Kinh nghiệm chụp ảnh ban đêm để có những bức ảnh cực kì ảo

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm chụp ảnh ban đêm để có những bức ảnh cực kì ảo

19/04/2015 08:21 AM
545

Kinh nghiệm chụp ảnh ban đêm để có những bức ảnh ảo cực kì. Trải nghiệm thực tế qua Chụp ảnh đêm là sở thích và cũng là đam mê của nhiều người cầm máy.


Ngoài việc thành thạo kỹ thuật sử dụng thiết bị, bạn còn phải luyện thêm cho mình “óc quan sát” thật tốt và tính kiên trì cao độ. Bởi để thu được một bức ảnh ưng ý, bạn phải thay đổi góc máy liên tục và thử nghiệm với nhiều thiết lập khác nhau. 
1. Thiết bị

Chân máy là thiết bị “tối quan trọng” trong các cuộc săn ảnh đêm.
Trước mỗi cuộc “săn ảnh đêm”, bạn nên quan tâm một chút tới các thiết bị sẽ mang theo người. Sau đây là một vài điểm cần chú ý:
Luôn sạc đầy pin cho máy ảnh.
Đem theo một chân máy thật vững để hạn chế tối đa hiện tượng rung lắc do gió hoặc do màn trập gây ra. Thao tác nhấn nút chụp trên thân camera cũng khiến ảnh bị nhòe, do vậy, bạn nên đầu tư một thiết bị điều khiển từ xa hoặc dây bấm mềm. Nếu không có điều kiện, hãy sử dụng tính năng chụp hẹn giờ tự động cho máy ảnh (thiết lập thời gian tối thiểu khoảng 10 hoặc 15 giây).
Mang theo đèn pin để dễ dàng di chuyển trong đêm cũng như giúp bạn nhìn thấy các phím điều khiển trên mặt máy ảnh trong trường hợp thiếu sáng nghiêm trọng.
Sử dụng ống kính góc rộng với độ mở lớn để chụp phong cảnh. Ống một tiêu cự thường thỏa mãn rất tốt điều kiện này.
2. Các bước tiến hành

Đưa máy ảnh về chế độ chỉnh tay hoàn toàn để thiết lập các thông số nhạy sáng, khẩu độ và tốc độ màn trập. Ảnh: Lifehacker.
Đưa máy ảnh về chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn (thường có ký hiệu M trên đĩa xoay chọn chế độ).
Thiết lập khẩu độ lớn nhất có thể (chỉ số f-stop nhỏ) và tốc độ màn trập chậm để thu được nhiều ánh sáng. Không nên đặt giá trị ISO quá lớn vì ảnh thu được có thể sẽ rất nhiễu.
Sử dụng điều khiển từ xa hoặc dây bấm mềm để khởi động việc chụp hình trên camera. Không nên nhấn nút chụp trên thân máy vì việc này có thể dẫn tới rung lắc nhẹ kể cả khi thiết bị đã “yên vị” trên một chân máy rất chắc chắn.
Kiểm tra bức ảnh vừa nhận được bằng cách ngắm qua màn LCD hay chính xác nhất là so sánh đồ thị (histogram) biểu diễn phân bố sáng tối của ảnh vừa chụp với một bức có độ sáng chuẩn bất kỳ. Nếu ảnh quá sáng hoặc quá tối, hãy điều chỉnh thời gian phơi sáng giảm xuống hoặc tăng lên tương ứng. Thông thường, nên đặt giá trị khẩu độ cố định trong suốt quá trình chụp thử để tiện cho việc tinh chỉnh thời gian phơi sáng sau này.
3. Một số điểm cần lưu ý
Nếu đã gắn máy ảnh lên chân máy để thực hiện phơi sáng lâu, bạn nên tắt chức năng ổn định hình ảnh. Nếu không, cơ chế này có thể hoạt động ngay cả khi máy ảnh không bị rung do phán đoán sai của cảm biến điều hướng gắn trong ống kính (chống rung quang học) hay trên thân máy (chống rung cảm biến). Do vậy, ảnh thu được thường có một vài vệt nhòe rất khó khắc phục.
Đa phần máy ảnh thường rất khó lấy nét tự động và đo sáng không chính xác trong đêm. Do đó, nên đưa ống kính về chế độ lấy nét thủ công hoặc cố gắng lấy nét tự động vào vật sáng hơn nằm bên cạnh đối tượng chính mà bạn muốn chụp. Ước lượng thời gian mở cửa trập, sau đó chụp thử và điều chỉnh dần dần để ảnh thu được không bị quá sáng hay quá tối.
4. Một số kỹ thuật chụp ảnh đêm cơ bản

Kỹ thuật tạo vệt sáng.
Kỹ thuật tạo vệt sáng (Light Streaks): Hãy cố gắng kiếm một hay nhiều nguồn sáng di chuyển, chẳng hạn dòng xe đang di chuyển trên đường. Do thời gian mở cửa trập lâu nên tất cả những chuyển động này sẽ được ghi lại và tạo nên những vệt sáng mảnh chạy dài trên ảnh.
Bạn cũng có thể tự tạo ra những vệt sáng này bằng cách kết hợp khéo léo giữa điều chỉnh ống zoom và tốc độ phơi sáng. Kỹ thuật đó chỉ thực hiện được trên các máy ảnh DSLR được trang bị ống kính đa tiêu cự. Trước hết, bạn hãy thiết lập tiêu cự về mức thấp nhất để thu được toàn cảnh. Sau khi nhấn nút chụp, nhẹ nhàng điều chỉnh ống kính về mức tiêu cự lớn hơn trong suốt quá trình cửa trập mở. Như vậy, các nguồn sáng tĩnh sẽ kéo thành một vệt dài trên ảnh do hiệu ứng zoom của ống kính.

Sử dụng đèn pin để tạo ra những hiệu ứng lạ trên ảnh. 
Kỹ thuật tạo hiệu ứng bằng ánh sáng: Trong quá trình cửa trập mở, bạn có thể sử dụng đèn pin hoặc các nguồn sáng nhân tạo khác để bổ sung thêm hiệu ứng cho chủ thể của ảnh. Bạn cũng có thể tạo ra những hình vẽ rất ngộ nghĩnh bằng cách di chuyển nguồn sáng nhân tạo ngang qua ống kính như kỹ thuật Light Streaks ở trên.
Kỹ thuật tạo bóng ma: Đây là một mẹo vui cho những người muốn tự tạo ra những bức ảnh ma kỳ bí mà không phải dùng đến Photoshop. Ví dụ, nếu tốc độ màn trập là 10 giây, bạn phải ra đứng trước máy ảnh trong khoảng 4 giây (không được cử động mạnh vì sẽ gây ra nhòe). Sau đó, bạn phải chạy thật nhanh ra khỏi tầm ngắm của ống kính. Trong thời gian phơi sáng 6 giây còn lại, hình ảnh của phần cảnh vật phía sau sẽ được ghi lại. Trên bức ảnh thu được, phần cảnh vật này sẽ đè lên bạn, khiến người xem có cảm giác dường như bạn… trong suốt. Có thể sử dụng kỹ thuật đồng bộ chậm đèn flash (Front Curtain Sync) để tạo ra hiệu ứng tương tự.



Nguyên tắc căn bản của chụp ảnh ban đêm

Nguyên tắc căn bản của chụp ảnh ban đêm khá đơn giản: đó chính là sự ổn định của máy ảnh dựa trên chân máy, khuôn hình và đo sáng. Thế nhưng chụp ảnh buổi tối lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn lý thuyết vì ở mỗi một diều kiện ảnh sáng phức hợp khác nhau ta cần có một cách chụp khác nhau.

chup anh ban dem

1. Chọn phim

Có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên là ta sẽ sử dụng loại phim nào? Âm bản? Dương bản hay kỹ thuật số? Với các phim dương bản 50, 100 ISO thì chỉ có loại phim chụp với ánh sáng ban ngày "Daylight" (5 500K)và chúng sẽ làm nóng" lên đáng kể nhiệt độ mầu của ánh sáng nhân tạo (3 200 - 3800K). Có những loại phim dương bản "Tungsten" nhưng hạt phim rất lớn. Như thế việc sử dụng phim âm bản, thậm chí tới tận 400, 800 ISO, là hợp lý hơn vì chúng điều hoà tốt các loại ánh sáng. Với kỹ thuật số hiện tại thì chụp ảnh ban đêm không còn là khó khăn nữa vì khả năng cảm nhận mầu, phâ biệt mầu cũng như thể hiện tốt các chi tiết trong bóng tối.

2. Độ nhạy ISO

Thế còn độ nhạy sáng của phim, ta sẽ chọn ISO bao nhiêu là thích hợp? Câu trả lời rất chính xác và đơn giản: chỉ số ISO được chọn tuỳ thuộc vào những điều kiện ánh sáng lúc bạn chụp ảnh. Với chân máy ảnh thì việc chụp ảnh ban đêm không có vấn đề gì hết với 50, 100 ISO khi thời gian chụp lâu và chân máy ảnh vững. Như thế ta có thể tái tạo lại những chi tiết rất rõ ràng. Bạn nên chụp bằng nhiều khuôn hình khác nhau với kỹ thuật "bracketing" để tránh lỗi đo sáng nhầm do các nguồn sáng đặc biệt xuất hiện trong bố cục ảnh. Nếu như bạn không có dây bấm mềm hay điều khiển từ xa thì cách tốt nhất là để máy ở chế độ chụp tự động nhằm tránh những rung động không cần thiết.

3. Tốc độ chụp

Chụp ảnh ban đêm đòi hỏi tốc độ chậm, màn chập mở lâu. Chính vì lý do đó mà độ ổn định của chân máy ảnh là vô cùng cần thiết. Bạn k hông nên mở hết chiều cao của chân máy vì như thế chân máy sẽ chắc hơn. Lưu ý khi chụp ảnh trong thành phố gần đường giao thông vì có nhiều rung động nền. Chân máy nhất thiết phải có đế cao su để triệt tiêu những rung động này. Tốc độ chậm còn có tác dụng xoá đi những chuyển động không cần thiết. Tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể cũng như ánh sáng mà chúng có thể bị biến mất hoàn toàn hay một phần trong ảnh. Bạn nên bấm máy trước khi chủ thể đi vào giữa khuôn hình để cho hình ảnh của phông hiện rõ hơn.

4. Đèn flash

Còn chụp ảnh với đèn flash? Nếu như bạn muốn ghi lại một chuyển động của vật thể thì đây là giải pháp tốt. Chụp đèn flash với tốc độ chậm ở ví trí màn chập thứ 2. Ưu điểm của phương pháp này là ánh sáng đèn flash chỉ có tác dụng sau khi vật thể đã chuyển động và được ghi hình. Trong mọi tình huống thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng -0,3Ev hoặc 0,5Ev để tránh hiện tượng bị thừa sáng.

5. Đo sáng

Chụp ảnh trong đêm thì đo sáng như thế nào? Để thừa sáng hay thiếu sáng? ta chỉ có thể trả lời cho câu hỏi này trong từng trường hợp cụ thể. Chế độ đo sáng phức hợp "Multizone" rất dễ cho ta một thông số sai. Thường là ảnh của bạn hay bị thừa sáng. Thế nhưng hiệu quả thừa sáng trong điều kiện ánh sáng không gian vẫn còn đôi khi lại là một ấn tượng bất ngờ. Bạn có thể chủ động tạo ra loại ánh sáng này bằng cách thêm +1Ev hay +2Ev. Trong một số điều kiện khác, như với các công trình kiến trức được chiếu sáng trong đêm thì việc dùng chế độ đo sáng điểm "spot" để chọn khẩu độ sáng vào vùng sáng nhất lại có một hiệu quả ngược lại với độ tương phản rất cao. Còn khẩu độ sáng khép sâu hay mở rộng lại tuỳ thuộc vào hiệu quả của hình ảnh mà bạn muốn thể hiện (tất nhiên trong điều kiện ánh sáng thực tế cho phép). Chẳng hạn như với f/11 hay f/16 thì thời gian chụp sẽ lâu hơn và ánh đèn của các phương tiện giao thông sẽ để lại các vệt sáng dài, các nguồn sáng nhỏ sẽ có tia sao đẹp tự nhiên hơn dùng kính lọc tia sao.

6. Cấu trúc ảnh kỹ thuật số

Chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó là RAW. Lợi thế của RAW là sau khi chụp bạn có thể chỉnh lại cân bằng trắng cũng như tông màu...

7. Địa hình, thời gian chụp

Vấn đề cuối cùng là phương pháp nghiên cứu địa hình và thời gian chụp thích hợp. Thường thì để có thể chụp tốt một địa điểm bạn nên đến đó nhiều lần trước vào những thời điểm khác nhau và ghi chép thật đầy đủ về ánh sáng. Để có được một tấm ảnh chụp đêm với bầu trời xanh thật đẹp thì khoảng thời gian lúc màn đêm vừa mới bắt đầu buông xuống là đẹp nhất. Bạn cần lưu ý đến lỗi thừa sáng, tốt nhất là chụp "bracketing" +1Ev và -1Ev.


9 Bước Cơ Bản Chụp Ảnh Phong Cảnh


Bạn chỉ muốn tìm hiểu làm thế nào để ghi lại hình ảnh của bầu trời đêm, tìm hiểu làm thế nào chụp lại ánh sáng rực rỡ của ánh đèn, hoặc chỉ muốn biết các cài đặt máy ảnh sao cho phù hợp để chụp ảnh ban đêm, 9 lời khuyên sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc và giúp bạn am hiểu kỹ thuật, có khả năng giải quyết một số tình huống chụp ảnh ánh sáng và đêm phổ biến. Cảnh đêm với xe dập dìu, đèn màu rực rỡ cảnh tượng huy hoàng, có chiếc máy ảnh trên tay bạn sẽ không bỏ qua những gì diễn ra trước mắt, bạn chụp rất nhiều nhưng hình ảnh không như mắt bạn nhìn thấy. Bạn thất vọng …., hãy nhớ rằng bạn không một mình. Chúng tôi sẽ giúp bạn trong tình huống khó khăn này. Bây giờ chúng tôi có 9 lời khuyên cho chụp ảnh phong cảnh vào ban đêm.

Lời khuyên 1: Chụp bức ảnh đêm với chất lượng cao
Nếu bạn muốn tạo ra những bức ảnh ban đêm tốt nhất, bạn cần phải chụp với định dạng ảnh cho chất lượng hình ảnh tốt nhất, và RAW là định dạng tốt nhất. Với định dạng ảnh RAW hình ảnh của bạn sẽ giữ lại nhiều chi tiết nhất, cho bạn một dãy các tùy chọn để tinh chỉnh lại ảnh với chương trình Adobe Camera Raw hoặc các phần mêm tinh chinh RAW khác (DPP canon, ViewNX2, Capture NX2…). RAW đặc biệt có lợi khi chụp ban đêm vì nó cho phép bạn tinh chỉnh linh hoạt hơn khi bạn muốn thay đổi những thứ như nhiệt độ màu (hoặc cân bằng trắng) hay tăng (sáng) hoặc giảm (tối) trên hình ảnh của bạn.
 

Night Photography Tips: 9 essential steps for beginners

 
 
Lời khuyên 2: Có Tripod (chân máy) khi chụp đêm
Chụp vào ban đêm rõ ràng là sẽ có ít ánh sáng và tốc độ màn trập chậm, mà tốc độ là 1/30s đã là quá chậm để cầm tay. Vì vậy, bạn cần phải gắn máy ảnh kỹ thuật số vào một chân máy nếu bạn muốn có một bức ảnh cho kết quả sắc nét. Hãy chọn chân máy tương đối phù hợp với chiếc máy ảnh của mình (máy to chân to, máy bé thì chân bé). Những nơi chụp có vị trí đứng cao thường có gió to bạn nên treo túi máy ảnh của bạn vào cột trung tâm của chân máy (nếu có) sẽ làm cho chân máy của bạn vững chắc hơn. Luôn nhớ rằng khi bạn đang chụp với tốc độ màn trập chậm thì bất kỳ rung động nhỏ nào của máy ảnh thì hình ảnh sẽ bị mờ.
 
Lời khuyên 3: Lên kế hoạch chụp trước.
Trước khi bạn đi chụp ảnh vào ban đêm, hãy lên kế hoạch, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian quý báu. Chọn vị trí tốt trước, tìm hiểu ngắm nghía những vị trí đứng tốt nhất, tìm ánh sáng, kiến trúc thú vị nhất hoặc nếu bạn đang tìm kiếm những ánh sáng đèn ô tô được tạo thành những đường mòn duyên dáng hãy kiểm tra xem con đường nào đông xe nhất, lúc nào thì xe đông nhất, và đó có là vị trí tốt nhất (an toàn) để chụp ảnh. Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh ở đây trên PhotoRadar để tìm cảm hứng cho bức ảnh của mình. Các bạn hãy xem cách các nhiếp ảnh gia khác đã chụp những ánh đèn thành phố của từng địa phương vào ban đêm như thế nào?
 
Lời khuyên 4: Sử dụng khẩu độ vàng của ống kính
Nếu điều kiện cho phép luôn luôn các bạn hãy sử dụng khấu độ vàng của ống kính để có hình ảnh sắc nét nhất – khẩu độ vàng thường là khoảng giữa từ f/8 và f/16 các bạn hãy tự kiểm tra. Ngay cả ống kính chuyên nghiệp cao cấp cũng không tạo ra kết quả tốt nhất khi được sử dụng ở khẩu độ tối đa (f/2.8) và tối thiểu (22) của họ. Bằng cách sử dụng khẩu độ ở giữa các khẩu độ có sẵn bạn sẽ tăng khả năng chụp những bức ảnh sắc nét với ống kính của bạn. (ví dụ: trong dãy khẩu độ ống kính ta có 2.8-4-5.6-8-11-16-22 thì khẩu độ 8 là khẩu độ vàng)
 
Lời khuyên 5: Thiết lập máy ảnh cho chụp ảnh đêm
Trong các chế độ chụp thì chụp Manual là tốt nhất trong trường hợp này, bạn có thể chọn độ mở ống kính với khẩu độ vàng và tốc độ màn trập chậm để chụp ảnh đêm. Bắt đầu căn khung bố cục và đo sáng thiết lập khẩu độ hẹp f/8 – f/16, sau đó chụp ở tốc độ màn trập vừa phải tương ứng. Chụp một số bức ảnh và xem lại chúng trên màn hình LCD của bạn.
 
 

Night Photography Tips: 9 essential steps for beginners

 
 
Lời khuyên 6: Làm thế nào để có được hiệu ứng “tia sáng như sao ‘trên đèn đường
Sử dụng một khẩu độ hẹp nhất (khoảng f/16 hoặc f/22) không chỉ đảm bảo về độ nét sâu hơn trong hình,bức ảnh của bạn được sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh nền, thêm vào đó cũng sẽ làm cho đèn đường ‘lấp lánh’ trong ảnh của bạn cho hình ảnh của bạn thêm kỳ diệu.
 
 
Lời khuyên 7: Lựa chọn vị trí đứng (bố cục) tốt nhất
Cẩn thận nghiên cứu hiện trường trước khi bắt đầu chụp ảnh. Bóng tối là một phần của khung cảnh. Cách làm cho bức ảnh trở nên thú vị hơn, là những ánh sáng rực rỡ hoặc màu sắc trên nền bóng tối. Nếu vậy, hãy làm nổi bật những điểm đó trên ảnh của bạn. Phóng to với ống kính zoom góc rộng hoặc “zoom với bàn chân của bạn – chỉ cần di chuyển gần hơn đến chủ đề …” Đặt những thứ thú vị như ánh sáng, kiến trúc vào điểm trung tâm hoặc chiếm tỷ lệ lớn trong ảnh của bạn.
 
Lời khuyên 8: Sử dụng chức năng Mirror Lock-up (khóa gương lật)
Chúng ta sẽ chụp với tốc độ chậm nên việc hạn chế tất cả sự rung động dù là nhỏ nhất trong đó bao gồm có sự chuyển động lên xuống của gương nghiêng 45 độ trong máy ảnh DSLR, để tránh nhoè hình. Bạn hãy nhanh chóng kích hoạt Mirror Lock-up (tìm nó trong Menu tùy chỉnh chức năng của máy ảnh của bạn) để có thể loại bỏ cạm bẫy tiềm năng này.
 
Lời khuyên 9: Sử dụng dây bấm mềm để không chạm vào máy ảnh của bạn!
Khi chụp phơi sáng vào ban đêm, thậm chí chạm vào máy ảnh của bạn khi nhấn nút màn trập cũng có thể tạo ra rung động đủ để lại cho bạn một kết quả là mờ ảnh. Nếu bạn không có điều kiện (tiền) để mua dây bấm mềm thì hãy sử dụng chế độ hẹn giờ để kích hoạt màn trập sau khi bạn đã nhấn nút chụp để tránh rung trong tình huống chụp này. Một số máy ảnh có remote có khả năng nhấn nút chụp cũng là một cách hay.


Kinh nghiệm chụp ảnh ban đêm với máy ảnh số phổ thông


Kinh nghiệm chụp ảnh-Ban đêm.

Máy ảnh số phổ thông là dòng máy ảnh ngắm và chụp (Point and Shoot) được nhiều người sử dụng. Tuy các máy ảnh loại này đều có chế độ chụp ban đêm nhưng nếu không biết cách sử dụng thì bạn không thể có được những bức ảnh ban đêm đẹp. Sau đây là các mẹo giúp chụp ảnh ban đêm đẹp hơn bằng máy ảnh số phổ thông:

  • Sử dụng tốc độ chụp chậm.

  • Hãy thử chụp với các tốc độ khác nhau.

  • Tìm một chỗ nào đó vững chắc.

  • Giữ hơi thở bình thường và chụp.

  • Lưu ý khi sử dụng ISO chụp cảnh đêm (thiếu sáng).

  • Sử dụng tính năng giảm nhiểu nếu có thể được.

Sử dụng tốc độ chụp chậm.

Hầu hết các máy ảnh số đều có khả năng điều chỉnh tốc độ chụp. Tuy nhiên không phải máy ảnh loại phổ thông nào cũng có chế độ chụp cảnh đêm (Night Scenes) với các thiết lập mở rộng cho phép diều chỉnh tốc độ chụp tùy ý. Bạn hãy kiểm tra xem máy ảnh của mình có khả năng này hay không.

kinh nghiem chup anh, kinh nghiêm chụp ảnh đường phố ban đêm

Kinh nghiệm chụp ảnh-Ảnh chụp đường phố ban đêm.

Hãy thử chụp với các tốc độ khác nhau

Chúng ta đều biết là tốc độ chụp càng chậm sẽ cho bức ảnh càng sáng hơn. Nhưng nếu chụp cảnh thành phố vào ban đêm thì có thể sẽ không có đầy đủ ánh sáng, có nghĩa là máy ảnh của bạn sẽ phải điều chỉnh khẩu độ sao cho hình ảnh có được độ phơi sáng tốt. Thông thường lúc này máy ảnh có thể sẽ giảm tốc độ chụp khoảng 20 giây. Mặt khác, thay đổi tốc độ chụp cũng cho phép chụp các vệt đèn pha kéo dài với các mức độ khác nhau. Tốc độ chụp chậm và sự điều chỉnh khẩu độ nhỏ tương ứng sẽ lấy nét được các tòa nhà ở xa.

kinh nghiem chup anh, kinh nghiệm chụp ảnh đẹp vào đêm

Kinh nghiệm chụp ảnh-Tốc độ chụp quyết định đến chất lượng ảnh

Tìm một chỗ nào đó vững chắc

Bạn có thể chụp với tốc độ 20 giây mà không cần đến giá đỡ ba chân? Chắc là không rồi, bởi vì trong thời gian 20 giây này, trước khi máy ảnh hoàn tất việc ghi ảnh thì sẽ có rất nhiều thay đổi không mong muốn xảy ra do tay cầm máy không vững. Nếu bạn không có sẵn một giá đỡ ba chân (Tripod) thì hãy tìm một chỗ nào đó hoặc bất cứ gì vững chắc để đặt máy ảnh khi sử dụng tốc độ chụp chậm.

Giữ hơi thở bình thường và chụp

Sau khi nhấn nút chụp, hãy vẫn cứ giữ nguyên ngón tay của bạn trên nút chụp, đừng vội bỏ tay ra vì việc này có thể làm cho máy ảnh bị lúc lắc. Không cần phải nín thở mà hãy vẫn cứ thở bình thường và ổn định.

Lưu ý khi sử dụng ISO chụp cảnh đêm (thiếu sáng)

ISO có thể là bạn hay kẻ thù khi chụp cảnh ban đêm. Máy ảnh phổ thông thường không có tính năng làm giảm nhiểu hạt (noise reduction) và các tính năng này thường cũng không như mong muốn. Điều này làm cho các ảnh chụp với ISO lớn hơn 400 bị nhiểu hạt. Có người thích nhưng cũng có người không thích. Nếu bạn không thích ảnh có bị nhiễu hạt này thì hãy lưu ý khi thay đổi các thiết lập ISO.

Sử dụng tính năng giảm nhiểu nếu có thể được.

Như đã đề cập bên trên, không phải máy ảnh số nào cũng có tính năng giảm nhiểu hạt (noise reduction) khi chụp trong điều kiện thiếu sáng với thiết lập ISO cao, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nhiễu hạt khi phóng to ảnh. Tuy nhiên nếu máy ảnh có tính năng này thì bạn hãy sử dụng nó vì trong nhiều trường hợp nó thật sự hiệu quả, nhất là khi chụp bầu trời vào ban đêm và dĩ nhiên là máy ảnh cũng sẽ mất thêm một khoảng thời gian để xứ lý nhiễu hạt.

Trong hình minh họa dưới đây, ảnh được chụp ban đêm với thiết lập ISO cao. Ảnh trên bên trái được chụp khi không sử dụng tính năng giảm nhiễu hạt trong khi ảnh dưới bên trái được chụp trong chế độ giảm nhiễu hạt (noise reduction).

kinh nghiem chup anh, chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh ban đêm




KINH NGHIỆM CHỤP ẢNH BAN ĐÊM


Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy "ngắm và chụp" được thiết kế với mục đích ghi lại những bức ảnh người đứng trước đường chân trời của một thành phố về đêm.

Chụp ảnh đêm là một hình thức giải trí rất thú vị. Cho dù là trong một đêm mùa hè ấm áp, hay trong một đêm đông lạnh giá khi cái lạnh làm cho ngay cả ánh sáng cũng phải run lên, chụp ảnh vẫn giúp bạn có được cảm giác vui vẻ và là một cách rất hay để khai thác khả năng của máy ảnh. Tất cả những thứ bạn cần có là một giá đỡ chắc chắn và lòng kiên trì.

Bạn phải quyết định bố cục ảnh như thế nào với ánh sáng sẵn có, vùng ảnh nào sẽ có độ sáng cao nhất, cân bằng ánh sáng bằng cách đặt camera ở vị trí sao cho có thể tạo ra được một bức ảnh phản ánh đúng tâm trạng của mình.

Đối với những máy ảnh cao cấp thì việc chụp đêm có thể thực hiện dễ dàng vì chúng cho phép điều chỉnh thời gian mở màn trập. Dòng máy ảnh "ngắm và chụp" nghiệp dư cũng có chế độ chụp đêm, nhưng người chụp vẫn phải thiết lập các thông số chính xác trước khi chụp thì mới hy vọng có những kiểu ảnh xem được.

Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở f2,8, ISO 200. 

Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy "ngắm và chụp" được thiết kế với mục đích ghi lại những bức ảnh người đứng trước đường chân trời của một thành phố về đêm. Để đạt được điều đó, hầu hết máy ảnh ở chế độ này sẽ tự động đưa đèn flash về chế độ đồng bộ chậm - giữ cho màn trập mở trong thời gian ngắn sau khi đèn flash phát sáng. Ngoài ra, trong những tình huống như vậy chế độ khử mắt đỏ cũng được huy động. Với những tình huống chụp phong cảnh đêm, đèn flash cần phải được tắt đi để máy có thể tăng thời gian điều chỉnh phơi sáng. Thời gian này có thể từ 2 đến 8 giây tuỳ loại máy. Với những camera này, độ mở ống kính và tốc độ chụp sẽ được chọn tự động, trong khi đó người chụp có thể tự lựa chọn một vài thông số khác.

Điều chỉnh lấy nét

Hệ thống lấy nét tự động của nhiều máy "ngắm và chụp" có thể gặp vấn đề khi lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong những tình huống này, một số máy sẽ mặc định khoảng cách lấy nét là vô cực. Tuy nhiên, nếu máy ảnh của bạn có chế độ chụp phong cảnh có thể kết hợp đồng thời với chế độ chụp đêm thì việc lấy nét chính xác là hoàn toàn có thể.

Điều chỉnh độ phơi sáng

Khi camera tự động lựa chọn tốc độ chụp thì việc điều chỉnh thời gian phơi sáng, một trong những yếu tố quan trọng đối với chụp ảnh đêm, sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, những máy có chế độ tự động hoàn toàn có xu hướng không ước lượng đủ thời gian mở màn trập trong những cú chụp đêm, vì hệ thống đo sáng không thể hoạt động chính xác trong điều kiện ánh sáng yếu. Kết quả thường thấy là ảnh trông khá tối (như hình dưới đây).

Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở f2,8. 

Bạn có hai sự lựa chọn thay thế để tăng độ sáng của hình ảnh với máy ảnh nghiệp dư. Thứ nhất là tăng độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Tăng độ nhạy sáng lên ISO 200, với thời gian phơi sáng không đổi, sẽ tạo ra một kiểu ảnh sáng hơn và hấp dẫn hơn. Tăng lên đến ISO 400 sẽ làm ảnh sáng hơn nữa, nhưng cũng làm tăng tỷ lệ nhiễu của ảnh. Vì các máy ảnh khác nhau phản ứng không giống nhau đối với độ nhạy sáng, nên việc thử trước khi chụp thật là rất cần thiết.

Thế nhưng bạn vẫn phải cẩn thận. Một số máy không cho phép thay đổi độ nhạy sáng ở chế độ chụp đêm để đảm bảo rằng tỷ lệ nhiễu được giữ ở mức tối thiểu. Muốn chắc chắn, tốt hơn hết là bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng.

Cách thứ hai để tăng độ sáng của ảnh là tăng thông số bù sáng, nhưng hiệu quả thường không đáng kể. Chọn độ bù sáng là +1EV, thậm chí là cao hơn, trong tình huống chụp đêm có thể "ép" hệ thống đo sáng tự động của camera sử dụng tốc độ chụp thấp nhất.

Điều chỉnh màu sắc

Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng tự động. 

Vào đêm, nguồn sáng chủ yếu thường là ánh sáng từ đèn (ở một số camera nó được gọi là chế độ đèn Tungsten). Bạn nên chọn chế độ cân bằng trắng tương ứng với loại nguồn sáng này để máy tái tạo màu sắc chính xác hơn.

Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng đèn nóng sáng. 

Như bạn thấy ở những ảnh trên, chế độ cân bằng trắng tự động thường tạo ra những màu ấm hơn so với màu sắc được tạo ra ở chế độ đèn nóng sáng. Chọn lựa chế độ nào là vấn đề sở thích cá nhân của mỗi người.

Thế nhưng, vẫn cần phải nhớ rằng đa số máy nghiệp dư đều chỉ có khả năng chụp đêm giới hạn, và đương nhiên là những máy ảnh có thêm vài chức năng sẽ cho ảnh có chất lượng tốt hơn.


Mẹo và kinh nghiệm chụp ảnh đêm


Chụp ảnh đêm là một quá trình thử nghiệm với các cách kết hợp tốc độ và độ mở khác nhau.

Chuẩn bị Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh thay ống kính nào cùng với chân máy và ống kính.

Mục tiêu: Nắm vững cách chụp ảnh đêm, các hiệu ứng zoom và vệt sáng nhờ sử dụng thời gian phơi sáng lâu.

Thời gian: 15 phút

Chụp ảnh dưới ánh sáng ban ngày vốn là công việc khá dễ dàng. Bạn có thể sử dụng ISO thấp và tốc độ cửa trập lớn để có được những bức ảnh có chất lượng tốt và sắc nét. Nhưng khi hoàng hôn buông xuống và ánh sáng bắt đầu giảm, bạn sẽ nhận thấy rằng phải hạ tốc độ, tăng ISO, và hậu quả là bức ảnh có thể bị rung mờ hoặc ảnh sẽ rạn, vỡ, cho dù máy bạn có tích hợp cơ chế chống rung.

Với máy ảnh du lịch, bạn sẽ không thể can thiệp gì nhiều vào quá trình phơi sáng. Nhưng với máy ảnh ống kính rời (DSLR), bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian phơi sáng nào là cần thiết. Vì thế, với sự giúp đỡ của chân máy, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để có được một bức ảnh đêm ấn tượng.

Cài đặt máy ảnh

Chuyển máy về chế độ ưu tiên cửa trập hoặc chỉnh tay. Ảnh: Cnet.

1. Đặt chân máy lên mặt phẳng vững chãi. Điều chỉnh độ dài chân máy cho phù hợp.

Mẹo: Các chân máy nhỏ gọn vốn vẫn được bán kèm khi mua máy du lịch thường quá nhẹ, không phù hợp với DSLR. Nếu thích chụp ảnh đêm, hãy đầu tư một chân máy vững chắc. Chân máy tốt ngoài việc giữ cho máy ảnh ổn định, còn cho phép bạn có thể xoay hay trượt máy dễ dàng vơi mọi góc độ trong khi chụp ảnh.

2. Chuyển máy ảnh về chế độ ưu tiên cửa trập hoặc chế độ chỉnh tay.

Các chế độ này cho phép bạn điều chỉnh tốc độ cửa trập, thông số đặc biệt quan trọng khi muốn chụp các bức ảnh với thời gian phơi sáng lâu.

Chụp ảnh

Điều chỉnh các thông số chụp ảnh. Ảnh: Cnet.

1. Khi đã căn khung, bạn đã sẵn sàng cho việc điều chỉnh các thông số để chụp ảnh.

2. Quay bánh xe điều chỉnh tốc độ cửa trập cho đến khi hiện dấu (") đằng sau con số (với nghĩa là số giây cửa trập sẽ mở). Ví dụ, 30" sẽ là 30 giây, trong khi nếu bạn quay về 30 sẽ có nghĩa là 1/30 giây.

Mẹo: Khi chụp ảnh với thời gian phơi sáng lâu, tốt nhất nên sử dụng ISO thấp nhất có thể, nó sẽ khiến cho bức ảnh bớt nhiễu hạt hơn.

3. Nếu sử dụng chế độ ưu tiên cửa trập, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh độ mở. Còn nếu bạn chụp với chế độ chỉnh tay, hãy điều chỉnh độ mở cho đến khi con trỏ báo thông số phơi sáng (khung màu đỏ hình trên) nhấp nháy ở vị trí chính giữa (đủ sáng).

4. Giờ là lúc sẵn sàng bấm máy. Tuy nhiên, việc bấm vào nút chụp có thể khiến cho máy ảnh hơi rung nhẹ, khiến bức ảnh trở nên mờ. Nếu máy ảnh có cổng cắm cho thiết bị điều khiển từ xa, hãy dùng điều khiển để chụp để không đụng tới máy ảnh. Nếu không, hãy sử dụng chức năng hẹn giờ chụp tích hợp trong máy để tránh phải bấm máy và làm cho máy bị rung.

5. Khi ảnh đã được chụp, kiểu tra hình ảnh để xem phơi sáng đã đúng chưa. Nếu quá sáng, hãy đẩy tốc độ lên nhan hơn. Nếu quá tối, hãy để thời gian chậm lại một chút, cứ thế điều chỉnh cho đến khi có được bức ảnh ưng ý.

Sử dụng chế độ Bulb (B) và các chế độ mặc cảnh

Chế độ Bulb (B). Ảnh: Cnet.

Nếu muốn chụp những bức ảnh với thời gian phơi sáng thực sự dài (chẳng hạn tới 30 phút), hãy sử dụng chế độ Bulb (B) vì khoảng thời gian này quá lớn đối với chức năng đặt thời gian cửa trập của máy. Chế độ B cho phép bạn để thời gian bao lâu tùy thích, máy chỉ đóng khi nào bạn nhả nút chụp. Tuy nhiên, do phải giữ tay vào nút chụp nên thao tác này cũng dễ làm rung máy, vì thế tốt nhất luôn chụp với điều khiển từ xa.

Nếu không muốn thử nghiệm phức tạp với các hiệu chỉnh thời gian cửa trập, bạn vẫn có thể sử dụng các chế độ mặc cảnh có sẵn trên máy ảnh như chụp đêm. Với các chế độ này, máy ảnh sẽ tự động tính toán ánh sáng khung cảnh và đưa ra các thông số tối ưu giữa tốc độ và độ mở để ảnh đủ sáng.

Một bức ảnh chụp đêm

Một cảnh chụp đêm. Ảnh: Cnet.

Bằng cách sử dụng thời gian phơi sáng lâu, bạn có thể bắt được những bức ảnh thú vị với các vệt sáng do đèn ô tô tạo thành như trên.

Kể cả với các bức ảnh tĩnh, bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo thành các vệt sáng. Điều kiện cần ở đây là một ống zoom, và trong khi máy đang ở chế độ phơi sáng, hãy xoay ống zoom để tạo vệt cho các bóng đèn đường.

Chụp ảnh đêm là cả một quá trình thử nghiệm với các cách kết hợp tốc độ và độ mở khác nhau, vì thế để có được một bức ảnh ấn tượng, hãy xác định bạn sẽ phải chụp thử rất nhiều tấm với nhiều kiểu kết hợp khác nhau, từ đó mới có thể biết được sự kết hợp nào là tối ưu nhất trong hoàn cảnh nào

Các thủ thuật nhanh chóng và dễ dàng chụp ảnh kỹ thuật số cho hình ảnh tốt hơn trong bóng tối. Từ các thiết lập chụp ảnh đêm cho máy ảnh của bạn với những ý tưởng để tạo ra những bức ảnh với ánh sáng yếu.
Tìm hiểu làm thế nào để chụp những tấm ảnh đêm với máy ảnh và các thủ thuật cho người mới bắt đầu.
Cho dù bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để có hình ảnh của bầu trời đêm, tìm hiểu làm thế nào để vẽ với ánh sáng hoặc chỉ muốn biết các cài đặt camera để cho hình ảnh chất lượng cao, hướng dẫn này sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi thông thường và kỹ thuật phổ biến



1/ Để có những bức ảnh đêm chất lượng cao

Nếu bạn muốn chụp đêm tốt nhất bạn cần phải chụp ở chất lượng hình ảnh tốt nhất, và đó có nghĩa là định dạng ảnh RAW. Bằng cách chụp RAW bức ảnh của bạn sẽ giữ lại nhiều 'thông tin' nhất, mang đến cho bạn khả năng lớn hơn để hiệu chỉnh ảnh của bạn trong Adobe Camera Raw và các phần mềm xử lý khác. RAW có lợi ích đặc biệt khi chụp đêm vì nó cho bạn linh hoạt hơn khi bạn muốn thay đổi những thứ như nhiệt độ màu (hoặc Cân bằng trắng-WB) hoặc tăng (sáng) hoặc giảm (tối) phơi sáng…

2/ Sử dụng chân máy để cho hình ảnh sắc nét
Chụp vào ban đêm rõ ràng là sẽ có ít ánh sáng và do đó làm chậm tốc độ màn trập. Bất cứ tốc độ nào, từ 1đến 30 giây đều là thời gian quá dài để bạn có thể giữ chắc máy bằng tay.
Vì vậy, bạn sẽ cần phải mang theo giá ba chân nếu bạn muốn kết quả sắc nét. Hãy chắc chắn rằng giá ba chân của bạn được dựng đúng cách và chắc chắn - rất dễ dàng để hình ảnh trở nên mềm mại bởi vì bạn sẽ không phải kiểm tra lại.
-Hãy treo túi đựng máy ảnh vào dưới cùng của cột trọng tâm của giá ba chân nếu có thể ( để tăng độ ổn định, chống rung, như kiểu túi hạt đậu đè lên máy ảnh-ND ).
Và đừng giữ giá ba chân khi bạn đang chụp với tốc độ màn trập chậm, vì bất kỳ chuyển động nhỏ nào đều có thể khiến hình ảnh bị mờ.
3/ Chọn địa điểm chụp ảnh đêm thuận lợi
Trước khi lọ mọ vào ban đêm, nếu bạn có kế hoạch chọn chỗ trước nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian quý giá sau này.
-Chọn vị trí tốt, hướng ra những điểm tốt nhất trong thành phố của bạn để tìm ánh sáng và kiến trúc thú vị nhất, hoặc nếu bạn đang tìm kiếm để chụp những vệt đèn giao thông, hãy kiểm tra những con đường được tấp nập nhất, khi nào là thời gian tốt nhất cho giao thông, và đó là vị trí tốt nhất (và an toàn nhất) để từ đó đứng chụp.
-Hãy xem các bức ảnh ở thu viện trên PhotoRadar để gợi cho bạn cảm hứng, để xem cách các nhiếp ảnh gia khác đã giải quyết ánh sáng thành phố vào ban đêm.
4 /Sử dụng khẩu độ của ống kính phù hợp nhất

Sử dụng dải "điểm tốt nhất" (nguyên văn tiếng Anh là “sweet spot”, em tạm dịch như vậy, nếu chưa đúng các bác hiệu chỉnh giùm em) của khẩu độ cho ống kính của bạn - thường giữa f / 8 và f/16, nhưng hãy chụp thử để tìm được khẩu độ này. Ngay cả ống kính chuyên nghiệp cũng không tạo kết quả tốt nhất khi được sử dụng ở khẩu độ tối đa hay tối thiểu của nó. Bằng cách sử dụng khẩu độ ở giữa phạm vi có thể bạn sẽ tăng khả năng chụp những bức ảnh sắc nét với ống kính của bạn.

5 Thiết lập các cài đặt chụp đêm
Để kiểm soát độ phơi sáng, tốt nhất là chụp ở chế độ Manual để bạn có thể chọn độ mở ống kính hẹp tốt nhất và tốc độ màn trập chậm để chụp ảnh ban đêm. Bắt đầu bằng cách thiết lập độ mở hẹp khoảng f/16, sau đó xoay chỉnh tốc độ màn trập cho đến khi điểm phơi sáng ở giữa của dải
-Chỉ số phơi sáng.
-Chụp thử một số ảnh và xem lại chúng trên màn hình LCD của bạn. Hãy nhớ rằng đây là những gì máy ảnh của bạn cho là phơi sáng tốt nhất, nhưng nếu bạn thấy những bức ảnh quá sáng, hãy giảm 1-2 stop để chúng thực sự nhìn tối hơn!

6 /Làm thế nào để có được hiệu ứng 'ngôi sao' của đèn đường
Sử dụng một khẩu độ nhỏ (khoảng f/16) sẽ không chỉ đảm bảo độ sâu hơn về trường ảnh, mà còn tạo cho bức ảnh của bạn được sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, và cũng sẽ làm cho đèn đường 'lấp lánh' trong những cảnh của bạn, tạo cho bức ảnh một hiệu ứng thần kì. Xem ảnh (1)
7 Thành phần trong một bức ảnh đêm
Cẩn thận nghiên cứu hiện trường trước khi bạn bắt đầu chụp ảnh. Các phần của khung cảnh trong bóng tối? Hãy tạo cho các vùng của bức ảnh trở nên thú vị, đầy màu sắc, sáng rực rỡ hoặc tối hơn như nó vốn có? Nếu vậy, đừng ngại phóng to khu vực ăn ảnh nhất. Phóng to với ống kính góc rộng hoặc “zoom bằng chân” - chỉ cần di chuyển gần hơn đến chủ thể .
8/ Sử dụng Mirror Lock-up
Sự chuyển động nhỏ nhất có thể tạo lắc máy ảnh không mong muốn, và điều này thậm chí còn bao gồm các gương di chuyển lên xuống bên trong máy ảnh SLR kỹ thuật số của bạn. Bạn có thể nhanh chóng kích hoạt tính năng Mirror Lock-up (tìm nó trong trình đơn menu của Các chức năng tùy chỉnh).
-Ở Nikon D200 chức nay nay có ngay trên nút xoay ở lưng máy


9/ Đừng chạm tay vào máy ảnh của bạn!

-Khi chụp phơi sáng dài vào ban đêm, thậm chí chạm vào máy ảnh của bạn để bấm nút chụp cũng có thể tạo ra sự dịch chuyển đủ để làm mờ bức ảnh.
-Sử dụng tính năng chụp hẹn giờ được tích hợp trong máy ảnh để kích hoạt chụp tự động sau khi bạn đã nhấn nút để tránh bất kỳ sự rung máy nào. Đối với các tấm ảnh mà dựa vào thời gian chính xác, sử dụng một bộ kích hoạt từ xa (xem hình bên dưới, ở đây là dây bấm mềm-ND).


10 Sáng tạo ý tưởng cho chụp người
Lúc nào cũng vậy, những nhiếp ảnh gia chúng ta đi trên đường của mình, tránh để người lọt vào trong các bức ảnh chụp phong cảnh đẹp của chúng ta. Tuy nhiên, khi nói đến chụp ảnh đêm, bao gồm cả đám đông người trong khung hình có thể làm tăng thêm các tương phản và sự thú vị cho tấm ảnh của bạn.
-Nếu người không di chuyển, hãy thử sử dụng họ như một hình bóng sáng tạo để làm nổi bật tấm ảnh. Hoặc, nếu mọi người đang đi bộ qua, hãy thử sử dụng một tốc độ màn trập khoảng 1/4-1/2 giây để họ là bóng mờ 'sáng tạo'.


11 Thiết lập ISO nào là tốt nhất để chụp ảnh vào ban đêm?
ISO cài đặt bạn cần phải phụ thuộc vào loại hình ảnh đêm bạn đang chụp.
-Nếu bạn đang chụp cảnh thành phố với phơi sáng lâu, bạn sẽ sử dụng giá ba chân, vì vậy bạn có thể giữ ISO ở mức 100 hoặc 200. Điều này cũng sẽ giữ cho mức độ nhiễu giảm - lý tưởng cho giữ lại chi tiết tối đa trong cảnh chụp đêm.
-Nếu bạn chụp một buổi trình diễn ngoài trời vào ban đêm và giữ máy bằng tay, bạn sẽ cần phải đẩy ISO lên (hãy thử ISO 1000 hoặc ISO 1600) để đảm bảo tốc độ màn trập đủ nhanh để chụp ảnh sắc nét.

12 Các bức ảnh làm mờ chuyển động

Chụp chuyển động mờ trên máy ảnh có thể chuyển đổi những cảnh buồn tẻ thành tác phẩm gây ấn tượng về nghệ thuật. Tin tốt là, giống như hầu hết chụp ảnh vào ban đêm, bạn chỉ cần sử dụng máy ảnh kỹ thuật số của bạn trên giá ba chân và chọn một tốc độ màn trập chậm (thử từ 2-5 giây, tùy thuộc vào tốc độ của phương tiện giao thông mà bạn đang chụp hình) để có sáng tạo ảnh chuyển động vào ban đêm.


13/ Lấy nét tự động hay chỉnh tay?
Đối với ảnh chụp ban đêm tốt nhất là sử dụng cả hai tự động lấy nét (AF) và chỉnh tay (MF). Sử dụng AF để lấy nét vào bộ phận của khung cảnh, sau đó chuyển sang MF để khóa lấy nét.
-Bằng cách đó máy ảnh của bạn sẽ không bị tự động thay đổi canh nét khi thay đổi ánh sáng hoặc khung cảnh hoặc khi phương tiện giao thông vượt qua tăng lên. Khi chụp trong bóng tối bạn sẽ cần phải tìm một phần của khung cảnh đủ sáng để máy ảnh của bạn có thể đạt được AF. Nếu bạn gặp vấn đề, chuyển sang MF và sử dụng Live View để phóng to màn hình LCD của bạn và kiểm tra điểm lấy nét của bạn là tốt trước khi chụp với nhiều phơi sáng lâu.

14/ Thời điểm cho chụp ảnh đêm
Thời điểm ban đêm có thể làm cho tất cả mọi thứ khác biệt khi nói đến những vệt sáng đèn giao thông. Sẽ có thêm phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố của bạn từ 5-6pm mỗi ngày.
-Bạn mong muốn vào giờ cao điểm!
-Thiết lập ở một nơi an toàn bên một con đường tấp nập và thử nghiệm với độ phơi sáng 10-30 giây để bắt được những vệt ánh sáng dày đặc nhất.
-Hãy thử và đóng màn trập như khi xe buýt hai tầng chạy qua mà ánh sáng phía trong và phía sau sẽ tạo ra vệt dày ở vị trí cao và thấp trong khung hình của bạn. Lưu ý rằng vào đầu buổi tối, vẫn sẽ có một chút ánh sáng trên bầu trời - ngay cả nếu nó trông tối bằng mắt thường.
-Mà các hình ảnh nào sau đây làm bạn thích hơn? Rất có thể, đó là bức chụp đầu tiên, với bầu trời xanh nhẹ hơn và đường phố tấp nập.





Chụp ảnh cưới phong cách vintage xu hướng hot
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới đẹp như ý
Chụp ảnh cưới kiểu Hàn Quốc lộng lấy đáng yêu .
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Chụp ảnh cưới dưới nước và những lưu ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc
Trang phục chụp ảnh cưới ở biển







(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý