng vẫn kiểm soát được – đó là một nghệ thuật.

5. Bổ sung vitamin B

Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say. Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm...

uống rượu

Tuyệt đối không pha trộn các loại rượu với nhau. Ảnh: internet

6. Tuyệt đối không pha trộn

Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.

7. Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả

Hãy uống một ly nước lọc để bổ sung lại nước cho cơ thể khi kết thúc buổi tiệc. Còn nếu muốn mau chóng tỉnh táo, hãy uống một ly trà atiso vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt. Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo.

Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, vì có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Việc ăn trái cây này cũng có thể giảm sự đau đầu của bạn khi uống những loại có nồng độ cồn cao.

Và điều cuối cùng bạn nên nhớ: “Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về.

Cách giải say rượu, bia nhanh nhất

Theo khuyến cáo, rượu bia nếu uống ít, đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe. Còn khi "quá chén", không những không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới nhiều người xung quanh.

Đặc biệt trong những dịp lễ, dịp tết, số người uống bia, rượu ngày càng tăng cao. Trong lúc vui, nếu không biết cách kìm chế, rất dễ uống quá chén. Khi đã quá chén, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, không kiểm soát được cử chỉ hành động. Khi không thể "kìm hãm" được và để say, cần làm gì, giải say như thế nào? Và không phải ai uống rượu bia cũng biết cách giải say.

Dưới đây Chất lượng Việt Nam giới thiệu một số cách giải say rượu, bai theo y học và dân gian thường dùng.

1. Sử dụng nước mơ trần bì

Nguyên liệu: 3 quả mơ chua hoặc mơ ngâm, 1 nhúm trần bì, 2 cốc nước đun sôi để nguội.

Thực hiện: Quả mơ tách bỏ hạt, lấy thịt, dầm nát. Trần bì rửa sạch.

- Cho trần bì, quả mơ vào nồi với 2 cốc nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước sắc lại còn một nửa.

- Cho người say dùng khi nước còn ấm để phát huy tác dụng.

Các loại nước ép trái cây có thể hỗ trợ giải say rượu bia hiệu quả. Ảnh minh họa

2. Vỏ quất tươi hoặc một ít vỏ chanh, rửa vỏ thật sạch trước khi đun.

Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 tách nước nóng.

Thực hiện: Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng.

- Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều.

- Cho người say dùng nóng. Muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn. Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.

3. Dùng Nước đậu xanh

Nguyên liệu: 100gr đậu xanh, 500ml nước, một chút muối.

Thực hiện: Vo đậu xanh vài lần cho sạch bụi.

- Cho đậu xanh vào nồi với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi đậu nở mềm, vớt bọt.

- Thêm chút muối vào nồi nước đậu xanh, tắt bếp, để hơi nguội.

- Bạn có thể lọc lấy nước hoặc cho người say ăn luôn cả phần cái để giã rượu.

4. Dùng trà quất

Nguyên liệu: Một nhúm trà xanh khô, 2-3 quả quất khô hoặc mứt quất, 1 quả quất tươi, 2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Đun nóng 2 tách nước, cho trà và quất khô hoặc mứt quất vào đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu. Thấy nước trà sánh và đậm là được.

- Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào trước khi uống, dùng thìa khuấy đều.

5. Nước ép cà chua

Nguyên liệu: 2 quả cà chua, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Cà chua rửa sạch, cho vào tủ lạnh giữ thật lạnh.

- Sau khi ép lấy nước, bạn không cần thêm đá viên, thức uống vẫn có độ lạnh, vừa dễ uống vừa không bị loãng.

- Cho cà chua vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.

- Pha thêm 1/2 tách nước lọc và chút muối để giảm độ chua, khuấy đều. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha thêm 1-2 thìa nhỏ đường, nước cà chua sẽ có độ ngọt vừa phải, rất ngon.

Ăn bưởi có thể giải say rượu bia hiệu quả, nhanh. Ảnh minh họa

6. Nước cóc ép

Nguyên liệu: 2 quả cóc, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.

Thực hiện: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, cho vào tủ lạnh khoảng 20-30 phút để cóc thật lạnh.

- Cho cóc vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.

- Pha thêm 1/2 tách nước lọc hoặc ít hơn nếu bạn muốn uống nguyên chất. Thêm chút muối để giảm độ chua, khuấy đều.

- Bạn cũng có thể ép cóc lấy nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Cóc chứa nhiều vitamin C, giúp giải rượu rất hiệu quả.

7. Nước rau cần

Nguyên liệu: 100gr rau cần, một ít nước, một ít đường.

Thực hiện: Rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường, uống từ từ.

Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu sau khi tỉnh.

8. Nước củ cải trắng

Nguyên liệu: 3 củ cải trắng, một ít đường.

Thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống.

9. Rau muống

Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

10. Cà chua

Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

11. Chanh tươi

1 quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

12. Lá dong (dùng để gói bánh chưng)

100-200 g lá dong, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

13. Bưởi

Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

14. Bột sắn dây

Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

15. Củ cải trắng

Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

16. Đậu đen

Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

Có một cách chữa say rượu bia rất hiệu quả đó là không uống hoặc uống rất ít. Ảnh minh họa

17. Gừng tươi

Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

18. Cà gai leo

Dược liệu quí hiếm giúp giải độc rượu bảo vệ gan, ngăn chặn các bệnh về gan do dùng nhiều bia rượu như: Men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.

Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g, hoặc trước và sau khi uống rượu uống 2-4 viên Cà gai leo của công ty Thiên nhiên tinh hoa sản xuất.

19. Atiso

Atiso là một loại thảo dược có khả năng giải rượu và trị nhức đầu do say rượu rất tốt. 2 bông atiso tươi nấu sắc trong 2 tiếng (hoặc 2 nắm atiso khô chế biến sẵn nấu 15 phút), uống từng đợt, mỗi đợt một cốc lớn.

20. Nước chè xanh

Chè xanh chứa axit tanic, có thể khử độc cồn cấp tính, chè càng đậm thì lượng axit càng nhiều.

Ngoài những cách giải say như kể trê, người uống rượu bia cần lưu ý, trước khi nhập cuộc, để không bị chê là “tửu lượng” kém và giảm thiểu hậu quả khủng khiếp của cơn say, bạn nên có các chuẩn bị đối phó như sau:

+ Uống nước: cung cấp lượng nước nhất định để không bị mất nước nếu đi tiểu liên tục. Mang theo một chai nước càng tốt. Vắt chanh vào cốc nước bổ sung vitamin C nhằm chống đỡ được các tác hại của rượu.

+ Ăn: uống rượu bia khi đói thì bụng chắc chắn cồn cào, cồn thẩm thấu vào máu nhanh hơn làm bạn chóng say. Nếu nôn mửa, do không có thức ăn trong dạ dày nên lượng nước thoát ra lại càng lớn.

+ Uống từ từ để cơ thể có thời gian tiêu hủy cồn.

+ Ăn nhẹ sau khi nhậu rồi mới đi ngủ vì bụng đói dễ làm bạn bị trúng gió.

Đặc biệt, khi say cần lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.

Tuyệt đối không uống nước ngọt có gas trong và sau khi nhậu vì phản ứng tạo bọt khí sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm huyết áp tăng cao, tức ngực, khó thở và chóng mặt trầm trọng.

Các loại “thuốc giải rượu” được bán trên thị trường như Voskyo 3, RU-21, ME-21, Mewol-21, Tylenol… thật ra chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không hề giúp bạn giải rượu nhanh, một số thành phần còn có thể gây ra suy gan.

Không nên uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic… để làm giảm đau đầu khi say. Khi rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng, lại thêm paracetamol chuyển hóa làm gan tê liệt. Còn aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

Kinh nghiệm chống say khi uống rượu bia

Trước khi uống có thể uống 1 trong những thứ sau:

+ Uống 2-3 viên 3 min (vitamin B1, B2, B6)

+ Làm 2 quả trứng gà sống

+ Dùng chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomat

+ 1 ly dầu ăn

+ Nước cam pha mật ong

Trong khi uống:

+ Tăng cường ăn nhiều chất tinh bột: cơm, bánh mỳ

+ Hoa quả có vị chua như chanh, xoài, me, dâu tây, cam

+ Tuyệt đối không ăn bưởi, uống nước lọc, nước có ga khi uống rượu, bia

+ Nên tránh không uống rượu, bia cùng lúc rất dễ say

+ Không uống 1 lần hết 1 ly, cốc vì uống như thế say nhanh, dù uống 1 nhưng ngấm như 2 ly

+ Nên ói nếu thấy choáng váng, vì say rượu bia là biểu hiện trúng độc của cơ thể. Đây cũng là cách cơ thể tự giải độc

+ Tăng cường vận động như hát, nhảy, nói chuyện thì dù có uống nhiều ta vẫn tỉnh

Sau khi uống:

+ Ăn một bát cháo đậu xanh

+ 1 ly bột sắn pha nước chanh, nhiều đường

+ Không quan hệ sau khi say rượu vì dễ đi lắm đó

+ Không uống thuốc chống say, thuốc cảm

+ Nên chạy bộ quanh nhà, vận động nhẹ chứ không nên nằm ngủ vì như vậy sau khi ngủ dậy sẽ rất nhức đầu.





Cách chữa say nắng hiệu quả -
Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán
Chữa bệnh táo bón bằng mướp đắng rất tốt
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả




(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý