Bài thuốc chữa say nắng cực công hiệu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bài thuốc chữa say nắng cực công hiệu

19/04/2015 08:21 AM
171

Bài thuốc chữa say nắng cực công hiệu. Say nắng là bệnh thường gặp mùa hè nắng nóng. Đông y thường gọi cảm nắng, trúng nắng. Khi say nắng thường biểu hiện người nóng sốt, da ửng đỏ, đổ mồ hôi, miệng khát, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, thở mệt tim đập nhanh bệnh nặng có khi choáng ngất.





Món ăn - bài thuốc phòng trị say nắng

Bệnh thường gặp ở người hư nhược, dễ ra mồ hôi, người có tiền sử bệnh ngoại cảm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Nguyên nhân phần nhiều do làm việc, đi chơi ngoài nắng nóng lâu mất nước. Phòng trị say nắng nên ăn uống bổ dưỡng giải nhiệt. Sau đây là một số món ăn nước uống có tác dụng phòng trị say nắng:

Chè đậu ván: đậu 300g ngâm nước nóng qua đêm bỏ vỏ ngoài, bột sắn dây 30g, lá dứa nếp 20g, giã lọc lấy nước, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng: bổ tỳ, lợi thấp hòa trung, trị trúng nắng phát sốt người vật vã…

Chè đậu đen: đậu đen xanh lòng 300g, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu…

Cháo đậu xanh: đậu xanh 200 - 300g còn nguyên vỏ, cà dập, nấu nhừ ăn cho thêm muối đường ăn. Tác dụng:  thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng…

Canh cà chua: cà chua 2 - 3 trái, trứng gà 1 quả, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

Canh khoai mỡ: khoai mỡ tím 100g, thịt tôm lột 50g, rau ngổ 20g thêm bột nêm, mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.

Canh giá đậu: giá đậu 200g, cà chua 1 quả, đậu hủ 30g, thịt heo 20g, hành hoa 10g gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn. Cho thịt, cà chua vào xào chín thơm, đổ nước vào đun sôi, đậu hủ, giá đỗ cho sau, thêm gia vị đun sôi trở lại là được. Tác dụng: bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

Canh rau thập tàng: rau ngót, rau đay, mồng tơi, mảnh bát mỗi thứ 50g, thịt cua đồng 100g  nấu canh. Tác dụng: bổ âm, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, giải thử thấp...

Cháo bột sắn dây: bột sắn 50g, gạo ngon 100g, thịt heo bằm 50g (cách nấu nấu cháo với thịt chín, sau cho bột sắn gia vị vào sau). Tác dụng: bổ dưỡng, giải khát, giải nóng.

Cháo mướp đắng: mướp đắng 1 - 2 quả thái lát, cúc hoa 30g, gạo ngon 100g, thêm gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền nhiệt, mát huyết, sáng mắt…

Ngoài ra, có thể sử dụng một số nước uống như: nước mía, nước dưa hấu, nước rau má, nước chanh, nước trái khế, nước trà đường và các loại nước trái cây tươi đều tốt. Nếu còn đau đầu nhiều dùng lá hương nhu, hoặc hoắc hương 100g rửa sạch giã nhỏ thêm chén nước chín vắt lấy nước bỏ bã uống ngày vài lần. Nếu người vẫn nóng sốt miệng khô khát dùng lá tre tươi 100g, vỏ dưa hấu 200g, gạo tẻ 100g nấu nước uống.

Bài thuốc chữa say nắng

Say nắng là hội chứng gặp phải do nhiệt độ không khí lên cao hoặc do làm việc liên tục nơi nhiệt độ cao. Người bệnh thường có các triệu chứng báo trước như
da nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi, cần được cứu chữa kịp thời.


Khi người bệnh bị say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục tình trạng này.

Huyệt đại lăng

- Xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên.

- Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung.


Huyệt trung xung

Phương pháp xoa bóp: Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón tay cái bấm huyệt với lực hơi mạnh: ấn xuống rồi thả lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy bệnh và thể trạng mỗi người.

Ngoài xoa bóp, nên uống một trong các bài thuốc sau để đạt kết quả nhanh chóng

Bài 1: xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 80 -100g, phơi khô, tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần. Cũng có thể dùng bột hòa nước sôi xông mũi. Công dụng: trị cảm cúm, viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi.

Bài 2: hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g (hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống). Đổ 400ml nước, sắc còn 200ml. Hòa chung 2 nước còn lại chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa cảm nắng nóng.


Bài 3: rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g. Đổ nước vừa đủ, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 4: lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ 2 bát nước đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ hai. Uống 2 - 3 thang liền.

Bài 5: mạch môn 120g, lô căn 150g. Các vị thuốc rửa sạch thái vụn, trộn đều đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm tí đường phèn cho dễ uống.

- Bí đao vừa phải giã vắt lấy nước, uống nhiều nước.

- Dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống nhiều.

- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống.

- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm.

- Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1 - 2 thang.

- Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống.

- Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1 - 2 thang.   

6 bài thuốc chữa say nắng, say nóng


Theo y học cổ truyền, say nắng, say nóng được gọi là chứng trúng thử, nguyên nhân là do chính khí hư suy (giảm sức đề kháng), thử nhiệt hoặc thử thấp xâm nhập vào cơ thể, uất lại và nung đốt làm hao tổn âm dịch mà tạo thành bệnh.

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng, buồn nôn, khát nước, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi rã rời hoặc có biểu hiện bồn chồn, vật vã; nặng thì ngoài các triệu chứng trêan còn có thêm sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân lạnh, thậm chí xuất hiện hôn mê bất tỉnh, co giật tứ chi. Nếu nặng thì thanh khiếu bị che phủ, kinh khí bế tắc gây nên hôn mê, nếu tân dịch bị hao tổn quá nhiều thì phát sinh chứng hư thoát. Gặp tình trạng này phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sau đây:

- Khẩn trương đưa người bệnh đến chỗ râm mát, thoáng gió, tránh đông người, cởi bỏ bớt và nới rộng quần áo, chườm nước lạnh ở hõm nách, bẹn...

- Trường hợp nặng, người bệnh bất tỉnh nhân sự thì lập tức dùng ngón tay cái lần lượt bấm mạnh huyệt nhân trung (ở điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới của rãnh mũi môi) và huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất giữa 10 đầu ngón tay), có tác dụng khai khiếu (làm thức tỉnh) và tiết nhiệt (thải nhiệt, giải nhiệt), giật tóc mai.

Cho uống một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Lá tre, lá sắn dây mỗi thứ một nắm, rửa sạch, vẩy khô, giã vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.

Bài 2:Bí xanh một miếng khoảng 150g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.

Bài 3:Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.

Bài 4:Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.

6 bài thuốc chữa say nắng, say nóng, Sức khỏe đời sống, suc khoe, say nang, giam suc de khang, cam nang, say nong


Uống nước sắc lá me phòng chống say nắng, say nóng.

Bài 5:

Rau má, lá tre, lá hương nhu, củ sắn dây mỗi thứ 12g sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.

Bài 6: Lá hương nhu 20g, rau má 12g, biển đậu 20g, quả dành dành 12g, hậu phác 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.

Lưu ý: - Dù người bệnh đã tỉnh hẳn vẫn không nên cho trở lại làm việc trong điều kiện nắng nóng, mà phải được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian vài ba ngày để cơ thể hồi phục hoàn toàn.

- Tránh đi ngoài trời hoặc làm việc dưới trời nắng nóng. Nếu phải ra ngoài thì phải đội mũ nón, không được để đầu trần.

Bài thuốc phòng chống nắng nóng: lá me, lá hương nhu, củ sắn dây, sâm đại hành, mạch môn, bạch chỉ, thổ phục linh mỗi thứ một nắm, đun sôi kỹ, uống thay nước trong ngày. Nên uống suốt mùa hè.

Bài 1: Trường hợp say nắng mùa hè do nhiệt độ ngoài trời cao dùng: thanh cao 10g, liên kiều 10g, bạch biển đậu 10g, phục linh 10g, hoạt thạch 5g, sinh tảo 5g. Có thể dùng bài thuốc đơn giản thanh cao tươi 15g, mã đề tươi hoặc lá sen tươi, rễ lau tươi mỗi thứ 40g, hoa đậu ván trắng 40g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu trúng thử vừa nôn vừa bị tiêu chảy dùng lá sen tươi giã nát thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho uống. Hoặc dùng nhân sâm 12g, bạch truật 12g, can khương 10g, chích thảo 6g, mạch nha 10g, sa nhân 4g. Sắc uống.

Bài 3: Trường hợp sốt cao dùng địa du, đậu đen, uất kim, hoắc hương, ý dĩ, hạnh nhân, trúc diệp, bán hạ, hoạt thạch mỗi thứ 16g. Sắc uống.

Bài 4: Khi bị cảm nắng sốt cao, không có mồ hôi dùng thanh cao 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 10g, hậu phác 10g. Sắc uống.

Bài 5: Chữa cảm nắng bị đau đầu, buồn nôn, tức ngực dùng hoắc hương, mầm tưới mỗi thứ 10g, hoặc lá hoắc tươi 20g. Sắc uống.

Bài 6: Trường hợp cảm nắng đau đầu, ớn lạnh, không ra mồ hôi, tức ngực dùng hương nhu tía 12g, hậu phác 8g, đậu ván trắng12g, bạch linh 10g, cam thảo 6g. Sắc đặc, uống nóng.

Bài 7: Nếu kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, tim hồi hộp khát nước dùng hương nhu tía 10g, cát căn 10g, diếp cá 10g, cây ban 10g, hoàng liên ô rô 10g, thạch xương bồ 6g, mộc hương 3g.

Hoặc dùng nhân sâm 8g, trạch tả 8g, cát căn 10g, thăng ma 12g, hoàng kỳ 10g, ngũ vị tử giã dập 6g, bạch truật 10g, thần khúc 10g, thương truật, cam thảo 5g. Sắc uống ấm, ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.

Bài 8: Trường hợp say nắng ở mức độ nhẹ dùng bí đao 60g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 80g nấu cháo thêm chút đường, ăn lúc còn ấm ngày 2 lần.

Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường kính vừa đủ. Hòa bột cúc hoa và đường vào nồi cháo, đun sôi thêm một lúc cho bệnh nhân ăn lúc còn nóng.

Các món ăn trị say nắng ngày hè

Mùa hè không chỉ có mưa và nắng cũng rất hại.

Say nắng là bệnh thường gặp. Đông y thường gọi cảm nắng, trúng nắng. Khi say nắng thường biểu hiện người nóng sốt, da ửng đỏ, đổ mồ hôi, miệng khát, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, thở mệt tim đập nhanh bệnh nặng có khi choáng ngất.

Bệnh thường gặp ở người hư nhược, dễ ra mồ hôi, người có tiền sử bệnh ngoại cảm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Nguyên nhân phần nhiều do làm việc, đi chơi ngoài nắng nóng lâu mất nước. Phòng trị say nắng nên ăn uống bổ dưỡng giải nhiệt. YAN News chia sẻ một số món ăn nước uống có tác dụng phòng trị say nắng nhé:

Chè đậu ván: đậu 300 g ngâm nước nóng qua đêm bỏ vỏ ngoài, bột sắn dây 30 g, lá dứa nếp 20 g, giã lọc lấy nước, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng: bổ tỳ, lợi thấp hòa trung, trị trúng nắng phát sốt người vật vã…

Chè đậu đen: đậu đen xanh lòng 300 g, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu…

Các món ăn trị say nắng ngày hè

Cháo đậu xanh: đậu xanh 200 - 300 g còn nguyên vỏ, cà dập, nấu nhừ ăn cho thêm muối đường ăn. Tác dụng:  thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng…

Các món ăn trị say nắng ngày hè

Canh cà chua: cà chua 2 - 3 trái, trứng gà 1 quả, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

Canh khoai mỡ: khoai mỡ tím 100 g, thịt tôm lột 50 g, rau ngổ 20 g thêm bột nêm, mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.

Các món ăn trị say nắng ngày hè

Canh giá đậu: giá đậu 200 g, cà chua 1 quả, đậu hủ 30 g, thịt heo 20 g, hành hoa 10 g gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn. Cho thịt, cà chua vào xào chín thơm, đổ nước vào đun sôi, đậu hủ, giá đỗ cho sau, thêm gia vị đun sôi trở lại là được. Tác dụng: bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

Canh rau tập tàng: rau ngót, rau đay, mồng tơi, mảnh bát mỗi thứ 50 g, thịt cua đồng 100 g  nấu canh. Tác dụng: bổ âm, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, giải thử thấp...

Các món ăn trị say nắng ngày hè

Cháo bột sắn dây: bột sắn 50 g, gạo ngon 100 g, thịt heo bằm 50 g (cách nấu nấu cháo với thịt chín, sau cho bột sắn gia vị vào sau). Tác dụng: bổ dưỡng, giải khát, giải nóng.

Cháo mướp đắng: mướp đắng 1 - 2 quả thái lát, cúc hoa 30 g, gạo ngon 100 g, thêm gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền nhiệt, mát huyết, sáng mắt…

Các món ăn trị say nắng ngày hè

Ngoài ra, có thể sử dụng một số nước uống như: nước mía, nước dưa hấu, nước rau má, nước chanh, nước trái khế, nước trà đường và các loại nước trái cây tươi đều tốt. Nếu còn đau đầu nhiều dùng lá hương nhu, hoặc hoắc hương 100 g rửa sạch giã nhỏ thêm chén nước chín vắt lấy nước bỏ bã uống ngày vài lần. Nếu người vẫn nóng sốt miệng khô khát dùng lá tre tươi 100 g, vỏ dưa hấu 200 g, gạo tẻ 100 g nấu nước uống. 





Mẹo giúp tránh say tàu xe.
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Cách chống say xe hiệu quả
Uống thuốc chống say tàu xe có hại không?
Biện pháp chống say tàu xe cực hiệu quả
Bí quyết chống say tàu xe rất nhạy, cực đơn giản
Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú
Chống say tàu xe bằng gừng bài thuốc dân gian





(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý